Đặng Sinh
sưu tầm, biên soạn
CHIẾN SĨ NGUYỄN THỊ VÂN
Bà Nguyễn Thị Vân sinh năm 1929 tại Tân Đệ, Mỹ Tân (Nam Định) trong một gia
đình gia giáo, nề nếp. Năm 1945 Nguyễn Thị Vân ở tuổi 16. Cô đã nhìn thấy thảm
họa của trận đói ngay trên quê hương và vùng lân cận, thấy các đống xương dọc
đường 10 cao lên từng ngày.
Nguyễn Thị Vân cùng đội tự vệ ngày đêm luyện tập quân sự, hăng hái tham gia
diễn kịch cổ động phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và được giữ chức Bí thư
Phụ nữ cứu quốc ở địa phương. Những ngày đầu kháng chiến, cô tham gia lực lượng
cứu thương thành phố Nam
Định. Sự tận tụy chu đáo của cô được anh em rất quý mến. Gương chiến đấu dũng
cảm của các chiến sĩ làm cô cảm phục và quyết đi theo cách mạng.
Sau khi chiếm được Nam
Định, lính Pháp cho xe đi húc đổ nhiều nhà dân, cả trụ cổng nhà thờ Phù Long để
lấy gạch xây bốt. Ai cho vài chai rượu, chúng cho xe chở gạch đến tận nhà. Rồi
Nhà máy Dệt Nam
Định hoạt động trở lại vào năm 1948. Dân bắt đầu kéo về phố, sửa sang lại các
nhà chưa xập đổ hoàn toàn để sống tạm bợ. Bấy giờ làm gì có ngói để lợp nhà.
Khắp thành phố lô nhô các mái nhà lợp rạ, căng ly lông to nhỏ, cao thấp, mầu
sắc loang lổ, vá víu, chồng chéo. Các cơ sở sản xuất than quả bàng chưa có
nguyên liệu. Các cơ sở mộc lác đác, chỉ có ông chủ gầy gò đang sửa chữa, vá víu
cái cửa. Thậm chí không có ai chữa giường, vì không có tiền mà sửa. Do đó, cũng
chả có mạt cưa mà đun bếp. Mà các xà nhà, khung cửa thì nằm vạ vật khắp thành
phố. Nên toàn thành phố đun củi.
Sau khi lập bốt ở thành phố, lực lượng của Pháp lúc đó khá mạnh vì chúng có vũ
khí và kinh nghiệm chiến đấu. Chúng quyết tâm đánh nhanh, thắng nhanh để bình
định vùng nông thôn rộng lớn bằng cách đánh phá dữ dội vùng này, bắt bớ lượng
lớn du kích và nông dân về giam ở nhà tù Máy Chai trên đường Paul Bert. Rồi
chúng phải chiếm cả trường công giáo Xanh Thô Ma, trường dòng Lý Đoán, nhà ga Nam
Định để giam giữ tù nhân. Thế là lại có thêm một lượng lớn dân quê lên mua bán
lặt vặt ở thành phố để sống qua ngày, để dò hỏi tiếp tế cho thân nhân đang ở
tù. Rồi dần dần, bốt ở các làng tề công giáo bị vỡ. Dân công giáo cùng bọn vệ
sĩ bỏ chạy, lên tá túc ở các khu vực của nhà chung, hoặc gặp đâu ở đấy.
Cũng năm 1947, Tỉnh ủy Nam
Định rút kinh nghiệm về chủ trương “bật đất”: Không có dân thì không thể tổ
chức được lực lượng vũ trang tức là không có phong trào cách mạng. Muốn thế
phải vận động nhân dân hồi cư, phục hồi sản xuất.
Từ giữa năm 1947 đến trước 1 – 10 – 1947 thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc
được hợp nhất thành huyện Thành Mỹ. Đồng chí Nguyễn Văn Đăng trưởng chi điệp
báo Nam Định về hoạt động ở Mỹ Tân. Mỹ Tân trở thành địa điểm để công an Nam
Định xây dựng lực lượng điệp báo trong lòng địch. Nguyễn Thị Vân trở thành điệp
báo viên của công an Nam
Định.
Đến tháng 12 – 1948, TW chủ trương biến hậu phương địch thành tiền phương của
ta. Bốn tháng sau, huyện ủy Thành Mỹ cử nhiều cán bộ, đảng viên vào sống hợp
pháp, nửa hợp pháp trong nội thành để xây dựng cơ sở. Nguyễn Thị Vân vừa hoạt
động ở địa phương Mỹ Tân, vừa ở thành phố, trú tại 30 Bến Thóc, Nam Định. Nghề
nghiệp là buôn bán nhỏ, làm sao đối tượng tiếp xúc phải nhiều, dễ đi lại, dễ
tiếp cận các cơ sở của địch. Cô chọn nghề bán củi rong. Đúng là nghề mà cô dễ
đi lại, quen rất nhiều người và thu được nhiều tin tức.
Lúc đó, hàng từ vùng nông thôn theo các tuyến đường bộ, đường thủy đều đổ về
các phố chính Paul Bert, Cửa Đông (Lê Hồng Phong), Phố Khách (Hoàng Văn Thụ).
Hàng về vùng nông thôn, nhất là vùng tự do cũng từ các phố này ra đi. Các phòng
ban tác chiến của Pháp đặt ở nhà Ngân hàng. Tính báo quân đội ở sau nhà Ngân
hàng (vị trí Nhà Văn hóa Thiếu nhi hiện nay). Các trụ sở của chính quyền ngụy
đặt ở Kho bạc cạnh Ngân hàng và trường Lê Bảo Tịnh cạnh nhà thờ Đức Bà Nam
Định. Một vài tổ chức phản động đặt tại đường phố Paul Bert. Phố Paul Bert trở
thành trung tâm tình báo mà ta và địch quan sát săn tin, ứng phó.
Năm 2000, cụ Nguyễn Đức Nhuận ở 122 Paul Bert Nam Định, sau chuyển ra 18/27 Phù
Long kể lại:
- Cô Vân lúc ấy giỏi lắm! Lúc thì lọt vào nhà băng, thoắt đã ở trại lính Ca rô.
Cô thường đưa tài liệu cho chúng tôi trong ống củi mà cô đội đi bán. Rồi lại
dặn chúng tôi đến địa điểm đã định ở gần bến cảng Đò Quan để cắt tóc, nhằm theo
dõi binh lính và vũ khí địch chuyển từ Hà Nội về Nam Định theo đường sông. Cô hướng
dẫn tôi cách lấy tài liệu, tin tức của địch đến cắt tóc, cách viết báo cáo gửi
đi.
Cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn với đội củi trên đầu nhanh nhẹn trên đường phố Paul
Bert. Nhưng đôi mắt cô không ngừng quan sát. Do đó, cô đã nắm được quy luật đổi
gác của lực lượng cảnh binh, để báo cáo cho đồng chí Phùng Xuân Quảng và Nguyễn
Thành Vụ ở công an tỉnh. 7h30 ngày 18-8-1948 đội Ký Con thuộc ban điệp báo Nam Định đã diệt tên cảnh binh, thu vũ khí, làm
cho bọn Pháp ở Nam
Định giật mình kinh hãi.
Vào thời điểm ấy, Thái Bình còn là vùng tự do. Bến đò Muối ở Tân Đệ có nhiều
lau sậy che khuất, nên được chọn làm địa điểm đón lực lượng kháng chiến từ Thái
Bình (bên kia bến đò Muối) sang hoạt động. Cán bộ từ Thái Bình sang chỉ ở về
đêm, sáng lại về Thái Bình. Sau được nhân dân và một số người ở bộ máy ngụy
quyền bảo vệ, cán bộ đã có thể ở lại cả ngày mà không cần đến hầm bí mật. Vào
đầu năm 1950 Pháp đánh sang Thái Bình, cán bộ ta phải chuyển vùng. Từ các đầu
mối ở trong hàng ngũ địch, cô Vân được tin báo có tên Toàn con và tên Lương là
công an của ta về hàng giặc, mà tổ chức chưa biết. Chúng đã hẹn đoàn cán bộ ta
có 24 người từ Thái Bình sang vào 11 giờ đêm đó đến nhà bà Lý Tuất để dưa đi
hoạt động. Bà Lý Tuất là cơ sở quần chúng, mà cán bộ ở Thái Bình sang hay đến,
là mẹ cô Vân. Vì cô đi hoạt động ở thành phố, nên hai tên Toàn con, Lương không
biết cô. Thời gian còn rất ít, không kịp báo cho tổ chức, cô phải mau chóng về
báo cho mẹ. Xẩm tối, cụ Tuất ra bãi sậy bến Muối, báo cho đoàn cán bộ chuyển
đi.
Đến đêm, hai tên Toàn con, Lương dẫn lính đến bao vây nhà cụ Tuất đến 12h30
đêm. Không thấy có động tĩnh gì, chúng dùng mật hiệu như mọi khi gọi cụ Tuất,
nhưng cụ khéo léo từ chối. Chúng đành bỏ cuộc.
Ông Nguyễn Trung Nguyên, cháu gọi bà Nguyễn Thị Vân bằng cô ruột. Ông cũng là cháu đời thứ 8 cụ Nguyễn Đình Thuyên, người sáng lập làng Tân Đệ (nay thuộc xã Mỹ Tân). |
Trong lần đánh bốt Trung Trang lần thứ
hai và bắt tổng Hân (Mỹ Tân), cô Vân bị bọn tay sai phát hiện, nên chúng tìm
cách bắt được cô, đưa về nhà giam Nam Định.
Tên
quản Đắc nổi tiếng gian ác với bộ mặt dữ dằn, mắt đỏ ngầu, sặc sụa mùi rượu,
trực tiếp tra tấn cô. Phòng giam lủng củng các máy biến áp, các dụng cụ tra
tấn. Trên tường, các roi gân bò, roi điện treo la liệt giữa các vết máu loang
lổ. Hai tên tay sai, với bộ mặt độc ác dùng kìm rút lưỡi cô. Cô rú lên, nhưng
không có gì để khai cả. Chúng bắt đầu dùng kim đâm bừa bãi vào đầu mười ngón
tay, rồi ấn hai bàn tay đẫm máu của cô vào nước đá lạnh thấu xương. Tiếp đến,
chúng vật cô xuống nền nhà, kéo sợi dây từ trần nhà xuống buộc chặt tay cô, kéo
lên trần nhà. Quản Đắc tra hỏi không có kết quả, gào thét lên như thằng điên.
Lập tức hai thằng tay sai thả sợi dây ra. Cô rơi xuống đất, đánh xầm một cái,
mặt mũi sưng vù, đẫm máu. Xương khớp gẫy răng rắc, cô lịm đi.
Khi
cô tỉnh dậy, quản Đắc đến gần dụ dỗ:
- Cô
Vân, cô còn trẻ lắm. Đời con gái chỉ có một thì. Nếu cô khai ra, cô sẽ được
sung sướng. Chúng tôi bảo vệ, không sợ VẸM đâu (VẸM – VM – Việt Minh).
-
Lần trước đánh tôi, các ông nói: “Dù có khai hay không, các ông biết cả rồi”. Vậy
tôi còn gì khai nữa!
Quản
Đắc hất hàm. Hai tên tay sai xông vào đấm đá túi bụi. Mặt cô sưng lên. Người cô
bầm tím, gục xuống. Chúng giở trò đi tàu thủy, tức là bơm nước vào người, trướng
bụng lên. Rồi hai tên đi giầy đinh, giẫm lên bụng, làm cả phân và nước phọt ra
miệng.
Tên
ba Xồm, người Pháp, phụ trách phòng nhì hét lên:
-
Khai ra mau, ai dẫn đường và chỉ huy đánh bốt Trung Trang, bốt Phụ Long? Mày
hoạt động với ai? Thằng nào là chỉ huy? Mày không khai ra thì tàn phế đời con
gái, thân tàn ma dại. Khai đi thì được khoan hồng.
Đôi
mắt rực lửa của cô Vân vẫn bừng bừng căm thù. Cô nói:
-
Tôi không có tội gì mà khoan hồng. Một người dân yêu nước mà có tội sao? Các
ông bắt nhầm rồi. Tôi là Trung chứ không phải là Vân.
Tra
tấn đến gần sáng, không khuất phục được cô. Bọn giặc mệt rã rời. Ba Xồm hất hàm
cho quản Đắc:
-
Tống con quý cái về buồng giam rồi hỏi tiếp.
Chúng
chưa đủ chứng cứ kết tội cô, nên đành cho cô về buồng giam chung với mọi người.
Chị em tù vừa thương, vừa kính phục cô, tìm mọi cách cứu chữa.
Nhân
một hôm có tên lính tàu bò đi càn bị mìn chết, thân thể bầm nát, được Pháp đưa
về. Một số bạn tù cùng quê với hắn chửi rủa tên gian ác. Cô Vân nhanh ý hỏi về
quê quán, tình hình gia đình nó. Sau đó, cô nhận hắn là chồng mình, ôm chầm lấy xác
hắn, khóc lóc thảm thiết, xin được đem về chịu tang. Khi đơn vị hắn đưa xác hắn
và cô về quê làm tang, cô tìm cách trốn thoát. Bọn giặc treo thưởng 500 đồng
Đông Dương cho ai bắt được cô, để đem đi xử tử.
Bà
Túy ở Mỹ Tân (mẹ đẻ ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội) kể:
-
Sau khi bị địch bắt, tra tấn dã man, chị Vân vẫn còn gan góc lắm. Ra tù, mặc dù
sức khỏe còn rất yếu, chị vẫn lao vào hoạt động. Khi nào giặc đi càn ở Mỹ Tân,
chị lại lẩn vào nhà tôi. Chị đã kêu gọi được vài chục ngụy binh ra hàng, cùng
chị em tổ chức đoàn biểu tình vào tận dinh tỉnh trưởng đấu tranh đòi chồng, con
không đi lính cho Pháp.
Mẹ
chị đã nuôi dấu nhiều cán bộ. Có lần giặc đi càn bắt được đồng chí Hiệt (tức
Luận) và chồng chị Quy (nguyên Hội trưởng Phụ nữ Nam Định) vào sáng tinh mơ, trói
nghiến, đưa về bốt Quán Chuột. Cụ đã kịp dấu tài liệu và nói với đồng chí Hiệt:
“Anh cố chịu đòn. Tôi dù chết cũng cứu anh thoát khỏi tay giặc”. Rồi cụ khóc rất
to, kể lể quan hệ họ hàng, quê quán để đồng chí Hiệt khai cho hợp lý. Suốt từ 4
giờ sáng đến 10 giờ đêm, cụ ngồi ở cổng bốt, van xin quan lớn của bốt cho người
cháu hiền lành của cụ được thả về gia đình. Cụ không chịu ăn uống, khóc lóc đến
khản cả tiếng, đến mức tên đồn trưởng Viễn sốt ruột bàn với bọn chỉ huy gọi cụ
vào làm giấy cam đoan bảo lãnh cho đồng chí Hiệt. Nếu sau này phát hiện được
đồng chí Hiệt là Việt Minh thì cụ sẽ bị xử tử hình và tịch thu gia sản. Cụ can
đảm đưa bàn tay ra điểm chỉ vì cụ không biết chữ. Bọn giặc phải thả đồng chí
Hiệt. Bà con rất sợ hãi:
- Bà
khờ dại đem thịt cho hùm nó xơi rồi.
Khi
bà trở về nhà, thì các đồng chí ta chờ sẵn, quyết định chuyển đồng chí Hiệt
sang địa bàn khác và đưa cụ Tuất ra vùng tự do để đảm bảo tính mạng cho cụ. Cụ
hăng hái:
-
Các anh đừng lo cho tôi. Tôi phải ở lại để bà con vững tâm. Và khi các anh về
bà con mới dám đón tiếp.
Rồi
sáng hôm sau cụ chạy lên đồn báo tin:
-
Cháu tôi về, sợ quá, tối qua chạy đi mất rồi.
Đồn
trưởng Viễn tức quá, hô lính trói cụ lại, định đem bắn bỏ trôi sông. Sau chúng
nghĩ lại, tạm tha cụ về để làm cạm bẫy bắt cán bộ ta.
Nhiều
lần chúng lùa bắt cả đàn bà, con gái, trẻ em làng Tân Đệ đến nhà cụ tra hỏi. Cụ
dũng cảm đứng ra đấu lý với giặc. Tức quá, chúng dùng lưỡi lê đâm cụ, dùng mọi
nhục hình tra khảo, đốt đuốc dí sát vào mặt và định đốt nhà cụ. Suốt 8 năm
kháng chiến, cụ đã kiên cường chịu đựng mọi sức ép của địch, hóa trang rất tốt
hầm bí mật, che dấu nhiều cán bộ. Nhưng thời gian trôi đi, mắt cụ ngày càng
kém, rồi gần như lòa.
Tác giả Đặng Sinh và ông Nguyễn Trung Nguyên |
Sau
khi hòa bình lập lại, bà Vân trở thành cán bộ Công ty Thực phẩm Nam Hà. Năm 37
tuổi bà tiễn chồng là công an đi công tác miền Nam. Hai năm sau ông hy sinh. Một
mình bà nuôi bà mẹ đẻ mù lòa, bà mẹ chồng lưng còng gần đất và 5 đứa con còn
nhỏ dại. Không quản thời tiết khắc nghiệt nắng trưa cháy bỏng, đêm đông rét
buốt, bà vẫn cùng chị em ra phục vụ các trận địa pháo. Năm đứa con bà dần lớn
khôn. Có cháu được đi học nước ngoài, có cháu là giáo viên, có cháu là công an.
Bà
được khen thưởng:
-
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
cấp Bằng khen và Huy hiệu về thành tích xây dựng phong trào phụ nữ quê hương
đứng đầu huyện Mỹ Lộc.
-
Chiến sĩ giỏi 2 tốt của UBND tỉnh Nam Định.
-
Huân chương kháng chiến.
- Kỷ
niệm chương “Chiến sĩ bị bắt tù đày kiên cường bất khuất đấu tranh giải phóng
và bảo vệ Tổ quốc”.
Cụ
bà Nguyễn Thị Vân và cụ lý Tuất đều xứng đáng với tám chữ vàng mà Đảng vinh
danh những phụ nữ ưu tú của dân tộc: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Về
già, bà Vân luôn đau ê ẩm đến nhức nhối vì những đòn tra tấn của giặc khi xưa,
tim bà thắt lại, có lúc như không thở được, tai ù, đầu luôn choáng vàng. Mà hai
chân bà như gẫy gập, không đứng lên được. Bà vẫn vững vàng ý chí, vì từ tuổi 16
đi theo cách mạng, bà đã vượt qua bao gian nan lớn lao hơn nhiều.
Nhưng
vì dám đấu tranh vạch trần sự thật của một bí thư chi bộ cầu an, hưởng thụ, nên
bà bị ông ta trù úm, không cấp giấy chuyển sinh hoạt Đảng khi bà đến công tác
tại Công ty thực phẩm Nam Hà. Sau nhiều lần bà gửi đơn lên tỉnh ủy Nam Hà, Ban
kiểm tra trung ương Đảng, Ban tổ chức trung ương Đảng đã có văn bản chuyển về
Công ty thực phẩm Nam Hà đề nghị xem xét giải quyết. Bà được chi bộ công nhận
là đủ tư cách đảng viên, xứng đáng là đảng viên xuất sắc, đề nghị kết nạp lại.
Bà kiến nghị: Cả cuộc đời bà không tiếc xương máu, công sức hoàn thành bằng
được các nhiệm vụ được giao. Nếu đảng thấy bà xứng đáng thì công nhận danh hiệu
đảng viên cho bà. Bà có mắc sai lầm, khuyết điểm nào đâu mà phải kết nạp lại.
Rồi bà tự xác định, nếu chi bộ ngại việc đấu tranh để xác định ra sự thật thì
thà là quần chúng tốt còn hơn là một đảng viên bình thường.
Đặng Sinh
Phố Hoàng Văn Thụ, tp Nam Định
Tài
liệu tham khảo:
-
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Nam
Định.
-
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Tân.
- Di
tích đền Cây Quế.
-
Hồi ký Trần Anh Tuấn.
-
Lời kể Nguyễn Trung Nguyên.
Đã đăng:
Kì 1+2: Phố Paul Bert – Nhà
thờ Đức Bà http://tranmygiong.blogspot.com/2016/08/hoi-ky-tran-my-giong-trich-ki-1.htmlv
Kì 3: Trường Lê Bảo Tịnh
Kì 4+5: Tôi chỉ muốn làm con
dê cụ - Vành đai trắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét