Đã
đăng:
Kì
1: “Gác bút nghiên theo việc binh đao”
“VUI DUYÊN MỚI KHÔNG QUÊN
NHIỆM VỤ”
Trung
đoàn đi dã ngoại về Chí Linh (Hải Dương). Trung đội vệ binh đóng quân trên đồi
thông đền Côn Sơn, nơi ngày xưa Nguyễn Trãi từng ẩn dật.
Nghe phong phanh chúng tôi chuẩn bị đi vào Nam, bố u tôi lên Hà Nội xin phép cho Khế nghỉ học để cùng đi thăm tôi. Hai cụ đi bộ từ nhà lên thành phố Nam Định hơn ba chục cây số, đi tàu hỏa lên Hà Nội, vào trường văn hóa xin phép cho Khế nghỉ học đi cùng. Ba người đi ô tô khách lên Bắc Ninh, lại đi xe khách về Phả Lại rồi đi xe đạp ôm về Sao Đỏ, từ Sao Đỏ thì đi bộ vào Côn Sơn.
Nghe phong phanh chúng tôi chuẩn bị đi vào Nam, bố u tôi lên Hà Nội xin phép cho Khế nghỉ học để cùng đi thăm tôi. Hai cụ đi bộ từ nhà lên thành phố Nam Định hơn ba chục cây số, đi tàu hỏa lên Hà Nội, vào trường văn hóa xin phép cho Khế nghỉ học đi cùng. Ba người đi ô tô khách lên Bắc Ninh, lại đi xe khách về Phả Lại rồi đi xe đạp ôm về Sao Đỏ, từ Sao Đỏ thì đi bộ vào Côn Sơn.
Vừa tới đơn vị, bố u tôi chưa kịp uống hớp nước đã bỏ Khế lại cho tôi, rồi chủ động đòi gặp bằng được thủ trưởng trung đoàn. Anh em vệ binh tình nguyện dẫn bố u tôi lên gặp tham mưu trưởng trung đoàn. Khi gặp tham mưu trưởng trung đoàn, hai cụ tha thiết đề nghị thủ trưởng trung đoàn cho phép tôi về cưới vợ trước khi đi chiến đấu, để gia đình có người “nối giõi tông đường”.
Bộ phận hành chính đơn vị bố trí cho
Khế và bố u tôi nghỉ nhờ trong nhà dân một đêm. Sáng sớm ba người lại đi bộ ra
Sao Đỏ để về Hà Nội. Tôi rất muốn tiễn bố u tôi ra Sao Đỏ, nhưng công việc đơn
vị không cho phép. Nhìn u tôi gầy quắt queo, chân bước liêu xiêu trên đường
đồi, lòng tôi như thắt lại.
Một tuần sau, Đại úy Tham mưu trưởng, người miền Nam (tôi không nhớ tên) cho gọi tôi. Tôi lên gặp ông mà lòng hoang mang không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ông ngồi cạnh cái bàn con, chăm chú ghi ghi chép chép lên cuốn sổ tay bìa bọc nhựa giả da. Nhìn mặt ông nghiêm trang, da đen sắt, gầy lộ xương, tôi có cảm giác ông rất khó gần. Chờ ông viết xong, bỏ bút xuống bàn, tôi mới lên tiếng:
- Báo cáo thủ trưởng, em có mặt ạ!
Ông vẫy tay:
- Vào đi! Ngồi xuống đây – Vừa nói ông vừa kéo cái ghế đẩu từ gầm bàn ra mời tôi ngồi. Ông nói giọng Bắc rất chuẩn, có lẽ ông ở Bắc đã lâu.
Tôi rụt rè ngồi ghé lên ghế, lí nhí thưa:
- Dạ!
Ông bắt đầu hỏi tôi như thẩm vấn tội phạm:
- Đồng chí có mấy anh em?
Tôi hơi ngạc nhiên, sao thủ trưởng lại hỏi về chuyện gia đình tôi vậy nhỉ? Tưởng ông giao cho nhiệm vụ gì, hay là chấn chỉnh tư tưởng tôi vì gần đây tôi có tư tưởng diễn biến không an tâm... Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn cố giữ giọng bình thường trả lời ông:
- Dạ! Bố mẹ em có 5 người con ạ!
- Mấy trai?
- Dạ! bốn ạ!
- Mấy người đã xây dựng gia đình?
- Dạ! Chưa có ai ạ!
- Đồng chí là thứ mấy?
- Dạ! Em là con trưởng ạ!
- Người yêu đồng chí làm gì? Bao nhiêu tuổi?
- Dạ! Cô ấy đang thi tốt nghiệp đại học ạ! Cô ấy 23 tuổi rồi ạ!
- Có đẹp không?
Tôi tưởng nghe không rõ, nên hỏi lại:
- Dạ! Thủ trưởng bảo sao ạ?
Ông nói rõ từng tiếng:
- Cô - ấy – có – đẹp – không?
- Dạ! Với em thì cô ấy đẹp nhất trên đời ạ!
Tôi mạnh dạn lấy từ túi áo ngực tấm ảnh chụp chung tôi và Khế ngày tôi mới nhập ngũ cho ông xem. Ông nhìn chăm chú một lát rồi đưa lại cho tôi, bảo:
- Trông cô bé già dặn hơn đồng chí. Không nên để cô ấy đợi lâu hơn... Thôi đồng chí về đi!
Tôi đứng dậy, giơ tay lên ngang tai chào ông:
- Dạ! Xin phép thủ trưởng, em về ạ!
Một tuần sau, Đại úy Tham mưu trưởng, người miền Nam (tôi không nhớ tên) cho gọi tôi. Tôi lên gặp ông mà lòng hoang mang không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ông ngồi cạnh cái bàn con, chăm chú ghi ghi chép chép lên cuốn sổ tay bìa bọc nhựa giả da. Nhìn mặt ông nghiêm trang, da đen sắt, gầy lộ xương, tôi có cảm giác ông rất khó gần. Chờ ông viết xong, bỏ bút xuống bàn, tôi mới lên tiếng:
- Báo cáo thủ trưởng, em có mặt ạ!
Ông vẫy tay:
- Vào đi! Ngồi xuống đây – Vừa nói ông vừa kéo cái ghế đẩu từ gầm bàn ra mời tôi ngồi. Ông nói giọng Bắc rất chuẩn, có lẽ ông ở Bắc đã lâu.
Tôi rụt rè ngồi ghé lên ghế, lí nhí thưa:
- Dạ!
Ông bắt đầu hỏi tôi như thẩm vấn tội phạm:
- Đồng chí có mấy anh em?
Tôi hơi ngạc nhiên, sao thủ trưởng lại hỏi về chuyện gia đình tôi vậy nhỉ? Tưởng ông giao cho nhiệm vụ gì, hay là chấn chỉnh tư tưởng tôi vì gần đây tôi có tư tưởng diễn biến không an tâm... Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn cố giữ giọng bình thường trả lời ông:
- Dạ! Bố mẹ em có 5 người con ạ!
- Mấy trai?
- Dạ! bốn ạ!
- Mấy người đã xây dựng gia đình?
- Dạ! Chưa có ai ạ!
- Đồng chí là thứ mấy?
- Dạ! Em là con trưởng ạ!
- Người yêu đồng chí làm gì? Bao nhiêu tuổi?
- Dạ! Cô ấy đang thi tốt nghiệp đại học ạ! Cô ấy 23 tuổi rồi ạ!
- Có đẹp không?
Tôi tưởng nghe không rõ, nên hỏi lại:
- Dạ! Thủ trưởng bảo sao ạ?
Ông nói rõ từng tiếng:
- Cô - ấy – có – đẹp – không?
- Dạ! Với em thì cô ấy đẹp nhất trên đời ạ!
Tôi mạnh dạn lấy từ túi áo ngực tấm ảnh chụp chung tôi và Khế ngày tôi mới nhập ngũ cho ông xem. Ông nhìn chăm chú một lát rồi đưa lại cho tôi, bảo:
- Trông cô bé già dặn hơn đồng chí. Không nên để cô ấy đợi lâu hơn... Thôi đồng chí về đi!
Tôi đứng dậy, giơ tay lên ngang tai chào ông:
- Dạ! Xin phép thủ trưởng, em về ạ!
Hai
ngày sau, trung úy Lê Thanh Oai, trưởng ban hành chính gọi tôi sang lều bạt của
anh, đưa cho tôi giấy nghỉ phép 15 ngày và bảo:
- Đồng chí về thu xếp giao lại súng đạn cho trung đội, cầm tờ giấy này sang quân nhu lấy ba tút thuốc Đrao và về giải quyết việc gia đình. Đúng hạn phải lên đơn vị ngay. Do điều kiện đơn vị không cử người về dự đám cưới của đồng chí được, thay mặt ban và trung đội chúc mừng hạnh phúc đồng chí.
Nói rồi ông đưa cho tôi một gói gồm 5 tút thuốc lá Trường Sơn. Tôi mừng rú lên vì bất ngờ, nói lời cảm ơn líu cả lưỡi. Khi tôi về lán trung đội vệ binh, mọi người đã biết tin, râm ran chúc mừng, dặn dò tôi. Cậu liên lạc bảo:
- Tham mưu trưởng bảo anh thu xếp cho gọn, rồi ra xe đơn vị đi nhờ về Hà Nội. Đúng 16 giờ xe chạy.
Tôi vội xuống quân nhu nhận thuốc lá đơn vị tặng rồi theo xe về Hà Nội. Suốt chặng đường về Hà Nội, tôi vẫn còn không dám tin mình được về cưới vợ trong lúc đơn vị chuẩn bị gấp rút để sẵn sàng đi B. Tôi định bụng hôm trả phép nhất định phải nói lời cảm ơn tham mưu trưởng. Nhưng thật tiếc, dự định ấy không thực hiện được, vì khi tôi trả phép tham mưu trưởng đã đi tiền trạm vào Nam, sau đó ông chuyển đi đơn vị nào tôi không biết nữa.
Thời gian này lớp K6 đang ôn thi. Thấy tôi về đột ngột đòi cưới, Khế không dám tin, cứ cho là tôi nói đùa. Tôi làm mặt giận:
- Em không tin, không cho anh cưới thì anh ra tàu đi luôn.
Nói rồi tôi đeo ba lô phăm phăm đi ra ga Hàng Cỏ. Khi tới ga, tôi quay nhìn về phía phố Khâm Thiên, thấy Nguyễn Xuân Đào - bạn cùng lớp tôi, gò lưng đạp xe về phía ga. Đào không khó khăn gì để phát hiện ra tôi. Đào bảo:
- Lên xe, tao đèo về! Cái Khế nó đang khóc! Lớp sẽ tổ chức cho mày!
Nhìn cái chân thọt của Đào, tôi bảo:
- Ừ, để tao lai.
- Không được! Ngồi lên đi! Tao lai được.
Khế phải bỏ ôn để lo việc cưới, vì thời gian nghỉ phép của tôi rất ngắn. Sáng hôm sau tôi và Khế lên gặp cô Nguyễn Thị Thuận (trưởng khoa, sau này khi tôi về học tiếp thì cô Thuận đã là Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Bộ Văn hóa), báo cáo sự việc và xin phép cho Khế nghỉ học về cưới. Khi biết ý định của chúng tôi, cô Nguyễn Thị Thuận băn khoăn:
- Các em đã suy nghĩ kỹ chưa? Cưới rồi, ngộ nhỡ em hy sinh thì Khế sẽ nhỡ nhàng... Cô khuyên hai em không nên cưới vào lúc này, để Khế tập trung thi tốt nghiệp cho tốt, để Giống đi chiến đấu không vướng bận thê nhi...
Tôi không biết nói gì, ngồi im nghe cô nói. Nhưng Khế đã quyết:
- Thưa cô, chúng em đã nghĩ kỹ rồi. Chúng em yêu nhau gần bốn năm, đã phải chịu đựng thiệt thòi vì kỷ luật của nhà trường. Chúng em quyết tâm đi đến hôn nhân cô ạ. Hai gia đình chúng em cũng mong như vậy.
Cô Thuận lắc lắc đầu, rồi lại gật gật đầu và lặng lẽ viết giấy giới thiệu và giấy chứng nhận chưa xây dựng gia đình để chúng tôi về quê đăng ký kết hôn và tổ chức lễ cưới.
Khế ở lại thi, đến ngày cưới mới về.
Tôi vội vàng ra tàu trưa về Nam Định. Thời chiến, đi tàu xe hết sức khó khăn. Tôi đứng vào hàng rồng rắn trước ga Hàng Cỏ để mua vé tàu chợ về Nam Định. Gần hai tiếng đồng hồ mới tới gần cửa bán vé thì họ lại tuyên bố hết vé. Tôi đành mua vé ngoài đắt gấp ba bốn lần. Tàu chật như nêm, hàng hóa xếp chật lối đi, hơi người ngột ngạt. Tàu chạy chậm rề rề, ga nào cũng dừng, hơn 5 tiếng đồng hồ mới tới Nam Định. Xuống ga, tôi đi bộ một mạch ra phà Tân Đệ. Về tới nhà Khế ở xã Phú Chử (Thư Trì, Thái Bình) thì đã tối mịt. Cả nhà thấy tôi về đột ngột, tỏ ra ngạc nhiên. Dì út Chanh và dì Đèo vui ra mặt, hỏi han tôi tíu tít. Hai cụ không nói gì, lặng lẽ quan sát tôi. Chờ tôi ăn xong bữa, cụ ông bảo:
- Anh đi đường mệt rồi, con Đèo thu dọn giường cho anh nghỉ. Có gì mai nói.
Lúng túng mãi không biết mai trình bày với hai cụ ra sao, tôi thao thức đến gần sáng mới thiếp đi. Buổi sáng, tôi cứ ra ra vào vào, ngồi đứng không yên. Đầu óc tôi quay cuồng nghĩ cách thưa thế nào với hai cụ. Dì Chanh đào giun, rủ tôi ra ao câu cá. Tôi buột mồm bảo dì:
- Kỳ này anh về xin cưới chị Khế...
Dì Chanh kêu tướng lên:
- Mẹ ơi! Anh Giống bảo về cưới chị Khế đây này.
Mẹ đứng ở bên bậu cửa nhà cười bảo:
- Muốn cưới thì về mời bố mẹ sang đây!
Nghe thế, tôi vội bỏ cần câu lại bờ ao, đeo ba lô, nói với hai cụ:
- Con xin phép... bố mẹ, con về Nam Định...
Tôi đi như chạy gằn một mạch sang Nam Định. Qua phà Tân Đệ, lại đi bộ qua phà Đò Quan, vào bến xe xếp hàng mua vé đi Giao Thủy. Chiều tôi về tới nhà. Bố U tôi mừng rỡ chạy đôn đáo nhờ người giúp. Cũng may, thời chiến, việc cưới hỏi chẳng cầu kỳ như bây giờ. Hai ngày sau, đoàn ăn hỏi được thành lập. Trưởng đoàn là cụ Ránh, cụ vốn quen phát biểu trước tập thể. Cậu Hoà đại diện họ mẹ tôi. Bác Vượng đại diện họ nội tôi. Nguyễn Thế Đường (xã Xuân Nghĩa) thay mặt bạn bè tôi... Đoàn ăn hỏi đi bằng xe đạp, sau 5 giờ đồng hồ vượt hơn năm chục cây số, qua đò Bùi và hai phà (Đò Quan và Tân Đệ) có mặt ở nhà gái vào chiều ngày 16 - 2 - 1972. Họ nhà gái tổ chức đón tiếp chu đáo và bàn chuyện cưới cho chúng tôi. Trong lúc ngồi tiếp nhau, hai cụ thông gia liên tục “Rước ông”, “Mời ông” và “Cứ thế ông nhá”. Cụ bà nhắc nhở:
- Hai ông cứ thế là thế nào?
Hai cụ thông gia:
- Ừ nhỉ! Thế mấy giờ mai ta xuất phát được hả ông?
- Đường cũng khí xa, tám giờ sáng ta đi cho sớm, được không ông?
- Vâng, được ạ!
- Vậy cứ thế ông nhá.
Tôi như có lửa trong lòng, đứng ngồi không yên cho tới 9 giờ tối nghe tiếng Khế gọi trên đê. May quá, Khế về kịp. Có cả Nga và Tình thay mặt lớp K6 cùng về. Nga là bí thư chi đoàn, sau này làm Giám đốc Thư viện Hà Tây. Tình là lớp trưởng, được giữ lại trường, sau đỗ Tiến sĩ được đề bạt Hiệu phó Trường Đại học Văn hóa, rồi Vụ phó Vụ Thư viện.
Sáng 17 - 2 - 1972, đoàn đưa đón dâu đi hai chục xe đạp, mà xe lại đèo người, thành ra xuất phát đúng 8 giờ sáng mà mãi 4 giờ chiều mới về tới bến đò Bùi Chu, Xuân Trường. Qua đò Bùi Chu thì gặp đoàn nhà trai đi đón khá đông. Đoàn đưa dâu và đoàn đón dâu hợp lại, bố trí đội hình, cờ dong trống mở rước dâu rùng rinh trên đoạn đường 4 km từ đò Bùi về Xuân Trung.
Cái sân nhỏ và mẩu vườn trước nhà tôi được bắc rạp che kín. Rạp là hai lá buồm nâu dùng cho thuyền gỗ mượn của bà con trong làng, bắc trên những cây luồng và cột buồm. Cổng vào sân nhà được trang trí hoa lá như cổng chào của thiếu nhi trong dịp Tết Trung Thu. Trên giữa rạp là chiếc đèn kéo quân bằng giấy bóng màu với hình bộ đội, xe tăng quay xung quanh ngọn nến. Bốn sợi giấy cắt hình nối với nhau kéo từ đèn kéo quân vòng cung ra bốn góc rạp. Một cái phông xanh treo phía trước nhà, nổi bật hình hai con chim bồ câu đấu mỏ vào nhau được cắt bằng giấy trắng. Hàng chữ họ tên cô dâu chú rể và ngày tháng âm dương lịch cắt bằng giấy màu, nét to nhỏ như trẻ con tập viết được dán lên phông theo đường vòng cung. Chỉ có mỗi cái bàn gỗ để lọ hoa giấy làm bục cho đại biểu phát biểu và cho văn nghệ. Trên bàn còn có cái đài Lido làm micro, nối dây điện ra cái loa 10w treo trên cành xoan góc vườn. Sân và vườn xếp đầy ghế các loại: ghế ba nan, ghế đôn, ghế băng, ghế xa-lon gỗ... Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ đã phai màu, chữ vàng cắt theo kiểu nửa platon nửa romăng: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”, “Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm”...
Sau tràng pháo tép râm ran tung hoa giấy đỏ lên đầu đoàn đưa đón dâu, Ban tổ chức đám cưới do cánh chú Tuấn, anh Bính chịu trách nhiệm liền vào việc ngay. Cưới thời chiến đơn giản và mau lẹ. Tuyên bố lý do, đại diện hai nhà phát biểu, thay mặt chính quyền xã và thay mặt lớp K6 phát biểu, văn nghệ cây nhà lá vườn, cám ơn và kết thúc. Chú Tuấn trưởng trò đã tuyên bố kết thúc mít tinh, nhưng khách đông đứng tràn ra đường còn rềnh rang nửa tiếng sau mới giải tán. Cánh thanh niên làng, cả mấy cụ cao tuổi nữa, liên tục thay nhau lên hát, ngâm thơ, kể chuyện. Ông Trần Quốc Sử là chú rể lấy dì tôi, hát oang oang bài “Con trâu sắt”, vừa hát vừa đệm nhạc mồm, và đập tay xuống bàn. Trần Văn Thành, bạn tôi, là bộ đội không quân về phép gặp đám cưới, bỏ ba lô xuống, lên hát bài “Phi đội ta xuất kích” ca ngợi không quân để chúc mừng tôi. Ông Trần Mỹ Vượng, bác ruột tôi vốn là đội trưởng đội văn nghệ xã nhiều năm, tự biên tự diễn theo điệu “Cây trúc xinh”, “Cô Khế xinh tang tình là cô Khế đẹp...” Giọng ông sang sảng, lời ca tinh nghịch làm khán giả liên tục rộ lên cười muốn vỡ rạp. Ai đó kêu lên:
- Mời cô dâu chú rể văn nghệ đáp lại hai họ nào!
Mọi người ào ào hưởng ứng. Mấy cậu thanh niên đẩy tôi lên cạnh bàn, chỉnh lại “loa đài” và giới thiệu chú rể hát tặng bà con hai bài... tự chọn! Bốc lên, dù rất mệt, tôi hát liền hai bài tủ: “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”, “Tôi là Lê Anh Nuôi”... Khi tôi hát “Tôi là Lê Anh Nuôi” mọi người hoan hô, vỗ tay náo nhiệt, yêu cầu tôi hát lại mấy lần...
Nhóm tiếp tân do cánh thanh niên nữ đảm nhiệm bưng trầu cau, thuốc lá Trường Sơn, nước chè tươi len lỏi mời khách. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô dâu chú rể tay cầm thuốc lá Đrao mời tiễn khách ra về.
Thời ấy cưới hỏi thật đơn giản, tiết kiệm. Cô dâu không có áo dài, thì mượn của bạn cái áo vét đã cũ. Chú rể không có comlê caravat thì mặc nguyên bộ quân phục mùa hè đã phai màu. Hội hôn không nhạc vàng, nhạc xanh gì hết, cứ dân ca và nhạc đỏ mà chơi. Vậy mà vui đáo để.
Đoàn đón dâu mãi 6 giờ chiều mới được ăn cơm. Chú rể, cô dâu thu dọn tới 9 giờ tối mới được đi đăng ký kết hôn. Thời chiến nên xã linh động cho cưới trước, đăng ký sau.
Mợ Hòa có chín con, có trai có gái, được u tôi bố trí giải chiếu, soạn chăn màn cho tôi, “để cháu Khế cũng mắn như mợ”.
Đêm tân hôn, hai vợ chồng mệt bã người, gần nửa đêm mới được nghỉ, cả hai văng ra ngủ.
Ngay sáng hôm sau chúng tôi sang Thái Bình để “lại mặt”. Bố mẹ và các em rất vui, hỏi han nhiều chuyện. Trưa hôm sau chúng tôi lên Hà Nội để Khế kịp thi tốt nghiệp. Tàu hoả chậm rề rề. Vào tới trường thì đã 7 giờ rưỡi tối. Cả lớp đã tập trung, bày hoa, bánh kẹo và thuốc lá Trường Sơn chờ hai nhân vật chính. Lớp tổ chức cưới cho chúng tôi khá vui. Thày Rính, người Cổ Lễ (sau là Phó Tiến sĩ) còn mang cả đàn gió đến để đệm cho mọi người hát. Anh Nhân chủ trì văn nghệ, lại bài hát tủ của anh: Tầm vu. Tôi nhận được ở bạn bè những tình cảm đẹp mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm xúc của mình lúc ấy. Đây là lần đầu tiên Trường Lý luận Nghiệp vụ Bộ Văn hóa Hà Nội có chuyện lớp tổ chức cưới cho sinh viên. Nội quy của trường không cho sinh viên yêu nhau bị chính các thày cô phá lệ qua việc nhiệt tình ủng hộ đám cưới của chúng tôi. Có lẽ do tôi chuẩn bị đi chiến đấu mà mọi người ứng xử thế chăng?
Đêm ấy, lớp bố trí chúng tôi ngủ nhờ ở nhà giữ trẻ. Khế đến kỳ kinh nguyệt. Thế là chúng tôi chưa thể có con. Chúng tôi thức cả đêm. Sáng sớm, anh Tuất và Đỗ Tý đến cùng đưa tiễn tôi ra bến Nứa. Thật kì lạ là chính tôi lại tâm niệm “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”...
Từ đây, tôi bắt đầu một cuộc sống đầy biến cố gian khổ ác liệt của người lính chiến.
- Đồng chí về thu xếp giao lại súng đạn cho trung đội, cầm tờ giấy này sang quân nhu lấy ba tút thuốc Đrao và về giải quyết việc gia đình. Đúng hạn phải lên đơn vị ngay. Do điều kiện đơn vị không cử người về dự đám cưới của đồng chí được, thay mặt ban và trung đội chúc mừng hạnh phúc đồng chí.
Nói rồi ông đưa cho tôi một gói gồm 5 tút thuốc lá Trường Sơn. Tôi mừng rú lên vì bất ngờ, nói lời cảm ơn líu cả lưỡi. Khi tôi về lán trung đội vệ binh, mọi người đã biết tin, râm ran chúc mừng, dặn dò tôi. Cậu liên lạc bảo:
- Tham mưu trưởng bảo anh thu xếp cho gọn, rồi ra xe đơn vị đi nhờ về Hà Nội. Đúng 16 giờ xe chạy.
Tôi vội xuống quân nhu nhận thuốc lá đơn vị tặng rồi theo xe về Hà Nội. Suốt chặng đường về Hà Nội, tôi vẫn còn không dám tin mình được về cưới vợ trong lúc đơn vị chuẩn bị gấp rút để sẵn sàng đi B. Tôi định bụng hôm trả phép nhất định phải nói lời cảm ơn tham mưu trưởng. Nhưng thật tiếc, dự định ấy không thực hiện được, vì khi tôi trả phép tham mưu trưởng đã đi tiền trạm vào Nam, sau đó ông chuyển đi đơn vị nào tôi không biết nữa.
Thời gian này lớp K6 đang ôn thi. Thấy tôi về đột ngột đòi cưới, Khế không dám tin, cứ cho là tôi nói đùa. Tôi làm mặt giận:
- Em không tin, không cho anh cưới thì anh ra tàu đi luôn.
Nói rồi tôi đeo ba lô phăm phăm đi ra ga Hàng Cỏ. Khi tới ga, tôi quay nhìn về phía phố Khâm Thiên, thấy Nguyễn Xuân Đào - bạn cùng lớp tôi, gò lưng đạp xe về phía ga. Đào không khó khăn gì để phát hiện ra tôi. Đào bảo:
- Lên xe, tao đèo về! Cái Khế nó đang khóc! Lớp sẽ tổ chức cho mày!
Nhìn cái chân thọt của Đào, tôi bảo:
- Ừ, để tao lai.
- Không được! Ngồi lên đi! Tao lai được.
Khế phải bỏ ôn để lo việc cưới, vì thời gian nghỉ phép của tôi rất ngắn. Sáng hôm sau tôi và Khế lên gặp cô Nguyễn Thị Thuận (trưởng khoa, sau này khi tôi về học tiếp thì cô Thuận đã là Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Bộ Văn hóa), báo cáo sự việc và xin phép cho Khế nghỉ học về cưới. Khi biết ý định của chúng tôi, cô Nguyễn Thị Thuận băn khoăn:
- Các em đã suy nghĩ kỹ chưa? Cưới rồi, ngộ nhỡ em hy sinh thì Khế sẽ nhỡ nhàng... Cô khuyên hai em không nên cưới vào lúc này, để Khế tập trung thi tốt nghiệp cho tốt, để Giống đi chiến đấu không vướng bận thê nhi...
Tôi không biết nói gì, ngồi im nghe cô nói. Nhưng Khế đã quyết:
- Thưa cô, chúng em đã nghĩ kỹ rồi. Chúng em yêu nhau gần bốn năm, đã phải chịu đựng thiệt thòi vì kỷ luật của nhà trường. Chúng em quyết tâm đi đến hôn nhân cô ạ. Hai gia đình chúng em cũng mong như vậy.
Cô Thuận lắc lắc đầu, rồi lại gật gật đầu và lặng lẽ viết giấy giới thiệu và giấy chứng nhận chưa xây dựng gia đình để chúng tôi về quê đăng ký kết hôn và tổ chức lễ cưới.
Khế ở lại thi, đến ngày cưới mới về.
Tôi vội vàng ra tàu trưa về Nam Định. Thời chiến, đi tàu xe hết sức khó khăn. Tôi đứng vào hàng rồng rắn trước ga Hàng Cỏ để mua vé tàu chợ về Nam Định. Gần hai tiếng đồng hồ mới tới gần cửa bán vé thì họ lại tuyên bố hết vé. Tôi đành mua vé ngoài đắt gấp ba bốn lần. Tàu chật như nêm, hàng hóa xếp chật lối đi, hơi người ngột ngạt. Tàu chạy chậm rề rề, ga nào cũng dừng, hơn 5 tiếng đồng hồ mới tới Nam Định. Xuống ga, tôi đi bộ một mạch ra phà Tân Đệ. Về tới nhà Khế ở xã Phú Chử (Thư Trì, Thái Bình) thì đã tối mịt. Cả nhà thấy tôi về đột ngột, tỏ ra ngạc nhiên. Dì út Chanh và dì Đèo vui ra mặt, hỏi han tôi tíu tít. Hai cụ không nói gì, lặng lẽ quan sát tôi. Chờ tôi ăn xong bữa, cụ ông bảo:
- Anh đi đường mệt rồi, con Đèo thu dọn giường cho anh nghỉ. Có gì mai nói.
Lúng túng mãi không biết mai trình bày với hai cụ ra sao, tôi thao thức đến gần sáng mới thiếp đi. Buổi sáng, tôi cứ ra ra vào vào, ngồi đứng không yên. Đầu óc tôi quay cuồng nghĩ cách thưa thế nào với hai cụ. Dì Chanh đào giun, rủ tôi ra ao câu cá. Tôi buột mồm bảo dì:
- Kỳ này anh về xin cưới chị Khế...
Dì Chanh kêu tướng lên:
- Mẹ ơi! Anh Giống bảo về cưới chị Khế đây này.
Mẹ đứng ở bên bậu cửa nhà cười bảo:
- Muốn cưới thì về mời bố mẹ sang đây!
Nghe thế, tôi vội bỏ cần câu lại bờ ao, đeo ba lô, nói với hai cụ:
- Con xin phép... bố mẹ, con về Nam Định...
Tôi đi như chạy gằn một mạch sang Nam Định. Qua phà Tân Đệ, lại đi bộ qua phà Đò Quan, vào bến xe xếp hàng mua vé đi Giao Thủy. Chiều tôi về tới nhà. Bố U tôi mừng rỡ chạy đôn đáo nhờ người giúp. Cũng may, thời chiến, việc cưới hỏi chẳng cầu kỳ như bây giờ. Hai ngày sau, đoàn ăn hỏi được thành lập. Trưởng đoàn là cụ Ránh, cụ vốn quen phát biểu trước tập thể. Cậu Hoà đại diện họ mẹ tôi. Bác Vượng đại diện họ nội tôi. Nguyễn Thế Đường (xã Xuân Nghĩa) thay mặt bạn bè tôi... Đoàn ăn hỏi đi bằng xe đạp, sau 5 giờ đồng hồ vượt hơn năm chục cây số, qua đò Bùi và hai phà (Đò Quan và Tân Đệ) có mặt ở nhà gái vào chiều ngày 16 - 2 - 1972. Họ nhà gái tổ chức đón tiếp chu đáo và bàn chuyện cưới cho chúng tôi. Trong lúc ngồi tiếp nhau, hai cụ thông gia liên tục “Rước ông”, “Mời ông” và “Cứ thế ông nhá”. Cụ bà nhắc nhở:
- Hai ông cứ thế là thế nào?
Hai cụ thông gia:
- Ừ nhỉ! Thế mấy giờ mai ta xuất phát được hả ông?
- Đường cũng khí xa, tám giờ sáng ta đi cho sớm, được không ông?
- Vâng, được ạ!
- Vậy cứ thế ông nhá.
Tôi như có lửa trong lòng, đứng ngồi không yên cho tới 9 giờ tối nghe tiếng Khế gọi trên đê. May quá, Khế về kịp. Có cả Nga và Tình thay mặt lớp K6 cùng về. Nga là bí thư chi đoàn, sau này làm Giám đốc Thư viện Hà Tây. Tình là lớp trưởng, được giữ lại trường, sau đỗ Tiến sĩ được đề bạt Hiệu phó Trường Đại học Văn hóa, rồi Vụ phó Vụ Thư viện.
Sáng 17 - 2 - 1972, đoàn đưa đón dâu đi hai chục xe đạp, mà xe lại đèo người, thành ra xuất phát đúng 8 giờ sáng mà mãi 4 giờ chiều mới về tới bến đò Bùi Chu, Xuân Trường. Qua đò Bùi Chu thì gặp đoàn nhà trai đi đón khá đông. Đoàn đưa dâu và đoàn đón dâu hợp lại, bố trí đội hình, cờ dong trống mở rước dâu rùng rinh trên đoạn đường 4 km từ đò Bùi về Xuân Trung.
Cái sân nhỏ và mẩu vườn trước nhà tôi được bắc rạp che kín. Rạp là hai lá buồm nâu dùng cho thuyền gỗ mượn của bà con trong làng, bắc trên những cây luồng và cột buồm. Cổng vào sân nhà được trang trí hoa lá như cổng chào của thiếu nhi trong dịp Tết Trung Thu. Trên giữa rạp là chiếc đèn kéo quân bằng giấy bóng màu với hình bộ đội, xe tăng quay xung quanh ngọn nến. Bốn sợi giấy cắt hình nối với nhau kéo từ đèn kéo quân vòng cung ra bốn góc rạp. Một cái phông xanh treo phía trước nhà, nổi bật hình hai con chim bồ câu đấu mỏ vào nhau được cắt bằng giấy trắng. Hàng chữ họ tên cô dâu chú rể và ngày tháng âm dương lịch cắt bằng giấy màu, nét to nhỏ như trẻ con tập viết được dán lên phông theo đường vòng cung. Chỉ có mỗi cái bàn gỗ để lọ hoa giấy làm bục cho đại biểu phát biểu và cho văn nghệ. Trên bàn còn có cái đài Lido làm micro, nối dây điện ra cái loa 10w treo trên cành xoan góc vườn. Sân và vườn xếp đầy ghế các loại: ghế ba nan, ghế đôn, ghế băng, ghế xa-lon gỗ... Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ đã phai màu, chữ vàng cắt theo kiểu nửa platon nửa romăng: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”, “Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm”...
Sau tràng pháo tép râm ran tung hoa giấy đỏ lên đầu đoàn đưa đón dâu, Ban tổ chức đám cưới do cánh chú Tuấn, anh Bính chịu trách nhiệm liền vào việc ngay. Cưới thời chiến đơn giản và mau lẹ. Tuyên bố lý do, đại diện hai nhà phát biểu, thay mặt chính quyền xã và thay mặt lớp K6 phát biểu, văn nghệ cây nhà lá vườn, cám ơn và kết thúc. Chú Tuấn trưởng trò đã tuyên bố kết thúc mít tinh, nhưng khách đông đứng tràn ra đường còn rềnh rang nửa tiếng sau mới giải tán. Cánh thanh niên làng, cả mấy cụ cao tuổi nữa, liên tục thay nhau lên hát, ngâm thơ, kể chuyện. Ông Trần Quốc Sử là chú rể lấy dì tôi, hát oang oang bài “Con trâu sắt”, vừa hát vừa đệm nhạc mồm, và đập tay xuống bàn. Trần Văn Thành, bạn tôi, là bộ đội không quân về phép gặp đám cưới, bỏ ba lô xuống, lên hát bài “Phi đội ta xuất kích” ca ngợi không quân để chúc mừng tôi. Ông Trần Mỹ Vượng, bác ruột tôi vốn là đội trưởng đội văn nghệ xã nhiều năm, tự biên tự diễn theo điệu “Cây trúc xinh”, “Cô Khế xinh tang tình là cô Khế đẹp...” Giọng ông sang sảng, lời ca tinh nghịch làm khán giả liên tục rộ lên cười muốn vỡ rạp. Ai đó kêu lên:
- Mời cô dâu chú rể văn nghệ đáp lại hai họ nào!
Mọi người ào ào hưởng ứng. Mấy cậu thanh niên đẩy tôi lên cạnh bàn, chỉnh lại “loa đài” và giới thiệu chú rể hát tặng bà con hai bài... tự chọn! Bốc lên, dù rất mệt, tôi hát liền hai bài tủ: “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”, “Tôi là Lê Anh Nuôi”... Khi tôi hát “Tôi là Lê Anh Nuôi” mọi người hoan hô, vỗ tay náo nhiệt, yêu cầu tôi hát lại mấy lần...
Nhóm tiếp tân do cánh thanh niên nữ đảm nhiệm bưng trầu cau, thuốc lá Trường Sơn, nước chè tươi len lỏi mời khách. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô dâu chú rể tay cầm thuốc lá Đrao mời tiễn khách ra về.
Thời ấy cưới hỏi thật đơn giản, tiết kiệm. Cô dâu không có áo dài, thì mượn của bạn cái áo vét đã cũ. Chú rể không có comlê caravat thì mặc nguyên bộ quân phục mùa hè đã phai màu. Hội hôn không nhạc vàng, nhạc xanh gì hết, cứ dân ca và nhạc đỏ mà chơi. Vậy mà vui đáo để.
Đoàn đón dâu mãi 6 giờ chiều mới được ăn cơm. Chú rể, cô dâu thu dọn tới 9 giờ tối mới được đi đăng ký kết hôn. Thời chiến nên xã linh động cho cưới trước, đăng ký sau.
Mợ Hòa có chín con, có trai có gái, được u tôi bố trí giải chiếu, soạn chăn màn cho tôi, “để cháu Khế cũng mắn như mợ”.
Đêm tân hôn, hai vợ chồng mệt bã người, gần nửa đêm mới được nghỉ, cả hai văng ra ngủ.
Ngay sáng hôm sau chúng tôi sang Thái Bình để “lại mặt”. Bố mẹ và các em rất vui, hỏi han nhiều chuyện. Trưa hôm sau chúng tôi lên Hà Nội để Khế kịp thi tốt nghiệp. Tàu hoả chậm rề rề. Vào tới trường thì đã 7 giờ rưỡi tối. Cả lớp đã tập trung, bày hoa, bánh kẹo và thuốc lá Trường Sơn chờ hai nhân vật chính. Lớp tổ chức cưới cho chúng tôi khá vui. Thày Rính, người Cổ Lễ (sau là Phó Tiến sĩ) còn mang cả đàn gió đến để đệm cho mọi người hát. Anh Nhân chủ trì văn nghệ, lại bài hát tủ của anh: Tầm vu. Tôi nhận được ở bạn bè những tình cảm đẹp mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm xúc của mình lúc ấy. Đây là lần đầu tiên Trường Lý luận Nghiệp vụ Bộ Văn hóa Hà Nội có chuyện lớp tổ chức cưới cho sinh viên. Nội quy của trường không cho sinh viên yêu nhau bị chính các thày cô phá lệ qua việc nhiệt tình ủng hộ đám cưới của chúng tôi. Có lẽ do tôi chuẩn bị đi chiến đấu mà mọi người ứng xử thế chăng?
Đêm ấy, lớp bố trí chúng tôi ngủ nhờ ở nhà giữ trẻ. Khế đến kỳ kinh nguyệt. Thế là chúng tôi chưa thể có con. Chúng tôi thức cả đêm. Sáng sớm, anh Tuất và Đỗ Tý đến cùng đưa tiễn tôi ra bến Nứa. Thật kì lạ là chính tôi lại tâm niệm “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”...
Từ đây, tôi bắt đầu một cuộc sống đầy biến cố gian khổ ác liệt của người lính chiến.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét