Quê
nghèo
Quê
tôi nghèo lắm
Vẫn
lác đác nhà tranh
Vẫn
tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn
bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha
cả đời lam lũ
Mẹ
một đời chắt chiu
Khoai
sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi
thơ tôi đói ngủ
Thương
cánh cò bấu bíu lời ru.
Quê
tôi nghèo lắm
Phiên
chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm
ba nải chuối
Vài
mớ rau tươi
Mẹt
sắn, mẹt ngô
Í ới
mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo
tèo dăm người bán
Lẻ
tẻ mấy người mua
Ế
bán
Chán
mua
Phiên
chợ quê xác xơ già cỗi.
Quê
tôi nghèo lắm
Lũ
trẻ gầy như con cá mắm
Lũ
trai mặt mũi mốc meo
Gặm
nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm
nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương
con cò con vạc
Mỏi
cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
Quê
tôi nghèo lắm
Nước
mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng
oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ
bủa quanh
Bám
đeo đặc quánh
Chiếc
cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng
sững bê tông cốt thép
Ngạo
nghễ tượng đài
Ngạo
nghễ trần ai
Chiếc
cổng làng thành tai hại
Giam
hãm đời người
Tù
túng giấc mơ.
Quê
tôi nghèo
Nghèo
cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Tác giả Bùi Đồng |
Ngoài kia Ngâu đang rả rích. Trong này, tôi
cũng đang lặn lội “về” với Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến! Mà
cũng lạ, cái quê này ở đâu vậy nhỉ? Cố tìm một địa danh mà chẳng thấy. Thì ra
ai đọc Quê Nghèo cũng liên tưởng đến quê mình... củ khoai
hạt lúa, chân chất mộc mạc, xa thương gần lại càng thương.
Tác giả đã nói hộ mọi người:
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu ...
Đọc hai câu thơ này giống như vế đối, lặp từ
ĐỜI càng làm nặng thêm cái vất vả của bậc sinh thành. Tác giả có thể thay: cha
suốt ngày lam lũ ... để tránh lặp từ nhưng may quá tác giả đã không làm như
vậy! Đọc đến đây làm chúng con thấy chua xót mà cũng lăn tăn về trách nhiệm của
mình nhưng có ngờ đâu đó là định mệnh mà xã hội làm chưa trọn!
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ ...
Trời ạ, khi đói chả ai ngủ được, họ nằm trằn
trọc, ước ao có được củ khoai, miếng sắn để quên đi bụng réo cồn cào... một lối
tư duy rất thơ mà rất thực, cái đói cứ len vào giấc ngủ mà không làm gì được vì
biết chắc chắn nhà mình chẳng còn gì cả, càng cố quên đi nó càng luồn lách, len
lỏi vào tận... dạ dày! Chả còn gì để mà tự an ủi nữa, đến: Cánh cò (còn
phải) bấu bíu lời ru!
Câu thơ đến đây làm nghẹn lòng người đọc,
thương cho cánh cò rồi lại thương cái quê nghèo, cái thân phận của mình.
Có người nói: muốn biết vùng ấy thế nào thì
nhìn vào chợ. Thì đây: phiên chợ èo uột,
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Lèo
tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua.
Ế bán
Chán mua
Lại một lần nữa cách diễn tả như vế đối, cô
đọng hết cỡ, ngữ điệu dân gian... làm ta nghe phảng phất nhớ cụ Nguyễn Khuyến -
Tú Xương. Thành công của bài thơ nằm ở đây. Tài thật, tôi biết đây là ngẫu
hứng, tưởng tượng thôi nhưng thật tuyệt vì tác giả đã hòa hồn vào Quê Nghèo
mới tinh chiết ra được như vậy.
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
Người nông dân thua trận ngay trên quê mình,
mỏi cổ chồn chân ... miết rồi vẫn vậy.
Đặng Xuân Xuyến ơi:
"Ngoài sân một chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Trần Đăng Khoa)
Đặng Xuân Xuyến đã làm tôi liên tưởng so sánh
về sự hòa hồn với quê hương tới mức đồng thể!
Ngạc nhiên thật. Thơ không giấu được về con
người làm ra nó, có thế nào nó rải ra hết một cách vô tư và công bằng.
Bẵng đi... đến thời nay (mặc dù tạm quên đi
chị Dậu, Giáo Thứ):
Chiếc cổng làng dựng nên thật đẹp
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai...
Để:
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ!
Quê tôi nghèo
Nghèo (đến)
cả giấc mơ!
Đúng là hình ảnh làng văn hoá, đổi mới hiện
nay rồi nhưng sao ta vẫn nếm được vị chua chát, bất mãn làm vậy. Rất may đây là
cách chỉ ra gián tiếp nguyên do làm cho quê nghèo mãi nghèo! Ta đã thấy manh
nhà một tư tưởng mới, cách sống không cam chịu và chẳng thèm thích nghi nữa.
Con cò: bấu víu lời ru
Con người: nghèo cả giấc mơ!
Mơ chả mất tiền, không ai đánh thuế, bắt
vạ... ấy mà cũng chả dám mơ ước đổi đời ......
Ngoài kia giọt mưa thu đã ngừng
rơi
Còn trong lòng mưa vẫn rơi sùi sụt!
Thương cho những quê nghèo với những xót xa
tiếng lòng như trong Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến!
*.
Thành Nam, 07 tháng 09.2017
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176
Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.com
Điện thoại: 090.219.18.04
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét