Ngày xưa, bài thơ được đăng báo là vinh dự
tự hào của tác giả. Nếu in sách thì nhà nước lo từ A đến Z. Tác giả vừa được
nhuận bút, bừa được bạn đọc kính nể. Bây giờ, tác giả bỏ tiền ra in sách, đem
biếu tặng không, cũng chẳng ai thèm đọc.
Hôm rồi, Bộ môn thơ Hội VHNT quyết nghị
hội viên đóng tiền tự in ấn tuyển thơ chung… Một nhà thơ tâm sự:
- Mình cảm thấy bị xúc phạm khi đóng tiền in thơ…
Nhưng in ra để ai đọc? Hay là mấy ông tác giả tự sướng với nhau?
- Làm cách nào để có bạn đọc?
Một nhà thơ bàn:
- Phải tuyên truyền trên công luận thì bạn đọc mới tò
mò đọc, không thì áo gấm đi đêm à?
Một nhà thơ khác:
- Mời các nhà phê bình viết bài khen.
- Thuê
nhà thơ nổi tiếng viết lời giới thiệu.
- Tổ chức
các buổi giới thiệu sách có bồi dưỡng bạn đọc như kiểu ai vào nghe cũng được
phát 200.000 đồng, ai phát biểu tham luận được nhận 5 triệu đồng như ông nhà
thơ thiền suýt ẵm giải No Ben Hoàng Quang Thuận đã làm…
Rất nhiều giải pháp được nêu ra nhưng
không giải pháp nào được đồng thuận. Chợt một nhà thơ nổi danh về truyện cực
ngắn vỗ đùi cái bộp, reo lên:
- Có rồi! Đề nghị nhà nước bổ sung chế độ
NHUẬN ĐỌC cao hơn nhuận bút…
Giải pháp được đồng thuận ngay.
Hoan hô! Giải pháp chắc chắn góp phần
tích cực giải quyết công ăn việc làm cho 72.000 cử nhân, thạc sĩ hiện đang thất
nghiệp… Hoan hô!
TMG
Cảm ơn nhà báo Trần Mỹ Giống đã viết bài tham luận về văn thơ thời nay rất ngắn gọn và chính xác, rất chí lí nghe có vẻ buồn cười và có nỗi đau cho những nhà thơ, nhà văn đích thực.
Trả lờiXóa-Nhà thơ Phạm Liên-
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa