Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

TRỞ LẠI VỤ KHAI MAN LÝ LỊCH CỦA MỘT NHÀ VĂN VIỆT NAM (Trả lời bạn đọc) / Trần Mỹ Giống




           Các nhà thơ nhà văn Hoài Ngọc, Trần Khắc Cánh, Nguyễn Văn Ninh, Ngọc Anh, Trần Hùng Thắng… và một số bạn đọc đề nghị tôi trả lời với tư cách là người từng trực tiếp liên quan đến vụ khai man lý lịch của nhà thơ Phạm Trường Thi, rằng: Cuốn “Văn nghệ sĩ Nam Định (2011 – 2016)”  do Hội VHNT Nam Định xuất bản 2017 có ghi rõ ông Phạm Trường Thi trình độ chuyên môn Đại học (ngắn hạn) khoa xã hội học (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) (nay là ĐH KHXH và NV). Năm 2011, ông Thi bị buộc phải thôi chức Tổng biên tập Văn Nhân mà ông đã ăn gian hơn 5 năm trời, thôi chức Phó CT hội, không được đề ứng cử ban chấp hành mới với lý do khai man trình độ chuyên môn… Vậy tại sao giờ Kỷ yếu của Hội lại vẫn ghi ông Thi trình độ đại học?

           BlogTMG trả lời theo nhận thức cá nhân và thực tế tai nghe mắt thấy vụ việc liên quan đến ông Thi như sau:


           1- Không thấy có hình thức đào tạo Đại học ngắn hạn, mà chỉ có các hình thức chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa…  Tất cả học viên thi vào Đại học đều phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
            Các lớp Đại học đào tạo văn bằng 2 thì thời gian học ngắn hơn thời gian đào tạo văn bằng một, thường là 2 đến 3 năm. Để được vào học các lớp này, yêu cầu thí sinh phải đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học. 
            Vậy nhà thơ Phạm Trường Thi chưa có bằng tốt nghiệp cấp hai, sao đủ tiêu chuẩn vào học đại học?

            2- Năm 2011 nổ ra vụ kiện ông Thi khai man lý lịch. Ông Thi chỉ trình ra được Chứng nhận (chứng chỉ) học chương trình bồi dưỡng xã hội học của trường KHXH và NV.  
Chứng chỉ không phải là bằng đại học.
  Thư của Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn trả lời đơn thư của Nhà văn Trần Thị Nhật Tân cũng khẳng định: “Chứng nhận và Chứng chỉ của ông Phạm Trường Thi không có giá trị thay thế Bằng đại học và cũng không thể coi là tương đương đại học.”

          3-  Năm 1991, Khoa Xã hội học - Tâm Lý học được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          Năm 1997, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra quyết định tách Khoa Xã hội học - Tâm lý học thành hai khoa: Khoa Xã hội học và Khoa Tâm lý học.

          Trong khi đó ông thi trình ra CHỨNG CHỈ số: 14/ ĐT-MR của Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (do ông Trịnh Đình An ký ngày 25 tháng 2 năm 1991), chứng nhận ông Phạm Trường Thi sinh ngày 23/11/1947 “Là học viên lớp ĐẠI HỌC NGẮN HẠN Ngành XÃ HỘI HỌC từ tháng 12 – 1988 đến 12 – 1990”.
          Như vậy hóa ra ông Phạm Trường Thi đã vào học khoa xã hội học và có chứng chỉ trước cả khi Khoa XÃ HỘI HỌC của Trường ĐH KHXH và NV được thành lập?! (Nghĩa là ông Thi học cái khoa mà khi ấy nó chưa có trên đời).

         4- Bằng tốt nghiệp (Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) là cơ sở duy nhất, điều kiện cần và đủ để công nhận trình độ chuyên môn của mỗi người. (Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV).  Giả sử cái chứng chỉ của ông Thi nêu trên là đúng thì cũng không phải là căn cứ để khai trình độ chuyên môn đại học được.

           Đến đây chúng ta đã có đủ điều kiện để khẳng định hoặc là cuốn Văn nghệ sĩ Nam Định đã ghi sai trình độ chuyên môn của NHÀ VĂN VIỆT NAM – NHÀ THƠ PHẠM TRƯỜNG THI, hoặc là nhà thơ Phạm Trường Thi vẫn tiếp tục khai man trình độ chuyên môn của mình.
 
Nếu các bác chưa thỏa mãn với câu trả lời của blog TMG, xin hỏi trực tiếp người chịu trách nhiệm xuất bản cuốn Văn nghệ sĩ Nam Định nêu trên.

TMG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét