Đời An :
Truyện ký / Đỗ Thị Bích Lan. – H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2016. – 148 tr. ; 19 cm.
Tác giả Đỗ
Thị Bích Lan sinh năm 1943 tại xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Chị nguyên là cán bộ Công đoàn Giáo
dục tỉnh Nam
Định. Nhiều bạn đọc quen biết chị qua những tập thơ chị đã xuất bản:
- Mộc lan hoa
(2006)
- Hai đầu nỗi
nhớ (2007)
- Hoa thơ
(2008)
- Hương đậm
hồn tôi (2010)
- Tím chiều
(2011)
Truyện ký Đời
An dựng lại cuộc đời nhân vật An từ nhỏ đến trưởng thành trong bối cảnh vùng
đất quê hương Nam
Định thời chống Mỹ... qua những tình tiết và bằng giọng văn sinh động, chân
thực, làm người đọc cảm động và bị cuốn hút từ đầu đến cuối truyện. Có lẽ ngoài
năng khiếu thơ văn, tác giả xây dựng nhân vật An bằng chính chất liệu trong bối
cảnh mình từng sống và những sự kiện cuộc đời của chính mình nên truyện sinh
động và chân thực đến thế.
Chân thành
cảm ơn tác giả Đỗ Thị Bích Lan và trân trọng giới thiệu tập sách cúng bạn đọc
qua bài viết của tác giả Vương Anh dưới đây.
CÁI KHÓ LÓ CÁI KHÔN
(Nhân đọc truyện ký Đời An)
Vương Anh
Tôi may mắn được đọc tập truyện ký “Đời
An”của nhà giáo Đỗ Thị Bích Lan. Tình cờ gặp một bạn nhà văn quê Hải Hậu cũng
đọc tập truyện ký đó, nói với tôi: “Không phải chỉ ở chiến trường mới có kỳ vĩ,
mà dân tộc ta - đời thường, người bình thường cũng có kỳ vĩ”.
Tác giả Đỗ Thị Bích Lan |
Mười năm đằng đẵng, với lòng tự tin,
trăn trở, không nề tuổi cao sức yếú, nhà giáo Đỗ Thị Bích Lan không phải người
viết văn chuyên nghiệp, bà viết truyện ký từ tháng 6/2006 tại thành phố Hồ Chí
Minh, hoàn thành 2/ 2016 tại Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định. Bà nói với tôi: “Người
bị khiếm thị, không nhìn thấy chữ, người bị hỏng đôi tay, không cầm được bút,
điển hình là nhà giáo Ngọc Ký vẫn sáng tác được tác phẩm hay, mình phải học tập
người ta chứ”. Thật quý giá vô ngần. Cụm từ “nhất tự thiên kim” vận dụng vào
đây rất đắt. Xin mời đọc giả xem trang 3 trong tập truyện ký - giới thiệu tác
phẩm :
“Vừa mới ngày nào, còn là cô giáo nghèo
trên đất Quần Anh có truyền thống hiếu học, giầu nhân nghĩa. Mà nay đã 63 năm
sinh nhật, 12/6/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đất khách quê người. Trời
mưa đột ngột, trời tạnh, lại mưa..., gợi lại những nét thăng trầm quá nửa cuộc
đời, khó khăn này vừa qua, khó khăn khác lại ập tới, tai nạn này vừa qua, tai
nạn khác lại đến ... Thân phận người con gái mỏng manh... sự sống, cái chết gần
nhau gang tấc. Ba lần bệnh tình quái ác, mấy lần suýt chết vì bom đạn, hai lần
tử thần nước, một lần tử thần lửa hai lần bị tai nạn giao thông... tưởng như mình phải về thế giới bên kia. An
cố vượt qua số phận:
Con tằm rút ruột
Đóng góp với đời
Cái kiến tha mồi
Nên cơ nghiệp nhỏ...”
Thuở nhỏ, An chăn trâu, cắt cỏ, tập
bơi lội trên dòng sông quê. Khi trưởng thành, đi công tác, Mỹ ném bom bến Đò
Quan, Mọi người trên đò hoảng hốt,
nhốn nháo
nhảy xuống sông. Người này níu áo người kia. Đò tròng trành, rồi chìm hẳn. An
biết bơi, nhưng lúc này rất hốt hoảng. Có lực cản nào bám chặt chân An lôi
An chìm xuống sâu. An bị sặc nước. Trong lúc nguy cấp, do phản xạ tự nhiên, An
vẫy vùng đạp mạnh. Vật cản bật ra. Lực nước đẩy An nổi lên, An lấy hết sức bình
sinh bơi vào được bến bên kia, nhoai lên bờ, nằm thở một lúc, tỉnh lại. Trong
thành phố khói cuồn cuộn ngút trời. Còi báo yên. Lúc này An mới biết mình còn
sống. Tỉnh dần, bò dậy, vừa đi vừa chạy, tới khuya mới vượt quãng đường
30 km về tới nhà, ngã vật ra. An ân hận
vì lực bất tòng tâm, không cứu được người cùng cảnh ngộ với mình (Trang 63 Đời
An).
Lần khác, An cùng đoàn của sở Giáo dục
đi kiểm tra toàn diện huyện phía nam tỉnh. Sức khỏe không được tốt, làm việc
quá sức, đi xe đạp về cơ quan đoạn đường dài 50 km, An cố theo đoàn, đi cùng
anh chị em. Về gần tới cơ quan, An bị ngất xỉu, buông xe ngã lăn ra đường, mọi
người xúm lại, vực lên xe, đưa về cấp cứu ở bệnh viện E. An tắc thở, khi tiêm
thuốc hồi sinh không thấy kết quả, tiêm thuốc dãn phế quản cũng không thấy thở,
nhân viên bệnh viện đưa An vào nhà xác. Mấy xác chết nằm bên cạnh, úp lồng để
ngăn ngừa chuột bọ. Tại sao lại nằm đây? Trấn tĩnh lại, hiểu ra: mình bị hôn
mê, chết đi sống lại. Sợ quá, An kêu lên: “Có ai ngoài đó, cứu tôi với! Đưa tôi
ra...”. An được cấp cứu, từ cõi chết trở về.
Bệnh trọng sức yếu, An không nản, tự rèn
luyện sức khỏe, nâng cao ý chí, tiếp tục phấn đấu, được học trường đại học Công
Đoàn. Học xong về công tác tại Liên hiệp Công đoàn tỉnh, rồi tự ôn thi vào đại
học Kinh tế Quốc dân. Tốt nghiệp đại học (trang 84 Đời An). Về công tác tỉnh
nhà, An say sưa công tác, được báo cáo “Kinh nghiệm hoạt động công tác nữ công
Công đoàn trường học” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức.
Về phía gia đình: thuở nhỏ, bố mẹ ốm
đau, An phải chăn trâu, mò cua bắt ốc, An nghe lời bố mẹ về cách đối xử với bà
con, bảo vệ cán bộ hoạt động vùng tạm chiếm. Học hết cấp hai, bố mất, gánh nặng
đè lên vai người mẹ yếu đuối. Khi ra công tác, nhận lương hàng tháng, An đưa mẹ
góp công sức ổn định cuộc sống gia đình, cho các em ăn học.
“Mẹ ơi, vất vả thân cò
Chung tay với mẹ, chung lo cuộc đời
Mừng An thanh thản vui tươi
Năm mươi tuổi Đảng, tuổi đời bảy hai
Đã đi trăm nẻo dặm dài
Việc nhà, việc nước cả hai vẹn toàn”
Lê thị Nhài
Nguyên hiệu trường
trường PTCS Xã Hải
Thanh, Hải Hậu
Trong quá trình công tác, An còn gặp
nhiều tai nạn, nhiều rủi ro như phần giới thiệu đầu tập sách. Khi về hưu, An
vào tp Hồ Chí Minh để phù hợp với điều kiện sống và chữa bệnh. Tiền lương hàng
tháng ít ỏi để ở nhà nuôi mẹ già yếu.
Hai bàn tay
trắng cộng với vốn kiến thức đã học được, An tự nuôi mình nơi đất khách quê
người. Ban đầu An phải làm công việc rất bình thường, lấy ngắn nuôi dài. Vốn
kinh doanh lớn dần, có tiền chữa khỏi bệnh, mua được đất làm nhà, từ chỗ nghèo
nàn trở nên khá giả.
Về tình riêng, rất éo le trắc trở. Sinh
ra, ai cũng muốn sống, muốn yêu, muốn hạnh phúc. An bị thiệt thòi, An phải xa
người yêu vĩnh viễn, lý do: bệnh tim không cho phép kết hôn, An không được
quyền làm mẹ.
“Dẫu biết thiệt thòi hạnh phúc riêng
Sẵn lòng gìn giữ nghĩa thiêng liêng
Cho người yêu dấu tròn gia đạo
Lặng lẽ chia xa chẳng tủi phiền”
Cảm nhận của Hồng Hải – nguyên trưởng
ban thơ CLB Thiên Trường Nam
Định ( trang 145 Đời An)
Để kết thúc bài viết này, tôi xin ghi
lại “Lời cuối sách”:
Cuốn
sách kể lại cuộc đời An: vui có, buồn có, tưởng như không thể vượt qua những
khó khăn và thách thức... Nhưng được hưởng phúc ấm của Tổ Tiên, truyền thống
gia đình, tiếp thu tinh hoa của xã hội... An đã vượt qua, phấn đấu vươn lên để
có được ngày hôm nay.
Xin
giới thiệu và chia sẻ cùng bạn đoc./.
VƯƠNG ANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét