Không rõ cái bắt tay ra đời ở đâu, có từ bao giờ và xuất
hiện ở Việt Nam khi nào, chỉ biết ngày nay nó được dùng rộng rãi trong giao
tiếp. Ở bất kỳ đâu, trong hoàn cảnh nào: trong các hội nghị hay họp cơ quan, ở
trong nhà hay ngoài phố, bạn bè gặp nhau, khi liên hệ công tác, lúc tiếp khách,
thủ trưởng đơn vị thăm cơ sở, trong nhân dân hay trong quân đội... ta cũng có
thể bắt gặp cái bắt tay.
Có
người nói: cái bắt tay ra đời từ những người đi săn trong rừng, khi gặp người
lạ, họ xoè tay không cầm vũ khí ra để tỏ rõ thiện chí của mình. Về sau người ta
nắm lấy tay nhau... Dần dần cái bắt tay được sử dụng phổ biến trong xã hội.
Bắt tay là để tỏ tình thân thiện. Bắt
tay thường đi kèm câu chào hỏi. Cùng với sự phát triển văn hoá, cái bắt tay
cũng ngày càng được dùng thường xuyên, phong phú về cách thức và ý nghĩa văn
hoá. Cấp độ, sắc thái văn hoá của mỗi người có thể biết được qua cách họ bắt
tay như thế nào. Vậy, bắt tay cũng phải sao cho có văn hoá. Nếu bạn không biết
cách bắt tay, nhiều khi bắt tay lại gây ra điều tai hại ngoài ý muốn.
Có
người khi bắt tay cứ để nguyên bao tay. Bắt tay như thế làm mất lòng tin của
người được bắt tay. Tại sao phải tháo bao tay trước khi bắt tay? Chuyện kể
rằng: Có người dùng bao tay tẩm độc bắt tay để ám hại người khác. Để đề phòng
những chuyện như thế nên khi bắt tay phải tháo bao tay. Hơn nữa, bắt tay là để
tỏ tình cảm với nhau thì phải tháo bao tay để biểu lộ và cảm nhận được đầy đủ
những cảm xúc và tình cảm của nhau qua da tay, lực tay, nhiệt độ tay...
Có
người khi bắt tay người này, lại ngoảnh mặt chào người khác. Bắt tay như thế
làm cho người được bắt tay phật lòng vì thấy rõ sự thờ ơ của bạn.
Khi
gặp cấp trên hoặc người cao tuổi, cấp dưới hoặc người ít tuổi lại chủ động lăng
xăng chìa tay ra bắt tay làm cho người bị bắt tay phải miễn cưỡng bắt tay. Bắt
tay như vậy làm cho người ta nghĩ là bạn xược.
Một
anh bạn giữ chức vụ cỡ Cục, Sở phàn nàn với tôi: “Cậu A là nhân viên thuộc
quyền, trước đây cùng cảnh “cơ hàn”, từ ngày mình làm lãnh đạo thì không bao
giờ A chịu bắt tay mình trước, thế là mình chẳng thèm bắt tay A nữa”! Tôi thưa
rằng: “Nếu ông đến thăm A với tư cách thủ trưởng, cấp trên thì ông phải chủ
động bắt tay A để tỏ ra quan tâm đến cấp dưới mới phải. Đằng này ông lại “không
thèm” bắt tay nữa thì ông chẳng những không “tâm lý” mà còn tỏ ra nghèo... văn
hoá hơn là bạn ông vậy”.
Bạn
là thủ trưởng đến thăm cơ sở, bắt tay lãnh đạo cơ sở trước rồi đến nhân viên là
lẽ thường. Nhưng khi gặp tình huống cán bộ nhân viên cơ sở xếp hàng chào bạn,
bạn lại đi qua những nhân viên gần nhất để bắt tay cán bộ lãnh đạo ở xa rồi mới
quay lại bắt tay nhân viên thì bạn đã vừa để mất đi lòng yêu kính của cán bộ
dưới quyền. Bắt tay như thế làm cho người được bắt tay tủi thân vì thấy rõ sự
phân biệt lãnh đạo với nhân viên, còn đâu cái ý nghĩa thân tình của bắt tay!
Có
vị thủ trưởng xuống đơn vị chỉ bắt tay lãnh đạo và người “cùng cánh” với mình
mà không bắt tay nhân viên khác dù nhân viên đó đứng gần mình nhất. Điều này
thể hiện rõ sự không thiện chí của thủ trưởng và tạo ra ác cảm của nhân viên.
Có
hai anh em gặp nhau trong ngày giỗ cha mẹ liền bắt tay nhau rất xã giao. Bắt
tay trong hoàn cảnh ấy chẳng những không tỏ được tình ruột thịt mà còn thêm xa
lạ nhau ra. Người chứng kiến thấy nó xa lạ với phong tục tập quán người Việt Nam,
nó “lai căng”, “học đòi” thế nào ấy.
Có
người bắt tay cứ bóp mạnh làm người được bắt tay phải nhăn mặt hoặc bắt tay bạn
gái cứ nắm mãi không rời làm bạn gái khó xử. Bắt tay như thế có phần kém...
lịch sự.
Lại
có người, phần nhiều là các vị có chức có quyền, khi bắt tay cấp dưới lại giơ
bàn tay “vô hồn” ra cho cấp dưới nắm lấy. Bắt tay như thế thật thiếu nhiệt
tình, làm cho người được bắt tay cảm thấy “lạnh lẽo” và nhạt nhẽo.
Bác
ngoại tôi - cụ Lê Loan (anh trai cụ Lê Lễ – nguyên Phó ty văn hoá Nam Hà) kể:
“Ngày còn trẻ, tôi đi giúp việc cho một vị chức sắc. Một bận có vị khách đến
hỏi thăm chủ nhà, mà chủ nhà lại đi vắng. Tôi phải tiếp vị khách ấy. Khi khách
bắt tay, tôi khéo léo xoay tay khách lên trên tay mình để ngầm báo cho vị khách
biết tôi chỉ là cấp dưới của chủ nhà. Bắt tay cũng tinh tế lắm chứ ”.
Trong
quân đội, người lính khi gặp nhau, cấp dưới phải chào cấp trên nhưng phải chờ
cấp trên bắt tay mới được bắt tay. Nếu ngang cấp thì ai thấy trước chào và bắt
tay trước...
Ngoài đời, không có quy định cho cái bắt tay, nhưng nhiều người thừa nhận “luật bất thành văn” là: Khi gặp nhau cấp trên, thủ trưởng hoặc người cao tuổi nên chủ động bắt tay cấp dưới hoặc người ít tuổi để tỏ sự quan tâm, gần gũi của mình với quần chúng. Cấp dưới hoặc người ít tuổi không được giơ tay ra trước để bắt tay cấp trên hoặc người cao tuổi. Khách đến nhà, chủ nhà chủ động giơ tay bắt tay khách để tỏ rõ sự hiếu khách của mình. Bạn bè gặp nhau, cùng giơ tay bắt tay nhau...
Ngoài đời, không có quy định cho cái bắt tay, nhưng nhiều người thừa nhận “luật bất thành văn” là: Khi gặp nhau cấp trên, thủ trưởng hoặc người cao tuổi nên chủ động bắt tay cấp dưới hoặc người ít tuổi để tỏ sự quan tâm, gần gũi của mình với quần chúng. Cấp dưới hoặc người ít tuổi không được giơ tay ra trước để bắt tay cấp trên hoặc người cao tuổi. Khách đến nhà, chủ nhà chủ động giơ tay bắt tay khách để tỏ rõ sự hiếu khách của mình. Bạn bè gặp nhau, cùng giơ tay bắt tay nhau...
Khi
bắt tay, mắt nhìn thẳng vào mặt nhau, ánh mắt, nét mặt biểu lộ tình cảm chân
thật, quan tâm đến nhau. Không bắt tay quá lâu, cũng không bắt tay lấy lệ. Lực
bắt tay vừa phải, nếu cần biểu lộ tình cảm đặc biệt thì có thể tăng lực đột
xuất trong vài giây. Không bóp tay quá mạnh nhưng không được thiếu lực. Nếu bắt
tay mà hờ hững thiếu sức sống thì còn đâu nhiệt tình, thân thiện nữa.
Những
người lính thường kể cho nhau nghe một truyện cười liên quan đến cái bắt tay
như sau:
Có
vị đại tá trẻ rất lấy làm tự hào vì được nhiều người tấm tắc khen:
- “Trẻ thế mà đã là đại tá cơ đấy!”
Mỗi lần đi dạo phố, vị đại tá thường dương dương tự đắc ưỡn ngực, ngẩng cao đầu. Một bận đang dạo phố, vị đại tá gặp cậu bé chừng 5 tuổi khoanh tay, cúi đầu kính cẩn:
- “Cháu chào chú đại tá ạ!”
Vị đại tá hạ cố nhìn cậu bé :
- “Chào cháu! Cháu ngoan lắm!” và ông tiếp tục dạo gót. Đi được vài bước, chợt ông quay lại, dường như muốn tỏ ra quan tâm đến trẻ em:
- “Hãy về nói với bố cháu rằng: vì cháu là một cậu bé ngoan nên chú đại tá thưởng cho bố cháu một cái bắt tay nhé!”
Cậu bé lại khoanh tay, cúi đầu:
- “Vâng ạ, cám ơn chú, thưa chú đại tá”.
Vị đại tá lại hỏi:
- “Này cháu, thế bố cháu làm gì nhỉ?”
Cậu bé lễ phép:
- “Dạ thưa chú đại tá, bố cháu làm... đại tướng ạ!”
- !!!
- “Trẻ thế mà đã là đại tá cơ đấy!”
Mỗi lần đi dạo phố, vị đại tá thường dương dương tự đắc ưỡn ngực, ngẩng cao đầu. Một bận đang dạo phố, vị đại tá gặp cậu bé chừng 5 tuổi khoanh tay, cúi đầu kính cẩn:
- “Cháu chào chú đại tá ạ!”
Vị đại tá hạ cố nhìn cậu bé :
- “Chào cháu! Cháu ngoan lắm!” và ông tiếp tục dạo gót. Đi được vài bước, chợt ông quay lại, dường như muốn tỏ ra quan tâm đến trẻ em:
- “Hãy về nói với bố cháu rằng: vì cháu là một cậu bé ngoan nên chú đại tá thưởng cho bố cháu một cái bắt tay nhé!”
Cậu bé lại khoanh tay, cúi đầu:
- “Vâng ạ, cám ơn chú, thưa chú đại tá”.
Vị đại tá lại hỏi:
- “Này cháu, thế bố cháu làm gì nhỉ?”
Cậu bé lễ phép:
- “Dạ thưa chú đại tá, bố cháu làm... đại tướng ạ!”
- !!!
Thế
đấy! Cái bắt tay tưởng dễ mà chẳng đơn giản chút nào. Sử dụng cái bắt tay bừa
bãi, không đúng chỗ, không đúng lúc, không biết cách thức bắt tay, và nhất là
thiếu cái tâm thiện chí... nhiều khi biến mình thành kẻ ít... văn hoá, có khi
thành trò cười cho thiên hạ. Bắt tay sao cho tinh tế, tỏ ra mình là người có
nhân cách tốt đẹp, có thiện chí, có văn hoá, văn minh cũng cần phải học lắm
vậy.
Trần Mỹ Giống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét