Trịnh
Thị Son (st – bs)
(Thư
viện tỉnh Nam
Định)
“Tú Xương - Thơ và đời” do NXB Văn học
biên soạn ấn hành năm 1996 với 1000 cuốn là 1 trong những tác phẩm có giá trị
viết về danh nhân Nam Định. Sách dày 429 trang, khổ 13 x 17cm. Trang bìa được
trình bày nho nhã với hình ảnh tháp Phổ Minh cổ kính giữa nền không gian màu
xanh trù phú. Nổi lên trong đó là tên sách màu đỏ vừa ấn tượng vừa trang trọng.
Tác phẩm là thành tựu từ các công trình nghiên
cứu của nhiều nhà học giả, nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học như: Trần
Thanh Mại, Trần Tiến Lộ, Nguyễn Văn Huyền... có đối chiếu so sánh với nhiều bản
khác kể cả phần dị bản và giai thoại.
Cuốn sách này là bao tâm huyết, nhiệt
thành, lòng yêu mến khi giới thiệu về thơ, chuyện đời, chuyện thơ về Tú Xương -
nhà thơ sông Vị của quê hương Nam
Định chúng ta.
Nội dung sách chia làm 2 phần:
Phần đầu: Giới thiệu những tác phẩm thơ của Tú Xương:
Các
bạn có thể có nguồn tư liệu chính xác và tương đối đầy đủ về thơ Tú Xương (cả
những dị bản). Mỗi bài thơ là một cảnh, một tình. Qua mỗi trang sách, người đọc
thấy một Tú Xương sâu xa thế thái nhân tình, ghét cái ác đến điều, yêu cái
thiện đến mức; cao ngạo trước thế lực cường quyền, nhưng đầm ấm thiết tha trước
những số phận bình thường trong xã hội. Người ta thấy một Tú Xương trào phúng
sắc sảo, đả kích thói hư tật xấu đến dữ dội, quyết liệt:
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam miệng thở những hơi đồng
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không ?"
(Đất Vị Hoàng)
Nhưng
cũng thấy một Tú Xương trữ tình:
“Ai về có nhớ ai không
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Vì ai ai có biết đâu
Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô”
(Đi hát mất ô)
Thấy
Tú Xương ngạo mạn, chửi đời:
“Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi !”
(Hỏng Khoa thi Quý Mão)
nhưng
cũng thấy Tú Xương khóc:
“Cái học nhà Nho đã hỏng rồi,
Mười người đi học chín người thôi….”
(Than đạo học)
Với
chúng tôi, Tú Xương không chỉ là nhà thơ. Ông còn là một chứng nhân lịch sử của
Thành Nam
thời kỳ Pháp thuộc. Năm tháng qua đi, mọi sự đã thay đổi. Nhưng qua thơ Tú
Xương, Thành Nam
trong những tháng ngày thuộc Pháp vẫn hiện lên rõ nét. Nói như Nguyễn Tuân:
“Đọc thơ Tú Xương, thấy bật lên một địa phương. Trong thơ Tú Xương, trong phú
Tú Xương chỉ có cảnh Nam Định, sự Nam Định, lời Nam Định, người Nam Định”. “Đất
Vị Hoàng”, “Phố Hàng Song”, “Sông lấp”, hay “Chế ông Đốc học”, “Bỡn tri phủ
Xuân Trường”, “Mùng hai Tết viếng cô Ký”... là những tác phẩm thơ vẽ lên đầy đủ
“tấn tuồng đời” trong thời đại rối ren ấy.
Đây
cảnh trường thi:
“ Nhà
nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam
thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan Sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra....”
(Vịnh khoa thi Hương)
Là
hiện thực của thành Nam.
Một tỷ lệ lớn thơ Tú Xương là thơ nói việc đi thi, hỏng thi, gắn nhiều tên đất,
tên người của Nam
Định.
Tú
Xương khi trữ tình thì còn tiêu tao ước lệ Tam Đảo Ngũ Hồ, chớp bể mưa nguồn
chứ Tú Xương khi đã hiện thực thì nhân chứng vật chứng cụ thể lắm, chi tiết đủ
độ tin cậy làm hồ sơ cho lịch sử:
"Ở phố hàng Song thật lắm quan
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin nọ chú Hàng"
(Phố Hàng Song)
Rồi
những ông lang Xán, chú ích Sinh, kẹo Thiều Châu, bánh Hanh Tụ... Nguyên liệu
tạo nên thơ Tú Xương là Nam
Định. Từ Nam
Định hồn thơ ông đã ôm và đất nước, bao quát một giai đoạn lịch sử.
Qua gần thế kỷ, chúng vẫn mang hơi thở
thời đại. Khi nhà thơ còn tại thời là buổi thế kỷ XIX - một chuyển dịch bàn
giao đầy biến cố. Hơn 100 năm qua, bước sang thế kỷ XXI, đọc lại thơ Tú Xương
vẫn thấy mới, vẫn thấy vẹn nguyên giá trị. Trong xã hội bây giờ, vẫn nhiều lắm
những kẻ:
"Chữ y, chữ chiểu không phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ tiền”
như
ông Tri phủ Xuân Trường xưa ấy...
Phần hai: "Chuyện đời, chuyện thơ và những giai
thoại"
Là nội
dung chủ yếu của cuốn sách này. Đây là phần tâm huyết và lý thú mà khiến bao
nhiêu nhà nghiên cứu phải tốn giấy mực. Giới thiệu thân thế, sự nghiệp và những
đóng góp của tác giả. Đặc biệt, đây là
những công trình nghiên cứu của Trần Thanh Mại, Nguyễn Công Hoan với
bài: “Con người Tú Xương”, Nguyễn Tuân với “Thời và thơ Tú Xương”, Xuân Diệu
với “Thơ Tú Xương”. Đọc các bài phân tích, phê bình này, bạn sẽ khám phá ra
nhiều điều thú vị xung quanh nhà thơ đất Vị Hoàng.
Tài thơ, nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ
Tú Xương được giới thiệu sâu đậm trong bài viết “Tính trào lộng trong thơ Tú
Xương” của Tú Mỡ. Cả xã hội thối nát, Tây Tàu nhố nhăng đã cung cấp cho nhà thơ
những đề tài phong phú để “chửi đời” một cách khoái hoạt. Nhưng thơ Tú Xương
không phải chỉ cười để mà cười, cười đấy mà đau xót đấy:
“Nhân
tài đất bắc nào ai đó
Ngoảnh
lại mà trông cảnh nước nhà”
Ta biết phần nào con người của Tú Xương,
phong cách của Tú Xương qua những bài thơ ông tự trào và tự than như: “Tự cười
mình”, “Quan tại gia”, “Thói đời”, “Đi thi”...
Dí dỏm, hài hước đấy, nhưng khi ông chĩa ngọn bút đả kích vào những thói
hư tật xấu của thời đại thì những đòn roi của ông thật đau, thật ác, thật
lằn... Những vần thơ của ông đã đạt đến độ cao về hiện thực phê phán.
Nguyễn Tuân đã đi thật sâu mà cũng thật
rộng khi nghiên cứu về nhà thơ Tú Xương trong bài “Thời và thơ Tú Xương”. Bài
viết có 6 mục với quê Nam Định, với phong cách hiện thực, với giọng cười trong
tiếng nói về thực tế thi cử và một giả định nếu Tú Xương đỗ cử nhân. Chân dung,
cuộc đời của Tú Xương hiển hiện bằng sự thực, nhất là những phát hiện sắc nét
về phong cách thơ cụ Tú. Bạn đọc sẽ được thấy chữ thơ Tú Xương rất nôm na,
tiếng thơ chân chất, rõ ràng, ít dùng điển cố nhưng nó đủ mùi vị ngọt chua,
đắng chát, nghịch ngợm, trang trọng mà đọng nhiều thiện ý.
Chân dung con người, tài thơ bút chữ của
Tú Xương cũng được khắc họa đậm nét,
phong phú và đa dạng qua các bài viết như: “Những đoạn cuối đời một nhà đại thi
sĩ và cái chết của Tú Xương”, “Con người Tú Xương” - Nguyễn Công Hoan, “Thơ Tú Xương” - Xuân Diệu, “Tú Xương - đỉnh cao
của thơ trào phúng Việt Nam” - Lê Đình Kỵ, “Tú Xương - bậc thần thơ thánh chữ”
- Nguyễn Đình Chú, “Giai thoại về thơ và đời Tú Xương” - Đỗ Huy Vinh...
Cuốn sách do nhiều tác giả biên soạn nên
rất phong phú đa dạng về cách viết cũng như đề tài. Ngay cả sự thay đổi từ Trần
Kế Xương hay Trần Tế Xương, cách đặt tên của dòng họ nhà thơ Tú Xương với dòng
sông Vị... cũng được các nhà nghiên cứu lưu tâm.
Cuộc đời và sự nghiệp của Tú Xương cùng
với nhiều giai thoại hóm hỉnh được thể hiện khá công phu. Mỗi bài viết có một
phong cách viết rất riêng. Giọng điệu riêng ấy càng thể hiện sự dày công của
các nhà biên soạn. Qua mỗi câu mỗi chữ chân dung của Tú Xương hiện lên có cuộc
đời riêng, tài năng riêng, trong hoàn cảnh riêng - đó là con người của Nam
Định quê ta. Từ mỗi bài viết lấp lánh tài năng, sức lực và cái tâm cao quý của
con người có nhiều đóng góp đối với nền văn học nước nhà.
Cuốn sách là một địa chỉ tin cậy cho các
bạn đọc tìm đến để làm tham luận, nghiên cứu. Nội dung cuốn sách “Tú Xương -
Thơ và đời” được bố cục mạch lạc, rõ ràng từng phần, từng chi tiết rất cụ thể
nhưng cũng rất khái quát, logic thể hiện ở 2 phần của cuốn sách. Trong phần 2
còn có 3 mục rất riêng biệt song lại có mối liên hệ chặt chẽ: chuyện thơ -
chuyện đời - giai thoại
Mục đầu: Chuyện đời Tú Xương là những bài
viết về tiểu sử, sự nghiệp và những giai đoạn ghi dấu trong cuộc đời.
Mục thứ 2: Chuyện thơ Tú Xương: Tuyển một
số tác phẩm, công trình tiêu biểu của các nhà phê bình, lý luận
Mục cuối là tài liệu tham khảo, những mẩu
chuyện giai thoại về Tú Xương
Nhìn toàn bộ cuốn sách, bố cục trên giúp
bạn đọc tra cứu tiện lợi, hữu ích và đi sâu vào từng vấn đề...
Cuốn sách được xây dựng từ nhiều công
trình nghiên cứu, tác phẩm khác nhau - đó là sản phẩm tâm huyết “lòng yêu mến
Tú Xương và thơ của Người đã thúc giục chúng tôi thêm bạo dạn - ngọn núi thơ ca
của nhà thơ sông Vị đang vẫy gọi tôi kia làm sao tôi có thể nấn ná mà chùn gối”
(Lữ Hữu Nguyên). Với kiến thức sâu rộng về văn học, nghệ thuật, các soạn giả đã
phân tích sắc sảo các tác phẩm và công trình thơ của Tú Xương. Tất cả cái tài
năng, bút lực đã hội tụ với nhau làm nên giá trị nội dung, nghệ thuật cho cuốn
sách.
Cuốn “Tú Xương - Thơ và đời” thực sự là
một tác phẩm có giá trị, bổ ích và lí thú, có tính tuyên truyền, giáo dục cao
và hỗ trợ kiến thức đối với nhiều đối tượng từ tham khảo đến nghiên cứu chuyên
sâu. Đọc cuốn sách chúng ta thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về nhà thơ Tú
Xương- danh nhân Nam
Định. Qua đó, các bạn cũng sẽ có thêm vốn văn hóa, xã hội phong phú. Hãy đến
với cuốn sách này - chúng tôi tin bạn sẽ tìm được sự tương giao với nhiều điều lý thú.
TRỊNH THỊ SON
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét