Tam
quan Cảnh Linh tự
Ngày
này năm xưa!
Hồi
bé cứ nghe các cụ kể rằng, ngày trước vùng làng quê Xuân Trường - Giao Thuỷ nói
chung, xã Trà Lũ nói riêng có ngày “giỗ trận” (nghĩa là giỗ hàng loạt, nhiều
gia đình, họ tộc có giỗ) vào ngày 12 tháng 5 (âm lịch). Sở dĩ có chuyện đó là
vì ngày 12 tháng 5 năm Quý Mão – 1903 có nhiều người ở vùng Giao Thuỷ - Xuân
Trường chết vì bão (nhà cửa sập, cây cối đổ đè chết), vì đuối nước biển dâng
(mà ngày nay ta gọi là “sóng thần”). Ông nội tôi là
người có được chứng kiến cơn bão đó mỗi lần kể lại đều lắc đầu, lè lưỡi vì sự
khủng khiếp của nó. Gần đây, đọc lại sách Trà Lũ xã chí của cụ Cử Lê Văn Nhưng
viết, khắc in năm 1916, phần “kiếp nạn” mới thấy cụ thể THÊM về điều đó.
“Năm thứ 16 triều Vua
Thành Thái, Quý Mão – 1903, tháng 5 ngày 12, giờ Thìn (7 - 8 giờ) gió Đông Bắc
thổi đến giờ Ngọ (11 - 12 giờ) thì tắt hẳn, mây tan, mặt trời sáng bừng, chợt
nghe từ phía biển có tiếng nổ lớn như sấm và chỉ một thoáng sau gió Tây Nam cực
mạnh thốc tới, cát bay đá chạy, gió cuốn cả thuyền nan 24 thước lên tận ngọn
cây, nhà cửa đổ sập quá nửa, hoa màu, lúa mạ, cây cối tan nát hết. Âu cũng là
kiếp số vậy!”
Các
cụ còn kể, người ta đi gặt lúa hôm trước (gặt chạy bão) về, lúa bó xếp đống ở
ven sông, hôm sau, qua cơn bão, cả đống bó lúa bị bê....nguyên xi theo đúng lớp
lang, thứ tự qua bên kia sông....đặt ! Có điều các bông lúa đều trơ rơm, không
còn hạt thóc mẩy nào ! Hãi thế !
P/S:
Trong trận bão ấy, tam quan chùa Cảnh Linh (ba tầng bằng gỗ tứ thiết) bị đổ,
Tam quan theo ảnh trong bài là được Tổ Sư Đỗ Quang Minh bàn với quan viên hương
mục trong làng xây dựng lại theo mẫu cổng Khuê Văn Các - Văn Miếu ở Hà Nội.
ĐỖ HỮU TRÁC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét