Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Ổ RƠM: Tiểu thuyết Trần Quốc Tiến (Chương 34 và Chương kết)



     Chương 34
- Alô, Phạm Tằng đấy à?
- Vâng ạ!
- Đã bắt đầu bầu chưa?
- Dạ, thưa trưởng họ là sắp rồi.
- Tốt. Thế đã cử Ban kiểm phiếu chưa?
- Dạ, đang chuẩn bị ạ!
- Thế anh nhớ điều tôi đã bàn với anh rồi chứ?
- Dạ thưa trưởng họ là nhớ ạ!
       - Anh nhắc lại tôi nghe xem nào?
- Dạ, thành phần Ban kiểm phiếu phải là người của họ Phạm từ 2/3 trở lên. Đặc biệt người ghi phiếu phải là người của họ Phạm, mà phải dùng “phương pháp láu cá”. Thực tế bầu bán thế nào không cần lắm, cái cần nhất là lúc ghi vào số phiếu cho từng người thì cưa Phạm Tằng hai, Phan Tít một, đạt 2/3 số phiếu bầu là thắng, không cần hơn để khỏi bị nghi ngờ.
- Thưa trưởng họ, cứ yên tâm, mọi diễn biến sẽ theo đúng kế hoạch!

 Trưởng họ mỉm cười, gật đầu, bỏ cái điện thoại di động vào túi áo ngực, rồi rít một hơi thuốc lào thật khoan khoái.
 Hai chục phút sau ông ta lại bấm máy:
- Alô! Đã bắt đầu chưa?
- Dạ, đang bỏ phiếu rồi ạ.
- Anh phải để ý đến người họ Phan Tít, theo dõi chặt chẽ mọi hành động của họ, thằng nào muốn lật tẩy ta thì anh gọi riêng ra nhét vào túi nó cái phong bì để nó im, đó là phép tiên để thực hiện mọi cái theo ý mình.
- Vâng ạ, có khoảng chục người trong ho Phan Tít có ý định phản đối thành phần cơ cấu của Ban kiểm phiếu, tôi đã kín đáo đưa người nhét vào túi các vị cái phong bì đủ để đưa các vị đi nhà hàng hú hí một đêm và họ đã im.
- Tốt lắm. Anh thật đáng mặt làm chủ tịch xã lần nữa. Tiếp tục đi có gì thì báo luôn.
 Ba mươi phút sau chuông điện thoại réo, vị trưởng họ Phạm lại cầm lên áp vào tai:
- Alô, tôi nghe đây…
- Báo cáo trưởng họ là cuộc bỏ phiếu đã xong. Ban kiểm phiếu bắt đầu làm việc.
- Tốt! Anh nhắc luôn cho các vị trong Ban kiểm phiếu người họ ta là “dùng phương pháp láu cá” là chính.
- Rõ ạ!
 Một giờ sau nữa:
- A lô báo cáo trưởng họ…
- Tôi nghe đây…      
- Trúng rồi!
- Hả? Trúng rồi hả? Phúc đức cho họ nhà ta quá! Tôi sẽ cho đốt pháo luôn ở sân nhà thờ để ăn mừng. Và bắt đầu chọc tiết lợn… Nhớ là họp xong về luôn nhà thờ nhé!
- Vâng ạ!
 Vị trưởng họ Phạm đặt cái máy điện thoại di động xuống bàn rồi cười ha hả nói với mấy quan viên trong họ cũng đang ngồi vây quanh lắng nghe tin thắng lợi của họ mình:
- Tuyệt lắm! Nhờ ơn đức tổ tiên, họ ta lần này lại cưỡi trên đầu những họ khác. Một người làm quan, cả họ sẽ được nhờ. Thôi các chú xuống ngay nhà dưới với đám đàn em làm cỗ, chiều nay ta làm lễ tạ ơn tổ tiên và ăn liên hoan toàn họ…
 Khi đám quan viên tản đi xuống nhà dưới làm cỗ, trưởng họ vừa rít xong điếu thuốc lào thì chuông điện thoại lại réo.
- A lô chú Phạm Tằng đấy à? Tôi nghe đây, có chuyện gì quan trọng không?
- Dạ thưa… quan trọng lắm ạ…!
- Thế nào, nói mau xem…?
- Dạ, thưa trưởng họ… là chết ngất rồi ạ…!
- Hả? Ai chết ngất? Không phải là người trong họ ta chứ?
- Không ạ…!
- Thế ai?
- Dạ thưa…Phan Tít ạ… Khi nghe tên mình không trúng cử chủ tịch xã khóa này, đang ngồi ông ta ngã sầm xuống nền nhà, trán đập vào nền gạch hoa gây choáng bất tỉnh nhân sự, nguy lắm…!
 Đám đông những người họ Phạm đang làm cỗ ở nhà dưới nghe tin có chuyện chẳng lành đang xảy ra ở chỗ bầu cử, liền ùa lên nhà thờ đứng vây quanh trưởng họ để cùng nghe. Trưởng họ nghe xong tin dữ, đặt chiếc máy điện thoại di động xuống bàn rồi quay ra nói với đám đông đang đứng lố nhố:
- Việc đời là thế, tranh chức tranh quyền thì phải có tổn thất. Ai chết ngất cứ chết ngất, ai vui cứ vui. Họ mình thắng rồi, nay mai ai xin đất, xin cát, xin đấu thầu xây dựng, đấu thầu đất …tha hồ mà toại nguyện. Thôi tất cả ai vào việc ấy, khẩn trương làm cỗ liên hoan đi…
 Đam đông cười ha hả rồi tản xuống nhà dưới làm cỗ. Trong khi ấy ở hội trường xã không khí thật căng thẳng. Khi ban kiểm phiếu công bố người trúng cử là Phạm Tằng thì tất cả những người mang họ Phạm đều đứng lên vỗ tay một lúc lâu, có người còn nhảy lên vừa vỗ tay vừa hát bài ca vui ngày đại thắng, phấn chấn, hừng hực niềm vui… Phạm Tằng thì ngây ngất hơn người vừa trúng xổ số độc đắc, ông ta ra vẻ một quan lớn đi bắt tay người này người nọ, gật đầu đáp lại lời chúc mừng…, rồi ngồi vểnh râu đùi, phì phèo thuốc ba số. Bỗng ở hàng ghế dưới có người kêu lên:
- Ối nguy rồi, các vị ơi…
 Cả hội trường xôn xao quay nhìn xuống phía dưới. Ở góc đằng này đang túm đông túm đỏ vào một người ngã gục nằm sõng xoài trên nền gạch, bất tỉnh. Khi mấy người cúi xuống lật ngửa ông ta lên thì ai nấy đều kinh ngạc nhận ra vị chủ nhiệm hợp tác xã do thất cử chức chủ tịch mà ngất rồi ngã vập đầu xuống nền gạch. Cả hội trường nhốn nháo. Một số người trong họ Phan bị khích động đã nhảy cẫng lên xỉa xói chửi cánh họ Phạm, rồi hai bên xắn tay áo lên xông vào ẩu đả, chẳng khác gì cổ động viên hai đội bóng đánh nhau. Cũng may là công an xã đã kịp thời can ngăn.
Lúc ấy người ta mới nhìn đến người đang nằm bất tỉnh nhân sự ở dưới nền nhà. Máu ở đầu đã loang mấy hòn gạch.
- Chết rồi à? – Có người hỏi to.
- Không, chưa chết, ai đi gọi xích lô mau lên…
Bác xích lô già đang ngồi đón khách ở ngã ba đường, vắng khách nên thiu thiu ngủ bỗng có người đứng từ đằng xa gọi:
- Cứu cứu với ông Cộc ơi… nhanh đưa người đi bệnh viện..
Bác xích lô choàng tỉnh hỏi:
- Ai thế?
Người kia lại gào lên:
- Chủ nhiệm… chủ nhiệm hợp tác xã ngất ngã vỡ đầu…
- Sao lại đến nông nỗi ấy?
- Nhanh lên…vì không trúng cử chức chủ tịch xã chứ còn sao nữa, nhanh nhanh lên kẻo nguy mất…!
- Trời ơi – bác xích lô kêu lên – chức quyền mà làm gì để đến nông nỗi ấy… Rồi bác rất nhanh chóng đạp xích lô vào hội trường xã.
 Phan Tít đã được đưa đến bệnh viện tỉnh kịp thời. Phan Híp đi theo, đã gọi lão bác sỹ trực vào góc khuất rồi nhét cái phong bì toàn tiền trăm ngàn vào túi áo bờ-lu của lão ta, lão ta nhe răng cười gật đầu nó là sẽ tận tình cứu chữa. Phan Tít được đưa vào phòng đặc biệt, phòng này với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và các phương tiện cứu chữa hiện đại, chỉ dành cho những ai có phong bì nặng tay đưa cho những vị “lương y như từ mẫu”. Mọi biện pháp cứu chữa đã được áp dụng, nhưng Phan Tít vẫn không hồi tỉnh. Cho tới khi nàng Thắm ngồi sau xe chủ tịch Phạm Tằng tới thì Phan Tít đột nhiên mở mắt, tỉnh lại. Thắm ngồi xuống cạnh chồng, còn Phạm Tằng thì đứng phía cuối. Khi Thắm đưa bàn tay béo trắng của mình xoa xoa lên trán chồng, thì Phan Tít nhếch mép cười ruồi rồi hỏi:
- Ta chết, em buồn hay vui?
Thắm khẽ đưa mắt nhìn Phạm Tằng rồi nói:
- Em buồn lắm…
Phan Tít lại nhếch mép cười rồi như tỉnh hẳn:
- Em vui chứ làm sao em có thể buồn? Đến lúc sắp chết, ta đã hiểu được nhân tình thế thái ở đời. Cuộc đời này suy cho cùng thì toàn giả dối: vợ chồng giả dối, bạn bè giả dối, đồng chí, đồng nghiệp cũng giả dối mà thôi. Người lương thiện khổ, kẻ ác thì sướng, người nói thật nguy khốn, kẻ lừa lọc lại vênh vang. Kẻ khôn thắng, kẻ dại thua. Nhìn bề ngoài là hoa thơm, nhìn bên trong là mắm thối. Đời ta có thắng có thua. Ba mươi năm về trước ta đã thắng Phạm Tằng và giành được em bằng thủ đoạn. Ba mươi năm về sau Phạm Tằng thắng và ta thua. Lần này ta mất hết, kể cả mạng sống của mình. Ta sắp về thế giới bên kia nên ta chẳng cần gì phải nói dối. Ta đã sống một cuộc đời láu tôm láu cá, tài không có, đức cũng không, vậy mà hàng chục năm liền ta đã ngồi trên cái ghế của người phải có đức có tài. Cái việc ngồi không đúng chủ này đã đem đến cho dân không biết bao nhiêu là tai họa. Dân khổ, tưởng là bị trời phạt nên mới khổ. Thật ra là do quan dốt, quan ngu mà gây ra cả. Ta làm chủ nhiệm đã hàng chục năm trình độ ta vẫn cấp một, dù ta đã có tới hai bằng đại học, bằng thật nhưng học giả, vì thế mà năm nào cũng sản xuất đại thắng mà dân phải húp cháo loãng đi làm. Đám chức dịch ngày nay bề ngoài thì là lo cho dân thực ra chỉ lo đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực để vinh thân phì gia, cấp thấp có biệt thự ở Luân Đôn, ở Pari, ở Tokyo… để con cháu lập nghiệp ở các nước tư bản. Bố vô sản đẻ con tư sản! Ha ha… Con hơn cha nhà có phúc mà! Ấy là lúc sắp chết ta mới dám nói sự thật…
 Nói đến đây Phan Tít bỗng ngừng lại. Ông ta lại rơi vào trạng thái hôn mê. Cho đến khi Phạm Tằng nháy mắt Thắm định ra về thì Phan Tít lại tỉnh lại. Ông ta mở mắt nhìn Phạm Tằng rồi nói:
- Hãy ở lại tí đã…
Phạm Tằng đứng im, Phan Tít nói:
- Ngày trước tôi thắng, ông thua. Bây giờ tôi thua ông thắng. Tôi thua là vì tôi ngốc, tôi dại hơn ông. Thằng khôn thắng, thằng dại thua là lẽ công bằng của tạo hóa. Giờ ông được cả: người đàn bà ông ham muốn và chức chủ tịch xã. Còn tôi, số phận chỉ dành cho đến thế mà thôi. Thay đổi cuộc sống, thay đổi được cách nhìn, cách đánh giá về con người và xã hội, chứ chưa ai thay đổi được số phận. Tôi sắp về cõi âm đây, ông có điều gì nhắn gửi với nhân loại dưới ấy không?
- Khô...ô…ng…! - Phạm Tằng lắc đầu nói vậy.
Phan Tít cười nhạt:
- Ông quá thỏa mãn rồi nên bụng dạ không còn gì để nói. Tuy vậy tôi nói cho ông biết là tôi chờ ông ở dưới âm, khi nào ông về âm chúng ta sẽ lại đấu đá để tranh quyền tranh chức. Tôi lần này không trúng chức chủ tịch xã trên trần thì khi xuống âm tôi phải giành bằng được chức chủ tịch xã ở dưới âm. Tôi hiểu rằng khi ông về cõi âm, với bản tính tham quyền và tham đàn bà, thế nào ông cũng gây sự với tôi. Tôi sẽ củng cố các vây cánh ở dưới âm để sẵn sàng đối phó với ông. Tôi sẽ lấy cô vợ đẹp ở dưới âm và ông hãy liệu hồn khi xuống đấy đừng có tít mắt lại mà om đòn, tôi sẽ không dại một lần nữa đâu! Tôi cũng sẽ dùng phong bì phong bao đút lót các quan âm để đưa quân lên trần bắt ông càng sớm càng tốt.
Phạm Tằng lắc đầu:
- Không, tôi không đấu đá với ông nữa.
Phan Tít cười nhạt:
- Á à, đồ khôn lỏi! Cuỗm được chức chủ tịch xã và cuỗm luôn vợ người ta rồi bảo thôi không đấu đá nữa! Này thằng dê cụ ạ, mi không thoát được tay ta đâu, luật đời “gieo gió thì gặt bão”. Ta dù chết nhưng hồn ta sẽ vẫn quẩn quanh cái giường vợ ta nằm, hễ mi mò vào là ta bóp cổ…
 Phạm Tằng đứng im, mặt đỏ vầng rồi dần dần tái xám. Phan Tít có vẻ tỉnh hơn, ông ta mở to mắt nhìn Phạm Tằng. Những giây phút cuối cùng của cuộc đời này, không hiểu sao ông ta nhìn Phạm Tằng lâu thế. Có lẽ ông ta cố cắt nghĩa một điều gì đó chăng? Đôi mắt ông ta nhìn vào Phạm Tằng lúc hiền lành, lúc giận dữ, lúc ngỡ ngàng… Hình như ông hồi tưởng lại những năm tháng đã qua. Tính đến giờ hai người đã sống và làm việc bên nhau hàng chục năm, người chủ nhiệm, người chủ tịch là hai đầu đòn gánh, gánh vác công việc cho dân cho xã. Hàng ngày bảy tám giờ sáng cả hai đã có mặt tại trụ sở, rồi họp hành, rồi bàn bạc công kia việc nọ, rồi chia chác nhau quyền lợi, những bữa liên hoan hoặc tiệc tùng chỗ nọ chỗ kia mời mọc đều có hai người và bao giờ cũng được sắp xếp để ngồi cùng mâm, nâng chén chúc tụng nhau, đôi khi gắp bỏ vào bát nhau những miếng ngon hợp khẩu vị, rồi cười, rồi nhiều khi bá cổ bá vai, gật gù đắc ý với những bổng lộc mà cả hai được hưởng chung. Đôi mắt Phan Tít lúc sắp lìa đời hình như nhìn thấy hết. Phải chăng con người vốn là lương thiện, là nhân thiện, là có lòng tốt với nhau? Biết bao cặp tình bạn, biết bao cặp tình yêu mà khởi đầu là cái thiện, cái mỹ, cái nhân, cái đức... thế rồi năm tháng trôi đi, thời gian lẽ ra phải là cái gì đấy, để tạo nên sự bền vững thì nó lại trở thành kẻ phá hoại, đục rỗng mọi thứ quý giá lúc ban đầu, để tự bạn bè, đồng chí thành đối tượng loại trừ nhau. Rồi gương mặt kia, chính gương mặt kia, làn sương mỏng tan đi, hiện lên đôi mắt dữ dằn, nghĩa là tình đời biến đâu mất, chỉ còn lại dục vọng thấp hèn ẩn hiện. Gương mặt ấy đã áp lên mặt vợ ta, đôi môi dày của nó đã trùm lên môi vợ ta, cái thân hình phì nộn của nó đã đè lên vợ ta, đã bao nhiêu lần nó tìm được khoái lạc trên đau khổ, nhục nhã của ta, ta đã bắt quả tang tới hai lần, đã đồng ý nhượng vợ cho nó, tha nó để nó chuyển giao chức chủ tịch xã sang cho ta, bởi ta cũng là thằng ham mê quyền lực, thế nhưng nó đã lừa ta, để ta mất hết…
 Đôi mắt Phan Tít bỗng nhiên ứa máu, những giọt máu tươi sau khi tràn qua mi đã từ từ lăn trên gò má tím tái. Qua làn máu mắt ông ta nhìn thấy kẻ tình địch ôm hôn vợ mình, một cú hôn say xưa và bạo liệt. Rồi ông ta lại nhìn thấy hai kẻ tội đồ của dục tính thân thể lõa lồ say xưa hưởng lạc…Và cái cực hình hơn là ông ta nhìn thấy lễ đăng quang tái chức chủ tịch của Phạm Tằng. Phạm Tằng trước mặt ông tan biến rồi hiện lên ở hội trường lớn của xã, đứng trên bục quyền lực với ba chữ “CHỦ TỊCH XÔ màu đỏ khắc trên trán, kèm theo hai cái túi to hai bên lủng lẳng một bên vàng, một bên đô la Mỹ…
 Phạm Tằng trên thực tế lúc này đứng im ngay phía cuối giường. Ông ta cảm thấy đôi mắt Phan Tít nhìn mình tóe lửa, mà mỗi tia lửa là một viên đạn xuyên vào người ông ta. Chưa bao giờ ông ta kinh sợ đôi mắt Phan Tít bằng lúc này. Đôi mắt ấy những ngày qua chỉ là đôi mắt của một gã đàn ông bất lực, luôn luôn bị cắm sừng vào trán, còn hôm nay… hình như mọi tinh lực của một con người trước lúc ra đi dồn cả lên đôi mắt, nên trông rất khủng khiếp. Không còn cách nào khác, ông ta đành đứng cúi gằm mặt.
- Ngẩng lên! – Phan Tít dường như cố dồn hết sức để nói – Ngẩng lên! Đừng cúi gằm như thế nữa. Hãy nhìn vào mắt nhau bằng đôi mắt của con người. Tôi với ông lâu nay sống với nhau bằng bản năng của con vật, thì giây phút này sắp chia tay vĩnh viễn hãy nhìn nhau bằng đôi mắt của con người, để nhớ rằng mình là con người, dù chỉ trong giây lát. Nào ta hãy trở lại làm con người một phút.
 Cái đầu cúi gằm của Phạm Tằng từ từ ngẩng lên, và lạ thay, đôi mắt mẹ sinh ra hiền lành, chất phác bao năm lẩn đâu đó, lúc này hiện lên nguyên vẹn, nó là đôi mắt của cậu học trò ngoan nhìn vào bạn chơi khăng đang đánh đáo hàng ngày. Phan Tít cũng chớp mắt liền năm lần, cái màng máu trên mắt chuyển sang màu trắng để xua đi sự oán giận, khổ đau. Giây phút cuối đời ông ta tìm lại được đôi mắt vốn có của mình. Bốn con mắt gặp nhau chỉ vẻn vẹn có năm giây thôi rồi lại biến đi. Năm giây để thấy lại mình, thấy lại cái ngày xửa ngày xưa trời đất sinh ra mình lòng dạ thật ngay, tâm hồn trong sáng…
… Ba ngày sau Phan Tít bảo vợ đưa mình về nhà, mặc dù các bác sỹ bảo nên ở lại. Ông ta biết mình  không sống nổi nên nhất định đòi về. Chiều mùa đông xám xịt, bầu trời thâm như màu dưa khú, từng cơn gió lạnh đuổi theo cái xích lô từ cổng bệnh viện đưa Phan Tít về nhà. Ngay từ bắt đầu rẽ vào đường làng, Phan Tít đã làm hiệu cho bác xích lô đi chầm chậm để ông ta được nhìn lần cuối những con đường, dòng sông, đồng lúa, lũy tre… mà suốt cả cuộc đời ông ta gắn bó. Rồi khi chiếc xích lô trở về tới ngõ thì người ta thấy đôi mắt Phan Tít ứa ra hai dòng nước. Lúc này hình như Phan Tít rất tỉnh, đôi mắt bỗng mở to hơn để nhìn khắp. Rồi ông thở dài. Khi Phan Híp cõng ông vào nhà, người vợ đi theo hỏi:
- Anh nằm đâu, ở nhà ngoài, hay trong buồng?
Ông gật đầu:
- Cho tôi vào buồng!
 Phan Híp cõng ông vào buồng – cái buồng hạnh phúc và bất hạnh, đã mấy tháng nay ông không đặt chân vào vì nỗi nhục không sao nuốt nổi. Vợ ông thấy chột dạ, nhưng rồi nàng trấn tĩnh cùng Phan Híp đưa chồng vào buồng. Người ta đặt ông lên giường nằm ngay ngắn. Cô Tươi con gái ông chạy ra chạy vào nước mắt dần ướt hai bên má. Ông bảo không việc gì phải khóc, hãy cười lên để mừng cho bố sắp thoát cái nợ đời. Còn Phan Híp thì vội vã nói:
- Thôi anh nằm nghỉ, em về!
- Làm gì mà vội thế? –Phan Tít gặng hỏi.
Phan Híp ấp úng:
- Tối nay…
- Tối nay làm sao? – Phan Tít lúc này rất tỉnh, gặng hỏi.
Phan Híp im lặng một lát rồi nói:
- Tối nay ủy ban xã tổ chức liên hoan…
- Liên hoan cái gì? – Phan Tít hỏi…
- Thưa anh… liên hoan mừng…
- Mừng gì?
- Dạ…mừng chủ tịch Phạm Tằng tái đắc cử ạ…!
Nét mặt Phan Tít hơi biến sắc. Lặng im một lát rồi Phan Tít hỏi:
- Chú cũng dự à?
Phan Híp đứng im có vẻ suy nghĩ rồi trả lời:
- Thế bác bảo không dự mà được à?
Phan Tít lặng im, đôi môi nhợt nhạt của ông ta khẽ nhếch lên, hình như mỗi lúc một tỉnh táo. Một lát rồi nói:
- Ai bắt chú phải dự buổi đăng quang tái đắc cử của Phạm Tằng? Chú là người họ Phan, thuộc phe họ Phan, sao chú lại phải mừng cho họ Phạm? Chú còn nhớ đòn trí mạng bằng gốc con sào mà Phạm Tằng nện vào đầu chú ở Bến Trăng hồi nọ chứ?
- Thưa bác, em còn nhớ, lần ấy em và bác suýt bỏ mạng. Mình bắt quả tang nó đang hủ hóa mà hóa ra mình thua phải bỏ chạy để cứu lấy thân – Phan Híp nói.
- Thế mà giờ đây chú sắp mang hoa đến tặng Phạm Tằng ở buổi liên hoan mừng tái đắc cử của hắn? - Phan Tít hỏi lại.
Phan Híp trả lời:
- Bác thất bại rồi, và sắp về với tổ tiên, em không quy phục Phạm Tằng thì em sẽ mất chức.
- Chức tước là cái gì mà chú quan trọng hóa thế? - Phan Tít hỏi.
- Nó là cái gì ư? Nó là cái mà có nó thì có quyền, có tiền, không có nó thì chẳng có gì, có nó thì vợ đẹp, con khôn, bịch bồ, gái gú… không có nó thì thở dài nuốt nước dãi. Em chỉ làm chức trưởng thôn thôi. Cũng sướng gấp mấy lần anh dân thường. Còn như bác, bác sung sướng ở đỉnh cao là nhờ chức tước, quyền lực, còn bây giờ bác sắp phải về chầu tổ tiên cũng vì ham chức tước đó thôi…
- Chú đang tâm rủa anh lúc này hả? – Phan Tít cay đắng hỏi.
- Không phải là em “rủa” bác, mà là em nói lên một thực tế. - Phan Híp trả lời.
Bỗng Phan Tít nhếch mép cười:
- Đúng! Chú nói đúng đấy, anh sắp chết đây cũng là vì ham quyền lực chức tước. Giờ đây, cái lúc anh sắp phải vĩnh biệt cuộc đời này, nếu có ai hỏi rằng anh có ân hận gì không? Thì anh sẽ trả lời là: Không! Không có gì phải ân hận cả, nếu phải làm lại từ đầu thì có lẽ anh cũng sẽ không làm khác được.
Phan Híp bỗng cười hô hố:
- Đấy nhé, ngay cái lúc sắp chết, bác vẫn tỏ ra nuối tiếc quyền lực, chức tước, phải bỏ dở dang cuộc đời mà bảo nếu được làm lại thì sẽ làm như đã làm, hô hố…
Thế thì bây giờ em ôm hoa đến dự lễ đăng quang của chủ tịch xã để được ông ta nâng đỡ cho em cứ làm trưởng thôn, rồi biết đâu lại được cất nhắc lên xã, là đúng trăm phần trăm phải không?
- Cút! - Phan Tít quát.
- Hì hì… Phan Híp cười – Tặng hoa chúc mừng chủ tịch Phạm Tằng xong em sẽ quay lại, bác cố mà sống đến lúc ấy để nghe em tường thuật chính lễ đăng quang của Phạm Tằng đắc cử. Phan Tít ngán ngẩm thở dài. Lúc này ông ta vẫn rất tỉnh, để trước khi về thế giới bên kia ông ta có thì giờ mà ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái ở đời. Một lát sau thì vợ vào, nàng đi nhẹ nhàng đến sát chồng, nhìn chồng rất tình tứ rồi nở nụ cười. Phan Tít lúc này cũng rất tỉnh nên nhận biết được tất cả. Bỗng ông ta như người được lột xác để về với thời trai trẻ đang yêu. Người đàn bà béo đẫy hừng hực dục tình lúc này biến mất, để hiện lên một cô thôn nữ hồn nhiên nhí nhảnh với cái quần phíp đen, cái áo cánh nâu non bó sát lưng ong, gương mặt tròn, đôi mắt cũng tròn đen nhánh, cặp môi tươi cười, hàm răng hến trắng bóng lấp lánh trong vành nón trắng. Nàng đang thong thả đi trên con đường làng cát mịn, tre bên đường rủ bóng dưới dòng sông trong mát, gió nam nhẹ thổi, tà áo nâu non bay lật phật để hở cái cạp quần bằng nhiễu điều và mảng hông trắng mịn. Rồi nàng cười, nụ cười thôn nữ hồn nhiên như bông súng, bông sen trên mặt hồ… Phan Tít như quên đi hiện tại, giây phút cuối đời tạo hóa ban ơn trả ông ta về với dòng sông tuổi trẻ, để được tắm mình với quãng đời đẹp nhất mà sau này ông ta đánh mất nhiều giá trị nhân văn.
- Em ngồi xuống đây với anh – Phan Tít  nói, giọng nghe rất chân tình.
 Thắm mỉm cười gật đầu rồi ngồi xuống mép giường cạnh chồng. Lúc này nàng cũng đang như hóa thân. Nàng biết rằng người chồng tội nghiệp của nàng sắp phải từ bỏ cuộc đời, cái cuộc đời cũng không hẳn là sung sướng hay đau khổ. Nàng làm vợ suốt mấy chục năm, đem đến cho chồng mật ngọt và đắng cay, cái đắng cay mà thế gian này chưa có người chồng nào nuốt nổi. Giờ đây sắp tới lúc chia tay, người về cõi vĩnh hằng, người còn ở lại trần gian sống tiếp những buồn vui của kiếp người, nàng không muốn chồng phải khổ thêm nữa, hãy để cho chàng mỉm cười nhìn về nơi chín suối. Nàng đưa tay đặt lên trán chồng, rồi nàng vuốt vuốt mái tóc đã bạc đi quá nhiều và quá nhanh những ngày gần đây. Ăn tẩm bổ nhiều mà vẫn mặt choắt tai dơi, hai má hóp vào như cái lỗ đáo, hai lưỡng quyền lại nhô lên, đôi môi tái nhợt, vì gầy mà lợi co vào làm hai cái răng bàn cuốc ở hàm trên, chỗ thẳng với cái mũi chìa hẳn ra làm cho gương mặt biến hình trông từa tựa mặt chuột. Bàn tay mát rượi của nàng vẫn xoa xoa trên trán chồng. Nàng muốn nói mà không biết nói gì lúc này, đành chỉ nhìn chồng âu yếm. Phan Tít mỗi lúc một tỉnh và ông cảm nhận rõ những âu yếm của vợ giành cho mình những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Lúc này những đau khổ dằn vặt, những ghen tuông ấm ức, những hận thù hằn học, những xót xa đắng cay chứa chất trong quả tim bệnh hoạn của ông ta hình như đã quá mệt mỏi, nằm im. Từ nãy đến giờ ông ta vẫn đang hưởng ơn tạo hóa để mình là mình như thuở ban đầu tạo hóa sinh ra. Đôi mắt ông vẫn chỉ nhìn vợ. Ông vẫn đang thấy nàng ở tuổi mười tám đôi mươi gánh, những gánh mạ cong hai đầu đòn gánh ra ruộng cấy, và kia nàng đang lặn ngụp trên sông để vợt dong đuôi lươn đuôi chó về nuôi lợn, và đây đêm trăng vàng rực nàng ngồi một mình trên cầu bán đá, mái tóc dài đen nhánh của nàng bay bay trước gió… Ông cầm tay vợ:
- Em nằm xuống với anh…
 Nàng nhìn chồng cười. Đã nhiều năm rồi, người chồng vốn nhỏ bé đã dần dần trở thành người đàn ông bất lực xa lánh chuyện gối chăn để nàng phải tìm cách giải tỏa nhu cầu sinh lý bằng ngoại tình, chẳng bao giờ còn được nghe lời yêu: “Em nằm xuống với anh”, thế mà bây giờ lạ nhỉ? Nàng từ từ nằm xuống cạnh chồng. Người chồng bỗng khỏe hẳn ra, xoay người lại nằm nghiêng áp sát vào nàng. Ông ta đưa tay lên vuốt má nàng, vuốt tóc nàng, rồi từ từ đặt đôi môi nhợt nhạt lên môi nàng. Bỗng đôi mắt nàng ứa ra hai dòng nước không hiểu đấy là nước mắt xót thương hay ân hận. Nụ hôn này là quá bất ngờ, là ngoài sức tưởng tượng của nàng.
Nàng như quên hết thực trạng mà hớn môi lên đón nhận. Nụ hôn này là gì? Đã có nụ hôn đầu đời thì đây là nụ hôn cuối đời của chồng nàng chăng? Khi nàng hớn môi lên thì đôi môi của chồng nàng bập vào rồi nún như đứa trẻ háu đói nún vú mẹ, nàng cảm nhận được cái mút xoáy trôn ốc, cảm nhận được đầu lưỡi của chồng đánh tưng tưng như gảy đàn vào lưỡi nàng. Suốt mấy chục năm chung sống chưa bao giờ nàng được hưởng thụ một nụ hôn như thế, cũng có hôn đấy, nhưng nó nhạt lắm, yếu lắm, thiếu hẳn sinh lực đàn ông. Đêm hình như đã khuya. Cái Tươi đã về nhà nó. Giờ trong ngôi nhà sang trọng này chỉ còn có hai vợ chồng. Phan Tít vẫn đang hôn vợ, ông ta cảm thấy chưa bao giờ mình khỏe như lúc này, chưa bao giờ mình khát thèm như lúc này. Chất đàn ông trong Phan Tít tưởng đã biến mất từ lâu, thế mà lúc này cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời này nó đột ngột trở về để gọi dậy bao thèm muốn. Một lúc sau, Phan Tít bảo vợ:
- Em cởi quần áo đi, anh muốn ngắm em…
 Cả hai lúc này đều đang ở trong tình trạng như người sống trong mộng tưởng, như cặp tình nhân say đắm hết lòng dâng hiến cho nhau. Nghe chồng nói vậy, Thắm từ từ ngồi dậy, nàng đưa tay lên ngực tìm cái cúc trên cùng của chiếc áo cánh bằng lụa màu mỡ gà rồi ấn nó ra khỏi khuy, cứ thế lần lượt cởi năm chiếc cúc khỏi khuy áo. Chiếc áo được xếp gọn lại ở cuối giường.
- Cởi nữa đi! – Phan Tít lại giục.
 Cả nửa người phía trên chỉ còn lại cái xu chiêng màu đen để nịt đôi vú, nghe chồng ra lệnh, Thắm quay lưng lại phía chồng:
- Anh cởi hộ em cái cúc ở lưng… Nói xong Thắm áp lưng vào tay chồng.
 Phan Tít mắt thì nhìn, tay thì giơ lên cởi cúc xu chiêng cho vợ. Nhoáng cái, xu chiêng được tháo ra, Thắm xoay người lại để chồng ngắm. Phan Tít ngắm rồi kêu lên khe khẽ:
- Đẹp quá…
 Thắm gật đầu mỉm cười với chồng. Nàng chưa bao giờ phải đi thẩm mỹ viện để nâng vú, nhưng đôi vú nàng cho đến giờ vẫn rất đẹp, nhỏ nhắn, nhô cao, bầu vú trắng mịn, núm vú đỏ như son. Đã sống với nhau đến mấy chục năm, đã nhìn đã nắn đến chai tay, nhưng bộ óc của Phan Tít lúc này do yếu tố của bệnh trạng đã quên hết, trước mặt ông ta là một đôi vú con gái mới nguyên, nó lung linh như trái cam chín mọng buổi ban mai.
- Anh hôn đi! – nàng giục chồng.
 Phan Tít run rẩy đưa bàn tay xương xẩu nắn bóp hai quả đào tiên. Ông ta thấy người lâng lâng như bay bổng, một chút cảm giác sung sướng rân ran khắp cơ thể. Sờ sà, nắn bóp một lúc rồi Phan Tít càng như trẻ lại, bắt chước đứa trẻ mới sinh kéo vú vợ ập vào mồm mình và…bú! Răng vổ mà bú thì dĩ nhiên cô vợ bị đau, nhưng để chiều chồng, nàng cứ để yên cho chồng bú, bú chán bên này lại chuyển sang bên kia, lúc này sữa không còn, nhưng Phan Tít vẫn uống ừng ực như có dòng sữa ngọt ngào, cái ngọt ngào trong tưởng tượng còn tuyệt vời gấp mấy lần cái ngọt ngào của sữa thật. Cuộc bú ngoạn mục này kéo dài tới mười lăm phút, làm cho cả hai đều như ngày mới cưới.
- Em cởi nốt ra đi – Phan Tít lại giục vợ.
Nàng cười lấy ngón tay chỏ miết vào trán chồng:
- Sao tham thế?
 Nói rồi nàng ngồi dậy đưa hai tay cầm lấy cái cạp quần chun khẽ kéo từ từ cho nó tuột qua cặp đùi phốp pháp trắng nõn và tuột hẳn ra ngoài…
- Nữa không? – nàng cười hỏi chồng.
- Cởi nốt đi – gã chồng ra lệnh.
 Thế là nàng lại đưa tay kéo nốt cái mảnh vải chỉ nhỏ bằng bàn tay tuột khỏi cơ thể mình.
- Em đứng ra chỗ kia cho anh ngắm…! - Gã chồng ra lệnh.
 Nàng tụt xuống giường rồi ra đứng trên nền gạch hoa men vàng óng. Đôi mắt Phan Tít như bừng sáng thêm, cố thu hết cái thân hình mĩ miều của người đàn bà đẹp, để rồi ít phút nữa ông ta sẽ mang sang thế giới bên kia. Đôi mắt Phan Tít đã nhiều năm nay là đôi mắt của người đàn ông bất lực, vô hồn trước những hình ảnh đầy khêu gợi ở người đàn bà, thời đại ăn nhiều vào sản phẩm mang tính hóa học đã biến ông ta thành thứ gà công nghiệp. Thế mà cái lúc sức tàn lực kiệt này lại trả về cho ông ta cái chất đàn ông đích thực, để ông ta mở thật to đôi mắt ngắm cái “tòa thiên nhiên” cũ mà rất mới của mình. Lão cứ ngắm đi ngắm lại, mắt liếc, miệng cười, đầu gật. Rồi lão thở dài. Lão tiếc của trời chăng? Đã đến mười phút trôi qua mà lão vẫn bảo vợ đứng cho lão nhìn. Lão liếc mắt để thưởng thức món đặc sản bắt đầu từ bắp chân lên đùi, rồi cứ thế nhích lên. Lão dừng mắt ở trọng điểm trên đùi, dưới bụng… chà chà, cái khoản này đã từng làm nhiều anh mất nghiệp, vào tù, nếu cân lên thì bất quá vài lạng thịt nửa mỡ nửa bạc nhạc mà nhiều quan đã tốn bạc tỷ để được ngửi cái mùi khai khai… Nhưng mà tuyệt thật đấy, con bướm thân hồng cánh trắng lòng đen đúng là tuyệt tác mà chỉ có thượng đế mới nặn ra được để đặc ân cho cánh mày râu… Lão mỉm cười khoái chí. Bỗng nhiên trong người lão bốc lửa, hừng hực những khát thém, khiến toàn thân lão như run lên. Đời lão, cái khoản này yếu lắm, chính vì thế vợ lão mới quyết tâm ngoại tình để cái trán lão mọc lên mấy cái sừng. Thế mà bây giờ phút chót cuộc đời – lão đinh ninh là mình sẽ chết trong đêm nay – phút chót cuộc đời lại được Thượng đế ban ơn bù đắp cho những thiệt thòi mà lão phải gánh chịu. Lão giơ tay vời vợ:
- Thôi nào, đến đây…!
 Vợ lão mỉm cười đi đến ngồi xuống cạnh lão. Lão nhìn vợ âu yếm, đưa tay xoa xoa cái lưng trần béo trắng của vợ, cù cù vào cái hông mẩy của vợ. Người đàn bà lúc này đang tỏa ra một mùi hương đặc biệt, mùi hương ngất ngây của loài cái gọi loài đực để cùng nhau lao vào hoan lạc. Mũi lão đã đánh hơi được mùi ấy nên hai cánh mũi cứ phập phồng đánh nhịp, rồi gương mặt đang tái bỗng đỏ lên, đôi mắt thì rực lửa tình. Lão kéo vợ nằm xuống cạnh mình rồi choàng tay ôm ghì, lão ghì rất mạnh, nhưng sức lão không khỏe lắm để người vợ đa tình phải lêu lên van lạy lão, nên lão buông tay luồn xuống phía dưới để chộp đúng vào chỗ cần phải chộp. Con bướm trắng oằn oài trong tay lão, hai cánh phập phồng như muốn bay lên, làm cho bàn tay lão như có phép thần biến hóa, lúc bóp, lúc xoa, lúc day, chà đi xát lại, tạo nên cái biển tình rì rào sóng vỗ. Lúc này toàn bộ tinh lực của lão dồn vào cái bàn tay phải, các dễ dây thần kinh ở đấy hoạt động đến mức tối đa, luôn luôn truyền cái tín hiệu tuyệt vời lên bộ não. Lão ngây ngất vì sướng. Có lúc lại rên ư ử như chó con bú mẹ. Con bướm đã đỏ và nóng lên như huơ lửa, cô vợ cảm thấy bỏng rát ở nơi cung cấm. Cái cung cấm của cô cho đến giờ mới chỉ có hai người được phép vào thăm, là chồng cô và người tình Phạm Tằng. Lão Phạm Tằng háu đói hễ vớ được là lão chộp choạt hôn mút, nhiều khi lão đưa cả môi và lưỡi vào mãi tận trong, mất vệ sinh thật đấy, nhưng đối với những lão tham ăn thì mất vệ sinh có là cái gì đáng kể đâu, đến gái nhà thổ các vị còn liếm mút cơ mà. Người chồng của nàng thì kém quá, bao nhiêu năm qua lão thích sờ tiền sờ chức hơn sờ vợ, mọi động tác đều hời hợt, như người đang ngứa mà lại chỉ xoa xoa làm ngứa thêm mà thôi. Thế mà giờ đây theo luật bù trừ, giây phút cuối cùng của cuộc đời, lão được quyền làm người đàn ông đích thực để hưởng cái sung sướng đứng đầu các loại sung sướng ở trần gian, chúa dấu vua yêu cũng một cái này. Suốt hàng tiếng đồng hồ chồng nàng xoa, bóp, nắn, sờ, day… dù đau rát nàng cũng gắng chịu. Lúc này cái thiện, cái tâm đã trở về và đang làm chủ trong nàng. Nàng ân hận và thương chồng, dù tình thương đã là quá muộn. Lúc này nhiệm vụ duy nhất của nàng là hết sức chiều chồng, chiều mọi nhu cầu mà chồng nàng đòi hỏi. Từ trước tới nay nàng chưa nghe ở đâu có chuyện sắp lìa đời còn đòi hỏi tình yêu, tình dục. Nhưng ở đời, cái gì chả có ngoại lệ. Nếu đây là luật bù trừ mà tạo hóa dành cho chồng nàng phải có bổn phận tuân theo. Vì vậy nàng tạo mọi thuận lợi cho chồng. Phan Tít linh cảm được chuyện “trời bù” nên ông ta dốc sức hưởng lạc. Những giây phút được “lên tiên” thế này, khi mà mọi toan tính nhỏ nhen trong người đã lần lượt ra đi, cái thiện cái đẹp trở về, ông ta cảm thấy cuộc sống mới đẹp làm sao, quyến rũ làm sao. Nằm ôm người đàn bà đẹp trong đêm khuya yên tĩnh sực nức mùi hương hoa, cây cỏ, từ ngoài vườn được gió đêm thoang thoảng đưa vào, ông ta thấy yêu đời quá. Lúc này không được nhận phong bao, phong bì, không được dự yến tiệc, không được chia chác khoản nọ, khoản kia, nhưng cũng không có hằn thù oán ghét, không có những mưu tính nhỏ nhen, không có lòng đố kỵ, ghen tức hại nhau, không có bộ mặt giả dối, ánh mắt, nụ cười đều là thật của mình. Thời gian chậm chạp qua đi. Vào lúc nghe gà gáy sáng thì đôi tay Phan Tít đang ôm vợ bỗng lỏng ra, đang nằm nghiễng bỗng lật lại, nằm ngửa.
- Em ơi…
- Em đây, anh làm sao thế? – Người vợ hoảng hốt gọi.
- Thôi em ở lại anh đi…
Phan Tít nó rồi lả đầu sang bên. Ông ta đi vào cõi vĩnh hằng lúc một ngày vừa chớm.

     CHƯƠNG KẾT CHUYỆN

 Tất cả những chuyện tôi đã kể từ đầu cuốn sách đều là chuyện ở làng Trọng Nghĩa. Làng Trọng Nghĩa đối với tôi thân thương như máu thịt, nơi tôi đã gắn bó cả cuộc đời cùng chia sẻ cay đắng ngọt bùi với bao số phận. Những con người mà ngòi bút tôi viết ra đây, dù là người dân bình thường đến anh cán bộ, dù là tốt, dù là chưa tốt, dù là nhiều chỗ ngòi bút tôi phanh phui những cái ác của người này người nọ, thì thực lòng tôi cũng ghét họ. Tôi thương những người dân bình thường đến trào nước mắt. Tôi cũng không ghét quan, dù các quan có bị tội phanh phui những tật xấu thì đấy là thiên chức của người cầm bút, là trách nhiệm trước cộng đồng, là tính khách quan mà mỗi tác phẩm văn học đều phải có. Ôi cái làng Trọng Nghĩa, nơi đã sinh ra mỹ nhân An Na Lan Hương đã đi vào huyền thoại. Chính nàng đã khai thông đường để tôi đi vào sự nghiệp văn chương. Tôi đã làm cho cả nước biết tên nàng, ngược lại nàng cũng làm cho cả nước biết tên tôi – một cái tên quá bình thường lẩn dưới bùn lầy nước đọng và nấp khuất dưới bóng tre xanh. Sau khi truyện về nàng được công bố, nàng gặp tôi trách yêu:
- Anh bêu riếu em!
Tôi trả lời:
- Không, anh đang làm em bất tử!
Nàng ngây thơ hỏi lại:
- Thật à?
Tôi gật đầu:
- Thật đấy, quê bố em ở Nga, quê mẹ em ở Việt Nam, nhưng ở Pháp người ta đã biết tên em rồi…
 Nghe thế, với phong cách người Âu, nàng ôm lấy tôi, ghé sát môi nàng vào môi tôi, nói nhỏ:
- Vậy thì anh hôn em đi…
Cả đời tôi thủy chung có vợ nhà quê của tôi, vậy mà lần ấy tôi đã phản bội vợ để hôn nàng rất lâu, tiếc rằng nàng ái nam ái nữ chứ không thì tôi sẽ phạm thêm một tội nữa…
 Giờ đây viết những dòng kết thúc thiên truyện này, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến nhớ đến nàng. Trong truyện này tôi không đưa nàng vào cuộc, bởi mỗi con người đều có số phận, mà số phận của nàng thì đã được định đoạt rồi.
 Cái Hội Ngũ Tử gồm năm anh phó: Phó Lười, Phó Ba Gai, Phó Dê, Phó Xoáy, Phó Cuội suốt hàng chục năm gắn liền với cái ổ rơm khi thì dưới bếp, khi thì trong buồng cùng chai cuốc lủi và mớ lòng trâu, tôi thường xuyên được gọi là khách mời. Tôi cũng uống rượu bằng bát sành rồi lấy tay bốc lòng trâu luộc dúi vào bát nước muối gừng cho vào mồm như một búi rơm rồi nhai như trâu nhai cỏ. Họ uống rượu rồi gật gù khuếch khoác một tấc tới trời, nghe mà cười đến đau cả ruột. Nhưng họ lành. Tính nết trái khoáy mà lòng họ lại rất lành. Những năm tháng đói rách và gian nan đến cùng cực, chính những khuếch khoác, tếu táo, ba gai cành bứa của những phó thường dân này mà làng xóm vui lên, trụ được qua thử thách khắc nghiệt. Giờ đây giữa thời đổi mới, cuộc đời sang trang, tôi cứ tiếc ngơ ngẩn mình không còn được là khách mời ngồi ổ rơm uống rượu trắng nhắm lòng trâu luộc nữa rồi. Các phó thường dân cũng vô tình quẳng mất già nửa cái tếu táo hồn nhiên của một thời nghèo mà không có nó thì cuộc đời kém đi bao ý vị. Để bù lại, trời đã phong hàm cho Thánh Cuội. Khi tôi viết những dòng chữ này thì nhà thơ Thánh Cuội đã cho in tập thơ đầu tay có tựa đề “Cười tóe khói”. Gớm nhỉ, giữa cái thời đang cai thuốc lá thuốc lào này mà cười tóe khói được thì cũng lạ! Tập thơ dày ngót hai trăm trang do nhà thơ tình Hoàng Thi đề tựa rất trang trọng. Hoàng Thi vẫn chưa vợ, mối tình đầu với nàng Hương anh giữ mãi đến bây giờ, trân trọng, nâng niu suốt chiều dài năm tháng. Anh theo thuyết “Yêu mà không lấy, ấy mới là tình tuyệt đỉnh”. Chị Hương thì lại yêu cả nhà thơ tình và nhà thơ trào phúng, có lẽ vì thế mà bánh cuốn của chị cứ mỗi ngày một mỡ màng hơn, thơm ngon hơn chăng? Chị lấy nhà thơ trào phúng làm chồng, còn với nhà thơ tình thì chị đặt trong trái tim để nâng niu ấp ủ, là cõi mơ, là khát vọng, là thứ hương hoa chỉ ngửi chứ không bao giờ được nếm, bởi thế mà mỗi lúc thêm say…
 Phó Ba Gai cho đến tận lúc này vẫn giữ nguyên bản tính ba gai, dù là thời đổi mới anh vẫn không hề thay đổi. Ngược lại, càng đổi mới càng lắm chuyện để anh cứ thả sức ba gai. Được cái chị vợ lại cũng thích ba gai nên hai vợ chồng rất hợp ý tâm đầu. Họ cũng luôn ba gai với nhau, nhưng đó là thứ “ba gai nội bộ”, chỉ ba gai ban ngày, còn khi đã vào ổ rơm nằm thì không có ba gai ba góc gì cả, người này vừa ngỏ ý, người kia đã nhất trí luôn! Thời đổi mới mà vẫn nghèo chỉ vì tính ba gai.
 Người vươn lên làm giàu thành công nhất lại là Phó Lười, cái gã suốt một thời trùm chăn giả vờ ốm không đi làm hợp tác xã, ai có hoạch thì trả lời “Tôi không muốn làm chứ không phải tôi lười” Ai cũng bảo là câu nói hâm. Thế mà đến thời đổi mới, từ quán “Bún riêu cua” đã thành ông chủ cỡ nhất nhì trong xã.
 Cho đến giờ Phó Xoáy vẫn lao đao vị bệnh nghiền đùi trắng nõn của vợ. Đây có đáng là bài học cho cánh mày râu hay không? Nếu đáng thì “thành tích” chiều vợ, nịnh vợ của Phó Xoáy quả là có ích.
 Người toại nguyện nhất lúc này chính là Phó Dê! Phó Dê đã cưới chị Tròn Xoe! Người xóm làng nói rằng cặp này ôm nhau quần thảo suốt cả đêm lẫn ngày đến quên bữa…
 Tôi đặc biệt dành tình cảm cho cặp Phổng – Ngân. Vào tuổi tám hai bà Bần – tức vợ ông Phổng qua đời. Trước khi nhắm mắt, bà quờ quạng tìm tay chồng căn dặn lại:
- Cô…Ngân…
Ông Phổng hiểu ý cũng nắm chặt tay bà:
- Tôi biết ơn bà…
 Bà qua đời. Ông làm ma rất tươm tất. Sau bốn chín ngày bà Bần, ông Phổng gọi Toác chồng Ngân đến nhà để bàn việc đại sự. Ông mời Toác ngồi ghế sa lông đệm mút, móc thuốc ba số mời rồi nói:
- Tôi chia cho anh 1/3 gia tài, anh hãy giải phóng cho Ngân, cô ấy đã khổ với anh quá nhiều rồi…
Gã Toác tròn xoe mắt tưởng mình nghe nhầm hỏi lại:
- Chứ người anh em nói chia chác cái gì?
- Chia 1/3 gia tài, một phần ba nữa tôi cho vợ chồng thằng Ba Gai, dù nó không nhận cũng mặc, còn một phần ba tôi sinh sống và phát triển. Còn anh thì buông tha Ngân cho tôi!
- Thật không? – Tay nghiện rượu hỏi lại đầy vẻ vui mừng – Thật không?
- Viết giấy cam đoan đi, tôi ký! Rồi sau đó phần anh sẽ là 30 cây vàng…
- Bố ạ, bố dại quá rồi! – Toác nở nụ cười – Với 30 cây vàng thì bố có thể mua được 30 đứa gái tân, sao bố lại đổi lấy con mẹ sề sứt mẻ của tôi?
- Câm! – Ông Phổng quát – Không được nói xúc phạm đến em Ngân của tao, mày hiểu chưa? Bằng lòng thì viết giấy ly hôn đi, còn không bằng lòng thì cút, rồi tao sẽ có cách…
- Hí hí…- Toác cười – Tôi sẽ viết giấy ly hôn ngay bây giờ trước mặt bố, không chậm một giây, nào bố đưa ngay giấy bút đây… Số mình thế mà đỏ thật!
 Cuối năm ấy ông làm lễ cưới Ngân với đầy đủ nghi thức của một đám cưới sang trọng, khao cả làng ăn cỗ miễn phong bì. Ngân như trẻ lại làm cô gái ngoài hai mươi, còn ông như chàng trai ba mươi đầy chất đàn ông. Tình yêu và hạnh phúc ông thực sự tìm thấy ở tuổi đã ngoài tám mươi. Ngân liên tiếp đẻ cho ông hai đứa con, một trai, một gái, bụ bẫm, kháu khỉnh. Ai muốn xem cặp uyên ương Phổng – Ngân sống hạnh phúc thế nào thì xin mời về làng Trọng Nghĩa.
 Trận đòn trời giáng xuống hai ông Phạm Tằng và Phan Tít thật hiệu nghiệm.  Hai vị chức sắc nhất nhì này của làng Trọng Nghĩa bao nhiêu năm nay vốn quen ăn sang mặc đẹp, lúc đi thì ngồi trên xe Dream, lúc tọa thì ngồi trên ghế salon đệm mút, rồi nay nhà hàng mai khách sạn cứ như vua con của một vùng chả bao giờ bị sứt cái móng tay, thế mà đêm ấy cả hai quan đều bị một trận đòn nhừ tử đến nỗi phải năm phục thuốc hai tuần lễ liền mới ngổm dậy chống gậy đi quanh nhà. Cũng sau trận đòn trời giáng ấy tính tình hai quan thay đổi hẳn, làm đơn xin từ quan vĩnh viễn để hoàn dân. Chiến công này nghe đồn là của Trạng Đấm. Có thuyết cho rằng Trạng Đấm và nàng Nhàn đã thoát đường tu, họ yêu nhau tha thiết, đã rủ nhau trốn chùa đến dựng nhà và ở một cánh bãi ven sông Đào, ngày ngày thì cày cuốc trồng dâu nuôi tằm, đã sinh được một thằng con trai giống bố như đúc, đặt tên là Trạng Tát! Bố Trạng Đấm, con Trạng Tát khiếp thật! Các quan trong vùng chỉ nghe tên đã khiếp vía. Cũng nghe đồn rằng Trạng Đấm đã đột nhập làng Trọng Nghĩa, ngoài hai quan Phạm Tằng và Phan Tít bị nếm đòn đầu tiên, thì lần lượt các quan khác từ cấp xã phó cho đến thôn trưởng đều bị no đòn, đang nhất loạt làm đơn nhận tội tham ô và xin từ quan để hoàn dân, xin chân đuổi gà cho vợ…
 Xin kính chúc Trạng Đấm mạnh khỏe, Trạng Tát lớn nhanh để góp phần đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiên tiến…
 Ôi, cái ổ rơm! Cái ổ rơm mà mỗi cuộc đời chúng ta từng được mẹ ủ cho nằm đấy, rồi lớn lên cũng từ đấy! Mai đây đất nước tiến lên hiện đại, hình bóng cái ổ rơm sẽ không còn, nhưng mùi thơm của những cọng đầu mùa ta từng được ngửi thuở nào thì mãi mãi theo ta, cùng đi suốt cuộc đời…
    Năm 2001                                                                                                                           TRẦN QUỐC TIẾN
Đã đăng:




















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét