Thi sĩ Trần Thoại Nguyên
Trước khi bàn đến những bài thơ thơm hương
thiền của Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, xin hãy nghe tác giả tâm sự:
"Tiểu luận về tổ sư thiền tông Bồ Đề Đạt Ma”, một cuốn sách nhỏ mỏng manh của chàng trai trẻ tóc xanh Phạm Công Thiện, xuất bản năm 1964, nhưng có sức nặng nghìn cân, có sức khai mở rộng khắp ghê gớm cho người học Phật tâm tịnh thiền tông Việt Nam thời hiện đại, làm thay đổi hồn thơ tôi năm 18, 20 tuổi!
"Tiểu luận về tổ sư thiền tông Bồ Đề Đạt Ma”, một cuốn sách nhỏ mỏng manh của chàng trai trẻ tóc xanh Phạm Công Thiện, xuất bản năm 1964, nhưng có sức nặng nghìn cân, có sức khai mở rộng khắp ghê gớm cho người học Phật tâm tịnh thiền tông Việt Nam thời hiện đại, làm thay đổi hồn thơ tôi năm 18, 20 tuổi!
Hàng
loạt 5 bài thơ thơm hương Thiền của Thi sĩ Bụi Đời Trần Thoại Nguyên đăng trên
tạp Chí Tư Tưởng của ĐH Vạn Hạnh năm 1970, 1971 trong đó có bài thơ Đêm Trăng
Leo Lên Mái Chùa” được rất nhiều bạn yêu thơ yêu thích thuộc lòng!"
Tác giả nói 5 bài thơ nhưng người viết xin
giới thiệu thêm một bài thơ mà mình tâm đắc nữa, thành ra sáu bài thơ “Thơm
Hương Thiền”.
Xin
đọc bài thơ thứ nhất:
TĨNH
TỌA
Giữa trưa tĩnh tọa trong rừng
Chim về tắt nắng gió lừng
chiêm bao.
Ngồi đôi mắt chết phương nào,
Run cơn mộng đỏ chớp hào
quang bay.
Triệu bông hoa đỏ rực ngày
Trên môi vĩnh cửu cơn say
tang bồng.
Phiêu phiêu lửa hạ đầy sông
Qua tôi bóng ảnh trăng vồng
cầu mưa.
Hốt nhiên mặt đất hoang sầu
Đong đưa nhánh ngọ vỡ màu lưu
ly.
Sầu xưa lả ngọn dã quỳ
Tôi treo kiếp mỏng ngoài thời
gian trôi.
Rừng ĐẠI NINH, hạ 1970.
(Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN
HẠNH, số 6, tháng 9 năm 1970.)
Núi rừng Đại Ninh là xứ thâm nghiêm thanh tịnh
đất Phật nên ngày nay đã trở thành làng chùa nổi tiếng là làng nhiều chùa nhât
Việt Nam.(theo rất nhiều tài liệu trên mạng toàn cầu). Thời trai trẻ Thi sĩ
Trần Thoại Nguyên đã về đó vào mùa hạ năm 1971.
Bài thơ cho biết tác giả ngồi tĩnh tọa
trong rừng giữa một buổi trưa nhưng lại tả toàn những sự xao động của ngoại
cảnh và của chính nội tâm mình. Ngoại cảnh thì mọi vật không bình yên, nào là “Chim
về tắt năng gió lừng chiêm bao. Phiêu phiêu lửa hạ đầy sông. Đong đưa nhánh ngọ
vỡ màu lưu ly”. Nội tâm thì “Ngồi đôi mắt chết phương nào. Run cơn mộng đỏ chớp
hào quang bay. Tôi treo kiếp mỏng ngoài thời gian trôi”. Đọc bài thơ ta tưởng
tác giả gần ngất đi vì bị tẩu hoa nhập ma!
Vì sao Trần Thoại Nguyên ngồi tĩnh tọa mà tâm
thần không ổn định vậy? hãy nghe lời giảng của một vị thiền sư, ta sẽ hiểu hơn:
“Ma cảnh là những hiện tượng không có thật,
những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong
giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó
sẽ trở thành chướng ngại cho người tu vì thiếu sự chỉ dẫn để nó quyến rũ mà
tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách tánh khí của
người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã giảng rõ về 52 loài ma cảnh khác
nhau. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng đến một lúc nào đó ma cảnh
sẽ xuất hiện và điều nầy rất thông thường không có gì là lạ cả. Có người nhìn
thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói, hay mách bảo xui
khiến, có người còn ngửi được những mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì
kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi
vào một hố thẳm không đáy. Có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiểm
soát được.”
(https://thuvienhoasen.org/a9761/30-the-nao-la-ma-canh)
Đọc bài giảng trên, ta hiểu được Trần Thoại
Nguyên đã tả thật những gì xảy ra cho nhà thơ trong khi ngồi tĩnh tọa.
Đức Phật Thích Ca trước khi thành đạo thì ma cảnh vẫn hiện ra suốt đêm trước
mắt ngài.
Có lẽ những điều Thi sĩ Trần Thoại Nguyên
lắng nghe được trong khi ngồi tĩnh tọa chính là những ma cảnh, là những
hiện tượng không có thật rất huyễn ảo mà vị thiền sư đã giảng ở trên. Dưới
con mắt của người trần thưởng thức thơ, ta cảm nhận được trong thơ sự huyễn
hoặc của một buổi trưa, đem đến cho tâm hồn ta những cảm xúc khác lạ. Cái đẹp ở
cõi trời và cái xấu ở cõi ma hình như hòa lẫn trong nhau, nỗi đau và niềm khoan
khoái như ở cùng một chổ, khiến cho nhà thơ và ta như đến một miền kỳ dị, như
treo linh hồn mong manh của mình thoát tục ngoài dòng thời gian đang trôi:
Xin
đọc bài thơ thứ hai:
ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA.
Ngồi trong vườn nguyệt lộ
Hôn một màu trăng non.
Nghe lòng mình cười rộ
Chạy băng đồi vô ngôn.
Ồ. Hồn tràn mộng trắng
Tôi ôm trăng không màu
Tôi ngút xuống biển dạng
Tôi dại khờ mắt nâu.
Ngắt một bông trắng lau
Hương thắm giọt máu đào.
Đêm bừng lên nguyệt thẹn
Tôi nằm dài xanh xao.
Chim về ngủ ôm trăng,
Ngô đồng rơi chánh điện.
Tôi ngồi giữa Phật đàng
Làm thơ như thánh hiện.
Máu ràn rụa tây hiên,
Ồ. Máu băng ngực điên!
Tôi tĩnh mịch trang thơ
Hồn bay theo nhang khói.
Chim chết giữa điện thờ
Tôi rớt xuống điện thờ.
Chùa BẢO LỘC, Thu 1970.
(Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN
HẠNH, Số 7, tháng 11 năm 1970)
“Đêm trăng leo lên mái chùa là định mệnh,
là cột mốc giữa đời sinh viên lang bạt, bằng một sự kiện hi hữu, TTN trở thành
thi sĩ.
Sau
khi bị té từ mái chùa xuống đất, đầu rướm máu, TTN xuất hồn viết bài thơ trên
giấy của bao thuốc Bastos xanh, bài thơ qua tay người bạn đến với Thiền sư Tuệ
Sĩ, được chọn đăng trên Tập san TƯ TƯỞNG của Viện Đại Học Vạn Hạnh – Cơ quan
ngôn luận, dẫn đạo về tư tưởng, Triết lý, Giáo dục và Văn hóa rất uy tín của
Phật Giáo Việt Nam."
Trich
(Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, Đời thơ - Phận người)
ZULU
DC
Toàn
bộ bài thơ “Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa” tác giả nói về trăng. Nhà thơ ngắm
trăng, bay qua trăng, rơi trong trăng và ngộ ra điều huyền nhiệm cũng ở trong
trăng. Trăng là những điều huyền diệu soi khắp bản thể của muôn vật trong trời
đất. Mỗi con người trong linh hồn cũng có một vầng trăng nội tại, nói xa xôi là
một vị Phật còn ẩn trong lòng. Bài thơ như nói về vầng trăng ngoại tại, vầng
trăng thiên nhiên đã khai sáng, cho linh hồn thấy được vầng trăng nội tại. Khi
nhà thơ rơi từ cao xuống, cú va đập làm cho tóe máu cũng chính là lúc hai vầng
trăng hòa điệu cùng nhau, tánh Phật trong tâm chợt lóe sáng.
Như
nhà thơ ZuLu ĐC đã viết :
“TTN
đem vào trong thơ những từ ngữ triết học và thiền tông, bài thơ trở nên khó
hiểu, nó chỉ phù hợp với một số đọc giả tin vào giá trị và uy danh tạp chí Tư
Tưởng của Đại học Vạn Hạnh”. “Nó hướng tâm hồn của thi nhân vào chỗ đứng cao
ngất ngưỡng, cần có một số vốn liếng triết học và căn bản Phật học môn phái
Thiền tông, mới hoà nhập vào hồn thơ và ý nghĩa của “Đêm trăng leo lên mái chùa”.
Trich
(Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, Đời thơ - Phận người)
ZULU
DC
Bài
thơ ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA, Châu Thạch tôi đã đọc bình riêng trước đây rồi,
được nhiều bạn đọc khen ngợi và nhiều trang Website chia sẻ. Bài thơ thơm hương
Thiền trong vầng trăng non tinh khiết giữa đồi vô ngôn, tinh thần vô phân biệt
"bông trắng lau hương thơm giọt máu đào" và nhất là hồn Thi sĩ như
Thiền sư trong tĩnh mịch nhập diệt hiển hiện trong hình ảnh tượng trưng "Chim
chết giữa điện thờ"!
Mời
đọc bài thơ thứ ba:
CHIỀU VẠN HOA
Chiều sương tỏa bóng quê
người
Vườn cam lộ nở ngát đồi vạn
hoa.
Tôi nằm uống cạn châu sa
Lòng căng áo lụa xếp tà huy
bay.
Nghe hơi đất tận diệu kì
Mộng nghiêng trái nhạc xuống
bờ cỏ sương.
Ở đây nắng cũ bạch dương
Chiều ơi! Mấy ngã mây cuồng
phiêu linh!
Đồi
VỌNG CẢNH, HUẾ, vào hạ 1971
(Tạp chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN
HẠNH, số 7, tháng 9 năm
Ta thường thấy tượng Quan Thế Âm Bồ tát tay
trái cầm bình cam lồ (hay cam lộ), tay phải cầm cành dương liễu. Quí vị tụng
kinh Phổ Môn có câu “Nam
mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”.
“Thanh tịnh bình” là bình thanh tịnh, “thùy dương liễu” là cành dương liễu rủ
xuống,
Trong
bình thanh tịnh chứa nước cam lồ. Nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Nước
này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau
của chúng sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh
là giới đức, như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh.
Thi sĩ Trần Thoại Nguyên đã nằm trên đồi Vọng Cảnh – Huế một
buổi chiều sương. Cảnh thanh bình, yên tịnh và đep làm cho tác giả tưởng tượng
như vạn vật ở đây đã được Quan Thế Âm rải nước Cam Lồ.
Trong kinh Phật ngoài hoa Sen còn có rất
nhiều loài hoa khác, mỗi loài hoa đều có ý nghĩa khác nhau. Thi sĩ thấy trên
đồi Vọng Cảnh “nở ngát đồi vạn hoa” nghĩa là nhà thơ đã thọ nhận được trong
linh hồn mình ngàn vạn cái đẹp trong giờ phút ấy. Niềm khoan khoái trong
thể xác , trong tâm hồn khiến nhà thơ cảm nhận như mình được uống châu
sa, là một dược liệu quý trong đông y, đã được xử dụng cách đây 2000 năm,
tưởng mình nhẹ như tấm lụa bay trong hoàng hôn, theo những đám mây đi phiêu
linh mấy ngã. Kết thúc bài thơ Chiều Vạn Hoa trên đồi Vọng Cảnh là 2 câu thơ
tuyệt bút:
"Ở
đây nắng cũ bạch dương
Chiều ơi mấy ngã mây cuồng
phiêu linh"
"Ở
đây" là ở tại Đồi Vọng Cảnh thơ mộng của xứ Huế mộng mơ cụ thể nầy hay ở
tại trần gian "sương tỏa bóng quê người" như thơ Hàn Mặc Tử từng niêm
khắc thôn Vỹ Dạ ven kinh thành Huế thuở nào "Ở đây sương khói mờ nhân
ảnh" ? Mà Thi sĩ thấy được màu " nắng cũ bạch dương",
một màu nắng tinh khôi như giác bạc thuở nguyên sơ nào giữa hồn chiều vạn trùng
mây bay phiêu linh trong thần thoại!
Quả là bài thơ luc bát hay tả trọn vẹn một
niềm vui tinh khôi thanh khiết, thánh thiện, diệu kỳ mà tác giả nhận lảnh nhờ
tâm hồn biết cảm nhận được làn hương thơm mùi thiền trên đồi Vọng Cảnh.
Xin mời đọc bài thơ thứ tư:
CHIỀU
KHÔNG
Tặng Trịnh Công Sơn.
Đứng nhìn bóng phượng liên
chiều
Chiều ơi! Chiều dại! Chiều
xiêu ngã lòng.
Chiều vàng, chiều trắng,
chiều không
Ồ! Tôi đứng hát giữa mông
mênh chiều.
ĐỒI
CÙ ĐÀ LẠT, Đầu thu 1971
(Tạp
chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN HẠNH, Số 7, tháng 9 năm 1971)
Đồi Cù là khu đồi nằm giữa trung tâm thành
phố Đà Lạt, kế bên là Hồ Xuân Hương, là điểm du lịch hấp dẫn, rất thơ mộng cho
ai đến Đà Lạt. Thi sĩ Trần Thoại Nguyên đã "có một thời trai trẻ sống mê
say điên dại tận máu xương cùng sương mù, mưa phùn, nắng mật ong, gió ngàn
thông và trăng huyền mộng Đà Lạt!" (Theo lời tác giả). Khu Đồi
Cù ngày xưa cảnh quan tự do khách thập phương có thể lên đồi cỏ xanh dưới những
táng bóng thông mát mà hít thở không khí trong lành, tha hồ mà ngắm cảnh.
Chỉ
ở Đà Lạt mới có mùa hoa phượng trắng và hoa phượng tím đẹp thơ mộng đến thế!
Thi sĩ đứng nhìn hoa phượng và liên nghĩ hàng vạn buổi chiều mênh mông
trên quê hương và trong cuộc sống của mình. Hay chăng Thi sĩ nghĩ đến loài chim
phượng quý hiếm bay khắp chiều quê hương mà trong thơ Hồ Dzếnh đã từng nhắc đến
: "Thơ về nắng sáng lừng cây / Xếp đôi cánh phượng cho ngày rạng ra"
?
Sở dĩ bài thơ được tặng cho Trinh Công Sơn
vì thời trai trẻ ngày ấy Thi sĩ Trần Thoại Nguyên có duyên được gần gũi NS tài
hoa Trịnh Công Sơn như đứa em thân tình trên phố núi sương mù Đà Lạt (Xin mời
gõ Google đọc "NÉN HƯƠNG LÒNG TƯỞNG NHỚ NS TRỊNH CÔNG SƠN" của TTN)
Và có lẽ vì nhạc sĩ nầy có bài hát “Chiều Trên Quê Hương Tôi” được Trần Thoại
Nguyên ưa thích. Bài hát “Chiều Trên Quê Hương Tôi” có đầy đủ ý nghĩa thực tế “Có
khi đây một trời mưa bay”, Có khi “Nắng phơi trên màu ngói non tươi”, “Có những
chốn riêng cho mọi người”, “Nắng khép cánh chia tay một ngày”, “Lửa bếp hồng
khơi” và “Ước bao nhiêu điều đã trôi qua/Nét quê hương nghìn năm vẫn là”.
Bài hát không thiền, nhưng qua tư duy của Trần Thoại Nguyên, bài thơ mang hương
thiền, bởi những buổi chiều trở nên chấp chới, chao nghiêng, dại khờ và mênh
mông vô định giống như sự vô thường của cuộc sống trần gian.
Hay
ta tưởng tượng hình ảnh Thi sĩ đứng dang tay với mái tóc dài bồng bền và vạt áo
pardessuy cùng bay trong gió ngàn thông và hát nghêu ngao "Đường phượng
bay mù không lối vào. Hàng cây lá xanh gần với nhau. .." (Mưa Hồng - TCS)
Trên
Đồi Cù lộng gió của xứ sở ngàn hoa vạn màu sắc hương đó, Thi sĩ như nhập hồn
vào cảnh vật tâm không, ngạc nhiên với hình ảnh mình đứng nghêu ngao giữa đất
trời thật thoát tục, thơm hương Thiền:
"Chiều
vàng, chiều trắng, chiều không
Ồ.
Tôi đứng hát giữa mông mênh chiều."
Xin
đọc bài thơ thứ năm:
BƯỚM LẠ
Tặng Phạm Thiên Thư
Triệu con trăng khóc tang
mùa
Tôi nằm tuyệt huyết bên chùa
động chuông
Có con bướm hiện dị
thường
Gáy liên thiên mộng hoang
đường nửa đêm
Ngần ngần hồn vỡ thơ
điên
Ồ. Con bướm lạ ấy tiên tri
đời.
CHÙA LINH SƠN ĐÀ LẠT, Đầu thu 1971
(Tạp
chí TƯ TƯỞNG ĐH VẠN HẠNH, số 7, tháng 9 năm 1971
Ngày
trai trẻ Thi sĩ Trần Thoại Nguyên ghi danh học Ban Triết Viện Đại học Đà Lạt
nhưng hay lang thang phiêu bồng cả 4 vùng chiến thuật miền Nam thuở ấy và
thường về Sài Gòn ghé thăm bạn văn nghệ là những nhà sư trẻ ở ĐH Vạn Hạnh như
sư Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu (em ruột Nhà thơ Viên Linh), sư Tuệ Không Phạm
Thiên Thư. ..
Chắc
là Thi sĩ Trần Thoại Nguyên rất ngưỡng mộ tài làm thơ của Nhà thơ Phạm Thiên
Thư với hàng loạt thơ hay đăng trên các báo ở Thủ đô Sài Gòn lúc ấy và có đăng
thơ trên Tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh, cũng như được NS thiên tài Phạm
Duy phổ nhạc được nhiều người ưa thích, mà dành tặng cho Phạm Thiên Thư bài thơ
nầy
Thơ
tặng bạn nhưng từ phiêu hốt hồn mình giữa đêm hoang đường mặt đất "làm thơ
như thánh hiện" (Đêm trăng leo lên mái chùa) và với nỗi ám ảnh "tài
hoa yểu mênh" như Thi sĩ đã từng bộc lộ trong bài thơ GIỮA MÙA HUYỄN TƯỢNG
đăng Tạp chí Chính Văn của Nhà văn Nguyễn Manh Côn cùng năm 1971:
"Một mai đời chợt vỡ
hương tan
Bay tuyết vàng thu mộng úa
tàn
Một bóng tài hoa sầu cuối
mộ
Hồn thơ còn động cõi thiên
man
Một mai tôi chết bên đồi
vắng
Nằm lạnh hư không mồ tịch
liêu
Hồn vẫn nhớ ai chùng mây
trắng
U ám trần gian những buổi
chiều " ...
Cho
nên mở đầu bài thơ với giọng thơ tang tóc rùng rợn của giờ hóa kiếp :
Triệu con trăng khóc tang
mùa
Tôi nằm tuyệt huyết bên chùa
động chuông
Theo
lời tác giả kể hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên trang Facebook: "Đêm đó
tôi và bạn thân thiết điên khùng Trần Nhơn đi chơi phố, cafe về chùa Linh Sơn
quá khuya, không dám gọi chú Lạc phòng kinh sách để tá túc như mội đêm (nay chú
Lạc là Hòa Thượng Chơn Nguyên, Thiền Viện Vạn Hạnh Sài Gòn) nên 2 thằng quấn áo
Pardessuy mà thao thức ở lầu chuông chùa Linh Sơn, đến giờ dộng Đại hồng chung
sáng sớm thì hai thằng vừa co ro hít hà lêu bêu ra phố và trong hồn tôi hình
thanh bài thơ rồi đọc lại bài thơ ở quán cafe Tùng Thành phố Đà Lạt cho bạn
nghe và cũng nói luôn với bạn là bài thơ xứng đáng tặng con bướm dị thường Phạm
Thiên Thư."
Kẻ
làm thơ, nghệ sĩ sáng tạo đều mang nghiệp như nghiệp tằm phải nhả tơ. Thi sĩ
thấy mình hóa kiếp thành bướm lạ "gáy liên thiên mộng hoang đường nửa
đêm" !
Nhà
thơ Phạm Thiên Thư sau nầy chắc khoái ý về bài thơ nầy vì ông hay nói quẻ xem
tướng cho bạn thơ đến quán Hoa Vàng của ông để cùng cafe, nên đã cho in trong
tập Truyện Liêu Trai của mình, ngầm xem như Thi sĩ Trần Thoại Nguyên đã tiên
tri về mình :
Ngần
ngần hồn vỡ thơ điên
Ồ.
Con bướm lạ ấy tiên tri đời
Trên Website Art2all.net giới thiệu Thơ Thiền
của Thi sĩ Trần Thoại Nguyên lại có đăng thêm một bài thơ nữa cùng thời điểm
sáng tác cũng trong trạng thái Thi sĩ Tĩnh Tọa trong đêm trăng ở làng cổ Phước
Tích của xứ Huế rất thơm hương Thiền! Chẳng thể bỏ qua mà không đọc!
Mời đọc bài thơ thứ sáu:
ĐÊM TRĂNG PHƯỚC TÍCH
Tôi về Phước Tích đêm nay
Hôn trăng gỗ quí nghe đầy
tiếng chim.
Cột kèo ôm mộng rồng thiêng
Buồn vương khế thị lộng hiên
áo bà.
Gốm vàng men ánh sông xa
Nghiêng nghiêng đất trích
giậu hoa kinh thành.
Tôi ngồi thiền định trăng
thanh
Nghe hồn thu thảo trầm mình Ô
Lâu
Sóng thời gian vỗ cung sầu
Hồn tôi Phước Tích nguyên màu
trăng xưa.
Phước Tích là một làng cổ nổi tiếng của Huế
vàng son, cách trung tâm thành phố Huế 35 km về hướng Bắc, nằm lặng lẽ bên bờ
sông Ô Lâu, địa phận chia cắt tỉnh Thừa Thiên – Huế và tỉnh Quảng Trị. Với tuổi
đời trên 500 năm và đã được xếp hạng di tích quốc gia. Mặc dù hơn 500 năm
tuổi nhưng làng cổ Phước Tích vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên văn hoá làng nghề, với
hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ, bóng cây cổ thụ điển hình của
thôn quê Bắc Trung Bộ.
Bài thơ nầy gọi là “thơm hương thiền”
chỉ vì tác giả về ngồi thiền dưới trăng thanh tịnh giữa khung cảnh còn nhiều di
tích cổ xưa. Nhờ ngồi thiền, Thi sĩ đã trầm tư lắng hồn đi vào vẻ đẹp kiến trúc
chạm khắc vàng son và cây thị cổ tích xưa của làng:
Cột
kèo ôm mộng rồng thiêng
Buồn
vương khế thị lộng hiên tay bà
Cũng như nhập hồn vào cảnh vật làng nghề gốm
truyền thống tinh xảo ven Kinh thành Triều Nguyễn vàng son thuở xưa:
Gốm
vàng men ánh sông xa
Nghiêng
nghiêng đất trích giậu hoa kinh thành
Ngồi thiền định duới trăng thanh tịnh, tâm hồn
thoát tục như được bay trên sóng thời gian để quay về với quá khứ và cảm
nhận hồn cây cỏ vạn vât, thành quách lầu đài vàng son xưa đã vùi chôn theo theo
sóng thời gian trôi theo dòng nước sông Ô lâu kia:
Tôi
ngồi thiền định trăng thanh
Nghe
hồn thu thảo trầm mình Ô Lâu
Giữa sóng thời gian lớp lớp xuôi một dòng sầu
đó, hồn thi nhân thoát tục vẫn trong sáng nguyên sơ như màu trăng làng Phước
Tích ban sơ xưa:
Sóng
thời gian vỗ cung sầu
Hồn
tôi Phước Tích nguyên màu trăng xưa
Một cuộc quay về trong tưởng tượng hay nẻo về
tâm linh huyền nhiệm thật sự ta không thể biết được!
Hai câu thơ kết có thể cho ta một niềm tin là
nhà thơ đã để linh hồn mình nương theo sóng thời gian quay về với làng
Phước Tịch của 500 năm trước. Đến đây, linh hồn tác giả không còn là linh hồn
của Trần Thoại Nguyên nữa, mà linh hồn ấy đã hòa nhập trong không gian, thời
gian của quá khứ, trở thành linh hồn Phước Tích, là linh hồn của cả một miền
đất thanh tịnh huyền thoại xưa!
Việc nhà thơ ngồi thiền nhập định đạt đạo đến
đâu, chỉ có nhà thơ biết.Ta chỉ biết qua thơ, ta thấy một bức tranh tuyệt đẹp.
Bức tranh trong thơ lột tả hình ảnh một thi nhân ngồi thiền dưới trăng thanh
tịnh, trong một khung cảnh cổ kính, cho ta một vài giây phút thoát ly trần tục,
để phiêu lưu cùng tác giả đến một miềm êm ái vô biên, như sự êm ái của bài
thơ!
Trên đây là những bài thơ mà chính tác giả đã cho biết được ảnh hưởng từ “Tiểu Luận Về Tổ Sư Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma” nên sáng tác được những bài thơ “Thơm Hương Thiền” như thế.
Riêng người viết bài nầy không có trình độ
giáo lý nhà Phật, không ngồi thiền, không phật tử, chỉ cảm nhận rất tự nhiên
những bài thơ như cảm nhận cái hay cái đẹp của bản nhạc mà mình không biết nhạc
lý, không phân biệt âm thanh của mỗi cây đàn, thế nhưng vẫn ái mộ, vẫn vỗ
tay khen thưởng và vẫn mời mọi người đến nghe cùng mình. Vậy nên thành thật tạ
lỗi nếu những điều viết ra đây là múa bá vơ!
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét