(21)
对牛弹琴 [đối ngưu đàn cầm] (đàn gảy tai trâu)
Thành
ngữ này có nghĩa đen: Gảy đàn
cho trâu nghe thì trâu sẽ chẳng hiểu gì.
Ngụ
ý: Nếu đối tượng tiếp nhận không
hiểu gì về nội dung, lĩnh vực mà mình cần truyền bá, giảng dạy thì cả 2 phía đều
phí công vô ích. Ngoài ra, câu thành ngữ này cũng chỉ việc thuyết giảng đạo lý
với 1 người ngang ngạnh, nói mãi không chịu nghe.
Thành
ngữ này bắt nguồn từ điển cố Trung Hoa:
Chuyện
rằng xưa có ông Công Minh Nghi là người am tường âm nhạc. Tiếng đàn của ông nổi
tiếng là hay và cảm động lòng người. Một ngày trời cao gió mát, ông đang dạo
chơi thì nhìn thấy con trâu đang thong dong gặm cỏ. Tức cảnh sinh tình, ông liền
gẩy điệu “Thanh giác chi tao” cao nhã . Tiếng đàn của Công Minh Nghi du dương cất
lên, nhưng con trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực. Sau khi quan sát,
ông nhận thấy tuy trâu nghe thấy tiếng đàn của ông, nhưng vì khúc nhạc này
không phù hợp với trâu khiến nó không thể cảm thụ và thưởng thức được. Biết vậy, Công Minh Nghi chuyển sang
1 khúc nhạc dân dã hơn. Con trâu nghe thấy tiếng đàn nhầm tưởng với tiếng ruồi
muỗi vo ve, tiếng bê con kêu, nên dỏng tai chăm chú lắng nghe.
Đến
cuối đời Đông Hán, có một người thông tuệ đạo Phật tên Mâu Dung, mỗi lần giảng
dạy các đệ tử Nho Giáo, ông đều mượn các sách điển của nhà Nho để thuyết giảng
đạo Phật. Các đệ tử thấy lạ bèn hỏi ông nguyên do, ông kể lại câu chuyện của
Công Minh Nghi “đàn gẩy tai trâu” cho họ nghe. Ai cũng lấy làm tâm phục khẩu phục
bởi thầy Mâu Dung đã tìm hiểu kỹ đối tượng để có cách giảng dạy hiệu quả nhất.
Từ đó “đàn gảy tai trâu” trở thành một thành ngữ được sử dụng rộng rãi cho đến
ngày nay.
(Theo Kiến thức
tiếng Trung.com)
Nhiều người thường cho rằng “Đàn gẩy tai
trâu” đồng nghĩa với “nước đổ lá khoai”, “nước đổ đầu vịt”.Người Anh có cách tư
duy tương tự: water on duck’back (nước đổ lưng vịt), Song, ngoài ý nghĩa làm việc gì đó phí công vô ích, thì 3 thành ngữ này được sử
dụng với ý nghĩa và bối cảnh khác nhau.
(22)画龙点睛 [Họa
long điểm tinh]
Vẽ rồng thêm mắt
“Vẽ
rồng điểm mắt” là câu thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện ly kỳ được truyền đời
này qua đời khác của một danh họa thời nhà Lương mà trình độ vẽ đạt tới mức
truyền thần…
“Vẽ rồng điểm mắt” có xuất xứ từ cuốn
“Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều
đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn.
Trong
tác phẩm ghi lại Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An
Lạc Tự, nhưng ông không vẽ mắt.
Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng
sẽ bay mất”.
Mọi
người cho rằng lời nói của ông là hoang đường, vô căn cứ, nên kiên quyết thỉnh
mời ông vẽ thêm mắt. Một lúc sau, sét đánh đổ tường, hai con rồng được vẽ thêm
mắt cưỡi mây bay lên trời. Chỉ còn lại hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở trên tường.
Trương
Tăng Dao là hoạ sĩ triều đại nhà Lương, Nam Triều, thuộc thời kỳ Nam Bắc triều
của Trung Quốc. Ông từng được bổ nhiệm các chức vị như tướng quân, thái thú Ngô
Hưng.
Ông
rất giỏi vẽ tượng Phật, thần tiên, rồng, những bức hoạ ông vẽ gồm: “Hành đạo
Thiên vương đồ”, “Ma nạp tiên nhân đồ”, “Tượng Như Lai”, “Bồ tát”, “Hán đại xạ
giao đồ” (Bức hoạ bắn giao long thời Hán), “Côn Minh Nhị Long Đồ” (Bức
hoạ hai con rồng ở Côn Minh), “Duy Ma Cật Tượng” (Tượng Vimaiakirti),
“Hoành Tuyền Văn Long đồ”.
Trương
Tăng Dao tín ngưỡng Thần nên đặt tên các con trai là Thiện quả, Nho Đồng, các
con trai ông đều rất giỏi vẽ Thần Phật.
Kỹ
năng sở trường của Trương Tăng Dao là vẽ “hoa văn chìm nổi”. Năm thứ ba Đại Đồng
ông có trang trí chùa Nhất Thừa, cách huyện Nam Kinh sáu dặm về hướng Tây Bắc…toàn
bộ cửa ngôi chùa được vẽ hoa văn chìm nổi, còn gọi là bút tích của Trương Tăng
Dao, hoa văn đó chính là được tạo bởi phương pháp vẽ còn sót lại của người Ấn Độ,
do màu son và màu xanh lục tạo thành, nhìn xa giống như hình khối chìm nổi,
nhìn gần lại rất phẳng, chính vì vậy nên đặt tên chùa là chùa ‘chìm nổi’”.
Trong
cuốn “Triều Dã Thiêm Tải”, Trương Tinh Trạc thời Đường viết về chuyện Trương
Tăng Dao vẽ chim ưng như sau: Chùa Nhuận Châu Hưng Quốc khổ vì chim bồ câu đậu
trên xà nhà, phân chim làm ô uế tượng Phật, Trương Tăng Dao bèn vẽ một con chim
ưng lên bức tường phía Đông, vẽ một con diều hâu lên bức tường phía Tây, chúng
đều nghiêng đầu nhìn ra ngoài mái hiên, từ đó về sau, chim bồ câu không dám bay
tới nữa.
Trong cuốn “Lịch đại danh hoạ
ký” kể về hai câu chuyện thần kỳ khác của Trương Tăng Dao:
Trước
kia, khu Ngô Tào thỉnh thoảng lại rộ lên phong trào vẽ “Thanh Khê Long” (Rồng
suối xanh), Trương Tăng Dao bèn vẽ rất nhiều hình rồng tại đình Long Tuyền của
Lương Vũ Đế. Bản vẽ phác thảo lưu tại mật phòng, người thời đó còn chưa coi trọng
nó. Tới những năm Thái Thanh, sấm sét làm rung động đình Long Tuyền, rồng trên
vách tường đột nhiên biến mất, mọi người mới biết rằng rồng mà Trương Tăng Dao
vẽ nhân lúc mưa gió sấm sét đã bay đi mất, mới biết nó thần kỳ huyền diệu thế
nào.
Trương
Tăng Dao vẽ hai vị hoà thượng ngoại quốc nước Thiên Trúc (tức Ấn độ), do xảy ra
cuộc chiến tạo phản của Hầu Cảnh nên bức hoạ hai vị hoà thượng bị chia cắt làm
hai và bị thất lạc. Sau này, bức hình của một trong hai vị hoà thượng được viên
quan Lục Kiên lấy được. Khi Lục Kiên lâm trọng bệnh, mơ thấy một vị hoà thượng
ngoại quốc bảo với ông rằng: “Ta có một người bạn li biệt đã lâu, hiện ở nhà họ
Lý tại Lạc Dương, nếu ông tìm được bạn của ta, giúp chúng ta tái hợp, ta sẽ
dùng pháp lực giúp ông”. Lục Kiên quả nhiên mua được bức tranh vẽ vị hoà thượng
kia tại đó, bệnh của ông liền khỏi.
“Lịch
đại danh hoạ ký” còn nói: “Tranh vẽ của Trương Tăng Dao hết thảy đều có
linh cảm, không sao nhớ hết cho được”. Tức là những bức tranh mà Trương
Tăng Dao vẽ ra đa phần đều mang thông linh cảm ứng, không thể ghi chép hết toàn
bộ.
Những hoạ gia lớn thời cổ đại
đều xuất hiện rất nhiều thần tích, đa phần họ đều vẽ Thần Phật. Bởi vì tín ngưỡng
Thần Phật nên Thần Phật sẽ triển hiện thần tích và ban cho họ kỹ năng vẽ hạ bút
như Thần. Con người hiện đại không tin vào sự tồn tại của Thần nên Thần
tích cũng không được triển hiện.
Theo minhhue.net
Như
ở kì trước chúng tôi đã nói “Họa long điểm tinh” (Vẽ rồng điểm mắt ) gần nghĩa
với “Họa xà thiêm túc” (Vẽ rắn thêm chân).
Hiện
nay, người ta vẫn thường dùng "Họa long điểm tinh" để ví với
việc khi viết văn chương, phải đi sâu và làm sáng tỏ những điều then
chốt nhất, khiến nội dung càng thêm phần sống động.
Thành
ngữ này có xuất xứ từ bài “Phù Dung lâu tống Tân Tiệm”. Nguyên văn như sau:
Phù
Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 1
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô.
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
Bình minh tống khách Sở sơn cô.
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
Dịch nghĩa
Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm
Mưa lạnh rơi khắp mặt sông
trong đêm vào đất Ngô,
Khi trời sáng tiễn khách chỉ có ngọn núi đất Sở trơ trọi.
Nếu như bạn bè thân thích ở Lạc Dương có hỏi thăm,
(Thì xin đáp rằng lòng tôi đã thành) một mảnh lòng băng giá trong bầu ngọc rồi.
Khi trời sáng tiễn khách chỉ có ngọn núi đất Sở trơ trọi.
Nếu như bạn bè thân thích ở Lạc Dương có hỏi thăm,
(Thì xin đáp rằng lòng tôi đã thành) một mảnh lòng băng giá trong bầu ngọc rồi.
Chú
thích: Phù Dung lâu do vua nhà Đông Tấn cho xây và đặt tên ở tại phía tây bắc
thành Trấn Nam
phủ (nay là tây bắc huyện Đan Dương, tỉnh Giang Tô).
Bản dịch của Tương
Như
Mưa lạnh tràn sông đêm đến
Ngô
Sáng ra tiễn khách núi buồn trơ
Lạc Dương nếu có người thân hỏi
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.
Sáng ra tiễn khách núi buồn trơ
Lạc Dương nếu có người thân hỏi
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.
Tương
đương với thành ngữ này tiếng Việt có “một tấm lòng trong trắng” hay “một tấm
lòng trinh bạch”. Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều đã viết:
Thân lươn đâu quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa
Xin
lưu ý đây không phải là “tấm lòng” mà là “chút lòng”. Phải chăng đó là nghệ thuật
sử dụng từ của tác giả.
(24)天涯比 邻 [thiên nhai tỉ lân] chân trời góc bể như ở bên
Thành
ngữ này laị có xuất xứ từ bài “Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục châu” của Vương Bột. Bài thơ như sau:
Tống
Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục châu
Thành khuyết phụ Tam Tần,
Phong yên vọng Ngũ tân.
Dữ quân ly biệt ý,
Ðồng thị hoạn du nhân.
Hải nội tồn tri kỷ,
Thiên nhai nhược tỉ lân.
Vô vi tại kỳ lộ,
Nhi nữ cộng triêm cân.
Phong yên vọng Ngũ tân.
Dữ quân ly biệt ý,
Ðồng thị hoạn du nhân.
Hải nội tồn tri kỷ,
Thiên nhai nhược tỉ lân.
Vô vi tại kỳ lộ,
Nhi nữ cộng triêm cân.
Dịch nghĩa
Tường thành bảo vệ đất Tam Tần
Nhìn vọng qua gió thổi những làn khói có thể thấy năm bến sông Thục
Cùng cảm thông với bạn nỗi xa cách
Bởi đôi ta đều là những kẻ làm quan nơi xa
Trong đất liền này ta cũng còn người là tri kỷ
(Cho nên) có ở ven trời góc biển vẫn coi như là bên cạnh
Hai ta xin đừng đứng ở ngã rẻ đường
Khóc lóc như tuồng nhi nữ
Nhìn vọng qua gió thổi những làn khói có thể thấy năm bến sông Thục
Cùng cảm thông với bạn nỗi xa cách
Bởi đôi ta đều là những kẻ làm quan nơi xa
Trong đất liền này ta cũng còn người là tri kỷ
(Cho nên) có ở ven trời góc biển vẫn coi như là bên cạnh
Hai ta xin đừng đứng ở ngã rẻ đường
Khóc lóc như tuồng nhi nữ
Chú thích: Đỗ thiếu phủ không rõ lai lịch. Thục châu nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Bản dịch của Trần
Trọng San
Tường thành gìn giữ đất Tam Tần,
Gió khói trông vời chốn Ngũ tân.
Cùng với ai kia tình cách biệt,
Ðều là đường hoạn kiếp du nhân.
Khắp trong biển, còn người tri kỷ
Ở góc trời, như xóm láng gần.
Hà tất ngậm ngùi nơi rẽ lối,
Giống tuồng nhi nữ, lệ đầy khăn.
Gió khói trông vời chốn Ngũ tân.
Cùng với ai kia tình cách biệt,
Ðều là đường hoạn kiếp du nhân.
Khắp trong biển, còn người tri kỷ
Ở góc trời, như xóm láng gần.
Hà tất ngậm ngùi nơi rẽ lối,
Giống tuồng nhi nữ, lệ đầy khăn.
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét