Nằm nghĩ về một vài việc ở xã hội hôm nay, đành rằng việc lớn của xã hội được bao nhiêu giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia và các học giả đề xuất, hội thảo, cấp chính quyền có thẩm quyền quyết định. Để có một quyết định nhiều khi tốn hàng chục tỷ, hàng nhiều chục tỷ đồng, các công trình của xã hội đều là kiến thức hàn lâm nghĩ ra nhưng đứng về phia cỏ dân tôi vẫn có những thăc mắc, không tự lý giải được.
Đó là:
- Quốc hoa: Việt Nam lấy biểu tượng hoa sen làm quốc hoa, Ở Việt Nam có lẽ hoa sen là hoa đẹp nhất, sang trọng nhất mà chẳng có loại hoa nào sánh bằng, Điều đó thì không phải bàn gì nữa, nhưng quốc hoa nó phải là biểu tương tinh thần, ý chí quật cường của dân tộc ấy, tính cách và đời sống chung của dân tộc ấy, đặc biệt nó phải là thứ hoa phổ biến ở quốc gia ấy chứ hoa sen thì nó chỉ nở về mùa hè, các mùa khác cần tiếp khách quốc tế, các lễ tết, hội lớn quan trọng thì không có để bày. Tôi đã thấy có nơi bầy hoa sen giấy trong dịp trong đại. Hoa sen nhiều nước có, cũng không hoàn toàn đặc trưng cho nước Việt Nam, nó không giống hoa mai, hoa mẫu đơn của Trung quốc mà các nước khác không có, nó cũng nở hoa quanh năm. Tôi thích hoa hồng, hoa cúc tuy không đẹp bằng hoa sen nhưng nhiều loại, sức sống mãnh liệt, mọc được ờ khăp mọi nơi, mọi miền đất nước, quanh năm nở hoa.
- Tượng đài: Rất nhiều tượng đài mà tôi không lý giải được. Ví dụ: Tượng Lý Công Uẩn ở vườn hoa đẹp nhất, gần gũi nhất với mọi người, cạnh hồ Gươm, nơi đắc địa nhất Hà Nội cho việc dựng tượng đài. Vậy nay mai dựng tượng Bác Hồ, tượng Lê Lợi là những đế vương khai quốc, giành độc lập thì dựng ở đâu cho xứng tầm. Lý Công Uẩn thực sự là người tiếm ngôi nhà Lê thôi, mà đạo đức thời nào cũng vậy, đại thần phải phù vua chứ dùng diễn biến hòa bình để chiếm lấy ngai vàng thì không thời đại nào chấp nhận được, cũng như ngày nay, mọi người phải cống hiến xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam tốt đẹp lên, mạnh lên để xây dựng đất nước chứ bắt chước Lý Công Uẩn thì không được. Đành rằng nhà Lý sau này có nhiều công lao cho dân tộc, cho đất nước nhưng bản thân Lý Công Uẩn thì chưa được nhiều. Về hình thức, vua thì phải ngồi ở ngai vàng nhất là lại đội mũ triều thiên chứ không đứng một mình vậy, tay ngài lại cầm cuộn giấy, nó là cài gì vậy, chiếu dời đô chắc. Cầm chiếu, tuyên chiếu chỉ là của các quan hay hầu cận vua, vua không phải cầm chiếu chỉ, không phải đọc, chẳng hiểu phép tắc gì cả.
- Tượng Nguyễn Huệ: Tượng đặt ở Gò Đống Đa Hà Nội. Đây là tạc tượng tướng Nguyễn Huệ khi đánh giặc ở Thăng Long, tay cầm gươm chứ không phải tượng vua Quang Trung. Tượng đài này hết ý kiến.
-Tượng Thánh Gióng: Tượng này đăt trên núi Sóc, hình ảnh bay lên trời. Khi đánh giặc xong ngài bay về trời, lên đến tận đỉnh núi Sóc rồi, bay lên trời mà nét mặt cứ phừng phừng, tay vẫn cầm khúc tre, mang gốc tre này lên trời làm gì, khoe với Ngọc Hoàng à. Mô típ này đặt ở làng Gióng thì đúng. Đáng lẽ Ngài phải tươi cười, vẫy tay chào bách tính, làng xóm, cha mẹ Ngài vì đã đánh tan được giặc nay tạm biệt về trời.
- Tượng Bác Hồ: Tượng đài Bác Hồ chỗ nào cũng thấy Ngài đứng, giơ tay, cứ nghĩ Bác tuổi tám mươi mà suốt ngày đêm đứng giơ tay thì thật sốt ruột, sao không tạc tượng Bác ngồi, con cháu nhìn ngắm có phải rõ ràng, thoải mái không.
-Tượng Đức thánh Trần ở Nam Định: Ngài không làm vua mà là vị tướng, anh hùng của dân tộc, là vị thánh. Ngài vẫn chưa nghỉ ngơi mà vẫn đứng giữa trời để che chở cho dân Nam, nước Nam, tỉnh Nam, nét mặt vừa oai nghiêm vừa khắc khổ mà luôn nghĩ đến vận mệnh của nước Nam. Đức thánh Trần là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, biểu tượng của chí khí người Nam Định ta, thế kỷ 20 nếu không có người Nam Định thì năm 1945 chưa chắc nước VNDCCH đã ra đời. Tượng này hết ý, chưa tìm ra điểm gì để chê.
- Tượng Cụ Trường Chinh đặt ở Xuân Trường: Sao không lấy hình mẫu khi ông còn là thanh niên, tay xắn cao hăm hở từ quê ra đi lên đường làm cách mạng mà còn nhiều ảnh chụp lưu lại, nó nói lên sức sống mãnh liệt của Xuân Trường tôi mà lấy mẫu là cụ già 80, 90 tuổi, mặc áo đại cán, da thịt nhăn nheo nên cũng kém phần khí thế.
Tượng có mấy thể loại phổ biến, như: Tượng thờ thì nét mặt vui tươi, ngồi để con cháu lạy mừng, tượng đài thi hùng tráng, to lớn và phải có nội dụng, tượng công viên thì đủ loại, nhí nhố vui mắt là chính.
Tôi lại nghĩ thêm tí nữa: Thời Lý có bài thơ thần của cụ Lý Thường Kiệt, có 4 câu, nguyên tác câu đầu bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tôi thấy bản dịch nào cũng dịch là: Non sông Việt Nam vua Nam ở. Vấn đề là chữ cư mà dịch sang chữ ta là ở thì không đúng, sai, thà đừng dịch cho xong vì: Nam đế cư tức là Hoàng đế nước Nam đương nhiên là ở rồi nhưng đây phải dịch là trị, nước Nam thì dân Nam ở còn hoàng đế phải cai trị nước Nam, cai trị bách tính. Vua chúa, tổng thống cũng ở nhưng ở lưu vong nước ngoài thì không còn là vua, là tổng thống nữa. Có kẻ ngoài bang nó nói cùn: Sách trời đã ghi rõ, đất nước Việt Nam vua Nam ở mà các anh công nhận đó thôi, chúng tôi đến đây cai trị, lãnh đạo cơ mà, vua quan, bách tính nhà các anh cứ yên thân mà ở, bố nó, nói cùn nhưng cũng có tí lý. Văn bản cứ để nguyên tác, nếu dịch thì lấy ý làm chính chứ không bám sát vào từ điển, trình non.
Nguyễn Kim Trì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét