Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

ĐỒNG (họ)VIỆT NAM – CỘI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN


Nhà nghiên cứu Đồng Ngọc Hoa

          Đồng Ngọc Hoa

          Cây có gốc mới sinh cành nở ngọn
          Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
          Người ta nguồn gốc từ đâu
          Có Tổ tiên trước rồi sau mới có mình

          Theo nhiều nhà nghiên cứu thì: dòng họ là một hiện tượng lịch sử - văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền văn hóa. Trên thế giới, đã từ lâu, dòng họ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với các phân nhánh chuyên sâu: sử học, triết học, di truyền học, nhân chủng học, dân tộc học, xã hội học, gia phả học…

          Ở Việt Nam, tính đến thời điểm này, việc nghiên cứu dòng họ đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. 
          Sau năm 1945, đặc biệt là từ những năm 1986, trong không khí đổi mới với tư tưởng chỉ đạo của Đảng: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều công trình nghiên cứu chuyên và không chuyên về dòng họ lần lượt được xuất bản. 
          Nhiều cuộc hội thảo về dòng họ được tiến hành với qui mô khác nhau. Việc nghiên cứu gia phả được thúc đẩy, trở nên sôi nổi với nhiều địa chỉ trang web.
          Tính đến thời điểm này, đã có rất nhiều định nghĩa về dòng họ người Việt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Điểm lại một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như trên ta thấy, về cơ bản, các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất khi khẳng định: dòng họ là một thiết chế xã hội đặc biệt gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống do khởi sinh từ một thủy tổ. Trong mối quan hệ đồng huyết này, các cá nhân bao gồm cả người đang sống và người đã chết đều mang tộc danh về phía bố. Chỉ mang tộc danh về phía bố nên người Việt thường coi trọng họ nội.
          Như vậy, nếu phân tích sâu bản chất của dòng họ trong nhiều mối quan hệ chằng chéo thì định nghĩa sau đây của Léopol Cadière mới là định nghĩa tương đối toàn diện về dòng họ người Việt:

          Người Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng”.

          I- VỚI HỌ ĐỒNG VIỆT NAM:

          Theo truyền thuyết, lịch sử, thư tịch, bi kí thì nhiều nghiên cứu cho rằng họ Đồng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Đồng Trung Quốc.
          Họ
Trung Quốc lại có gốc từ họ Tư mã 司馬.
          Vài nét về họ Tư mã và TƯ MÃ THIÊN (theo bách khoa toàn thư):

          1- Về họ Tư Mã:
          Hai chữ Tư Mã có từ đời nhà Chu và dùng để gọi một chức quan võ coi tất cả các việc binh trong nước, tức là chức Binh bộ Thượng thư. Đời Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) một người giữ chức đó có công, được vua cho phép lấy chức làm họ. Sau đó họ Tư Mã có vài người làm sử quan ở nhà Chu. Thời Chiến Quốc, nước Tần có tướng giỏi là Tư Mã Thác (司馬錯), thời Tần Huệ Vương, đã cùng Trương Nghi đánh bại Thục, giết chết vị vua Khai Minh cuối cùng, truất Thục vương đổi hiệu làm hầu.
Cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm, là cháu tám đời của Tư Mã Thác. Ông làm thái sử lệnh của nhà Hán, là một người học rộng, thích học thuyết Lão Trang.

          2-Về Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.
Ông làm chức Thái sử lệnh (
太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Sử ký là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đặc biệt bộ sử này còn là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2.000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học Trung Hoa.
          Thân thế Tư Mã Thiên: sinh năm 145 TCN, ở Long Môn (nay là huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), vì không có những tài liệu gì về ông, người ta chỉ dựa vào bức thư ông trả lời cho Nhâm An năm 93 TCN, năm đó ông 53 tuổi. Ông sống thời thơ ấu ở Long Môn, trong một gia đình có truyền thống làm sử.
          Sự nghiệp: Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã được học nhiều sách văn học và sử học thời đó. Lên mười tuổi, ông đã học Tả truyện, Quốc ngữ, Thế bản và thuộc lòng hầu hết những bài văn nổi tiếng của thời trước. Ông từng là học trò của một số nhà Nho học như Khổng An Quốc (孔安國) và Đổng Trọng Thư.
          Năm 20 tuổi, nhờ sự hỗ trợ của cha, Tư Mã Thiên đã bắt đầu chuyến du hành vòng quanh đất nước, thu thập các tài liệu và bằng chứng lịch sử. Mục đích của chuyến đi là để kiểm chứng các lời đồn đại và truyền thuyết và để thăm viếng các di tích lịch sử, như mộ Đại Vũ. Ông đã đi qua Sơn Đông, Vân Nam, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam...
          Sau chuyến đi trở về, ông được chọn làm Lang trung (
郎中) trong chính quyền, với nhiệm vụ đi kiểm tra từng địa phương cùng Hán Vũ Đế (vào khoảng từ 122 TCN đến 116 TCN). Sau ông được phụng sứ đi thanh tra các miền Ba Thục, Cung, Tạc, Côn Minh tức những miền mà nhà Hán mới chinh phục được ở phía tây nam. Phía bắc ông lên tới Vạn Lý Trường Thành và Sóc Phương. Năm 110 TCN, sau cuộc tuần du, cha ông lâm bệnh và gọi Tư Mã Thiên về để nối nghiệp. Tư Mã Đàm có ước nguyện viết tiếp Xuân Thu Tả Thị Truyện (春秋左氏傳). Kế nghiệp cha, ông nhận chức Thái sử lệnh. Chức đó vừa giữ việc chép sử vừa coi về thiên văn, làm lịch, nhưng là một chức nhỏ, bị coi thường. Năm 104 TCN, ông cùng một vài người nữa, sửa lại lịch. Ông thu thập hết tài liệu trong các sách của thư viện triều đình.
          Năm 99 TCN, ông bị vướng vào vụ Lý Lăng (
李陵). Lý Quảng Lợi (李廣利) và Lý Lăng, hai quan võ, đã không hoàn thành nhiệm vụ trong một cuộc chiến với Hung Nô ở miền Bắc. Hán Vũ Đế và đa số các quan trong triều cho rằng tội trạng thuộc về Lý Lăng. Chỉ mình Tư Mã Thiên bênh vực vị tướng này. Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên, qua việc bảo vệ Lý Lăng, đã ngầm chê Lý Quảng Lợi, anh vợ của Vũ Đế, là nhút nhát. Tư Mã Thiên bị tội tử hình, nếu không chuộc bằng tiền bạc hoặc bị cung hình (thiến). Do không đủ tiền chuộc, ông đành chọn bị thiến và bị cầm tù.
          Sau khi ra tù, Tư Mã Thiên được làm Trung thư lệnh, đây là chức quan to, ở gần vua, được ra vào cung cấm, xem các tài liệu mật, chức này chỉ dành cho hoạn quan. Thỉnh thoảng ông được đi theo vua trong các cuộc tuần du. Không được giữ chức Thái sử nữa, lại luôn cảm thấy nhục nhã vì hình phạt, ông dồn tất cả tâm sức cho bộ Sử ký và hoàn thành nó năm 97 TCN (có sách nói là năm 91 TCN, lúc ông trên 55 tuổi). Ông mất vào năm 60 tuổi, năm 86 TCN cùng một năm với Vũ đế.
          Cống hiến:
          Trong sử học: Sử ký là một công trình sử học do Tư Mã Thiên viết trong hoàn cảnh được ông tâm sự như sau: Biên chép, sắp đặt văn Sử ký được bảy năm, thì Thái sử - công gặp cái họa Lý Lăng, bị cùm trói trong tù. Bèn bùi ngùi mà rằng: (- Đó là tội của ta! Đó là tội của ta! Thân tàn không dùng được nữa rồi!). Nhưng rồi lại suy nghĩ kỹ mà rằng: Ôi! Viết sách làm thơ, đó là điều những người trong lúc cùng dùng để truyền đạt cái ý nghĩ của mình. Xưa Tây bá bị tù ở Dĩu Lý nên diễn giải Chu dịch; Khổng Tử gặp nạn ở đất Trần, đất Thái nên viết Xuân Thu; Khuất Nguyên bị đuổi nên viết Ly Tao; Tả Khâu Minh bị mù làm Quốc Ngữ; Tôn Tẫn cụt chân bàn Binh Pháp; Lã Bất Vi bị đày sang Thục, đời truyền lại sách Lữ Lãm; Hàn Phi bị tù ở Tần làm những thiên Thuyết Nan, Cô Phẫn; ba trăm bài ở Kinh Thi phần lớn đều do thánh hiền làm ra để giãi bày cái nỗi phẫn uất. Những người ấy đều vì những điều uất ức không biểu lộ ra được, cho nên thuật lại việc xưa mà lo truyền lại người sau. Do đó, bèn soạn thuật cho xong từ thời Nghiêu cho đến năm được lân [1] thì dừng bút, bắt đầu từ Hoàng Đế. Nó được lưu giữ, ít người biết, cho đến thời cháu ngoại của ông là Dương Vận (Dương Uẩn?), thì mới được công bố gọi là Thái Sử Công Thư Chí. Tên Sử ký là tên đặt sau này.
          Nó đã xây dựng một phong cách viết sử mà sau này trở thành "khuôn mẫu chính thức" cho tài liệu lịch sử Trung Hoa. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên trình bày các sự kiện theo chuỗi kèm theo chú giải, nguồn tham khảo. Công trình này gồm 526.500 chữ, 130 thiên; không theo trình tự thời gian, mà theo 5 chủ đề, bao gồm bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện; viết về nhiều lĩnh vực của xã hội gồm âm nhạc, lễ hội, lịch, tín ngưỡng, kinh tế; kèm theo một nguồn tham khảo lớn. Trước ông, lịch sử được viết dành cho triều đình. Phong cách viết sử mở rộng cho nhiều mặt của xã hội trong Sử ký sau này ảnh hưởng đến Trịnh Tiều (
鄭樵 - Zhèngqiáo) khi viết Thông sử (通史 - Tongshi) hay Tư Mã Quang (司馬光 - Sima Guang) khi viết Tư trì thông giám (資治通鑑 - Zizhi Tongjian). Phong cách này còn ảnh hưởng đến cách viết sử của các nước láng giềng, như Triều Tiên.
          Trong văn học: Sử ký của Tư Mã Thiên cũng đã được coi như hình mẫu cho văn học miêu tả chân dung nhân vật và sự kiện tại Trung Hoa. Nó được các nhà phê bình coi là có "trình độ miêu tả điêu luyện" (như phương pháp đàm thoại khiến các miêu tả thêm sống động), "phong cách sáng tạo" (ngôn ngữ bình dân, dí dỏm và phong phú, như tác phẩm thơ không vần), "súc tích" (cách viết chỉ miêu tả những điểm cốt yếu, ngắn gọn dễ hiểu)...
          Phong cách viết trong Sử ký có ảnh hưởng trong phong cách văn học Trung Hoa thời kỳ nhà Đường, nhà Tống và những tác phẩm truyện võ hiệp sau này. Ngoài Sử ký, Tư Mã Thiên còn viết 8 bài thơ trào phúng (
), trong số đó có bài nói về sự chịu đựng của ông trong vụ Lý Lăng và bài nói về niềm đam mê viết Sử ký.
          Trong thiên văn học: Tư Mã Đàm và Tư Mã Thiên, đều là các nhà chiêm tinh của triều đình nhà Hán. Đây là chức vụ quan trọng, có nhiệm vụ giải nghĩa và tiên đoán các việc triều chính trong sự hài hòa với chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao, cùng các hiện tượng tự nhiên khác như nhật thực, động đất,...
          Năm 104 TCN, trước khi viết Sử ký, Tư Mã Thiên cùng Công Tôn Khanh Hồ Toại và đồng nghiệp khác sửa lại lịch cũ, chế định Hán lịch. Lịch này có độ chính xác cao nhất vào thời đó, xác định một năm có 365,25 ngày và một tháng có 29,53 ngày. Đây được coi là một cuộc cách mạng trong lịch sử làm lịch của Trung Hoa. Âm lịch ngày nay cũng dựa trên công trình này.
          Sử học gia nổi tiếng thời Tây Hán là Tư Mã Thiên (马迁) (145 TCN – 86 TCN) vì bị liên luỵ trong vụ án Lí Lăng[2] (李陵) nên phải chịu cung hình. Để bảo toàn gia tộc, phải báo quan là không có con trai nối dõi, vì thế 2 người con trai của ông buộc phải đổi họ.
          Người con trưởng là Tư Mã Lâm (
马临) từ họ phức là Tư Mã () đã lấy chữ Mã () đồng thời thêm 2 chấm bên trái đổi thành họ Phùng (). Người con thứ là Tư Mã Quan (马观) từ họ phức Tư Mã () lấy chữ Tư () đồng thời thêm một nét sổ bên trái chữ Tư đổi thành họ Đồng (), nhưng 2 dòng họ này vẫn nhớ đến dòng họ gốc Tư Mã (chữ Hán: ) của mình.
          Đến đây ta tạm đánh giá họ Đồng gốc Tư Mã là họ của những người tài giỏi, giàu lòng nhân ái, khảng khái, thẳng thắn.
Hiện nay tại thôn Trại Từ Long Môn (
寨徐龙门) thuộc Hàn Thành (韩城) Thiểm Tây (陕西) quê hương của Tư Mã Thiên tuy không còn họ Tư Mã, nhưng người họ Phùng (), họ Đồng () rất đông, họ đều là con cháu đời sau của Tư Mã Thiên. Cả ngàn năm nay hai họ Phùng và Đồng vì cùng tế chung một ông tổ nên không bao giờ thông hôn, vì họ đều là người một nhà.
          Như vậy họ Đồng
gốc Tư Mã 司馬 đã có từ bên Trung Quốc và hiện nay vẫn có người sinh sống ở Trung Quốc. Vậy họ ở Trung Quốc sang Việt Nam từ bao giờ?
          Chắc chắn là sang sau đời Đường ở Trung Quốc. Sau khi có tấu thư (Tấu thư địa lý kiểu tự) của Cao Biền báo cáo về với vua Đường là đất Hải Dương ở Việt Nam có đến 183 huyệt chính và 483 huyệt bàng (huyệt phát vương, phát quan). Họ sang là để làm ăn sinh sống và phát triển chứ không phải sang vì chạy loạn. Cũng như nhà Trần chọn đất Nam Định (nơi có nhiều huyệt phát vương phát quan chỉ sau Hải Dương) làm quê hương là vậy. Như vậy họ sẽ sang Việt Nam khoảng thời Lý là thời đại Phật giáo phát triển đến đỉnh cao, đất nước hòa bình yên ổn, không có ngoại bang xâm lược. Nhà Trần cũng từ Trung Quốc sang Việt Nam vào thời Lý. Nhưng chắc sau Họ
.
          Căn cứ vào nhiều nguồn nghiên cứu về dòng họ Đồng Việt Nam thì:
          1- Căn cứ vào lịch sử - hai con trai của Tư Mã Thiên đổi thành họ Đồng
và họ Phùng ngay từ vụ án Lý Lăng xảy ra bên Trung Quốc. (Không tìm thấy cứ liệu lịch sử nào cho rằng người họ Tư chạy sang Việt Nam mới đổi thành họ Đồng và họ Đồng cũng không tự nhiên có ở Việt Nam.
          2- Căn cứ vào gia phả của dòng họ Đồng ở Chí Linh Hải Dương đến nay đã là 38 đời, khoảng 800 năm thì người họ Đồng Trung Quốc sang Việt Nam vào khoảng thời Lý là đúng. Không có căn cứ nào nói rằng sang trong thời kì Bắc thuộc hoặc chạy trốn sang Việt Nam (Đệ nhị tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương sinh năm 1184).
          Căn cử vào Xuân thu văn tế của dòng họ Đồng chí Linh:
Tiên tổ tích Bắc Quốc di trụ Triền Dương Nam Gián trang cổ thành, Chí Linh Hải Dương.
          3 – Căn cứ vào: Xuân Thu văn tế (cổ) (Cổ vì trong bài văn tế này đã nói đến kinh THỦY DỤ thuộc A TRUNG HÀM KINH một bộ kinh cho đên năm 1995 mới được dịch từ kinh sách của Trung quốc) của dòng họ Đồng xã Trực Khang, Trực Ninh Nam Định do nhà giáo, thủy tổ Đồng Tuấn Hoành viết lại cụ thể hơn:
           
         
:
         
, , ,
         
Phiên âm:
          Xuân thu văn tế
          Cung duy:
          Tiên tổ tích do Đông Hải, phái dẫn Nam Giang, mộc bản thủy nguyên.
          Tiên tổ tích do Đông Hải. Đông Hải là một địa danh thuộc Liên Vân Cảng của tỉnh Giang Tô Trung Quốc (Xin dẫn)
          Đông Hải, Liên Vân Cảng (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
          Tiếp đến câu: Phái dấn Nam Giang. Nam Giang ở đây là cụ lấy tắt địa danh: Nam Sách Giang (xin dẫn)
          Nam Sách là huyện có lịch sử phát triển lâu đời, con người đến sinh cơ lập nghiệp khá sớm. Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ đầu Công nguyên, mảnh đất này đã có con người sinh sống.
          Tên Nam Sách không hiểu có từ khi nào chỉ biết rằng, Phạm Chiêm là một hào trưởng ở vùng Trà Hương (Nam Sách Giang) giúp Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và đã cưu mang con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập năm 944. Sau khi giành lại ngôi vua Ngô Xương Văn xưng vương lấy hiệu là Nam Tấn Vương và Ngô Xương Ngập lấy hiệu là Thiên Sách Vương, mỗi người lấy một từ của tên "Nam Sách" để tỏ lòng ghi nhớ về vùng đất này. Đến đời nhà Lý cũng có tên là Nam Sách Giang. Nam Sách là nơi phát tích của hai dòng họ Việt Nam đó là dòng họ Phạm (Trà Hương) và họ Mạc (Long Động).
          Thời nhà Trần, Nam Sách là tên gọi của một xứ, bao gồm Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà và Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày nay. Cuối thời nhà Trần, nó là tên gọi của một châu (Nam Sách châu) thuộc phủ Lạng Giang. Đầu thời kỳ Lê sơ, là tên gọi của một lộ, bao gồm Nam Sách thượng và Nam Sách hạ. Đến thời Lê Nhân Tông là tên gọi của một phủ. Đến năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, Nam Sách là một trong số đó. Tháng 4 năm 1469, nó lại chỉ là tên gọi của một phủ, do đạo thừa tuyên Nam Sách đã đổi thành Hải Dương. Trong thành phần phủ Nam Sách khi đó có các huyện Thanh Lâm, Chí Linh, Thanh Hà và Tiên Minh (Tiên Lãng ngày nay). Thời Hậu Lê, trụ sở phủ Nam Sách đặt tại Vạn Tải (nay thuộc xã Hồng Phong). Tới năm Gia Long 7 (1806) chuyển về Tổng Xá (xã Thanh Quang ngày nay). Năm 1898, bỏ cấp phủ. Tên gọi huyện Nam Sách có lẽ có từ khi này.
          Các giai đoạn từ 9/1947 tới 25/8/1948 và từ 7/11/1949 tới 22/2/1955, huyện thuộc tỉnh Quảng Yên.
          Ngày 14/8/1969, xã Ngọc Châu được sáp nhập vào thị xã Hải Dương.
          Ngày 24/2/1979 Nam Sách hợp nhất với Thanh Hà thành huyện Nam Thanh.
          Ngày 17/2/1997 huyện Nam Thanh lại tách ra thành huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà.
          Ngày 19/3/2008, các xã Thượng Đạt, An Châu, Nam Đồng, Ái Quốc được sáp nhập vào thành phố Hải Dương.
          Từ những căn cư sử liệu trên ta có thể kết luận dòng họ
gốc từ Đông Hải Trung Quốc đến Chí Linh (Nam Giang) gọi tắt của địa danh Nam Sách Giang).
          4- Theo Nhà sử học Hồng Hoàn cung cấp: gia phả họ Đồng, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội có ghi 1 đoạn nói về họ Đồng Mã (gốc họ Tư)[4] như sau:
         
一人 , ,
          Phiên âm:
          Tương truyền kỳ tiên Trung Quốc nhân Đồng Mã thị bất tri hà duyên cố nhất nhập thích bản quốc, Hải Dương trấn, Nam Gián xã, cư yên Tư tự gia nhất họa vị Đồng tự
          Dịch:
          Gia phả họ Đồng, tương truyền rằng trước đây Tổ tiên là người Trung Quốc - họ Đồng Mã, nhưng không truyền tại duyên cớ gì sang bản quốc cư trú tại xã Nam Gián[5], trấn Hải Dương; Họ là từ chữ Tư () rồi thêm một nét xổ thành chữ Đồng (). Đây là một gia phả lâu đời.
          5- Các nghiên cứu khác: (Theo ông Đồng Văn Đạo tổng hợp)
Có 2 loại ý kiến:
          1. Loại ý kiến thứ nhất:
          Nguồn gốc là họ Tư Mã ở Trung Quốc, trong đó: 
          - Ý kiến thứ nhất cho rằng: Gốc gác từ ba anh em của Tư Mã Lượng, do phe cánh mà bố bị thất thế và bị sát hại trong cuộc tranh giành quyền lực trong triều đình mà con cái phải chạy trốn sang vùng núi huyện Tư Nông – Thái Nguyên, từ thế kỷ thứ 9 sau công nguyên (thời Bắc Thuộc).
          Giả thuyết này có vấn đề cần phải suy nghĩ là: Loạn Bát Vương thời Tấn vào khoảng năm 397, vậy mà đến thế kỷ thứ 9, giả định năm đó là 807 (thuộc nhà Đường), thì khoảng cách 2 thời kỳ là 410 năm. Chuyện ân oán trong gia đình khi không còn quyền lực trải qua 400 năm mà vẫn chạy sang Việt Nam, liệu có phải là sự thật không? Họ Tư Mã ở Trung Quốc nghĩ gì khi công bố sự kiện này?
          - Ý kiến thứ 2 cho là: Người con thứ của Tư Mã Thiên chạy nạn giặc Mông Cổ đến định cư ở đất Hải Dương, ý kiến này có dẫn chứng: Thái hậu họ Tống chạy giặc được thờ dọc các tỉnh ven biển Việt Nam.
          Giả thiết này cũng có điều phải suy nghĩ là: Vua Tống và Hoàng tộc nhà Tống mới là đối tượng truy tìm của giặc Mông Cổ, còn họ Tư Mã thời đó chỉ là dân thường, nếu giặc Mông Cổ cũng truy đuổi thì toàn dân Trung Quốc sẽ chạy đi đâu?
          Đó là chưa kể chuyện con Tư Mã Thiên sống trước thời Nguyên trên 1000 năm.
          - Ý kiến thứ 3: Thời nhà Minh người họ Tư Mã di tản bằng đường thuyền sang Việt Nam, một ở Thanh Hóa, một ở Nghệ An, một ở Hải Dương.
          Giả thuyết này cũng có điều phải suy nghĩ là: Đời nhà Minh có từ năm 1368 đến năm 1644, nhưng cụ tổ sư pháp loa Đồng Kiên Cương ở Hải Dương sinh năm 1284, tức là trước thời kỳ có nhà Minh là 76 năm.
          - Ý kiến thứ 4 cho rằng: Họ Tư Mã làm quan đô hộ ở Việt Nam, sau khi chế độ bị lật đổ, các cụ ở lại và chuyển sang thành họ Đồng.
          Tôi đã lần tìm danh sách những quan cai trị người Trung Quốc ở Việt Nam thời Bắc Thuộc từ năm 111 trước công nguyên đến năm 905, đều không thấy ai là người họ Tư Mã cả, nhất là thời nhà Tấn (264-419) có 27 quan cai trị nhưng không có ai họ Tư Mã.
Qua những ý kiến trên đây, tôi xin đề nghị: Ta nên tiếp tục nghiên cứu, chưa nên khẳng định họ Đồng là gốc Tư Mã.
          2. Loại ý kiến thứ 2:
          Gia phả họ Đồng làng Trà Đình, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có đoạn viết: “Ngã môn Đồng Phúc Tộc, triệu tổ Đồng Phước Ninh tướng công danh tự Hồng Thọ, tích Hải Dương tỉnh, Dương Tuyền bộ, Văn Lang quốc…” (Dịch nghĩa: Cụ tổ Đồng Phước Ninh, tên tự là Hồng Thọ, gốc người tỉnh Hải Dương, bộ Dương Tuyền, nước Văn Lang).
          1. Thuộc xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đó là một nhân vật họ Đồng thành danh được biết đến cách đây 730 năm.
          2. Họ Đồng ở làng Trà Đình, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, do cụ tổ Đồng Phước Ninh, tên tự là Hồng Thọ vào lập nghiệp từ năm 1465 đời Lê Thánh Tông. (Nhà vua thân chinh đi dẹp giặc chiếm thành, lập ra đất Quảng). Cụ Đồng Phước Ninh được vua Duy Tân phong là “Dực Bảo Trung hưng linh phù tôn thần”.
          3. Họ Đồng ở làng Thanh Cao, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, do cụ Đồng Sỹ Khôi và con là Đồng Bối và lập nghiệp khoảng năm 1485 (tức là cách đây 530 năm), có cụ Đồng Văn Năng phù Lê Trang Tông (1533-1548) được phong “Tán trị công thần, anh Vũ tướng quân, đô chỉ huy sứ tả hữu kiểm vệ quân cẩm y, tước phổ dương hầu (thuộc chánh tam phẩm).
          4. Họ Đồng ở làng Thiết Ứng, huyện Đông Anh, Hà Nội do cụ Đồng Chính Phái từ huyện Tú Nông, Thái Nguyên về lập nghiệp khoảng 1500 (cách đây 514 năm), có cụ Đồng Nhân Phái, Đỗ Hoàng Giáp năm 1628, làm quan tới chức thượng thư, họ Đồng ở đây có cuốn gia phả được viết từ đời vụ Lê Chân Tông niên hiệu Vĩnh Thọ (1658-1661) nghĩa là cách đây 350 năm.
          Qua những nghiên cứu công phu, thuận nghịch của những người con có tâm huyết với cội nguồn của dòng họ càng làm sáng lên những tư liệu có lý mà ta có thể chấp nhận được là họ Đồng Việt Nam là dòng dõi Tư Mã Thiên từ Đông Hải, Giang Tô, Trung Quốc sang Việt Nam từ thời Lý và đến Chí Linh Hải Dương đầu tiên.

          II- Phát triển:
 
          Từ Chí Linh Hải Dương người họ Đồng đã lan tỏa đi mọi miền đất nước để làm ăn sinh sống và phát triển như:
          - Họ Đồng xã Trực Khang, Trực Ninh Nam Định do cụ Đồng Tuấn Hoành ở Chí Linh dẫn con cháu về đây sinh cơ lập nghiệp từ năm 1532 tính đến nay đã là 18 đời với gần 1000 xuất đinh. Có lẽ đây cũng là một trong những dòng tộc có nhiều đinh nhất.
          - Họ Đồng Cổ Loa Đông Anh Hà Nội cũng từ Chí Linh Hải Dương lên.
          - Họ Đồng Hải Phòng cũng là từ Chí Linh (Trước đây Hải Phòng thuộc Nam Sách).
          - Các dòng họ khác (chưa sưu tầm được gia phả) dù trực tiếp hay gián tiếp cũng tách ra từ Chí Linh Hải Dương.
          - Đặc biệt có dòng họ thưộc Tư Mã cho dù sang sau, hoặc sang trước đến thẳng nơi lập nghiệp cũng đã vọng họ với Đồng Chí Linh vì họ đều là anh em cả làm cho họ Đồng ta càng đông đúc.   
          ………. v v

          III- Kết luận:

          Trải qua quá trình nhập quốc, phát triển lâu dài, dòng họ ĐỒNG Việt Nam đã Phát triển ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh… đâu đâu cũng có người họ đồng sinh sống.
          Trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, người họ Đồng đã động viên hàng nghìn con em mình xếp bút nghiên ra mặt trận, xông ra nơi đầu sóng ngọn gió mặt đối mặt với quân thù dũng cảm chiến đấu chia lửa với chiến trường, không quản hy sinh khi tổ quốc cần, hàng 100 chiến sĩ người họ Đồng đã ngã xuống, hàng chục bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng hàng nghìn sĩ quan chỉ huy các cấp người họ Đồng từ tướng trở xuống vẫn chiến đấu anh dũng trên các chiến trường, trên mọi mặt trận để cùng quân dân cả nước đem lại hòa bình độc lập thống nhất cho dân tộc Việt Nam chúng ta.
          Nối tiếp các bậc đại khoa xưa như:
          Theo sách ‘‘Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam” thì họ Đồng có người đỗ tiến sĩ như sau:
          - Ông Đồng Thức ở Phù Vệ, Chí Linh, Hải Dương đỗ khoa thi thái học sinh 1393 đời vua Trần Thuận Tông làm quan ngự sử trung tán.
          - Ông Đồng Hãng (1616-1692) ở Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương, đỗ đồng Tiến sĩ năm Kỷ Mùi 1559, thời Mạc Tuyên Tông làm tới chức thượng thư bộ lại.
          - Ông Đồng Đắc ở Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương đỗ Tiến sĩ năm Mậu Thìn 1568, đời vua Lê Anh Tông làm quan công khoa đô cấp sự trung.
          - Ông Đồng Văn Giáo ở Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương đỗ Tiến sĩ năm Đinh Sửu 1577, đời vua Lê Thế Tông làm quan thừa chánh sứ.
          - Ông Đồng Hưng Tạo ở Nhân Tuệ, Chí Linh, Hải Dương đỗ Tiến sĩ năm năm Bính Tuất 1586 đời vua Lê Thế Tông làm quan hiến sát sứ.
          - Ông Đồng Bỉnh Gio ở Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương đỗ Tiến sĩ năm Tân Mùi 1691, đời vua Lê Huy Tông làm quan tham chính.
          - Ông Đồng Nhân Phái ở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội đỗ Hoàng giáp năm Mậu Thìn 1628, đời vua Lê Thần Tông làm quan thượng thư.
          - Ông Đồng Tồn Trạch ở Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương là cháu nội của Đồng Đắc và có bác ruột là ông Đồng Hãng đều có tài văn chương, đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất 1646, đời vua Lê Chân Tông làm quan tham tụng, hộ bộ thượng thư, Nghĩa quận công.
          - Ông Đồng Công Viện ở Hải Lãng, Ý Yên, Nam Định đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn 1712, đời vua Lê Dụ Tông làm quan giám sát ngự sử.
          - Ông Đồng Hưu ở Liên Hiệp, Hưng Hà, Thái Bình đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn 1724, đời vua Lê Dụ Tông làm quan tự khanh.
          - Ông Đồng Doãn Giai ở Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên đỗ Tiến sĩ năm Bính Thìn 1736, đời vua Lê Ý Tông làm quan đốc đồng Lạng Sơn.
          Đặc biệt là ông Đồng Tồn Trạch làm quan tới chức tham tụng (tể tướng), Lịch triều hiến chương loạn chí chép rằng: ‘‘Ông cầm quyền 9 năm nhà không có của để thừa, ai cũng khen là trong sạch”. (Điều này cũng chứng tỏ tổ tiên ta đã chọn Chí Linh mảnh đất có huyệt tốt làm nơi định cư).
          Từ ngày hòa bình lập lại sự học của người họ Đồng không ngừng phát triển, đã có gần chục TS, hàng 100 thạc sĩ, số tốt nghiệp đại học thì nhiều chưa thống kê được. Riêng dòng họ Đồng ở Trực Khang, Trực Ninh Nam Định đã có hơn 400 cử nhân, là dòng họ đã được huyện ủy HĐND, UBND huyện Trực Ninh tặng bức trướng ghi danh một dòng họ có phong trào khuyến học khuyến tài xuất sắc. Trong công cuộc đổi mới, hầu như người họ Đồng ở khắp nơi không còn hộ đói, hộ nghèo. Với hàng chục doanh nhân thành đạt làm ăn có lãi hàng chục, hang trăm tỷ đồng mỗi năm. Người họ Đồng không còn nhà tranh tre, nhà tạm, mái bằng kiên cố thay mái ngói đã có đến 60, 70%. Đời sống người dân họ Đồng cả về tinh thần và vật chất ngày càng không ngừng được nâng cao. 100% các dòng họ Đồng trên khắp các tỉnh thành toàn quốc đã xây được từ đường để thờ liệt tổ liệt tông tri ân công đức tổ tiên. Các dòng họ Đồng đều có Tộc ước dù bằng văn bản hoặc nói miệng với nhau để duy trì nề nêp trong họ như tang ma, gia lễ, tộc lễ
          Trong cuộc sống thường ngày, mối quan hệ họ hàng luôn được đề cao: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Sống với các mối quan hệ họ hàng, người họ Đồng luôn đề cao ý thức đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, cưu mang, đùm bọc, che chở nội tộc với tinh thần: “Xẩy cha còn chú, xẩy mẹ bú dì”; “Nó lú nhưng chú nó khôn”, … kết tinh nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của người Việt.
          Với ý thức sâu sắc về nguồn cội đã được kết nối những người họ Đồng cả nước với nhau sẽ trở thành nguồn sức mạnh tinh thần vô giá. Nó làm thức dậy lòng kiêu hãnh tự hào, đốt cháy niềm phấn khích đam mê, thêm sức mạnh tinh thần để cháu con bứt phá vươn lên trở thành những người tài đức song toàn, nối nghiệp tổ tông, sáng danh dòng tộc, vinh hiển quốc gia. Sản sinh những tài năng, giáo dục nhân phẩm, cổ vũ tinh thần để góp phần phát triển những biệt tài, định hình nhân cách lớn cho nền văn hiến Việt Nam.

ĐỒNG NGỌC HOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét