Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

VĨ THANH / Đồng Ngọc Hoa



 



          Đọc tập thơ Đường đời Ân Nghĩa của Nguyễn Duy Linh ta như thấy mình vừa được xem một bức tranh có cái gì đó hoài niệm của những kí ức xưa đẹp buồn lẫn lộn. Thông qua những suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc trên những chặng đường lập thân lập nghiệp, lập công, lập danh của mình, ông đã ghi lại những cảm nghĩ của những ngày gian lao vất vả và kể cả đau thương nhưng vẫn rực sáng niềm tin lý tưởng cách mạng, tiếp cho ông sức mạnh đi lên, chan chứa tình cảm cách mạng tha thiết yêu đời, yêu người:
          “Kiếp sau xin vẫn làm người”

          Nhớ kỉ niêm xưa nơi đầu tiên ông nhớ về đường 6 con đường đã thành thơ trong thời kháng chiến chống Pháp:
          Ba vì giặc thua tan nát
          Đường số 4 biến thành đường số 6 diệt tan quân thù
          Đường 6 với tuổi trẻ của tác giả là cả chiều dài tháng năm gian khó:
          Tuổi hai mươi khờ dại trốn quê
          Ngược Tây Bắc mịt mù vời vợi
          Suối Rút, chợ Bờ bom Mĩ dội
          Nằm ngủ trên đường sương ướt vai
          Đường 6 là con đường lập thân, lập nghiệp rất khó khăn của ông:
          Mộc châu đi Yên châu thì dài
          Suối dưới chân đường lô nhô đá
          Chim rừng cũng thương người vất vả
          “Khó khăn khắc phục” kêu ngày đêm
          Đường 6 cũng là con đường anh trai ông chết vì bom giặc Mĩ:
          Anh trai chết vì bom giặc Mĩ
          Nhìn trời sông Mã lòng nhớ thương
          Đường 6 gắn bó với ông suốt cả cuộc đời cho đến lúc về hưu nhà cũng ở nơi đầu đường 6. Thật là một con đường ân nghĩa, con đường tình nghĩa gắn chặt với ông nên ông:
          Dặn các con ai rồi cũng mất
          Tro xương tôi rải đường 6 tôi nằm
           Nhớ về tuổi thơ, càng nhớ về gia đình, người thân và không chỉ cây đa bến nước sân đình mà còn
 Nhớ:
          Ngoài vườn hoa bưởi hoa cam
          Bờ ao sung nặng những chùm quả xanh
          Lứu lo chim hót chuyền cành
          Bóng cau ngắn lại trời nhanh những ngày
Hay:
          Bừa cơm sum họp vui vầy
          Càng xa xôi, càng nhớ ngày xa xôi.
          Kiếp sau xin vẫn làm người
          Hương quê, hồn quê, tình quê là nhũng kỉ niệm đong đầy dồn nén cảm súc cho ông viết nên:
          Những đêm hè ánh trăng sao
          Trải chiếu giữa sân nhìn trời thẳm
          Mùa Đông lạnh ngồi ổ rơm yên ấm
          Ngửa bài tam cúc tứ tử trình làng
 Nơi
          Nước sông lên ao ngòi mênh mang
          Cá quẫy đớp chuồn chuồn xà thấp
          Nhiều bờ ngòi trồng khoai nước ngập
Nhiều người cất vó bắt cá sông
                   Xin về miền đất mới
          Những hình ảnh này phải chăng chỉ có ở miền quê thanh vắng.  Đây là cảm nhớ của những người con xa xứ làm cho người đi xa ai đọc được cũng như muốn khóc.
          Và câu thơ rất lạ trong bài “Thương con”:
          Gian khổ nó lặn vào trong
          Già bị đau ốm là không lạ gì
          Người già sợ phiền lụy con cháu hay dấu bệnh, cố chịu đựng một mình. Đức tính này không phải ai cũng có, dẫu biết rằng:
          Nằm viện không gì khổ hơn
          Bởi thương con khổ thức đêm thức ngày
          Sợ bố chết cứ đứng ngây
          Chạy đôn chạy đáo chỗ này chỗ kia
                                   Thương con
          Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại, nên vẫn ẩn hiện cái sinh lực tuổi hai mươi tràn đầy nhựa sống trong cái tuối già:
          Sang hè đã được một tuần
          Mà sáng dậy thấy mưa xuân vẫn còn
          Vẫn nụ biếc vẫn chồi non
          Vẫn làn gió lạnh nhẹ hôn má hồng
                 Vẫn mưa xuân
          Cái chất phác trong thơ ông lại mênh mang như tiếng chuông nhà thờ văng vẳng xa xa maĩ mãi mà lại thật gần gũi bao la khó tả, tuy xa mặt nhưng không cách lòng:
          Ân tình xưa cứ nặng mãi lòng tôi
          Qua chốn cũ tiếng chuông xa vong lại
          Dừng chân nghe cho lòng thôi trống trải
          Cho tâm hồn xưa gần mãi bên nhau.
                             Tiếng chuông xa
          Bất chấp sự gieo vần truyền thống, thơ Duy Linh có những câu rất mới, rất tự nhiên, làm người đọc cho là thơ ông thật thà như củ sắn củ khoai, thơm như rơm rạ ngày mùa, một mùi thơm mộc mạc, không son phấn, không hương hoa ngào ngạt nhưng vấn víu người đi, tô thêm sinh lực, tạo động lực tinh thần, bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn phong phú, trẻ trung trong sáng, lãng mạn, giàu chất sống thực tế. Thơ ông là tiếng lòng, được chắt lọc viết ra từ con tim mình hẳn là sẽ đến với trái tim người khác, trái tim người đọc, người nghe.
          Tác giả phải là con người luôn luôn trân trọng những kỉ niêm xưa, nên  kí ức ùa về với cái tình của người viết yêu đời, yêu người nhiều lắm mới nâng nưu những khoảnh khắc của cuộc sống để viết lên được những ca từ của  “Đường đời ân nghĩa”  như vậy.
          Đây là tập thơ thứ hai của ông xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
                                                                               Nhà nghiên cứu phê bình
                                                                                    Đồng Ngọc Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét