Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

PHẬT GIÁO HUYỆN TRỰC NINH VỚI ĐẠO PHÁP, DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI



         Đồng Ngọc Hoa


Tác giả Đồng Ngọc Hoa
          Khi đất nước độc lập, non sông thu về một mối, Phật giáo Việt Nam thống nhất trong một tổ chức giáo hội, Phật giáo trực Ninh, Nam Định luôn luôn phát huy truyền thống vốn có tích cực đóng góp nhân lực, trí lực, vật lực… để kiến tạo ngôi nhà chung giáo hội Phật giáo Việt Nam theo tinh thần: “ Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.

          a/ Đạo Pháp:

          Phật dạy: Người học đạo phật, nghe pháp của Phật cũng ví như ăn mật dù ở giữa hay ở bên mật cũng đều ngon. Kinh của ta cũng vậy, đầu kinh, giữa kinh hay cuối kinh đều hay, có giá trị giải thoát. Thực hiện lời Phật dạy: “Duy tuệ thị nghiệp” Tăng- Ni , tín đồ Phật giáo huyện Trực Ninh, Nam Định tinh tiến tu học, nghiêm trì giới luật góp phần bảo vệ ANTT.

          Ban đại diên Phật giáo huyện Trực Ninh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị học tập quán triệt và tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách, nội dung của phong trào đến tăng Ni tín đồ phật tử nhất là cơ quan đơn vị để gương mẫu chấp hành thực hiện phong trào ba tự quản, từ đó củng cố xây dựng cơ quan đơn vi nề nếp chính quy. Đến nay ban đại diện đã ổn đình về nép sống văn hóa nơi cơ quan làm việc, đảm bảo “ba an toàn” (an toàn về hoạt đông Phật sự, an toàn về con người, an toàn về tài sản) trong hoạt động Phật sự. Theo tinh thần Lục hòa cộng trụ (khuôn phép lối sống của Đức Phật) trong ba tháng hạ tăng Ni phải đi kết hạ an cư để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, trau dồi những kinh nghiêm hoằng pháp đẻ giúp nhau khi mãn hạ trở về trụ xứ sẽ là những “Như Lai sứ giả” để hoằng pháp lợi sinh.

          b/ Dân tộc

Chùa Cổ Lễ (Trực Ninh - Nam Định)
          Phát huy bản chất “Từ bi -hỷ xả” trong Phật giáo, Tăng Ni, tín đồ Phật giáo huyện Trực Ninh tinh tiến giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc góp phần bảo vệ ANTT.
          Là một huyện có nhiều danh lam thắng tích lại thêm nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, phật tử rất cao nên việc kiến thiết chùa cảnh được xem là quan trọng. Song song với đà tiến bộ của xã hội, kinh tế phát triển thì việc tu bổ , tái thiết chùa cảnh được liên tục không ngừng. Trong ba năm qua một số các chùa trong huyện đang tiếp tục được tu bổ nâng cấp các hạng mục như: Chính điện, tổ đường, tam quan, khách đường và bảo tháp với mức kinh phí lên tới nhiều tỷ đồng như chùa Cổ Lễ, chùa Tây Quan, chùa Sa Đê, chùa Phú Linh, chùa Lễ Tích, chùa Hương Phúc, chùa Nguyệt Quang, chùa An Lãng, chùa thôn Nội …

          c/ Chủ nghĩa xã hội:

          Tinh thần “khế lý, khế cơ” hòa quang đồng trần của Phật giáo gắn kết với chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và ngày nay là chủ nghĩa xã hội. Tăng – Ni, tín đồ Phật giáo huyện cùng nhau đoàn kết thực hiện chủ trương đường lối chính sách của đảng, pháp luật nhà nước. Thực hiện lời Phật dạy: Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy bố thí thắng tham sân, lấy chân thắng hư ngụy và tinh thần: “từ bi cứu khổ” trong đạo Phật góp phần bảo vệ ANTT. Nhiều Tăng- Ni, phật tử đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như ủng hộ cảnh sát biển 30 triệu đ, ủng hộ người nghèo, xây nhà đại đoàn kết, ủng hộ khuyến học, người mù, đồng bào bị thiên tai số tiền 600triệu đ, ủng hộ 80 xuất quà cho các chiến sĩ công an có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà cho 60 nạn  nhân chất độc da cam 100 triệu đ, ủng hộ xây nghĩa trang liệt sĩ 20triệu đ tiêu biều là TT Thích Tâm Vượng, HT Thích Thanh Nghị, đại đức Thích Thanh Hùng, Thích Hạnh Duy, Thích Mật Trụ, Ni cô cô Đàm Thọ, Đàm Chương, Đàm Hường, Đàm Quý, Ni sư Thích Đàm Hồng. Chùa Phú Linh xã Phương Định đã tổ chức tặng 2 đợt vào mùa vu lan báo hiếu và chuẩn bị đón tết cổ truyền cho 55 gia đình với tinh thần lá lành đùm lá rách.
          Trong những năm qua Phật giáo Trực Ninh đã không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, với quê hương. Tăng Ni phật tử hòa hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân kiên định thực hiện phương châm “ Đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội” nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách của đảng và chính phủ, pháp luật nhà nước, tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động Phật sự ích đạo lợi đời trên tinh thần phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật góp phần cùng toàn dân thực hiện mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh”.
          Cùng với những người con Phật trong cả nước 90 vị Tăng Ni trên 61 ngôi chùa trong huyện đang thắp sáng đạo tâm để phục vụ đạo pháp, phục vụ dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Trực Ninh nói riêng luôn đồng hành vận mênh của dân tộc của tổ quốc và cuộc sống dân sinh, vì sự xương minh của đạo Phật, sự tiến bộ của xã hội. Lời dạy của đức Phật: “ Phật pháp bất ly thế gian giác”và phương châm “đạo pháp đân tộc và chủ nghĩa xã hội” luôn luôn là kim chỉ nam cho mọi hành đông của hội Phật giáo huyện trực Ninh. Đó cũng là sự phát huy tư tưởng trong sáng của giáo lý Phật giáo, là sự thể hiện sáng tỏ chân lý của đạo Phật trong cuộc sống nhân gian. Là một thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết dân tộc, Tăng Ni phật tử huyện Trực Ninh đã vận dụng sáng tạo giáo lý của đạo Phật vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội ngay từ thời kỳ cách mạng hoạt động bí mật rồi qua các thời kỳ kháng chiến trường kỳ của dân tộc, tùy theo sức lực của mình tham gia cùng dân tộc chống giặc giữ nước. Đã có nhiều chùa là cơ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ như chùa Cổ Lễ, chùa Hơm, chùa Nhang Cát, chùa Ninh Cường, chùa sở Hạ Đồng… Nhiều Tăng Ni tình nguyện gia nhập quân đội với tinh thần “ Đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại trí và đại dũng” càng khảng định tinh thần nhập thế và tinh thần yêu nước thương dân của Tăng Ni huyện Trực Ninh. Điển hình như tại chùa Cổ Lễ tháng 2-1947 đã có 27  nhà sư “ cởi áo cà sa khoác chiến bào” ra trận.
          Hiểu được những giá trị chân chính đó, với quyết tâm “ phụng sự đạo pháp, phụng sự dân tộc Tăng Ni phật tử Trực Ninh luôn thể hiện là một công dân gương  mẫu, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, luôn làm những việc chính tín, bài trừ mê tín dị đoan cũng là thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ VIII nhiêm kỳ 2016-2021 đã đề ra./.

                                                                   Đồng Ngọc Hoa


2 nhận xét:

  1. CNXH có không
    hỏi thăm ông Giống nhờ ông chỉ giùm?
    tích hợp nhưng đừng tùm lum
    cơ chi cứ phải dính chùm với nhau?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin thưa rằng có đấy a
      Ở trong Cương lĩnh Đảng ta rành rành
      Bây giờ Đường lối nước mình
      Từ là thân xác nó thành cái đuôi
      Mới đây Tổng Lú nói rồi
      Trăm năm chưa chắc khúc nhôi tỏ tường
      Không tin cứ đợi mà xem
      Bóng ma rồi cũng có phen hiện hình...

      Xóa