Lê Văn Hy
Thơ Đường luật Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ 19,
đầu thể kỷ 20 (Có thể tính từ 1858 đến 1930, từ sau khi quân Pháp nã đại bác
vào thành Đà Nẵng đến trước ngày thành lập Đảng).
Đây là giai đoạn có sự khủng hoảng về đường
lối cứu nước ở Việt nam (các cuộc khởi nghĩa của nông dân, của các sĩ phu yêu nước
đều lần lượt bị triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đàn áp. Phong trào Đông
Du của Phan Bội Châu cũng không mang đến một kết quả thiết thực).
- Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của Văn
học thành văn nói chung và thơ ca nói riêng được sáng tác dưới sự chi phối của
ý thức hệ phong kiến.
Đây cũng là giai đoạn thơ Đường luật còn
chưa bị "lép vế", khoa thi cuối cùng ở Huế mới qua không lâu (1917).
Mà trước đây học trò chữ nho đều phải học thơ Đường, các kỳ thi Hương, thi Hội
(lấy từ tú tài, cử nhân đến tiến sỹ) đều phải thi thơ Đường luật.
Vì vậy, các sĩ phu yêu nước, các nhà nho
(hữu danh và khuyến danh) đương thời đều sử dụng thơ Đường luật như là một thứ
vũ khí sắc bén thể hiện lòng yêu nước thương dân, chống vua quan bán nước và thực
dân Pháp xâm lược. Đáp trả tiếng đại bác của thực dân Pháp bắn vào thành Đà Nẵng
là những bài thơ Đường luật của các sĩ phu yêu nước... đã lên tiếng lên án thực
dân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhà Nguyễn nhu nhược.
Bài "Mãi y chỉ" (Mua áo giấy),
tác giả khuyết danh
Thử tuế Tây
Di phạm Quảng Nam
Quan quân chiến bại huyết thành đàm
Tạm dịch:
Ngày
năm ấy quân Pháp xâm lược đất Quảng Nam.
Quan quân thua trận máu chảy
thành đầm
Hoàng giáp Phạm Văn Nghị trong bài thơ
"Chu quá Hưng Yên ngẫu tác". (Ngẫu hứng
khi đi thuyền qua đất Hưng Yên)
Như thử
giang sơn, thử sĩ dân
Thái bàn quốc thế vạn niên
xuân
Tây Nhung hà sự xâm chu cảnh
Chỉ độ thiên qua tảo tích trần.
Tạm dịch:
Như ấy giang sơn, ấy sĩ dân
Ban trời thế nước vạn niên
xuân
Cớ chi giặc dám sang xâm phạm
Sẽ sớm ngày rước họa vào
thân./.
Nghe
phảng phất như thơ tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt, cũng ca ngợi non sông gấm
vóc, nhân tài đất Việt, cũng cảnh cáo bọn xâm lược sẽ nhanh chóng bại vong.
Từ sau
khi thực dân Pháp đàn áp cuộc nổi dậy của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, triều
đình Nguyễn đình chỉ phong trào văn thân, các sĩ phu yêu nước, các nhà nho thời
bấy giờ như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích...
đều có thơ Đường chống thực dân Pháp xâm lược, ca ngợi tướng quân Trương Công Định
"Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên tử chiếu" ca ngợi tổng đốc Nguyễn
Tri Phương tuẫn tiết trong thành Hà Nội "Ninh tử bất ninh nhục"
Ninh cam tử táng đài long uẩn
Khẳng
nhẫn sinh phùng bách quỷ ưu
Nguyễn
Cao Điều, Nguyễn Tri Phương
Tạm dịch nghĩa:
Thà chết vinh còn hơn sống
nhục
Cùng với ca ngợi người trung quân ái quốc,
thơ Đường đương thời của các sĩ phu, các nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn
Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích và sau này là Nguyễn Khuyến, Tú Xương và
nhiều nhà thơ Đường luật khuyết danh khác đều xoáy vào chủ đề chống thực dân
Pháp xâm lược, lên án bọn vua quan bán nước làm tay sai cho giặc.
Nguyễn Hữu Huân có bài "Xem ảnh Phan
Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp"
Quan Hán vì sao lại đến Hồ
Phan Lâm hai vị bậc quan to
Thoảng qua tưởng gặp ông khâm
mạng
Nhìn kỹ thì ra bức họa đồ.
Lê Quang Chiểu có bài "Mắng Tôn Thọ
Tường"
Khoe
danh chừng ấy cũng nên hoang
Có
thuở như cua phải rụng càng
Đứa
ngu mới ở lòng đen bạc
Người
trí chi say dạ đá vàng
Và những bài thơ đã quen thuộc như
"Tiến sĩ giấy". "Hội Tây", "Tự trào" của Nguyễn
Khuyến và "Năm mới chúc nhau", "Khoa thi năm Đinh Dậu" của
Tú Xương.
Vẫn bằng chủ đề yêu nước thương dân, căm
thù giặc và bọn tay sai bán nước nhiều nhà thơ Đường luật khuyết danh khác đã bằng
thủ pháp liên tưởng, nhân cách hóa đã chửi thẳng từ vua đến quan. Thơ của các
ông tuy không được công khai lúc đương thời nhưng lại được truyền miệng rộng khắp
trong nhân dân mà đến nay còn nhớ lại và ghi chép lại được. Đó là các bài
"Vua bạo ngược":
Vua
ác nên nghe bọn nịnh thần
Vương
hầu sao cũng kiếp tro than
- "Mẫu hậu chửa hoang"
Cục
đất xuân kinh phát phúc rồi
Khen
cho mẫu hậu "mắn" thì thôi
Hai
bên long hổ rừng xanh ngắt
Một
giấc hùng bi giống trắng lai
- "Dương
lâm xây sinh từ"
Tượng đồng chẳng sợ hoen son phấn
Lăng
miếu làm chi tốn gạch vôi
Chín
suối gặp người trung liệt cũ
Có
hay chẳng thẹn nước non trời.
Có khi nhân cách hóa lấy loài dê để chỉ bọn
Tây dương (giặc pháp) như bài ca dê trắng có câu "Quân ta trừ diệt giống
hôi tanh", bài Đàn dê nằm trong miếu có đoạn:
Miếu đường
lếu láo nằm dong cẳng
Rừng núi vênh vang đứng phỏng đầu
Muôn lộc của trời ăn rứa mãi
Tam sinh có lúc tế cùng trâu
Trong
thơ Đường luật yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đều đem tâm sự, lòng yêu nước
gắn liền với những biến cố lớn lao của đất nước. Ngoài thơ tự sự, thơ trào
phúng còn có thơ trữ tình đã ẩn chứa lòng yêu nước sâu thẳm như bài: "Ngày
xuân dặn các con" của Nguyễn Khuyến; "Nhớ bạn phương xa" của Tú
Xương với những câu thơ da diết lòng người.
Xuân về đời loạn còn lơ láo
Sao
con đàn hát vẫn say sưa
(NK)
Tương tư lọ phải là trai gái
Một ngọn đèn khuya trống điểm thùng./.
(T.X)
Lê Văn Hy
Lê Xá thị trấn Mỹ Lộc - Huyện Mỹ
Lộc - Tỉnh Nam Định
ĐT: 01244.410.749
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét