Trần Mỹ Giống
Đào
Sư Tích sinh năm Canh dần (1350), mất năm Bính Tý (1396), quê làng Cổ Lễ, huyện
Tây Chân (nay thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Ông là
người thứ hai đỗ Trạng nguyên trong số 5 Trạng nguyên của đất Nam Định văn
hiến. Do thời gian đã lâu, các tài liệu lịch sử viết về ông hiện còn rất ít,
lại sơ lược, nhưng công danh sự nghiệp của ông được dân gian truyền tụng khá
nhiều.
Đào
Sư Tích xuất thân trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng lâu đời. Ngay từ
thời Trần Nhân Tông, họ Đào đã có Đào Dương Bật đỗ Thái học sinh, là bậc Khai
quốc công thần nhà Trần, từng giữ chức Thượng thư bộ binh kiêm Đông các đại học
sĩ. Năm 1285 ông vâng lệnh triều đình về vùng đất Đông Trang thuộc lộ Trường
Yên (nay là thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) để chiêu
dân lập ấp làm nơi cảnh giới cho căn cứ địa Trường Yên trong kháng chiến chống
quân Nguyên. Cha Đào Sư Tích là Đào Toàn Bân (có sách chép là Đào Toàn Mân, Đào
Tuyền Phú, Đào Kim Bản, Lê Toàn Môn...) vốn người ở làng Song Khê, huyện Yên
Dũng, hồi nhỏ đi học ở Cổ Lễ rồi lấy vợ và sinh sống ở đó. Ông đỗ Hương cống
khoa Giáp Tý thời Trần, đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Dần (1362) đời Trần Dụ Tông,
làm quan tới Lễ bộ Thượng thư, Tri thẩm hình viện sự. Ông là một nhà giáo nổi
tiếng về phương pháp dạy học, học trò có nhiều người thành đạt. Quốc tử giám Tư
nghiệp Chu Văn An đã phải khen ông là
"Đại sư vô nhị".
Đào
Sư Tích là con thứ của Đào Toàn Bân. Vốn có tư chất thông minh, ham học, được
người cha nổi tiếng dạy dỗ, Đào Sư Tích sớm bộc lộ tài thơ phú, lực học hơn hẳn
các bạn cùng lứa tuổi, năm 7 tuổi đã nổi tiếng là Thần đồng. Hồi còn đi học,
một lần Đào Sư Tích phải qua sông Hồng (sang đất Thái Bình hiện nay) cắt thuốc
chữa bệnh cho cha. Vì đò đông khách, Đào Sư Tích phải đợi chuyến sau. Trong lúc
ngồi chờ đò, cảm xúc trước cảnh trời nước mênh mang, Đào Sư Tích có làm mấy câu
thơ:
Trời mênh mông
Nước mênh mông
Tôi phải chờ
Bởi đò đông.
Bài thơ tuy đơn giản chỉ có mấy câu nhưng đã thể hiện rõ khung cảnh bến đò, phù hợp với tâm lý người chờ đò nên được nhiều người thuộc và lan truyền rất nhanh. Tình cờ, cô lái đò lại tên là Đông. Cô Đông là người có học, cũng võ vẽ biết làm thơ. Khi biết tên tác giả bài thơ "Chờ đò" là Tích, cô Đông liền gửi cho anh một bài thơ theo kiểu bài thơ của anh:
Đêm tĩnh mịch
Nhà tĩnh mịch
Tôi ngồi đọc
Truyện cổ tích.
Bài thơ của cô Đông thật đơn giản mà rất lạ, có hàm ý, chữ cuối cùng của bài thơ cũng trùng với tên của tác giả bài thơ "Chờ đò". Từ đó hai người trở nên thân thiết với nhau. Nhưng chẳng được bao lâu thì cô Đông bị gia đình ép gả cho một người dân chài ở bên kia sông (nay là đất Thái Bình), còn Đào Sư Tích thì đỗ Trạng nguyên và đi làm quan ở triều đình nên hai người không có dịp gặp lại nhau nữa. Mối tình từ bài thơ trên bến đò năm ấy còn vương vấn mãi hai người nhiều năm sau này(1).
Một hôm quan Nhập nội hành khiển Đào Sư Tích nhận được một bức thư không đề tên người gửi, vẻn vẹn chỉ có hai câu:
Chức trọng quyền cao ngày nay đã thoả
Còn nhớ năm xưa ngồi đợi con đò?
Sau nhiều năm làm quan, chịu bó tay trước những hiện tượng tiêu cực trong triều đình, Đào Sư Tích cảm thấy ngao ngán. Bức thư đã làm ông nhớ lại những kỷ niệm đẹp của mối tình tuổi học trò. Vào một đêm trằn trọc không ngủ được, ông ngồi dậy cầm bút viết hai câu thơ:
Mười mấy năm trời quyền cao chức trọng
Không bằng một khắc trên chuyến đò xưa.
Có lẽ sự kiện này không chỉ bộc lộ tài năng văn học của Đào Sư Tích mà còn là một tác động vào quyết định cáo quan của ông sau này.
Truyền thống khoa bảng nổi tiếng của dòng họ Đào và của vùng đất Nam Chân hiếu học đã ảnh hưởng sâu sắc tới Đào Sư Tích. Ông đi thi với niềm tin tưởng và quyết tâm đỗ đạt danh vị cao. Tương truyền, khi ông đi thi Đình, vừa ra đầu ngõ thì gặp ngay một thiếu nữ. Ông tỏ vẻ không vui, xẵng giọng:
- Ta đi thi mà gặp gái!
Người thiếu nữ kia vốn thông minh, liền bảo:
- Ông đi thi thì ông đỗ Tiến sĩ, việc gì đến chị em?
Ông mắng luôn:
- Tiến sĩ thì thấm tháp gì?
Thiếu nữ tươi cười:
- Không đỗ Tiến sĩ thì đỗ Trạng nguyên vậy, được chưa?
- Thế thì được!
Khoa ấy ông đậu Trạng nguyên thật.
Dù câu chuyện trên chỉ là tương truyền song cũng phần nào phản ánh được cái chí khí quyết đạt danh vị cao của Đào Sư Tích. Trong Nam thiên trân dị tập có lời bình về sự kiện này như sau:
- "Gặp gái" là tiếng đùa. "Tiến sĩ thấm tháp gì?" lại là lời thật. Ông Cổ Lễ (chỉ Đào Sư Tích) đã cầm chắc hai chữ "Khôi nguyên" trong tay rồi, đâu phải đợi người khác nói ra mới nghiệm!”
Vốn có tư chất thông minh, ham học, có quyết tâm cao, lại được người thày nổi tiếng dạy dỗ, Đào Sư Tích đỗ cao là điều tất yếu.
Khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2(1374) đời Trần Duệ Tông, Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên. Đào Sư Tích và Bảng nhãn Lê Hiến Giản, Thám hoa Trần Đình Thâm là ba vị Tam khôi được vua ban yến và áo xếp, được dẫn đi chơi phố ba ngày, được phong quan chức theo thứ bậc khác nhau. Các tài liệu đăng khoa lục đều nói Đào Sư Tích đỗ đầu từ thi Hương đến thi Hội, thi Đình vì thế nhiều người nghiên cứu sau này cho là ông đạt danh hiệu Tam nguyên. Thời Lý - Trần, thi Đình là giai đoạn cuối của thi Hội. Chỉ từ năm 1442 thi Đình mới thực sự được tách ra thành một kỳ thi độc lập. Do vậy, cũng chỉ từ năm này mới có danh hiệu Song nguyên (đỗ đầu hai kỳ thi Hội và thi Đình) và Tam nguyên. Cả nước chỉ có 7 người đạt danh hiệu Tam nguyên. Đào Sư Tích dù không phải là Tam nguyên nhưng vì từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ đầu nên dân gian vẫn thừa nhận ông là Tam nguyên. Điều đó chứng tỏ Đào Sư Tích là người có kiến thức uyên bác, đạo đức trong sáng, được nhân dân cảm phục và yêu mến.
Một hiện tượng kỳ lạ hiếm có trong lịch sử khoa cử nước ta là trong khoa thi Giáp dần (1374), cả ba người học trò của cụ Đào Toàn Bân đều đỗ cao: Con trai cụ là Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên, hai học trò của cụ là Lê Hiến Giản (tức Lê Hiến Phủ) đỗ Bảng nhãn, Lê Hiến Tứ đỗ Tiến sĩ (Thái học sinh). Cả bốn thày trò sau này đều làm quan đồng triều. Trong buổi lễ đăng khoa, biết Đào Toàn Bân đã dạy con và hai học trò đều đỗ đại khoa, vua Trần khen ông là "Phụ giáo tử đăng khoa" (Cha dạy con đỗ đạt) và tặng ông bốn chữ "Phụ tử đồng khoa" (Cha con cùng đỗ) kèm theo vế đối:
Phụ đăng khoa, tử đăng khoa, phụ tử kế đăng khoa chi nghiệp;
(Cha đỗ, con đỗ, cha con nối nhau làm nên sự nghiệp học vấn đỗ đạt)
Tân Trạng nguyên Đào Sư Tích liền xin phép vua và cha cho đối như sau:
Tổ tích đức, tôn tích đức, tổ tôn bồi tích đức chi cơ.
(Ông tích đức, cháu tích đức, ông cháu cùng vun trồng cơ nghiệp đức)
Câu đối của Đào Sư Tích ca ngợi dòng họ nhà vua đức nghiệp cao, văn học lớn, các bậc vua ông, cha, con, cháu đều như thế. Câu đối cũng đồng thời ngầm tự hào về dòng họ Đào của tác giả có truyền thống khoa giáp vẻ vang. Tài ứng đối của Đào Sư Tích đã làm đẹp lòng vua Trần.
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Đào Sư Tích được bổ chức Lễ bộ thượng thư trông coi việc văn hoá, giáo dục của triều đình. Đến tháng 5 năm Tân Dậu (1381) ông lại được thăng làm Nhập nội hành khiển kiêm Hữu ty lang trung. Nhập nội hành khiển là chức quan cao cấp trong triều đình thời Trần, chỉ đứng sau Tể tướng, nắm giữ các việc cơ mật của đất nước. Cùng năm này cha ông là Đào Toàn Bân cũng được thăng làm Tri thẩm hình viện sự, nắm giữ các việc thực thi pháp luật, "cầm cân nảy mực" xã hội.
Nhiều năm liền Đào Sư Tích làm nhiệm vụ đi kinh lý các lộ miền biên giới phía bắc, lập được nhiều công trạng, được vua hết lòng khen ngợi. Năm Quý hợi (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông làm sách Bảo Hoà điện dư bút để dạy bảo quan gia, sai Đào Sư Tích làm bài đề tựa. Sự kiện này chứng tỏ Trần Nghệ Tông rất tin ở tài văn học và đức độ của Đào Sư Tích. Tiếc rằng bộ sách này ngày nay đã thất lạc.
Đào Sư Tích làm quan trong thời kỳ nhà Trần suy thoái. Ba vị vua mà ông từng phụng sự là Trần Duệ Tông (1372 - 1377), Trần Phế Đế (1378 - 1388), Trần Thuận Tông (1388 - 1398) đều chỉ làm vì, thực quyền vẫn trong tay Thượng hoàng Trần Nghệ Tông. Nhưng Trần Nghệ Tông bản tính nhu nhược, chẳng giám tự quyết đoán việc gì, lại hết lòng tin dùng Hồ Quý Ly, giải quyết mọi việc thường nghe theo lời Hồ Quý Ly nên Hồ Quý Ly mới thực sự là người có vai trò quyết định mọi việc chính sự của triều đình. Từ năm 1371 triều đình nhà Trần nổi lên mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là các tôn thất quý tộc nhà Trần muốn duy trì vương triều của mình, với một bên là phái muốn cải cách đứng đầu là Hồ Quý Ly. Để củng cố địa vị và tạo vây cánh, Hồ Quý Ly tìm mọi cách đưa người tâm phúc và họ hàng của mình vào nắm giữ các cương vị chủ chốt trong triều đình, đồng thời tiêu diệt các phe đối lập. Tháng 2 năm Kỷ mùi (1379) Hồ Quý Ly lại được giao chức Tiểu tư không kiêm Hành khu mật đại sứ, được phép chọn cử quan viên không nhất thiết phải là tôn thất nhà Trần. Hồ Quý Ly đã lợi dụng dịp này đưa người của mình vào giữ các cương vị trọng trách như: lấy Nguyễn Đa Phương làm tướng quân, Phạm Cự Luận làm quyền Đô sự... Đối với các phe đối lập, Hồ Quý Ly ra tay triệt hạ: diệt Thái uý Trang Định Vương Ngạc (1391), Trần Nhật Chương (1392), Trần Nguyên Uyên, Trần Nguyên Dận (1395)... Trong khi đó vua Trần Duệ Tông là người có tài cầm quân, bản tính cứng cỏi nhưng quá tự kiêu, dẫn đến cái chết về tay Chế Bồng Nga khi đi đánh Chiêm Thành. Vua Trần Phế Đế là ông "Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới (chỉ Hồ Quý Ly), xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được" (Đại Việt sử ký toàn thư, BK8, 1a). Năm 1388 mưu giết Hồ Quý Ly không thành, Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nghe theo lời Hồ Quý Ly đem thắt cổ cho chết. Vua Trần Thuận Tông lên ngôi lúc mới 11 tuổi, Hồ Quý Ly liền gả con gái lớn của mình là Thánh Ngâu cho vua làm Hoàng hậu. Hồ Quý Ly làm Phụ chính Thái sư nắm mọi quyền hành trong triều đình.
Giai đoạn Trần mạt, bọn quyền thần lợi dụng sự tối tăm của vua, tha hồ làm mưa làm gió trong triều, thẳng tay bóc lột ức hiếp dân chúng, gây ra một tình thế xã hội vô cùng quẫn bách. Trước hoàn cảnh bi đát này, những người có tâm huyết đều bất lực. Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An dâng Thất trảm sớ để chấn chỉnh chính sự nhưng không được vua Trần chấp nhận đã phải từ quan về ở ẩn. Tháng 4 năm Nhâm thân (1392) Bùi Mộng Hoa dâng thư lên Thượng hoàng cảnh báo nguy cơ Hồ Quý Ly dòm ngó ngôi báu, Trần Nghệ Tông lại đưa thư cho Hồ Quý Ly xem, sau Bùi Mộng Hoa phải lẩn tránh. Đào Sư Tích là vị quan ngay thẳng, cương trực, luôn giữ chính nghĩa, không vào hùa với kẻ phản thần. Trong triều có một số người không ưa ông. Tháng 12 năm Nhâm thân (1392), Hồ Quý Ly viết sách Minh đạo (làm sáng tỏ đạo Nho) hạ thấp vai trò của Khổng Tử, đề cao Chu Công... Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói Hồ Quý Ly bàn như vậy là không phải, liền bị đày đi châu gần. Đoàn Xuân Lôi nói Đào Sư Tích có xem thư của mình phê phán Hồ Quý Ly nên Đào Sư Tích cũng bị giáng làm Trung thư thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự. Sau sự kiện đối đầu với Hồ Quý Ly này, có câu đối ca ngợi cha con Đào Sư Tích như sau:
Kim âu xã tắc quân thần nghĩa
Thạch mã sơn hà phụ tử danh.
(Nghĩa vua tôi bình vàng xã tắc
Tiếng cha con ngựa đá non sông)
Chán ngán trước cảnh trong triều vua quan mưu hại lẫn nhau, bất mãn vì Hồ Quý Ly chuyên quyền, tiên đoán được nhà Trần sẽ mất về tay họ Hồ mà mình bất lực, Đào Sư Tích đã cáo quan về quê làm thuốc chữa bệnh và dạy học. Là một vị quan trông coi pháp luật, Đào Sư Tích luôn giữ mình trong sạch, khi về chỉ để lại cho con cháu một cái ao, vài sào ruộng và một mảnh đất làm nhà (Thần tích tổng Thần Lộ). Đào Sư Tích từng là một đại quan hàng á tướng của triều đình mà liêm khiết như vậy, ngày nay vẫn còn là một tấm gương sáng.
Về năm cáo quan của Đào Sư Tích, các tài liệu viết về ông đều không nói tới, hoặc có nói thì cũng chỉ viết chung chung là "Khoảng năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông (1388- 1398) ông cáo quan về trí sĩ". Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Đào Sư Tích bị giáng làm Trung thư thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự vào tháng 12 năm Nhâm thân (1392). Gia phả họ Đào - Phạm - Dương ở Cổ Lễ chép Đào Sư Tích mất ngày 4 tháng 9 năm Bính Tý (1396) thọ 47 tuổi. Trong thời gian từ 1393 đến 1396 ông còn phải đi sứ Trung Quốc (sau khi đã cáo quan). Vậy thời điểm cáo quan của ông rất có thể là vào năm 1393, tức là ngay sau khi bị giáng chức, lúc mà tâm trạng bất mãn của ông đã bị đẩy tới đỉnh cao.
Đào Sư Tích cáo quan về quê nhưng ông không an phận làm một xử sĩ. Ông bí mật lên vùng Lý Hải, huyện Tam Đảo (nay thuộc xã Phú Xuân, huyện Tam Đảo) với mục đích quy tụ nhân tài, nuôi chí lớn chấn hưng đất nước. Tại đây ông đã viết bộ Sách lược phục hưng Đại Việt cuối thời Trần. Bộ sách này ngày nay đã mất nên không rõ tư tưởng phục hưng canh tân đất nước của ông cụ thể thế nào. Con cháu họ Đào chỉ còn lưu truyền được câu cuối cùng trong bộ sách này là: "Việc lớn mà thành, ta sẽ tâu với trăm họ dời đô về Tam Đảo". Nhưng ông chưa đủ thời gian để thực hiện chủ trương phục hưng đất nước thì đã phải phụng mệnh triều đình đi sứ Trung Quốc.
Thời gian này, nhà Minh tăng cường sức ép với vua Trần nhằm tạo cớ thực hiện âm mưu xâm chiếm Đại Việt. Chúng liên tiếp đưa các yêu sách ngày càng nặng nề đối với nước ta:
- Tháng 9 năm Giáp Tý (1384) chúng đòi ta phải nộp lương thực cung cấp cho quân Minh đóng ở Lâm An (Vân Nam, Trung Quốc).
- Tháng 3 năm ất sửu (1385) chúng đòi ta nộp 20 tăng nhân (nhà sư).
- Tháng 2 năm Bính dần (1386) chúng đòi ta nộp những loài cây ăn quả quý, lại đòi cấp cho chúng 50 con voi và cho chúng mượn đường đi đánh Chiêm Thành.
- Tháng 6 năm ất hợi (1395) quân Minh đánh các man làm phản ở Long Châu và Phụng Nghĩa (Quảng Tây, Trung Quốc), đòi ta phải cấp cho chúng 5 vạn quân, 50 thớt voi, 50 vạn thạch lương... Ta chỉ nộp một ít gạo, chúng lại đòi ta phải nộp tăng nhân, thanh niên bị thiến, phụ nữ xoa bóp...
Trước tình thế đó, vua Trần rất cần người tài giỏi, có đủ khả năng xoay chuyển tình thế đi sứ để thực hiện chủ trương hoà hoãn. Trong triều có người nói chỉ có Đào Sư Tích mới có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ này. Mặc dù không ưa gì Đào Sư Tích, Hồ Quý Ly vẫn phải xin vua Trần giao cho ông nhiệm vụ đi sứ. Khi Hồ Quý Ly về Cổ Lễ để triệu Đào Sư Tích vào triều thì ông đã ở Tam Đảo. Tưởng ông bỏ trốn, Hồ Quý Ly ra lệnh nếu Đào Sư Tích không hồi triều đi sứ thì sẽ bị chu di tam tộc. Đề phòng họ Đào sau này bị Hồ Quý Ly tàn sát, Đào Sư Tích đã cho con cháu đổi ra họ Phạm và hồi triều nhận trách nhiệm đi sứ nhà Minh. Sau này con cháu ông lại có người đổi thành họ Dương, do đó từ đường họ Đào ở Cổ Lễ hiện nay có bức đại tự ghi là Đào - Phạm - Dương.
Đào Sư Tích đã đi sứ nhà Minh vì quyền lợi của trăm họ, vì yêu cầu của đất nước. Bằng tài năng hơn người, ông đã thuyết phục được vua Minh giảm nhẹ yêu sách, đặc biệt đã bãi bỏ việc đòi cống nạp tăng nhân, kéo dài thời gian hoà hoãn cho Đại Việt. Tương truyền, thời đó nhà Minh cho người vơ vét sách thuốc bằng chữ Nôm của nước ta, đem về nước xếp cao đến nóc nhà, nhưng không có ai đọc thạo. Nhân có Đào Sư Tích sang sứ, vua Minh nhờ ông đọc và tóm tắt giúp để Lý Sỹ Tài ghi lại bằng chữ Hán thành bộ Y tông tất đọc, ông chỉ đọc trong ít ngày là hết kho sách. Vua Minh vô cùng kinh ngạc và khâm phục, đã tặng ông bốn chữ Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước). Hiện bốn chữ này còn được khắc trong lăng Trạng nguyên Đào Sư Tích ở Cổ Lễ.
Việc đi sứ của Đào Sư Tích không thấy ghi trong lịch sử. Do thời gian đã quá lâu, việc biên soạn lịch sử có nhiều sự kiện bị bỏ sót là điều dễ hiểu. Nhiều tài liệu của những tác gia nghiên cứu về Đào Sư Tích hiện nay đều thừa nhận việc đi sứ cuả ông nhưng không nói rõ là ông đi sứ vào thời gian nào. Lý lịch di tích lịch sử văn hoá nhà thờ Trạng nguyên Đào Sư Tích của Bảo tàng Nam Hà chép rằng:
- "Theo truyền thuyết và tư liệu lịch sử thì khi ông mất tại đất Trung Quốc có 23 người, ngựa của nhà Minh đã hộ tống thi hài Trạng nguyên Đào Sư Tích về an táng tại quê hương xứ Hạ Đồng (Cổ Lễ) theo lời di chúc của ông..."
Nếu đúng như vậy thì Đào Sư Tích đi sứ nhà Minh vào năm 1395 - 1396 và mất trong khi đi sứ ở Trung Quốc chăng? Có một ý kiến khác cho biết Đào Sư Tích mất tại quê (Thời Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà, Sở Văn hoá và Thông tin Nam Hà xuất bản 1996, trang 119). Tuy nhiên, về cái chết của Đào Sư Tích, trong dân gian còn lưu truyền một giai thoại như sau:
Thời hạn đi sứ của Đào Sư Tích sắp hết, vua Minh hỏi rằng:
- Nếu Bắc (chỉ Trung Quốc) đánh Nam (chỉ Đại Việt) thì ai thắng?
Đào Sư Tích trả lời bằng hai câu thơ:
- Bắc thắng, Nam thua, thua thua thắng
Nam thua, Bắc thắng, thắng thắng thua.
Nghe câu trả lời của sứ thần Đại Việt, các quan võ nhà Minh cười vang khoái trá. Nhưng vua Minh lại không thể cười được vì hiểu ý câu trả lời của Đào Sư Tích. Trong câu trả lời có 5 chữ thắng, 5 chữ thua, nghĩa là đánh Đại Việt thì chưa chắc đã thắng đâu, chi bằng hoà là hơn. Câu trả lời của Đào Sư Tích không làm phật lòng vua Minh mà lại duy trì được mục đích kéo dài thời gian hoà hoãn cho Đại Việt.
Vua Minh lại hỏi:
- Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly chuyên quyền, lòng dân ly tán, tại sao ta không thắng?
Đào Sư Tích trả lời cũng bằng hai câu thơ:
- Trần thực, Hồ hư, hư hư thực
Cổ lai chinh chiến thực thực hư hư
Trời mênh mông
Nước mênh mông
Tôi phải chờ
Bởi đò đông.
Bài thơ tuy đơn giản chỉ có mấy câu nhưng đã thể hiện rõ khung cảnh bến đò, phù hợp với tâm lý người chờ đò nên được nhiều người thuộc và lan truyền rất nhanh. Tình cờ, cô lái đò lại tên là Đông. Cô Đông là người có học, cũng võ vẽ biết làm thơ. Khi biết tên tác giả bài thơ "Chờ đò" là Tích, cô Đông liền gửi cho anh một bài thơ theo kiểu bài thơ của anh:
Đêm tĩnh mịch
Nhà tĩnh mịch
Tôi ngồi đọc
Truyện cổ tích.
Bài thơ của cô Đông thật đơn giản mà rất lạ, có hàm ý, chữ cuối cùng của bài thơ cũng trùng với tên của tác giả bài thơ "Chờ đò". Từ đó hai người trở nên thân thiết với nhau. Nhưng chẳng được bao lâu thì cô Đông bị gia đình ép gả cho một người dân chài ở bên kia sông (nay là đất Thái Bình), còn Đào Sư Tích thì đỗ Trạng nguyên và đi làm quan ở triều đình nên hai người không có dịp gặp lại nhau nữa. Mối tình từ bài thơ trên bến đò năm ấy còn vương vấn mãi hai người nhiều năm sau này(1).
Một hôm quan Nhập nội hành khiển Đào Sư Tích nhận được một bức thư không đề tên người gửi, vẻn vẹn chỉ có hai câu:
Chức trọng quyền cao ngày nay đã thoả
Còn nhớ năm xưa ngồi đợi con đò?
Sau nhiều năm làm quan, chịu bó tay trước những hiện tượng tiêu cực trong triều đình, Đào Sư Tích cảm thấy ngao ngán. Bức thư đã làm ông nhớ lại những kỷ niệm đẹp của mối tình tuổi học trò. Vào một đêm trằn trọc không ngủ được, ông ngồi dậy cầm bút viết hai câu thơ:
Mười mấy năm trời quyền cao chức trọng
Không bằng một khắc trên chuyến đò xưa.
Có lẽ sự kiện này không chỉ bộc lộ tài năng văn học của Đào Sư Tích mà còn là một tác động vào quyết định cáo quan của ông sau này.
Truyền thống khoa bảng nổi tiếng của dòng họ Đào và của vùng đất Nam Chân hiếu học đã ảnh hưởng sâu sắc tới Đào Sư Tích. Ông đi thi với niềm tin tưởng và quyết tâm đỗ đạt danh vị cao. Tương truyền, khi ông đi thi Đình, vừa ra đầu ngõ thì gặp ngay một thiếu nữ. Ông tỏ vẻ không vui, xẵng giọng:
- Ta đi thi mà gặp gái!
Người thiếu nữ kia vốn thông minh, liền bảo:
- Ông đi thi thì ông đỗ Tiến sĩ, việc gì đến chị em?
Ông mắng luôn:
- Tiến sĩ thì thấm tháp gì?
Thiếu nữ tươi cười:
- Không đỗ Tiến sĩ thì đỗ Trạng nguyên vậy, được chưa?
- Thế thì được!
Khoa ấy ông đậu Trạng nguyên thật.
Dù câu chuyện trên chỉ là tương truyền song cũng phần nào phản ánh được cái chí khí quyết đạt danh vị cao của Đào Sư Tích. Trong Nam thiên trân dị tập có lời bình về sự kiện này như sau:
- "Gặp gái" là tiếng đùa. "Tiến sĩ thấm tháp gì?" lại là lời thật. Ông Cổ Lễ (chỉ Đào Sư Tích) đã cầm chắc hai chữ "Khôi nguyên" trong tay rồi, đâu phải đợi người khác nói ra mới nghiệm!”
Vốn có tư chất thông minh, ham học, có quyết tâm cao, lại được người thày nổi tiếng dạy dỗ, Đào Sư Tích đỗ cao là điều tất yếu.
Khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2(1374) đời Trần Duệ Tông, Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên. Đào Sư Tích và Bảng nhãn Lê Hiến Giản, Thám hoa Trần Đình Thâm là ba vị Tam khôi được vua ban yến và áo xếp, được dẫn đi chơi phố ba ngày, được phong quan chức theo thứ bậc khác nhau. Các tài liệu đăng khoa lục đều nói Đào Sư Tích đỗ đầu từ thi Hương đến thi Hội, thi Đình vì thế nhiều người nghiên cứu sau này cho là ông đạt danh hiệu Tam nguyên. Thời Lý - Trần, thi Đình là giai đoạn cuối của thi Hội. Chỉ từ năm 1442 thi Đình mới thực sự được tách ra thành một kỳ thi độc lập. Do vậy, cũng chỉ từ năm này mới có danh hiệu Song nguyên (đỗ đầu hai kỳ thi Hội và thi Đình) và Tam nguyên. Cả nước chỉ có 7 người đạt danh hiệu Tam nguyên. Đào Sư Tích dù không phải là Tam nguyên nhưng vì từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ đầu nên dân gian vẫn thừa nhận ông là Tam nguyên. Điều đó chứng tỏ Đào Sư Tích là người có kiến thức uyên bác, đạo đức trong sáng, được nhân dân cảm phục và yêu mến.
Một hiện tượng kỳ lạ hiếm có trong lịch sử khoa cử nước ta là trong khoa thi Giáp dần (1374), cả ba người học trò của cụ Đào Toàn Bân đều đỗ cao: Con trai cụ là Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên, hai học trò của cụ là Lê Hiến Giản (tức Lê Hiến Phủ) đỗ Bảng nhãn, Lê Hiến Tứ đỗ Tiến sĩ (Thái học sinh). Cả bốn thày trò sau này đều làm quan đồng triều. Trong buổi lễ đăng khoa, biết Đào Toàn Bân đã dạy con và hai học trò đều đỗ đại khoa, vua Trần khen ông là "Phụ giáo tử đăng khoa" (Cha dạy con đỗ đạt) và tặng ông bốn chữ "Phụ tử đồng khoa" (Cha con cùng đỗ) kèm theo vế đối:
Phụ đăng khoa, tử đăng khoa, phụ tử kế đăng khoa chi nghiệp;
(Cha đỗ, con đỗ, cha con nối nhau làm nên sự nghiệp học vấn đỗ đạt)
Tân Trạng nguyên Đào Sư Tích liền xin phép vua và cha cho đối như sau:
Tổ tích đức, tôn tích đức, tổ tôn bồi tích đức chi cơ.
(Ông tích đức, cháu tích đức, ông cháu cùng vun trồng cơ nghiệp đức)
Câu đối của Đào Sư Tích ca ngợi dòng họ nhà vua đức nghiệp cao, văn học lớn, các bậc vua ông, cha, con, cháu đều như thế. Câu đối cũng đồng thời ngầm tự hào về dòng họ Đào của tác giả có truyền thống khoa giáp vẻ vang. Tài ứng đối của Đào Sư Tích đã làm đẹp lòng vua Trần.
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Đào Sư Tích được bổ chức Lễ bộ thượng thư trông coi việc văn hoá, giáo dục của triều đình. Đến tháng 5 năm Tân Dậu (1381) ông lại được thăng làm Nhập nội hành khiển kiêm Hữu ty lang trung. Nhập nội hành khiển là chức quan cao cấp trong triều đình thời Trần, chỉ đứng sau Tể tướng, nắm giữ các việc cơ mật của đất nước. Cùng năm này cha ông là Đào Toàn Bân cũng được thăng làm Tri thẩm hình viện sự, nắm giữ các việc thực thi pháp luật, "cầm cân nảy mực" xã hội.
Nhiều năm liền Đào Sư Tích làm nhiệm vụ đi kinh lý các lộ miền biên giới phía bắc, lập được nhiều công trạng, được vua hết lòng khen ngợi. Năm Quý hợi (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông làm sách Bảo Hoà điện dư bút để dạy bảo quan gia, sai Đào Sư Tích làm bài đề tựa. Sự kiện này chứng tỏ Trần Nghệ Tông rất tin ở tài văn học và đức độ của Đào Sư Tích. Tiếc rằng bộ sách này ngày nay đã thất lạc.
Đào Sư Tích làm quan trong thời kỳ nhà Trần suy thoái. Ba vị vua mà ông từng phụng sự là Trần Duệ Tông (1372 - 1377), Trần Phế Đế (1378 - 1388), Trần Thuận Tông (1388 - 1398) đều chỉ làm vì, thực quyền vẫn trong tay Thượng hoàng Trần Nghệ Tông. Nhưng Trần Nghệ Tông bản tính nhu nhược, chẳng giám tự quyết đoán việc gì, lại hết lòng tin dùng Hồ Quý Ly, giải quyết mọi việc thường nghe theo lời Hồ Quý Ly nên Hồ Quý Ly mới thực sự là người có vai trò quyết định mọi việc chính sự của triều đình. Từ năm 1371 triều đình nhà Trần nổi lên mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là các tôn thất quý tộc nhà Trần muốn duy trì vương triều của mình, với một bên là phái muốn cải cách đứng đầu là Hồ Quý Ly. Để củng cố địa vị và tạo vây cánh, Hồ Quý Ly tìm mọi cách đưa người tâm phúc và họ hàng của mình vào nắm giữ các cương vị chủ chốt trong triều đình, đồng thời tiêu diệt các phe đối lập. Tháng 2 năm Kỷ mùi (1379) Hồ Quý Ly lại được giao chức Tiểu tư không kiêm Hành khu mật đại sứ, được phép chọn cử quan viên không nhất thiết phải là tôn thất nhà Trần. Hồ Quý Ly đã lợi dụng dịp này đưa người của mình vào giữ các cương vị trọng trách như: lấy Nguyễn Đa Phương làm tướng quân, Phạm Cự Luận làm quyền Đô sự... Đối với các phe đối lập, Hồ Quý Ly ra tay triệt hạ: diệt Thái uý Trang Định Vương Ngạc (1391), Trần Nhật Chương (1392), Trần Nguyên Uyên, Trần Nguyên Dận (1395)... Trong khi đó vua Trần Duệ Tông là người có tài cầm quân, bản tính cứng cỏi nhưng quá tự kiêu, dẫn đến cái chết về tay Chế Bồng Nga khi đi đánh Chiêm Thành. Vua Trần Phế Đế là ông "Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới (chỉ Hồ Quý Ly), xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được" (Đại Việt sử ký toàn thư, BK8, 1a). Năm 1388 mưu giết Hồ Quý Ly không thành, Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nghe theo lời Hồ Quý Ly đem thắt cổ cho chết. Vua Trần Thuận Tông lên ngôi lúc mới 11 tuổi, Hồ Quý Ly liền gả con gái lớn của mình là Thánh Ngâu cho vua làm Hoàng hậu. Hồ Quý Ly làm Phụ chính Thái sư nắm mọi quyền hành trong triều đình.
Giai đoạn Trần mạt, bọn quyền thần lợi dụng sự tối tăm của vua, tha hồ làm mưa làm gió trong triều, thẳng tay bóc lột ức hiếp dân chúng, gây ra một tình thế xã hội vô cùng quẫn bách. Trước hoàn cảnh bi đát này, những người có tâm huyết đều bất lực. Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An dâng Thất trảm sớ để chấn chỉnh chính sự nhưng không được vua Trần chấp nhận đã phải từ quan về ở ẩn. Tháng 4 năm Nhâm thân (1392) Bùi Mộng Hoa dâng thư lên Thượng hoàng cảnh báo nguy cơ Hồ Quý Ly dòm ngó ngôi báu, Trần Nghệ Tông lại đưa thư cho Hồ Quý Ly xem, sau Bùi Mộng Hoa phải lẩn tránh. Đào Sư Tích là vị quan ngay thẳng, cương trực, luôn giữ chính nghĩa, không vào hùa với kẻ phản thần. Trong triều có một số người không ưa ông. Tháng 12 năm Nhâm thân (1392), Hồ Quý Ly viết sách Minh đạo (làm sáng tỏ đạo Nho) hạ thấp vai trò của Khổng Tử, đề cao Chu Công... Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói Hồ Quý Ly bàn như vậy là không phải, liền bị đày đi châu gần. Đoàn Xuân Lôi nói Đào Sư Tích có xem thư của mình phê phán Hồ Quý Ly nên Đào Sư Tích cũng bị giáng làm Trung thư thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự. Sau sự kiện đối đầu với Hồ Quý Ly này, có câu đối ca ngợi cha con Đào Sư Tích như sau:
Kim âu xã tắc quân thần nghĩa
Thạch mã sơn hà phụ tử danh.
(Nghĩa vua tôi bình vàng xã tắc
Tiếng cha con ngựa đá non sông)
Chán ngán trước cảnh trong triều vua quan mưu hại lẫn nhau, bất mãn vì Hồ Quý Ly chuyên quyền, tiên đoán được nhà Trần sẽ mất về tay họ Hồ mà mình bất lực, Đào Sư Tích đã cáo quan về quê làm thuốc chữa bệnh và dạy học. Là một vị quan trông coi pháp luật, Đào Sư Tích luôn giữ mình trong sạch, khi về chỉ để lại cho con cháu một cái ao, vài sào ruộng và một mảnh đất làm nhà (Thần tích tổng Thần Lộ). Đào Sư Tích từng là một đại quan hàng á tướng của triều đình mà liêm khiết như vậy, ngày nay vẫn còn là một tấm gương sáng.
Về năm cáo quan của Đào Sư Tích, các tài liệu viết về ông đều không nói tới, hoặc có nói thì cũng chỉ viết chung chung là "Khoảng năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông (1388- 1398) ông cáo quan về trí sĩ". Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Đào Sư Tích bị giáng làm Trung thư thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự vào tháng 12 năm Nhâm thân (1392). Gia phả họ Đào - Phạm - Dương ở Cổ Lễ chép Đào Sư Tích mất ngày 4 tháng 9 năm Bính Tý (1396) thọ 47 tuổi. Trong thời gian từ 1393 đến 1396 ông còn phải đi sứ Trung Quốc (sau khi đã cáo quan). Vậy thời điểm cáo quan của ông rất có thể là vào năm 1393, tức là ngay sau khi bị giáng chức, lúc mà tâm trạng bất mãn của ông đã bị đẩy tới đỉnh cao.
Đào Sư Tích cáo quan về quê nhưng ông không an phận làm một xử sĩ. Ông bí mật lên vùng Lý Hải, huyện Tam Đảo (nay thuộc xã Phú Xuân, huyện Tam Đảo) với mục đích quy tụ nhân tài, nuôi chí lớn chấn hưng đất nước. Tại đây ông đã viết bộ Sách lược phục hưng Đại Việt cuối thời Trần. Bộ sách này ngày nay đã mất nên không rõ tư tưởng phục hưng canh tân đất nước của ông cụ thể thế nào. Con cháu họ Đào chỉ còn lưu truyền được câu cuối cùng trong bộ sách này là: "Việc lớn mà thành, ta sẽ tâu với trăm họ dời đô về Tam Đảo". Nhưng ông chưa đủ thời gian để thực hiện chủ trương phục hưng đất nước thì đã phải phụng mệnh triều đình đi sứ Trung Quốc.
Thời gian này, nhà Minh tăng cường sức ép với vua Trần nhằm tạo cớ thực hiện âm mưu xâm chiếm Đại Việt. Chúng liên tiếp đưa các yêu sách ngày càng nặng nề đối với nước ta:
- Tháng 9 năm Giáp Tý (1384) chúng đòi ta phải nộp lương thực cung cấp cho quân Minh đóng ở Lâm An (Vân Nam, Trung Quốc).
- Tháng 3 năm ất sửu (1385) chúng đòi ta nộp 20 tăng nhân (nhà sư).
- Tháng 2 năm Bính dần (1386) chúng đòi ta nộp những loài cây ăn quả quý, lại đòi cấp cho chúng 50 con voi và cho chúng mượn đường đi đánh Chiêm Thành.
- Tháng 6 năm ất hợi (1395) quân Minh đánh các man làm phản ở Long Châu và Phụng Nghĩa (Quảng Tây, Trung Quốc), đòi ta phải cấp cho chúng 5 vạn quân, 50 thớt voi, 50 vạn thạch lương... Ta chỉ nộp một ít gạo, chúng lại đòi ta phải nộp tăng nhân, thanh niên bị thiến, phụ nữ xoa bóp...
Trước tình thế đó, vua Trần rất cần người tài giỏi, có đủ khả năng xoay chuyển tình thế đi sứ để thực hiện chủ trương hoà hoãn. Trong triều có người nói chỉ có Đào Sư Tích mới có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ này. Mặc dù không ưa gì Đào Sư Tích, Hồ Quý Ly vẫn phải xin vua Trần giao cho ông nhiệm vụ đi sứ. Khi Hồ Quý Ly về Cổ Lễ để triệu Đào Sư Tích vào triều thì ông đã ở Tam Đảo. Tưởng ông bỏ trốn, Hồ Quý Ly ra lệnh nếu Đào Sư Tích không hồi triều đi sứ thì sẽ bị chu di tam tộc. Đề phòng họ Đào sau này bị Hồ Quý Ly tàn sát, Đào Sư Tích đã cho con cháu đổi ra họ Phạm và hồi triều nhận trách nhiệm đi sứ nhà Minh. Sau này con cháu ông lại có người đổi thành họ Dương, do đó từ đường họ Đào ở Cổ Lễ hiện nay có bức đại tự ghi là Đào - Phạm - Dương.
Đào Sư Tích đã đi sứ nhà Minh vì quyền lợi của trăm họ, vì yêu cầu của đất nước. Bằng tài năng hơn người, ông đã thuyết phục được vua Minh giảm nhẹ yêu sách, đặc biệt đã bãi bỏ việc đòi cống nạp tăng nhân, kéo dài thời gian hoà hoãn cho Đại Việt. Tương truyền, thời đó nhà Minh cho người vơ vét sách thuốc bằng chữ Nôm của nước ta, đem về nước xếp cao đến nóc nhà, nhưng không có ai đọc thạo. Nhân có Đào Sư Tích sang sứ, vua Minh nhờ ông đọc và tóm tắt giúp để Lý Sỹ Tài ghi lại bằng chữ Hán thành bộ Y tông tất đọc, ông chỉ đọc trong ít ngày là hết kho sách. Vua Minh vô cùng kinh ngạc và khâm phục, đã tặng ông bốn chữ Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước). Hiện bốn chữ này còn được khắc trong lăng Trạng nguyên Đào Sư Tích ở Cổ Lễ.
Việc đi sứ của Đào Sư Tích không thấy ghi trong lịch sử. Do thời gian đã quá lâu, việc biên soạn lịch sử có nhiều sự kiện bị bỏ sót là điều dễ hiểu. Nhiều tài liệu của những tác gia nghiên cứu về Đào Sư Tích hiện nay đều thừa nhận việc đi sứ cuả ông nhưng không nói rõ là ông đi sứ vào thời gian nào. Lý lịch di tích lịch sử văn hoá nhà thờ Trạng nguyên Đào Sư Tích của Bảo tàng Nam Hà chép rằng:
- "Theo truyền thuyết và tư liệu lịch sử thì khi ông mất tại đất Trung Quốc có 23 người, ngựa của nhà Minh đã hộ tống thi hài Trạng nguyên Đào Sư Tích về an táng tại quê hương xứ Hạ Đồng (Cổ Lễ) theo lời di chúc của ông..."
Nếu đúng như vậy thì Đào Sư Tích đi sứ nhà Minh vào năm 1395 - 1396 và mất trong khi đi sứ ở Trung Quốc chăng? Có một ý kiến khác cho biết Đào Sư Tích mất tại quê (Thời Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà, Sở Văn hoá và Thông tin Nam Hà xuất bản 1996, trang 119). Tuy nhiên, về cái chết của Đào Sư Tích, trong dân gian còn lưu truyền một giai thoại như sau:
Thời hạn đi sứ của Đào Sư Tích sắp hết, vua Minh hỏi rằng:
- Nếu Bắc (chỉ Trung Quốc) đánh Nam (chỉ Đại Việt) thì ai thắng?
Đào Sư Tích trả lời bằng hai câu thơ:
- Bắc thắng, Nam thua, thua thua thắng
Nam thua, Bắc thắng, thắng thắng thua.
Nghe câu trả lời của sứ thần Đại Việt, các quan võ nhà Minh cười vang khoái trá. Nhưng vua Minh lại không thể cười được vì hiểu ý câu trả lời của Đào Sư Tích. Trong câu trả lời có 5 chữ thắng, 5 chữ thua, nghĩa là đánh Đại Việt thì chưa chắc đã thắng đâu, chi bằng hoà là hơn. Câu trả lời của Đào Sư Tích không làm phật lòng vua Minh mà lại duy trì được mục đích kéo dài thời gian hoà hoãn cho Đại Việt.
Vua Minh lại hỏi:
- Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly chuyên quyền, lòng dân ly tán, tại sao ta không thắng?
Đào Sư Tích trả lời cũng bằng hai câu thơ:
- Trần thực, Hồ hư, hư hư thực
Cổ lai chinh chiến thực thực hư hư
(Nhà
Trần là thực, Hồ chỉ là hư, hư là hư thực
Xưa nay chinh chiến thực thực hư hư)
Vua Minh biết Đào Sư Tích là người tài giỏi, không thể khuất phục được bèn nghĩ cách giết đi. Vua Minh sai một quan đại thần tiễn Đào Sư Tích về nơi nghỉ và đưa cho vị này 4 phong thư, dặn mở theo thứ tự như thế như thế... Khi mở phong thư thứ nhất thấy có dòng chữ: Thượng văn vấn, hạ tri vương.
Vị đại thần nhà Minh không hiểu ra làm sao. Đào Sư Tích liền bảo:
- Vua Minh quá khen, cho ta là bậc thánh hiền. Ta đâu giám nhận lời khen đó.
Và ông giải thích cho vị đại thần nhà Minh rõ:
- Văn là nghe, nghe là tri, tri là nhĩ. Vấn là hỏi, hỏi là mồm, mồm là khẩu. Bên dưới có chữ vương. Hợp ba chữ: nhĩ, khẩu, vương thành chữ thánh. Vua Minh có ý bảo ta là thánh nhân đó mà.
Trong phong thư thứ hai có câu trả lời cho phong thư thứ nhất. Câu trả lời của Đào Sư Tích hoàn toàn đúng với đáp án trong phong thư thứ hai.
Phong thư thứ ba là sắc phong Đào Sư Tích làm Lưỡng quốc Trạng nguyên.
Phong thư thứ tư có hai dòng chữ:
Hậu hoạ
Nhất dược nhị đao
Vị đại thần hiểu rằng vua Minh lệnh cho ông phải giết Đào Sư Tích nên ông rất hoang mang, buồn bã. Đào Sư Tích bình thản đón nhận cái chết, vì ông đã đoán biết trước việc này. Ông an ủi vị đại thần nọ:
- Thánh thì thoát tục. Ông chẳng nên quá buồn rầu. Chỉ xin cho được chết bằng thuốc độc để ông khỏi phải khổ tâm khi phải trực tiếp giết ta.
Trước khi uống thuốc độc, ông dặn dò người nhà đi theo rằng:
- Sau khi ta chết hãy đưa thi hài về chôn ở xứ Hạ Đồng (Cổ Lễ quê ông). ở chỗ giáp ranh ba thôn Đông (Đông Trung nay thuộc Trung Lao, Đông Thượng nay thuộc Đông Thượng, Đông Hạ nay thuộc Trực Đông) có một ngôi mộ, hãy trồng một cây đa ở ngôi mộ đó cho ta.
Ngôi mộ đó chính là mộ bà Lê Thị Đông, người bạn thân thiết thời thơ ấu của Đào quan trạng.
Sau khi Đào Sư Tích mất, Vua Minh đã cho đưa thi hài ông về quê theo lời di chúc của ông. Dân gian còn lưu truyền câu: "Nhị thập tam kỵ mã Ngô Minh quân hồi hương linh cữu Lưỡng quốc Trạng nguyên".
Trong di cảo của Trạng nguyên Đào Sư Tích cũng nói rõ việc đi sứ nhà Minh và nhiều khả năng ông mất trên đường về. Bài Bắc khứ (Đi lên phương Bắc) và bài Dữ tiểu thiếp Giang thị (Nói với tiểu thiếp là Giang thị) ghi lại việc ông đi sứ, dọc đường lấy cô gái miền núi làm thiếp, phần chú thích của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị nói rõ Đào Sư Tích đi sứ là do bị Hồ Quý Ly bắt buộc. Hồ Quý Ly còn làm thơ tiễn Đào trạng nguyên. Rồi bài Hồi thời bệnh ngộ đại vũ (Lúc trở về, đang bị bệnh gặp mưa lớn) gợi cho chúng tôi nhận định: Trạng vốn sức khoẻ kém, bệnh nặng, trên đường đi đầy gian khổ, có thể Trạng đã mất trên đường đi sứ về chăng.
***
Xưa nay chinh chiến thực thực hư hư)
Vua Minh biết Đào Sư Tích là người tài giỏi, không thể khuất phục được bèn nghĩ cách giết đi. Vua Minh sai một quan đại thần tiễn Đào Sư Tích về nơi nghỉ và đưa cho vị này 4 phong thư, dặn mở theo thứ tự như thế như thế... Khi mở phong thư thứ nhất thấy có dòng chữ: Thượng văn vấn, hạ tri vương.
Vị đại thần nhà Minh không hiểu ra làm sao. Đào Sư Tích liền bảo:
- Vua Minh quá khen, cho ta là bậc thánh hiền. Ta đâu giám nhận lời khen đó.
Và ông giải thích cho vị đại thần nhà Minh rõ:
- Văn là nghe, nghe là tri, tri là nhĩ. Vấn là hỏi, hỏi là mồm, mồm là khẩu. Bên dưới có chữ vương. Hợp ba chữ: nhĩ, khẩu, vương thành chữ thánh. Vua Minh có ý bảo ta là thánh nhân đó mà.
Trong phong thư thứ hai có câu trả lời cho phong thư thứ nhất. Câu trả lời của Đào Sư Tích hoàn toàn đúng với đáp án trong phong thư thứ hai.
Phong thư thứ ba là sắc phong Đào Sư Tích làm Lưỡng quốc Trạng nguyên.
Phong thư thứ tư có hai dòng chữ:
Hậu hoạ
Nhất dược nhị đao
Vị đại thần hiểu rằng vua Minh lệnh cho ông phải giết Đào Sư Tích nên ông rất hoang mang, buồn bã. Đào Sư Tích bình thản đón nhận cái chết, vì ông đã đoán biết trước việc này. Ông an ủi vị đại thần nọ:
- Thánh thì thoát tục. Ông chẳng nên quá buồn rầu. Chỉ xin cho được chết bằng thuốc độc để ông khỏi phải khổ tâm khi phải trực tiếp giết ta.
Trước khi uống thuốc độc, ông dặn dò người nhà đi theo rằng:
- Sau khi ta chết hãy đưa thi hài về chôn ở xứ Hạ Đồng (Cổ Lễ quê ông). ở chỗ giáp ranh ba thôn Đông (Đông Trung nay thuộc Trung Lao, Đông Thượng nay thuộc Đông Thượng, Đông Hạ nay thuộc Trực Đông) có một ngôi mộ, hãy trồng một cây đa ở ngôi mộ đó cho ta.
Ngôi mộ đó chính là mộ bà Lê Thị Đông, người bạn thân thiết thời thơ ấu của Đào quan trạng.
Sau khi Đào Sư Tích mất, Vua Minh đã cho đưa thi hài ông về quê theo lời di chúc của ông. Dân gian còn lưu truyền câu: "Nhị thập tam kỵ mã Ngô Minh quân hồi hương linh cữu Lưỡng quốc Trạng nguyên".
Trong di cảo của Trạng nguyên Đào Sư Tích cũng nói rõ việc đi sứ nhà Minh và nhiều khả năng ông mất trên đường về. Bài Bắc khứ (Đi lên phương Bắc) và bài Dữ tiểu thiếp Giang thị (Nói với tiểu thiếp là Giang thị) ghi lại việc ông đi sứ, dọc đường lấy cô gái miền núi làm thiếp, phần chú thích của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị nói rõ Đào Sư Tích đi sứ là do bị Hồ Quý Ly bắt buộc. Hồ Quý Ly còn làm thơ tiễn Đào trạng nguyên. Rồi bài Hồi thời bệnh ngộ đại vũ (Lúc trở về, đang bị bệnh gặp mưa lớn) gợi cho chúng tôi nhận định: Trạng vốn sức khoẻ kém, bệnh nặng, trên đường đi đầy gian khổ, có thể Trạng đã mất trên đường đi sứ về chăng.
***
Trạng
nguyên Đào Sư Tích là người tiêu biểu nhất trong truyền thống khoa bảng của họ
Đào ở Cổ Lễ (Nam
Định), Song Khê (Bắc Giang) và Đông Trang (Ninh Bình). Truyền thống đó được hậu
duệ của ông nối tiếp không ngừng. Đào Thục Viên đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm tuất
(1502) đời Lê Hiến Tông, làm quan đến Hàn lâm. Dương Bật Trạc đỗ Tiến sĩ khoa
ất mùi (1715) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến Hiến sát sứ. Bật Trạc nguyên trước
họ Đào, đến đời ông mới đổi ra họ Dương. Điều đáng chú ý là từ Đào Toàn Bân,
Đào Sư Tích đến Dương Bật Trạc đều từng là các vị quan trông coi pháp luật.
Chắc chắn họ phải là những người ngoài tài năng còn phải có đạo đức trong sáng
mới được giao những nhiệm vụ "cầm cân nảy mực" giữ gìn phép nước này.
Sinh thời Đào Sư Tích nổi tiếng về văn học. Cha con ông được coi là những người khơi dòng văn học của họ Đào. Câu đối ở nhà thờ họ Đào - Phạm - Dương Cổ Lễ còn ghi rõ:
Đào tộc Song Khê khai học hải
Dương danh Cổ Lễ khởi văn giai.
(Họ Đào ở Song Khê mở ra biển học
Tiếng Dương ở Cổ Lễ xây dựng nền văn).
Những sáng tác của ông hầu hết đã bị thất lạc. Thời kỳ giặc Minh đô hộ nước ta, chúng đã thực hiện chính sách đốt sách vở của Đại Việt. Số phận những sáng tác của Đào Sư Tích không nằm ngoài sự huỷ diệt này. Một số tác phẩm của ông mà ngày nay chúng ta được biết là: Sách lược phục hưng Đại Việt cuối thời Trần (đã mất), Bài tựa sách Bảo Hoà điện dư bút (đã mất), Văn sách thi Đình (chép trong Lịch triều đình đối sách văn), Mộng ký (chép trong Công dư tiệp ký), Cảnh tinh phú (chép trong Quần hiền phú tập), nhiều thơ chép trong một số sách của các tác giả đời sau...
Hiện tôi cùng dịch giả Dương Văn Vượng và nhà nghiên cứu văn học Đồng Ngọc Hoa đã sưu tầm và dịch năm chục bài thơ của Trạng nguyên Đào Sư Tích chép rải rác trong nhiều thư tịch cổ, biên soạn thành cuốn Trạng nguyên Đào Sư Tích đời và thơ văn xuất bản năm 2010. Qua thơ văn của Đào Sư Tích, bạn đọc hiểu thêm về tâm tư tình cảm, những suy nghĩ và hoàn cảnh sống của ông.
Mặc dù những sáng tác của Đào Sư Tích hiện còn không nhiều, nhưng chỉ một bài Cảnh tinh phú nổi tiếng đã đủ đưa ông vào hàng những tác gia văn học Việt Nam tiêu biểu thế kỷ 14. Tô Thế Huy khi bàn về thể phú thời Trần về sau đã đánh giá Đào Sư Tích rất cao: "Đào Sư Tích khơi dòng, Lý Chuyết Am, Nguyễn Cúc Pha, Nguyễn ức Trai giúp cho lớp sóng thêm mạnh. Hùng văn trong thiên hạ không gì lớn hơn được" (Tựa Quần hiền phú tập).
Cảnh tinh phú là một trong số hiếm hoi những bài phú thời Trần còn lại, là tư liệu quý cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học nước nhà.
Sự nghiệp văn chương và cuộc đời vì nước vì dân của nhân cách lớn Đào Sư Tích còn sống mãi trong lòng nhân dân. Sau khi mất, ông được phong làm phúc thần và được nhiều nơi lập đền thờ như ở Cổ Lễ (Nam Định), Đông Trang (Ninh Bình), Song Khê (Bắc Giang), Lý Hải (Tam Đảo)... Sự nghiệp khoa giáp của ông được lưu danh muôn thuở như câu đối ở Lăng quan Trạng:
Cổ Lễ miếu đường lưu vạn đại
Trần triều khoa giáp đệ nhất môn.
(Miếu thờ Cổ Lễ còn muôn thở
Khoa giáp triều Trần mấy kẻ hơn).
Đúng như vậy, cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên Đào Sư Tích đã đi vào tâm thức dân gian, trong các câu ca dao và hát ru của nhân dân. Vùng Trực Ninh (Nam Định) còn lưu truyền bài Lời ru của mẹ ca ngợi ông như sau:
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Kim ngôn có tự bao giờ
Trạng nguyên Sư Tích bấy giờ Duệ Tông
Bảy tuổi đắc phong thần đồng,
Hữu tài thành chủ hàm công rõ rành.
Thi Hương, thi Hội, thi Đình,
Đứng đầu Đại Việt, anh minh sáng ngời.
Bảo Hoà dư bút vua tôi,
Viết lên sử sách như lời núi sông.
Nhập nội Hành khiển Tướng công
Thượng thư Lễ bộ một lòng sắt son.
Nhà Minh bỏ lệ tăng nhân,
Y tông tất đọc muôn năm tôn thờ.
Lý Hải chí lớn bấy giờ
Viết lên kế sách cơ đồ nước non.
Một đời trung hiếu sắt son
Làm lành để phúc cháu con cậy nhờ.
Ơn người viết mấy vần thơ
Muôn đời con cháu phụng thờ Trạng nguyên.
Cầu mong đất tổ Nam Chân
Cháu con lớp lớp muôn phần nở hoa...
Những nơi Trạng nguyên Đào Sư Tích đi qua còn lưu truyền câu ca dao:
Cha con lập ấp mở mang
Quán ở Nam Định, quê làng Song Khê.
Vùng Tam Đảo cũng có bài thơ dân gian truyền tụng về họ Đào:
Hai Đào mở đất khơi nguồn
Văn chương pháp luật tuôn tràn mấy nơi.
Bảo Hoà lời tựu truyền đời
Phú cảnh tinh cũng sáng ngời hùng văn
Và lời Mộng ký băn khoăn
Song Khê, Cổ Lễ muôn năm nhớ người.
Lý Hải mến đức đời đời
Hoa Đào muôn cánh đỏ trời mùa xuân...
Như trên đã nói, các tài liệu lịch sử hiện còn viết về Trạng nguyên Đào Sư Tích rất ít và sơ lược, nên nghiên cứu về ông phần nhiều phải căn cứ vào dân gian. Những giai thoại về Đào Sư Tích do dân gian sáng tạo ra trên cơ sở sự thật lịch sử, có cái đúng sự thật, có cái do nhân dân hư cấu nên. Nhưng dù là do dân gian hư cấu thì những giai thoại vẫn mang trong mình nó cái lõi lịch sử. Những giai thoại về Đào Sư Tích là hình thức thể hiện, gửi gắm tình cảm, ước vọng của nhân dân đối với ông. Qua các giai thoại ta hiểu về nhân cách Trạng nguyên Đào Sư Tích thêm sáng tỏ.
Sinh thời Đào Sư Tích nổi tiếng về văn học. Cha con ông được coi là những người khơi dòng văn học của họ Đào. Câu đối ở nhà thờ họ Đào - Phạm - Dương Cổ Lễ còn ghi rõ:
Đào tộc Song Khê khai học hải
Dương danh Cổ Lễ khởi văn giai.
(Họ Đào ở Song Khê mở ra biển học
Tiếng Dương ở Cổ Lễ xây dựng nền văn).
Những sáng tác của ông hầu hết đã bị thất lạc. Thời kỳ giặc Minh đô hộ nước ta, chúng đã thực hiện chính sách đốt sách vở của Đại Việt. Số phận những sáng tác của Đào Sư Tích không nằm ngoài sự huỷ diệt này. Một số tác phẩm của ông mà ngày nay chúng ta được biết là: Sách lược phục hưng Đại Việt cuối thời Trần (đã mất), Bài tựa sách Bảo Hoà điện dư bút (đã mất), Văn sách thi Đình (chép trong Lịch triều đình đối sách văn), Mộng ký (chép trong Công dư tiệp ký), Cảnh tinh phú (chép trong Quần hiền phú tập), nhiều thơ chép trong một số sách của các tác giả đời sau...
Hiện tôi cùng dịch giả Dương Văn Vượng và nhà nghiên cứu văn học Đồng Ngọc Hoa đã sưu tầm và dịch năm chục bài thơ của Trạng nguyên Đào Sư Tích chép rải rác trong nhiều thư tịch cổ, biên soạn thành cuốn Trạng nguyên Đào Sư Tích đời và thơ văn xuất bản năm 2010. Qua thơ văn của Đào Sư Tích, bạn đọc hiểu thêm về tâm tư tình cảm, những suy nghĩ và hoàn cảnh sống của ông.
Mặc dù những sáng tác của Đào Sư Tích hiện còn không nhiều, nhưng chỉ một bài Cảnh tinh phú nổi tiếng đã đủ đưa ông vào hàng những tác gia văn học Việt Nam tiêu biểu thế kỷ 14. Tô Thế Huy khi bàn về thể phú thời Trần về sau đã đánh giá Đào Sư Tích rất cao: "Đào Sư Tích khơi dòng, Lý Chuyết Am, Nguyễn Cúc Pha, Nguyễn ức Trai giúp cho lớp sóng thêm mạnh. Hùng văn trong thiên hạ không gì lớn hơn được" (Tựa Quần hiền phú tập).
Cảnh tinh phú là một trong số hiếm hoi những bài phú thời Trần còn lại, là tư liệu quý cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học nước nhà.
Sự nghiệp văn chương và cuộc đời vì nước vì dân của nhân cách lớn Đào Sư Tích còn sống mãi trong lòng nhân dân. Sau khi mất, ông được phong làm phúc thần và được nhiều nơi lập đền thờ như ở Cổ Lễ (Nam Định), Đông Trang (Ninh Bình), Song Khê (Bắc Giang), Lý Hải (Tam Đảo)... Sự nghiệp khoa giáp của ông được lưu danh muôn thuở như câu đối ở Lăng quan Trạng:
Cổ Lễ miếu đường lưu vạn đại
Trần triều khoa giáp đệ nhất môn.
(Miếu thờ Cổ Lễ còn muôn thở
Khoa giáp triều Trần mấy kẻ hơn).
Đúng như vậy, cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên Đào Sư Tích đã đi vào tâm thức dân gian, trong các câu ca dao và hát ru của nhân dân. Vùng Trực Ninh (Nam Định) còn lưu truyền bài Lời ru của mẹ ca ngợi ông như sau:
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Kim ngôn có tự bao giờ
Trạng nguyên Sư Tích bấy giờ Duệ Tông
Bảy tuổi đắc phong thần đồng,
Hữu tài thành chủ hàm công rõ rành.
Thi Hương, thi Hội, thi Đình,
Đứng đầu Đại Việt, anh minh sáng ngời.
Bảo Hoà dư bút vua tôi,
Viết lên sử sách như lời núi sông.
Nhập nội Hành khiển Tướng công
Thượng thư Lễ bộ một lòng sắt son.
Nhà Minh bỏ lệ tăng nhân,
Y tông tất đọc muôn năm tôn thờ.
Lý Hải chí lớn bấy giờ
Viết lên kế sách cơ đồ nước non.
Một đời trung hiếu sắt son
Làm lành để phúc cháu con cậy nhờ.
Ơn người viết mấy vần thơ
Muôn đời con cháu phụng thờ Trạng nguyên.
Cầu mong đất tổ Nam Chân
Cháu con lớp lớp muôn phần nở hoa...
Những nơi Trạng nguyên Đào Sư Tích đi qua còn lưu truyền câu ca dao:
Cha con lập ấp mở mang
Quán ở Nam Định, quê làng Song Khê.
Vùng Tam Đảo cũng có bài thơ dân gian truyền tụng về họ Đào:
Hai Đào mở đất khơi nguồn
Văn chương pháp luật tuôn tràn mấy nơi.
Bảo Hoà lời tựu truyền đời
Phú cảnh tinh cũng sáng ngời hùng văn
Và lời Mộng ký băn khoăn
Song Khê, Cổ Lễ muôn năm nhớ người.
Lý Hải mến đức đời đời
Hoa Đào muôn cánh đỏ trời mùa xuân...
Như trên đã nói, các tài liệu lịch sử hiện còn viết về Trạng nguyên Đào Sư Tích rất ít và sơ lược, nên nghiên cứu về ông phần nhiều phải căn cứ vào dân gian. Những giai thoại về Đào Sư Tích do dân gian sáng tạo ra trên cơ sở sự thật lịch sử, có cái đúng sự thật, có cái do nhân dân hư cấu nên. Nhưng dù là do dân gian hư cấu thì những giai thoại vẫn mang trong mình nó cái lõi lịch sử. Những giai thoại về Đào Sư Tích là hình thức thể hiện, gửi gắm tình cảm, ước vọng của nhân dân đối với ông. Qua các giai thoại ta hiểu về nhân cách Trạng nguyên Đào Sư Tích thêm sáng tỏ.
TRẦN MỸ GIỐNG
---------------------------------------
Chú thích:
(1) Về sự kiện mối tình từ bài thơ "Chờ đò" của Đào Sư Tích, dân gian còn lưu truyền một thuyết khác. Theo thuyết này thì cô Đông không phải là người mà tình cờ Đào Sư Tích quen sau khi làm bài thơ "Chờ đò", mà chính là em của hai người bạn học thân thiết của Đào Sư Tích là Lê Hiến Giản và Lê Hiến Tứ. Đông và Tích yêu nhau từ nhỏ nhưng không được hai bên cha mẹ đồng tình mà trái lại còn kiên quyết ngăn cấm. Cha mẹ cô Đông là ông Tô Hiến Chương và bà Lê Thị Nga. Ông bà lấy nhau mãi vẫn không có con. Bà Lê Thị Nga liền bí mật đi lại với người bạn thân của chồng mình là Đào Toàn Bân (cha của Đào Sư Tích ) và sinh ra Giản, Tứ và Đông. Đông và Tích không biết rằng họ là hai anh em cùng cha khác mẹ nên đã vô tình yêu nhau. Bị cha mẹ ngăn cấm không lấy được Đào Sư Tích, cô Đông quẫn trí nhảy xuống sông tự vẫn. Nơi cô tự vẫn ngày nay còn cây cầu dân gian gọi là cầu Vô Tình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét