LỠ
Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng
Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông
Thầm thĩ với người từng vun mộng
Trăng kia bến cũ có thay dòng?
Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống
Môi kề môi ấy có lạ không?
Và đã khi nào mỏi mòn trông
Héo hắt than hoa lạc cuối dòng?
Có còn đứng đợi chờ trăng xuống
Mơ dạo cùng ai cõi phiêu bồng...?
Tôi biết, nhưng thôi, chỉ rầu lòng
Ái tình cố níu cũng bằng không
Lòng người còn thẳm hơn sông rộng
Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.
*.
Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Tác giả bài thơ “Lỡ” quê ở Hưng Yên, bên kia bờ sông Hồng đối diện
với dải đất ngoại thành Hà Nội bên này. Ngày xưa khi chưa có
những cây cầu hiện đại bắc qua, làng mạc dọc theo bờ sông suốt miền châu thổ
Bắc bộ, đâu cũng có bến đò ngang… Bến nước, con đò là nơi nối nhịp thông thương
qua lại giữa hai bờ Nam, Bắc. Bao nhiêu đôi lứa đã gặp gỡ qua ánh mắt nụ cười
trên bến, dưới thuyền mà nên duyên chồng vợ, gắn bó keo sơn, đến đầu bạc răng
long. Tác giả bài thơ có lẽ là một người đã được hưởng thứ hạnh phúc dân dã
trong lành một thuở để có những câu thơ hoài niệm về những kỷ niệm mà cuộc sống
tất cả đã đổi thay, không còn gặp ở tình yêu tuổi trẻ bây giờ:
Tôi đắm hồn tôi
nơi bến vắng
Lướt khướt trăng
vàng rớt đáy sông
Thầm thĩ với
người từng vun mộng
Trăng kia bến cũ
có thay dòng?
Mỗi độ chiều tàn,
đêm rủ xuống
Môi kề môi ấy có
lạ không?
Giờ không còn bến
với đò, nhịp sống hối hả trên những cây cầu lồng lộng vắt ngang trời xanh dẫn
về những làng quê cũng nhà tầng, cũng tường cao cửa kín, chưa kể nhiều nơi
người ta đã lắp đặt những con mắt điện tử (camera) ma quái rình mò, giăng mắc
ngày đêm, ta được đọc những câu thơ như giở lại những kỷ vật cũ càng: “Tôi
đắm hồn tôi nơi bến vắng/ Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông” để được tiếc
nuối những gì say đắm đã đi qua, chẳng thú vị sao! Có lẽ tác giả bài thơ là lứa
tuổi người cuối cùng nhìn thấy “Vầng trăng say khướt rơi xuống đáy sông”.
Bởi trong các nhà thơ hiện đại đã có người viết “Trăng đã mất từ khi Hàn đi
mất/ Trăng còn đây chỉ là bản phô tô”. Vẻ đẹp của tạo hóa lung linh huyền
diệu lấp lánh trong thi ca muôn thuở, đã nhuộm thắm hồn người làm cho tình yêu
trở nên bất tử mơ màng, bỗng bị thứ ánh sáng đèn màu với âm thanh thác loạn của
những điệu nhạc cuồng si che phủ, mờ nhạt như một bản phô tô, một vầng trăng in
giấy không hồn, bởi chính lòng người vô cảm trước những nhu cầu vật chất, của
cải, tiện nghi chẳng biết sẽ còn đưa cuộc sống con người đi đến nơi nao? Người
ta đã chế tạo được những “người Rô bốt” nhằm thay thế con người bằng xương thịt
trong lao động tay chân, đã sản xuất được cả những máy tính có khả năng viết
những bài thơ theo lập trình có sẵn… Liệu ngày nào đấy con người sẽ tìm ra thứ
“tình yêu Rô bốt” mới chăng? Nói vậy để thấy vui vì hôm nay ta còn được đọc
những câu thơ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn vì tình của Đặng Xuân Xuyến viết cuối năm 2016:
Và đã khi nào mỏi
mòn trông
Héo hắt than hoa
lạc cuối dòng?
Có còn đứng đợi
chờ trăng xuống
Mơ dạo cùng ai
cõi phiêu bồng...?
Đôi lứa yêu nhau bây
giờ chắc chẳng bao giờ dùng lại những câu thơ “Héo hắt than hoa lạc cuối
dòng”. “Than hoa lạc…” là than thế nào? “Cõi phiêu bồng” là ở
đâu? Khi những chiếc máy bay siêu tốc một giờ đã rẽ mây đi hàng nghìn cây số!
Và những giấc mơ đã được dùng làm nghiệm chứng cho con số tính đề thua được, đỏ
đen…Có được bài thơ gợi lại một tình yêu thủy chung, son sắt “chỉ lỡ một
nhịp chèo mà thành xa cách…”, mà tháng năm cứ còn mãi bên lòng ngọn lửa
không tàn phai đã là an ủi cho ai người vẫn còn khao khát thủy chung!
*.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Nhà thơ HÀ NGUYÊN
Địa chỉ: 126 Nam Cao, Hai Bà Trưng, Hà
Nội
Email: kstoan12@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét