Nhà thơ Kha Tiệm Ly |
TRÁNG SĨ
Mặt nước trường giang vạn
sóng xô,
Lênh đênh từ ấy biết đâu bờ?
Trăng soi thẹn bấy lòng du tử,
Sương giội tan chưa giấc hải hồ?
Nửa kiếp phiêu linh cùng vó ngựa,
Trăm năm dang dở với con đò!
Cạn bầu rượu nóng, buồn tê tái,
Vắt cốt giang hồ để chép thơ.
Lênh đênh từ ấy biết đâu bờ?
Trăng soi thẹn bấy lòng du tử,
Sương giội tan chưa giấc hải hồ?
Nửa kiếp phiêu linh cùng vó ngựa,
Trăm năm dang dở với con đò!
Cạn bầu rượu nóng, buồn tê tái,
Vắt cốt giang hồ để chép thơ.
Không gầy cho lắm, cỡ…cây
tre!
Da dẻ ông lò cũng chạy te!
Ba rọi miếng quan cùng miếng lính,
Ốc trâu thân trạng với thân nghè!
Thi gan biển cả, e tàu đắm,
Đọ sức non cao sợ đá đè!
Còn chút văn chương, ba lá cải,
Một mình mình đọc, một mình nghe!
Da dẻ ông lò cũng chạy te!
Ba rọi miếng quan cùng miếng lính,
Ốc trâu thân trạng với thân nghè!
Thi gan biển cả, e tàu đắm,
Đọ sức non cao sợ đá đè!
Còn chút văn chương, ba lá cải,
Một mình mình đọc, một mình nghe!
TỰ TRÀO
(Tự họa)
(Tự họa)
Chẳng phải bách tùng, chỉ gốc
tre,
Thân như chong chóng, chạy te te!
Đầu hôm tất bật cầu Ông Lãnh,
Rạng sáng lu bu chợ Thị Nghè!
Bèo bọt ngại chi mưa, gió cuốn,
Cỏ rêu nào sợ đá, cây đè!
Trắng đen, hơn thiệt, trò khinh trọng,
Nhục nhục, vinh vinh chẳng muốn nghe!
Thân như chong chóng, chạy te te!
Đầu hôm tất bật cầu Ông Lãnh,
Rạng sáng lu bu chợ Thị Nghè!
Bèo bọt ngại chi mưa, gió cuốn,
Cỏ rêu nào sợ đá, cây đè!
Trắng đen, hơn thiệt, trò khinh trọng,
Nhục nhục, vinh vinh chẳng muốn nghe!
UỐNG RƯỢU
Rượu vào một cốc lạ lùng
thay!
Mắt bỗng tinh tường chuyện dở hay:
Vinh nhục thập thò người lớn bé,
Lợi danh đờ đẫn giấc mê say.
Mềm môi, ly cạn màu tâm sự,
Lỡ bước, chân mòn cuộc chuyển xoay!
Mắt đục trần ai, ai biết được,
Biết ai người tỉnh, biết ai say?
Mắt bỗng tinh tường chuyện dở hay:
Vinh nhục thập thò người lớn bé,
Lợi danh đờ đẫn giấc mê say.
Mềm môi, ly cạn màu tâm sự,
Lỡ bước, chân mòn cuộc chuyển xoay!
Mắt đục trần ai, ai biết được,
Biết ai người tỉnh, biết ai say?
NẾU...
Nêu làm quan mà hà hiếp dân lành,
Tham lạm của nhà nước.
Thì ai mà biết được,
Đâu là cha mẹ của dân,
lo cho dân,
Đâu là quân ăn cướp?
*
Nếu thầy thuốc mà cứ cắt cổ bịnh nhân,
Bằng con dao mổ.
Bằng những toa thuốc trời thần.
Hàng triệu đồng,
Để cùng nhau ăn chia, với nhà bán thuốc,
với hãng thuốc,
Thì câu “Lương y như từ mẫu”,
Nghe sao thật mỉa mai,
Láo xược!
*
Nếu nhà nông cứ bơm thuốc vào trái cây,
Để hóa trái non thành trái chín,
Hay phun thuốc rầy vào rau xanh…
Cho người ăn sống chết mặc bây,
Tiền thầy bỏ túi,
Thì ai biết được,
Đâu là nông dân bản chất hiền lành,
Đâu là đám lưu manh?
*
Nếu những “nhà tu”,
Mà đi xe con đời mới,
Vợ một, vợ hai,
Con rơi, con rớt.
Thì Niết Bàn, Thiên Đàng sức mấy mà bằng được trần gian!
*
Nếu nhà trường cứ chạy theo thành tích,
Thì học sinh ngày càng dốt, càng ngu.
Rồi Lý Thường Kiệt, Quang Trung là… thằng nào đếch biết,
Mà rành sáu câu Càn Long, Bao Hắc Tử ở tận … bên Tàu!
*
Nếu…
Còn nhiều “nếu” lắm.
Cũng như bài thơ nầy,
Ta học đòi người làm thơ không vần, không điệu,
Và khi đọc lên, ai hiểu sao thì hiểu.,
Hay không ai hiểu thơ nói cái giống gì.
Cũng chẳng sao!
Thì lúc đó thơ chẳng còn là thơ,
Nhưng lúc nào ta cũng vẫn là ta!
Nêu làm quan mà hà hiếp dân lành,
Tham lạm của nhà nước.
Thì ai mà biết được,
Đâu là cha mẹ của dân,
lo cho dân,
Đâu là quân ăn cướp?
*
Nếu thầy thuốc mà cứ cắt cổ bịnh nhân,
Bằng con dao mổ.
Bằng những toa thuốc trời thần.
Hàng triệu đồng,
Để cùng nhau ăn chia, với nhà bán thuốc,
với hãng thuốc,
Thì câu “Lương y như từ mẫu”,
Nghe sao thật mỉa mai,
Láo xược!
*
Nếu nhà nông cứ bơm thuốc vào trái cây,
Để hóa trái non thành trái chín,
Hay phun thuốc rầy vào rau xanh…
Cho người ăn sống chết mặc bây,
Tiền thầy bỏ túi,
Thì ai biết được,
Đâu là nông dân bản chất hiền lành,
Đâu là đám lưu manh?
*
Nếu những “nhà tu”,
Mà đi xe con đời mới,
Vợ một, vợ hai,
Con rơi, con rớt.
Thì Niết Bàn, Thiên Đàng sức mấy mà bằng được trần gian!
*
Nếu nhà trường cứ chạy theo thành tích,
Thì học sinh ngày càng dốt, càng ngu.
Rồi Lý Thường Kiệt, Quang Trung là… thằng nào đếch biết,
Mà rành sáu câu Càn Long, Bao Hắc Tử ở tận … bên Tàu!
*
Nếu…
Còn nhiều “nếu” lắm.
Cũng như bài thơ nầy,
Ta học đòi người làm thơ không vần, không điệu,
Và khi đọc lên, ai hiểu sao thì hiểu.,
Hay không ai hiểu thơ nói cái giống gì.
Cũng chẳng sao!
Thì lúc đó thơ chẳng còn là thơ,
Nhưng lúc nào ta cũng vẫn là ta!
TỘI CỦA TA
(Gởi Toàn Phong và Lá Me)*
Lấy chữ của thầy, ta đem bán
mão,
Đổi chén cơm hạng bét của người.
Chợt bắt gặp những cái nhìn nhâng nháo,
Em thấy mình có tội lắm thầy ơi!
*
Đem chữ của thầy, ta đi bán xổ,
Khi văn chương còn rẻ hơn bèo**
Bèo còn có kẻ mua cho lợn,
Văn chương nào mua để cho heo?
*
Thầy dạy ta làm người liêm sì,
Ta dạy học trò phải biết sỉ liêm.
Cái liêm sĩ đã làm nên … áo rách,
Cái sỉ liêm làm bụng đói triền miên!
*
Phải chi ta dạy các em ăn cướp,
Cướp ban đêm, cướp cả ban ngày.
Thì các em đã ăn ngon, mặc đẹp,
Đâu phải như thầy, mặc áo sờn vai!
*
Ta tội với thầy, với cha, với mẹ,
Tội với ta, và tội với các em.
Giữa chợ đời đầy tai trâu, nanh cọp,
Thầy trò ta…
Bên gánh văn chương mà cũng hóa ra hèn!
................
Đổi chén cơm hạng bét của người.
Chợt bắt gặp những cái nhìn nhâng nháo,
Em thấy mình có tội lắm thầy ơi!
*
Đem chữ của thầy, ta đi bán xổ,
Khi văn chương còn rẻ hơn bèo**
Bèo còn có kẻ mua cho lợn,
Văn chương nào mua để cho heo?
*
Thầy dạy ta làm người liêm sì,
Ta dạy học trò phải biết sỉ liêm.
Cái liêm sĩ đã làm nên … áo rách,
Cái sỉ liêm làm bụng đói triền miên!
*
Phải chi ta dạy các em ăn cướp,
Cướp ban đêm, cướp cả ban ngày.
Thì các em đã ăn ngon, mặc đẹp,
Đâu phải như thầy, mặc áo sờn vai!
*
Ta tội với thầy, với cha, với mẹ,
Tội với ta, và tội với các em.
Giữa chợ đời đầy tai trâu, nanh cọp,
Thầy trò ta…
Bên gánh văn chương mà cũng hóa ra hèn!
................
Chú thích:
* Không phải nhà thơ Lá Me ở TG
** Trộm ý câu “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” (Tản Đà)
* Không phải nhà thơ Lá Me ở TG
** Trộm ý câu “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” (Tản Đà)
Kha Tiệm Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét