Hà
Nội, ngày 19/3/2020
Sau
khi đọc bức thư ngỏ của hai tác giả Đình Phương & Hoài Ngọc Anh gửi các văn
nhân Nam Định, đăng trên trang trannhuong.net, với nỗi trăn trở khôn nguôi: Chất
lượng của Tạp chí Văn Nhân có thời điểm sa sút?
Với
tư cách là con dân Nam Định đang định cư tại Hà Nội, tôi không thể không viết một
bức thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hội VHNT NAM ĐỊNH & ông Tổng biên tập Tạp chí
VĂN NHÂN, nhằm góp một kiến giải nào đấy, ngõ hầu giúp Tạp chí có thêm một ý kiến
tích cực.
Thưa
ông Chủ tịch & ông Tổng biên tập
Qua
theo dõi một số năm gần đây, tôi thấy ban biên tập làm việc thiếu cẩn trọng,
năng lực chuyên môn chưa cao?
Xin
chứng minh:
Tạp
chí số Xuân Giáp ngọ (2014 ) và số Xuân Ất mùi (2015), đều đăng thơ của tôi,
nhưng cả hai lần đều không gửi biếu tạp chí. Đến ngày thơ rằm nguyên tiêu tôi
ra VMQTG, đến thăm quầy sách báo Xuân và chào mừng các bạn văn Nam Định thì mới
phát hiện ra thơ của mình đã được in số Tết. Tôi phản ánh điều này với TBT Nguyễn
Thị Cảnh. Tổng biên tập có lời xin lỗi, rồi chúc mừng năm mới và lúc đó tôi mới
nhận được tạp chí.
Tạp
chí nhà văn số 3 năm 2008 đã in bài thơ Trên bến Đò quan của tôi không sai một
chữ nào so với bản gốc. Thế mà cũng bài thơ này khi in trên tạp chí Văn nhân số
126/2019, câu thứ 15 (từ trên xuống), đã bị sửa lại: Nghêu ngao giọng hát còn
vài đôi câu, nghe rất sượng, làm xô lệch cả bài thơ (câu gôc: Nghêu ngao câu
hát lai lai tiếng Tầu ), đó là hạn chế của người biên tập?
Thưa
ông Tổng biên tập Tạp chí Văn nhân và tác giả Đình Phương, chúng tôi những người
viết xa quê, nhưng nỗi nhớ cố hương lúc nào cũng canh cánh bên lòng và luôn
khao khát được đóng góp phần nhỏ bé của mình để đưa tạp chí lên những tầm cao mới!
Vấn đề cốt lõi còn lại là tạp chí phải có BBT chuyên môn cao, thật sự tâm huyết,
làm việc với tôn chỉ: Văn chương vì con người, vì Tổ quốc và vì cái đẹp tao
nhã vốn có của văn chương.
Năm
2015, nhà xuất bản Văn học in cuốn THƠ CHO THIẾU NHI. Đây là tuyển thơ trong
hơn 50 năm qua của người viết khắp cả nước, trong đó các tác giả quê gốc Nam Định góp mặt
khá đông. Tôi xin đưa ra một thống kê điển hình: Tố Hữu 1 bài, Huy Cận 3 bài,
Phạm Hổ 24 bài, Nữ sỹ Xuân Quỳnh 9 bài, Trần Đăng Khoa 16 bài, Nguyễn Trọng Tạo
14 bài và Vũ Xuân Quản 13 bài…
Nhân
bài viết này, tôi xin phép được chép lại hai bài thơ thiếu nhi viết cùng một chủ
đề của tôi và Trần Đăng Khoa, để mọi người đọc chậm lại một lần nữa.
CÚN CON
(Vũ
Xuân Quản viết ở tuổi 66)
Cún
con làm bộ suốt ngày
Hễ
tao đi học là mày lêu têu
Cứ
như mày chẳng ai yêu?
Chỉ
tao mới biết nuông chiều mày thôi?
Đá
bóng mày cũng khoái chơi
Chồm
lên mày đú mày đòi bắt gôn
Bóng
căng tao sút kinh hồn
Mày
nhoài người bắt dáng con nhà nòi
Vô
lê chéo góc cún ơi
Bóng
bay vào lưới tao cười tẹt ga
Mày
thường bỏ bữa hay là?
Đợi
tao đi học về nhà mới ăn
Ông
bà tao cứ băn khoăn
Trừ
tao… chẳng có ai chăm nổi mày?
Tao
tắm mày chạy theo ngay
Còn
đòi dầu gội cho mày nữa cơ
Tao
học mày cũng nằm chờ
Gác
mõm lên cặp ngây ngô mày nhìn
Tinh
mơ nhạc dạo báo tin
Bật
dậy tao tìm đồng phục học sinh
Vì
tao mày cũng rối tinh
Rồi
bất thình lình mày chỉ ra ngay
Tiễn
tao đến lớp sáng nay
Mặt
mày buồn thỉu… mắt mày rưng rưng!
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
(Trần
Đăng Khoa viết lúc 9 tuổi)
Tao
đi học về nhà
Là
mày chạy xổ ra
Đầu
tiên mày rối rít
Cái
đuôi mừng ngoáy tít
Rồi
mày lắc cái đầu
Khịt
khịt mũi, rung râu
Rồi
mày nhún chân sau
Chân
trước chồm, mày bắt
Bắt
tay tao rất chặt
Thế
là mày tất bật
Đưa
vội tao vào nhà
Dù
tao đi đâu xa
Cũng
nhớ mày lắm đấy…
Hôm
nay tao bỗng thấy
Cái
cổng rộng thế này
Vì
không thấy bóng mày
Nằm
chờ tao trước cửa
Không
nghe tiếng mày sủa
Như
những buổi trưa nào
Không
thấy mày đón tao
Cái
đuôi vàng ngoáy tít
Cái
mũi đen khịt khịt
Mày
không bắt tay tao
Sao
không về hả chó?
Nghe
bom thằng Mỹ nổ
Mày
bỏ chạy đi đâu?
Tao
chờ mày đã lâu
Cơm
phần mày để cửa
Sao
không về hả chó?
Tao
chờ mày lắm đó
Vàng
ơi là Vàng ơi!...
Ngày
3/4/1967
Trân
trọng
VŨ
XUÂN QUẢN. Mobile :0987368446
Trân trọng cảm ơn nhà văn TRẦN MỸ GIỐNG
Trả lờiXóa