(Trích trong KHÁM PHÁ
BÍ ẨN CON NGƯỜI QUA BÀN TAY
của Đặng Xuân Xuyến ;
Nhà xuất bản Thanh Hóa - 2007)
*
Sai lầm đầu tiên, dễ mắc phải ở người lần đầu làm quen
với khoa xem tướng bàn tay là thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm nên không có
sự cân nhắc để sàng lọc thông tin xem nội dung đó có chuẩn xác? có đáng tin
cậy? có đảm bảo tính khoa học?
Chẳng hạn như bài của Hường Anh đăng trên
dantri.com.vn/suckhoe đã viết:
“- Ngón trỏ dài hơn
ngót áp út cho thấy có khả năng bị bệnh bẩm sinh về đại tràng.
- Ngón trỏ cao bằng ngón giữa và thấp hơn ngón đeo nhẫn
cho thấy có khả năng bị bệnh tim và dạ dày.
- Các ngón tay có chiều dài bằng nhau cho thấy có khả
năng thực hiện những công việc rất phức tạp bằng tay.
- Các ngón tay dài ngắn khác nhau cho thấy khả năng sáng
tạo, làm việc bằng đầu óc.”.
Không cần phải suy nghĩ xem lời luận giải có đúng hay
không? mức độ chính xác thế nào?... Chỉ cần để ý về tỷ lệ chiều dài các ngón
tay (như trích dẫn) đã không thể chấp nhận. Thực tế:
1. Tỷ lệ chiều dài ngón trỏ so với các ngón tay khác cơ
bản: Ngón trỏ ngắn hơn ngón giữa (rất hiếm khi bằng hoặc cao hơn), dài hơn ngón
út (rất hiếm khi bằng hoặc thấp hơn) và thường ngắn hơn (nếu là đàn ông) hoặc
dài hơn (nếu là phụ nữ) so với chiều dài của ngón đeo nhẫn (có trường hợp ngược
lại ở 2 phái nhưng rất hiếm, không nhiều)
2. Độ dài các ngón tay trong một bàn tay không bao giờ
bằng nhau.
Nếu căn cứ vào nội dung trích dẫn thì lời luận giải thật
buồn cười:
- Cơ bản giới nữ mắc chứng bệnh đại tràng do bẩm sinh vì
có ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn (xem đoạn vừa trích dẫn trên).
- Không có ai phải lao động chân tay vì các ngón tay của
mọi người đều có độ dài ngắn khác nhau nên 100% nhân loại là những người có
“khả năng sáng tạo, làm việc bằng đầu óc”. (xem đoạn vừa trích dẫn trên).
Từ việc gom nhặt những thông tin theo kiểu “hầm bà zằng”
như thế đã vô tình làm méo mó, sai lệch và phản mục đích của khoa xem tướng bàn
tay là giúp ích cho người. Vì thế, yêu cầu đầu tiên của người mới “học” xem
tướng bàn tay là phải cân nhắc, kiểm chứng, đối chứng thông tin thu lượm được.
Sai lầm thứ 2 thường mắc phải ở những người mới xem tướng
bàn tay là thói quen suy diễn: Chẳng hạn khi tiếp nhận các thông tin:
- John Manning, giáo sư, nhà nghiên cứu sinh học của
Trường Đại học tổng hợp Central Lancashire (Anh) cùng các cộng sự của mình tiến
hành thí nghiệm đo chiều dài ngón trỏ so với các ngón tay khác ở nam nữ sinh
viên, đã tổng kết vào năm 1998 rằng: Đàn ông có ngón trỏ ngắn so với ngón đeo
nhẫn thì khả năng duy trì nòi giống cao, còn ở phụ nữ thì ngược lại, họ mang
nhiều nam tính, ít có ham muốn tình dục và đời sống tình dục của những người
phụ nữ này thường mang tính tự do, không chịu sự ràng buộc.
- Nhóm nghiên cứu của Mark Breedlove ở Đại học California ( Berkeley )
phát hiện phụ nữ đồng tính luyến ái có ngón trỏ rất ngắn (nhiều nam tính) so
với phụ nữ bình thường, điều này thậm chí còn đúng với những cặp song sinh nữ
trong đó một người đồng tính! Còn nam giới có tỉ lệ ngón tay “rất phụ nữ” (tức
ngón trỏ dài hơn ngón áp út) cũng dễ mắc chứng trầm cảm, một bệnh thường có
nhiều ở phụ nữ hơn.
Là vội suy diễn theo kiểu:
1. Ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn, nếu đàn ông sẽ là
người nhiều nam tính và khả năng duy trì nòi giống cao, nếu phụ nữ thì nhiều
khả năng sẽ là người đồng tính [1].
2. Ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn, nếu phụ nữ sẽ là người
giàu nữ tính, hiền thục, còn nếu đàn ông sẽ là người nhiều nữ tính, rất có khả
năng đấy là người đồng tính.
3. Ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn là người bất luận là
nam hay nữ đều khoái cảm khi quan hệ tình dục với cả hai phái.
Thói quen này không thể chấp nhận vì sẽ dẫn đến việc đưa
ra lời kết luận sai lệch, méo mó về tính cách, phẩm giá … của người khác. Ngay
cả Manning cũng cảnh báo: “Không thể ngắm
ngón tay ai đó rồi quả quyết rằng đến 55 tuổi anh này sẽ bị nhồi máu cơ tim hay
chị kia có khuynh hướng tình dục đồng tính. Testosteron không là nhân tố quyết
định tạo ra năng khiếu thể thao hoặc đồng tính, mà chỉ củng cố cơ hội sinh ra
các hệ lụy đó”. Muốn kết luận đưa ra được chính xác thì người xem tướng bàn
tay phải cân nhắc kỹ lưỡng và kết hợp với các biểu hiện khác. Chẳng hạn khi xem
ngón tay thấy có dấu hiệu là người có khuynh hướng tình dục đồng tính thì phải
kết hợp với các dấu hiệu khác ở gò Kim Tinh, các đường chỉ và sắc thái bàn tay…
hoặc kết hợp với các biểu hiện khác qua gương mặt, giọng nói, tính cách, hành
động… của người đó thấy có nhiều dấu hiệu là người đồng tính thì mới đưa ra lời
kết luận [2]. Cũng không thể suy luận theo ý thứ 3
vì thực tế người có ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn là người có nhiều dục vọng
kín đáo, sống tình cảm nhưng đề phòng có thể sẽ mắc bệnh tim khi ở 60, 70 tuổi.
Một sai lầm nữa cũng bắt nguồn từ suy diễn là cứ thấy
sách nói rằng hình dáng, sắc thái ở trường hợp A tốt, xấu ra sao thì bê nguyên
sang trường hợp B (nếu có dấu hiệu giống nhau hoặc tương tự) với những lời nhận
xét tương tự mà không căn cứ vào giới tính, độ tuổi… của người có bàn tay ấy.
Người xem tướng bàn tay phải nhớ rõ là những dấu hiệu A, B, C … có thể có ý
nghĩa chung cho mọi người nhưng cũng có thể những biểu hiện cụ thể đó chỉ đúng
với hoặc đàn ông, hoặc đàn bà, mà ngay trong trường hợp đó cũng phải căn cứ vào
độ tuổi mà cân nhắc. Chẳng hạn sách tướng tay có câu: “- Móng tay ở phụ nữ vừa bằng vừa mềm là dấu hiệu của người thiếu sự điều
hòa ở bộ phận sinh dục, nhất là ở buồng trứng.” thì không thể đem câu đó áp
dụng cho đàn ông và suy diễn mà “phán” rằng: “Móng tay của anh vừa bằng lại vừa mềm chứng tỏ anh là người thiếu sự
điều hoà ở bộ phận sinh dục, nhất là ở tinh hoàn.” Cũng không thể nói với
cụ bà 80 tuổi là thiếu sự điều hoà ở bộ phận sinh dục được. Vì thế, người xem
tướng bàn tay phải rèn luyện trí nhớ để nhớ càng nhiều, càng chi tiết các dấu
hiệu và ý nghĩa của chúng thì lời kết luận mới chuẩn xác.
Ngoài sai lầm bắt nguồn từ thói quen suy diễn, người xem
tướng bàn tay còn có thói quen là vội vàng, cẩu thả, không cẩn thận kết hợp với
những dấu hiệu khác để tổng hợp sự tốt, xấu nên lời nhận xét chính xác không
cao, thậm chí còn sai lệch cơ bản (như đã trình bày ở trên). Đây là thói quen
khá nhiều người mắc phải. Để kết luận đưa ra chính xác, người xem tướng bàn tay
phải cẩn thận kỹ lưỡng, không bỏ sót bất kỳ dấu hiệu nào, kể cả những dấu vết
mờ nhạt, nhỏ bé nhất.
Một sai lầm nữa là người xem tướng bàn tay dễ để yếu tố tình
cảm chi phối. Chẳng hạn, những dấu hiệu trên bàn tay khẳng định đó là người có
đức tính xấu, không có kết cục tốt đẹp trong cuộc đời nhưng vì vị thế hiện
tại của người nhờ xem tay hoặc do mối quan hệ thân thiết với người đó nên
không thấy hoặc không muốn tin những điều “sách nói” mà ngần ngại, nghi hoặc về
ý nghĩa giá trị của các dấu hiệu đã nằm lòng mà đưa ra những lời nhận xét trái
ngược. Cũng có khi người xem tướng bàn tay bị thu hút bởi những dấu hiệu tốt
đẹp hiển hiện rõ ràng trước mắt mà thao thao bất tuyệt “tán” những cái hay, cái
đẹp đó mà vô tình bỏ qua những dấu hiệu khác có thể có ý nghĩa hoặc tương phản,
hoặc gia giảm, đẹp hơn, hoặc thậm chí còn phá hết những dấu hiệu tốt đẹp đang
“lồ lộ” trước mắt. Vì thế, người xem tướng bàn tay rất cần sự khách quan, không
để ý nghĩ chủ quan lấn cấn, ảnh hưởng khi xem bàn tay của người khác
Cũng không ít người thắc mắc câu trai tay trái, gái tay
phải có nghĩa như thế nào trong việc xem tướng bàn tay? Thông thường thì người
ta khi xem bàn tay cho đàn ông sẽ coi bàn tay trái, còn xem bàn tay cho đàn bà
sẽ coi bàn tay phải nhưng theo gợi ý của tác giả Nguyễn Đình Phúc thì khi xem
bàn tay, người xem nên theo quan điểm dân gian: Trai tay trái, gái tay phải
nhưng coi bàn tay trái (nếu là đàn ông), bàn tay phải (nếu là đàn bà) là bàn
tay của “số mệnh” - là những dấu hiệu được coi là do “thiên định” - kết hợp với
bàn tay phải (nếu là đàn ông), bàn tay trái (nếu là đàn bà) - là những dấu hiệu
biểu hiện “thái độ” chấp nhận số mệnh đến mức nào của người đó - để đưa ra những
lời nhận xét bổ sung, tổng quát về cuộc đời của đương số. Cách xem này cũng khá
nhiều “thầy xem tướng” áp dụng và cho những nhận định chính xác hơn.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm là không nhất thiết phải căn
cứ vào tay trái hay tay phải, cũng không cần phải căn cứ vào giới tính mà chủ
yếu căn cứ vào sự “tự nhiên” của cơ thể mỗi người mà xem tay trái hay tay phải.
Quan điểm này đuợc bà Ngô Thị Kim Doan trình bày trong cuốn BÀN TAY VÀ SỨC KHỎE
như sau:
"Điều đầu tiên
khi xem bàn tay cần phải biết là xem tay phải hay tay trái. Cần phải xác định
bằng cách:
Bạn hãy nhắm mắt lại và nắm hai tay một cách tự nhiên
(như dưới hình). Khi mở mắt ra xem ngón tay cái của tay phải hay tay trái đặt ở
dưới thì thực hiện xem tay đó.
Thực hiện cách này là do:
Hai tay nắm vào nhau biểu thị cơ năng của đại não, tay
nào đặt ở dưới được coi là có thế vận tích cực. Mặt khác, tay đặt ở dưới còn
biểu thị thế vận hiện tại và tương lai của bạn. Tay ở phía trên biểu
thị tố chất và tính cách trời sinh của bạn.
Thông thường thì khi hai bàn tay nắm vào nhau thì ngón
cái của tay trái nằm ở dưới nhiều hơn của tay phải: Tay trái là 60%
trong khi tay phải là 40%.
Áp dụng với người có hai bàn tay như hình trên thì cần
phải xem tướng ở bàn tay trái. Bạn hãy dựa vào đó để áp dụng cho mình."
Khi xem bàn tay, một sai lầm cũng hay gặp phải là người
coi bàn tay hay ấn định thời gian. Chẳng hạn khi trên bàn tay xuất hiện một dấu
hiệu nào đó (ví dụ ngôi sao, nốt rồi, đường chỉ nhỏ…) tương ứng với khoảng thời
gian (bao nhiêu tuổi) sự việc đó sẽ sảy ra là vội khẳng định mà không lưu ý
điều: Tướng do tâm sinh, tướng do tâm diệt[3].
Người xem tướng bàn tay, ngoài những điều lưu ý đã nêu ở
những trang trước rất cần có sự linh hoạt, tổng hợp kinh nghiệm và kiến thức
của các khoa xem tướng khác như tướng mặt, tướng thanh, tướng tâm... để cân
nhắc kỹ lưỡng rồi mới đưa ra lời kết luận. Ví dụ khi xem bàn tay của một người
đàn ông, thấy người đó có ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn (dấu hiệu của người
nhiều tính nữ) thì phải chú ý xem đường Tình Cảm, Hôn Nhân, gò Kim Tinh... thế
nào. Nếu đều có những dấu hiệu chứng tỏ là người trục trặc về đời sống tình cảm
thì cần để ý kỹ tiếp xem cử chỉ, giọng nói của họ ra sao? Nếu họ đi đứng mà hay
lắc mông, xoay mông, giọng nói nhẹ nhàng, tình cảm (nhất là giọng nói mang đặc
trưng của giới nữ), rất biết cách ăn diện và cử chỉ có phần nào “kiêu và điệu
bộ” thì mới nên đưa ra lời kết luận: Có khuynh hướng tình dục đồng giới.
Cũng cần lưu ý: Chỉ đưa ra lời luận đoán khi hội tụ đầy
đủ, chính xác các dấu hiệu. Chẳng hạn sách có ghi: “- Bàn tay dài với các ngón tay có mấu, cộng thêm ngón cái dài, móng tay
ngắn, đường Trí Tuệ cũng dài và rõ ràng là dấu hiệu của người có khả năng kinh
doanh buôn bán nhưng chỉ ở mức nhỏ và vừa.”, khi coi bàn tay phải hội tụ
đầy đủ 4 dấu hiệu: 1. Bàn tay dài - 2. Ngón tay dài và có mấu - 3. Móng các
ngón tay ngắn - 4. Đường Trí Tuệ dài và rõ, thì mới khẳng định đó là người có
khả năng kinh doanh, buôn bán nhưng chỉ ở mức vừa và nhỏ. Trường hợp nếu ý
nghĩa những dấu hiệu chưa rõ ràng, hoặc còn nghi vấn về độ chính xác thì không
nên kết luận. Chẳng hạn, nhiều tài liệu cho rằng người mà các ngón tay có nhiều
nút Vật chất là người có khả năng buôn bán, đầu cơ… vì họ nhanh nhạy, giỏi tính
toán nhưng có tài liệu lại đặt dấu hỏi về ý nghĩa những dấu hiệu đó (xem mục
NGÓN TAY NÓI LÊN TÍNH CÁCH, SỐ PHẬN CON NGƯỜI phần NGÓN TAY NÓI LÊN NHIỀU ĐIỀU)
thì không nên coi đó làm cơ sở để luận đoán.
Tóm lại, để lời kết luận đưa ra được chuẩn xác, nguời xem
tướng bàn tay phải biết sàng lọc thông tin, phải biết kết hợp với các khoa
xem tướng khác và đặc biệt phải tránh lối xem chủ quan, suy diễn, vội vàng,
cứng nhắc.
Hơn ai hết và quan trọng hơn tất cả, người coi bàn tay
phải hiểu rõ mục đích xem tướng bàn tay là để giúp người nên phải thật sự khách
quan, thật sự công tâm và có trách nhiệm với từng lời “phán” của mình.
Có vậy thì người xem tướng bàn tay mới thực sự là
người thành công!
[1] Trong cuốn BÀN TAY
MÃ SỐ CUỘC ĐỜI, tác giả Mục Nhân cũng “liệt kê” ra 2 trường hợp nếu là phụ nữ
sẽ muộn xây dựng gia đình và dễ rơi vào đồng tính luyến ái:
- Đường Trí Tuệ cực ngắn, chỉ đến vị trí dưới ngón giữa.
- Đầu đường Tình Cảm (Tâm Đạo) phân làm 2 nhánh.
Quan điểm này e khiên cưỡng và thiếu chính xác. Vì chưa có điều
kiện để kiểm chứng thực tế và đối chiếu thêm với các tài liệu khác nên người
biên soạn đưa vào ghi chú để bạn đọc lưu ý.
[2] Theo một nghiên cứu
mới đây đăng trên tạp chí: Journal of Personal and social Psychology -
"Tạp chí về Tâm lí xã hội và nhân cách con người" - do Giáo sư Kerri
Johnson và các cộng sự ở Đại học New York và Texas A&M nghiên cứu cho biết:
Đối với các chuyển động cơ thể, thì những người gay (đồng tính nam) thường có
xu hướng lắc mông, xoay mông nhiều hơn là những người straight (bình thường về
giới tính), đối với les (đồng tính nữ) thì phần vai có vẻ ngênh ngang hơn so
với những người nữ straight (bình thường về giới tính).
[3] Sách xưa kể : Cao
Hiếu Toàn và Cao Hiếu Tích là hai anh em sinh đôi cùng một giờ khắc. Lớn lên cả
hai giống nhau như hai giọt nước. Cùng học một thầy văn chương tinh thông chẳng
kém ai hết. Cùng đỗ cử nhân, cùng lấy vợ, cha mẹ sợ không phân biệt nổi nên bắt
hai anh em ở riêng và mặc quần áo khác màu.
Một hôm, hai anh em gặp Trần Hi Di, tiên sinh nói : - Tướng hai
anh phong thần tú dị, mi thanh mục tú, mũi thẳng môi hồng, tai trắng tất sau
này sẽ đỗ cao.
Đến mùa thu, hai anh em vào kinh ứng thí ở trọ nhà họ bên ngoại.
Cạnh nhà có người đàn bà góa chồng thấy Toàn và Tích nên động lòng dục tìm cách
quyến rũ. Tâm tính Toàn thích học hơn khoái tình nên kế hoạch bất thành. Trở
qua Hiếu Tích thì Tích bị ngay với góa phụ hãy còn mơn mởn kia. Chuyện đến tai
nhà chồng, góa phụ xấu hổ gieo mình xuống sông chết.
Thi xong, hai anh em về lại gặp Trần Hi Di, tiên sinh quan sát cẩn
thận, ngạc nhiên nói: - Lạ thật, hai anh em tướng mạo đại biến, anh tốt em xấu,
tương lai sẽ khác nhau như mây với bùn. Hiếu Toàn sắc mặt hồng hào, mắt sáng
tựa như sao nhất định đỗ cao. Hiều Tích đôi mày ám hãm, môi thâm, mũi có sắc
đen sắc đỏ, tai ám, thần sắc khô hoại chẳng những không đậu mà còn yểu thọ.
Ngày coi bảng, quả nhiên Hiếu Toàn đậu tiến sĩ còn Hiếu Tích không
có tên, buồn phiền uất ức mà chết.
(Theo
Tướng Mệnh khảo luận của Vũ Tài Lục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét