Các
chùa miền Bắc thường theo Thiền phái Bắc tông nên cách bài trí tượng Phật đơn
giản và khác với chùa miền Nam .
Một
ngôi chùa Phật giáo ở miền Bắc phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường,
Nhà hành lang, Nhà tổ và nhà trai.
* CHÍNH ĐIỆN:
1. Tượng Tam Thế:
Là
ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật
trong ba thời gian quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế.
2. Tượng A-di-đà Tam Tôn:
Tượng
còn được gọi là “Tây phương tam thánh” đặt ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm:
Phật A-di-đà (ngồi giữa) Đại Thế Chí (bên trái) và Quan Thế Âm (bên phải) Đây
là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật A-di-đà.
Tượng
Phật A Di Đà thường có những nét đặc trưng: Dù ngồi hoặc đứng trên toà sen thì
đầu đều có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông
cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngực có chữ vạn ở khoảng trống của áo cà sa.
Phật
A-di-đà được tạc trong tư thế toạ thiền, ngồi xếp bằng, hai tay đặt giữa lòng
đùi, khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống suy tư, miệng hơi mỉm cười.
Một
số nơi, tạc tượng A-di-đà ở tư thế đứng thuyết pháp trên toà sen.
3. Tượng Thích Ca Mâu Ni:
Tượng
đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Tượng được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác
nhau theo truyền thuyết về cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni.
-
Tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh): Tượng ở tư thế đã bước ra rồi đứng lại,
một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng uốn chầu xung quanh.
Hai bên tượng Cửu Long là hai tượng Đế Thích và Phạm Vương, chủ thể thế giới,
nên tạc theo kiểu nhà vua ngồi trên ngai.
Phật sử nói rằng, khi Thích
Ca giáng sinh có 9 con rồng phun nước để tắm cho Ngài. Tắm xong Ngài tự đi 7
bước về phía trước, tay phải Ngài chỉ lên trời, tay trái Ngài chỉ thẳng xuống
đất mà nói ngay được rằng “Thiên thượng, Thiên hạ, duy ngã độc tôn” (có nghĩa
là trên trời, dưới đất, chỉ có “ta” là tôn quý).
-
Tượng Tuyết Sơn: Tượng diễn tả Thích Ca Mâu Ni trong thời kỳ tu khổ hạnh
trên núi Tuyết Sơn (núi rừng Ni Câu Luật) với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc
xương. Dân gian quen gọi tượng Thích Ca Mâu Ni trong thời kỳ tu khổ hạnh là
“Ông nhịn ăn để mặc”.
-
Tượng Thích Ca thuyết pháp (còn gọi là Thích Ca giáo chủ): Tượng được tạc
Thích Ca Mâu Ni trong tư thế ngồi trên toà sen, mặc áo pháp, một vai để trần
(tượng tay cầm bông sen là tượng Thế Tôn niêm hoa…). Hai bên tượng Thích Ca
thuyết pháp có hai vị thị giả là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
Có
chùa thay hai tượng này bằng hai tượng đệ tử A Nan Đà và Ca Diếp (thuộc bộ ba
của Phật giáo Tiểu thừa).
-
Tượng Niết Bàn: Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết Bàn được xem là đoạn
triệt luân hồi và đi vào một thể tồn tại khác, không còn chịu sự tác động của
nghiệp, không còn chịu quy luật nhân duyên, vô vi, không còn sự sinh, thành,
hoại, diệt.. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và
si.
Tượng
diễn tả Thích Ca Mâu Ni đang nhập Niết bàn. Thông thường tượng Niết Bàn ở tư thế nằm
nghiêng sườn bên phải xuống thoải mái, tay phải co lại chống lên đầu, mắt lim
dim.
Tượng
Niết Bàn phổ biến ở các chùa thờ Phật theo Nam Tông, nhưng ít thấy ở các ngôi
chùa thờ Phật theo Bắc Tông.
4. Tượng Phật Di Lặc:
Phật
Di Lặc được diễn tả bằng một pho tượng có dáng thư thái, thanh thản, hết ưu
phiền của bậc tu hành sắp đắc đạo thành Phật. Vì có thân hình đẫy đà, miệng
cười lạc quan, nên dân gian quen gọi là ông “Nhịn mặc để ăn”.
Thông thường hai bên tượng
Phật Di-Lặc là hai tượng Pháp hoa lâm Bồ tát và Đại diện tướng Bồ tát, nên còn
gọi là Di-Lặc Tam Tôn.
*. NHÀ BÁI ĐƯỜNG:
Thông
thường nhà Bái Đường (còn gọi là Tiền Đường) được xây dựng trước cửa Chính
điện. Các tượng bày ở nhà Bái Đường gồm:
1. Tượng Hộ pháp:
Hai
bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị Hộ pháp là ý nghĩa khuyến
Thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp.
Tượng
Hộ pháp thường được tạc rất to, theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội
mũ, một vị tay cầm viên ngọc, một vị tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc
ngồi trên lưng một con sân (một loại giống sư tử).
2. Tượng Thần Thổ Địa - Thánh Tăng:
Thường
thì các chùa miền Bắc thờ Đức Ông (còn gọi là Đức Chúa) một bên, và Đức Thánh
Hiền (còn gọi là Thánh Tăng) một bên.
Nhưng
cũng có ít chùa thờ một bên là Thần Thổ Địa, một bên là Thánh Tăng. Đặc biệt, ở
chùa giữa (Tây Phương) lại thờ cả Thần Thổ Địa và Đức Ông (một trẻ râu
ngắn, một già râu dài) ở gian Tiền Đường.
Tượng
râu dài là Long Thần, hay Già Lam Chân Tể, có thể hiểu là người coi sóc chùa.
Tượng râu ngắn có thể hiểu là Thổ địa, người canh giữ Đất.
*. NHÀ HÀNH LANG:
Tượng
bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán được tạc kích thước bằng người bình thường
với các tư thế khác nhau: Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, vị ngồi
lưng ngựa, vị ngồi lưng tê giác… vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc.
Phật
giáo Tiểu thừa cho rằng La Hán là vị quả thánh cao nhất nhưng còn phiền não
luân hồi sinh tử, vâng lệnh của Phật ở mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh,
không nhập diệt.
*. NHÀ TĂNG:
Nếu
thờ Tổ gọi là Nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là Nhà Trai.
Nhà
Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường. Trên cao của
gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng là A Nan Đà (Phật giáo Đại thừa thì thờ Văn
Thù Bồ Tát) và Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma (là tổ sư truyền đạo thiền sang Trung Hoa và
các nước Đông Nam Á).
Dưới
là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng hoặc không tạc
tượng. Có chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này. Ngoài ra,
ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ sơn…
.....................
(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
*
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét