Nhà thơ Tử Giang
THÌ THẦM
Đã nghe trong gió heo may
Hương chi như là hương nắng
Tiếng gì chùng trong khoảng
lặng
Như là mật ngữ yêu thương...
Trầm khúc xao xót hạ vương
Thu sang bẻ bàng mắt lá
Con đường sương quen bổng lạ
Rưng rưng ngâu hạt giao
mùa...
Ta thức cùng ánh sao rua
Tri âm nổi lòng nhớ bạn
Trăng ngủ giữa quầng mây tán
Thu lịm quá mù sa mưa...
Mơ màng rèm động buồn khua
Thắp tim khơi lên niềm nhớ
Tình nhau đã như hơi thở
Tìm nhau tìm đã bao mùa...
Tựa đêm bên cánh song thưa
Tâm tư về cùng muôn hướng
Thì thầm...thì thầm độ lượng
" Lòng chợt từ bi bất
ngờ...!"
Tử
Giang
22.08.20
LỜI BÌNH CỦA CHÂU THẠCH:
Sáng
nay, lại một niềm vui mới đến với tôi khi đọc một bài thơ vào thu thật hay, khi
ngoài trời mùa thu vừa đến (Ngày 5 tháng7 âm lịch).
Nhà
thơ Tử Giang (Hồ Viết Thắng) với tác phẩm “Thì Thầm” đã lặng lẽ đem đến tâm hồn
tôi thứ hương thu, vị thu không se lạnh vì còn chút ánh nắng cuối hè và một cảm
nhận thư thái khi thấy lòng mình cũng “chợt từ bi bất ngờ” như tác giả ở trong
thơ.
Hãy
bước vào khổ thơ đầu tiên để nghe tiếng “thì thầm” của thu bằng “mật ngữ”
“chùng trong khoảng lặng” nhưng làm êm ái lòng ta:
Đã
nghe trong gió heo may
Hương
chi như là hương nắng
Tiếng
gì chùng trong khoảng lặng
Như
là mật ngữ yêu thương...
Đa
số các thi nhân đều tả gió heo may thì se lạnh. Ngược lại, nhà thơ Tử Giang
nghe có hương nắng trong gió heo may. Nắng mùa hè thì nóng, thì gay gắt. Nắng
mùa thu thì dịu mát hơn. Ý thơ gió mùa thu mang hương của nắng mùa hè cho ta
cảm nhận được hoàn toàn thời tiết của buổi giao mùa.
Đọc
khổ thơ trên, tâm hồn ta không những được thụ hưởng mùi hương nồng thơm của
buổi đầu thu mà còn nghe trong yên lặng, mật ngữ yêu thương của thiên nhiên,
của trời đất, của Thượng Đê rót vào lòng ta nữa. Nhà thơ nói “mật ngữ” nhưng
trong tôn giáo nói đây là sự“ khải thị” cúa Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Ai
nhận được sự khải thị ấy thì người đó đến gần với Thương Đế.
Qua
khổ thơ thứ hai, ta nghe được sự trao đổi thầm thì giữa hai mùa hạ và thu trong
những trầm khúc như ở siêu tần số, đồng vọng vào lòng ta, khiến lòng ta có một
chút “xao xót”, một chút “rưng rưng” cùng âm hưởng đầy thi vị của thơ:
Trầm
khúc xao xót hạ vương
Thu
sang bẻ bàng mắt lá
Con
đường sương quen bổng lạ
Rưng
rưng ngâu hạt giao mùa...
Đọc
khổ thơ, ta cảm nhận một cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa mùa hạ và mùa thu,
như cặp tình nhân bin rịn nhau trong giờ đưa tiễn.
Đọc
khổ thơ, ta cũng nhớ đến đoạn văn của Thanh Tịnh “Con đường nầy tôi đã quen đi
lại lắm lần, nhưng lần nầy tôi tự nhiên thấy lạ… Hôm nay tôi đi học.”. Thanh
Tịnh thấy lạ vì đi học lần đầu. Tử Giang thấy lạ vì con đường hôm nay có sương.
Cùng một sự thấy con đường bỗng lạ, tuổi họ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau,
nhưng tâm hồn hồn họ vẫn trẻ và nhạy cảm như nhau khi họ đều cảm nhận được cái
lạ trên con đường không thay đổi mấy, bởi trong lòng họ đều rung động bởi tiếng
thu.
Đọc
khổ thơ, ta cũng cảm nhận sự giao mùa từ cái bao la đến từng chi tiết nhỏ.”Trầm
khúc xa xót hạ vương” là biến chuyển trong trời đất. “Thu bẻ bàng mắt lá”, “Rưng
rưng ngâu hạt giao mùa” là biến chuyển trong từng chi tiết. Tất cả cho ta một
cảm nhận tường tận buổi giao mùa, khiến lòng ta như chiếc kính máy ảnh, có khi
như mở rộng ra, có khi như khép nhỏ lại, thu nhận những cảm xúc lắng đọng hương
vị buổi đầu thu đầy đủ trong tâm hồn.
Qua
khổ thơ thứ ba, nhà thơ đưa nỗi nhớ vào thơ, làm bài thơ sinh động thêm khi
nhân cách hóa cho trăng và mùa thu thành người:
Ta
thức cùng ánh sao rua
Tri
âm nổi lòng nhớ bạn
Trăng
ngủ giữa quầng mây tán
Thu
lịm quá mù sa mưa...
Sao
Rua hay còn gọi là Cụm sao Thất Nữ, là tên cụm sao phân tán trong chòm Kim Ngưu
. Sao Rua thường quan sát được vào lúc sáng sớm đầu muà thu. Nhìn bằng mắt
thường, sao Rua là một đám nhỏ gồm nhiều sao lờ mờ trên bầu trời đêm, rất dễ
nhận thấy. Nhà thơ “Ta thức cùng ánh sao rua” nghĩa là thao thức suốt đêm.
Trong
khi nhà thơ thức cùng ánh sao rua, thì nhà thơ cho trăng ngủ, cho mùa thu lịm
đi trong sương mù. Để làm gì? Để hư cấu nỗi nhớ của mình cũng có âm thanh nổi
trội, thứ âm thanh trầm ẩn bay lên, tỏa ra cùng vạn vật, lắng đọng trong sự im
lìm, trong giấc ngủ của trăng, trong sự lịm đi của bầu trời sương mù, của bầu
trời sa mưa ở một miền xa xa, bầu trời sa mưa đã làm mờ bóng thu trong đôi mắt
thi nhân. Bởi thế nhà thơ viết “Tri âm nỗi lòng nhớ bạn” là biết được âm
thanh của nỗi nhớ trong lòng mình đồng vọng trong đêm, bằng một giai tầng mà
chỉ nhà thơ nghe được.
Qua
khổ thơ thứ tư, cảnh bắt đầu xao động, nhà thơ thức dậy như qua một giấc thụy
du:
Mơ
màng rèm động buồn khua
Thắp
tim khơi lên niềm nhớ
Tình
nhau đã như hơi thở
Tìm
nhau tìm đã bao mùa...
Khổ
thơ đã miêu tả đúng một hiện tượng tâm lý: Bức rèm khua động làm tỉnh cơn xuất
thần. Linh hồn quay về với thân xác, nghe được những biến chuyển trong con tim,
trong hơi thở của mình, nhớ được thời gian đã tìm nhau. Chắc chắn bây giờ nhà
thơ sống bằng nội tâm mà quên hết thời khắc bên ngoài.
Đúng
vậy, vì qua khổ thơ chót, nhà thơ công nhận tâm tư mình đã tràn đi, về muôn
hướng:
Tựa
đêm bên cánh song thưa
Tâm
tư về cùng muôn hướng
Thì
thầm...thì thầm độ lượng
"Lòng
chợt từ bi bất ngờ...!"
Cả
bài thơ như tiếng thì thầm thổ lộ niềm riêng mà khổ thơ cuối như lời thì thầm
nguyện cầu với Phật hay với Chúa của mình, khiến cho tâm thần thoát ra và bay
đến một miền độ lượng, từ bi.
Bài
thơ biến chuyển bất ngờ ở khổ thơ cuối, đem cho người đọc một hơi thở thơm mùi
đạo lý, thanh thoát tâm hồn, thư thái trong nối nhớ và hóa bướm để bay về một
miền thanh tịnh.
Bài
thơ khác với một bài thơ tình, khác với một bài thơ thiền, rất lãng mạn nhưng
cũng rất bất ngờ khi phút cuối, bài thơ đưa ta vào tỉnh tọa an nhiên trên những
biến chuyển của đời và của chính nội tâm ta. Bài thơ thật hay !!!
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét