Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

HAI TƯ TƯỞNG LỚN GẶP NHAU: Chuyện nhặt Trần Mỹ Giống




Trần Mỹ Giống

       1- Ngày còn công tác ở Thư viện tỉnh Nam Định, tôi có nhận 4 tập thơ của nhà thơ Phạm Trường Thi tặng Thư viện tỉnh. Theo thông lệ, chúng tôi sẽ giới thiệu tác giả tác phẩm trong Thư mục nhân vật Nam Định (nếu tác giả là người Nam Định), nếu có thể thì giới thiệu trên báo tạp chí. Tôi giao cho cán bộ trong phòng viết bài giới thiệu thơ Phạm Trường Thi. Sau một thời gian, các cán bộ thuộc quyền đều lắc đầu không viết được bài giới thiệu vì không tìm được bài thơ nào gây được cảm hứng. Tôi đành phải cầm 4 tập thơ về nhà tự đọc. Quả thật, đọc hết 3 tập mà tôi cũng không tìm được cảm hứng... Định bỏ cuộc, nhưng nghĩ thế nào tôi lại mở đại tập thứ tư, và bất ngờ thấy bài “Đèn sen”. Tôi đọc lướt và giật mình, đúng là một bài thơ hay. Tôi lập tức viết bài giới thiệu bài thơ này liền một mạch hơn hai giờ đồng hồ, dài tới 8 trang A4. Viết xong, đọc lại, tôi tự hài lòng với bài viết của mình. Sáng hôm sau, tôi khoe ngay với một nhà văn Việt Nam. Không ngờ ông này dội cho tôi một gáo nước lạnh:
      - Tại sao ông lại bình bài thơ đạo của người khác vậy? Ông Lê Hồng Thiện đã có đơn kiện ông Phạm Trường Thi gửi báo Văn nghệ, và cơ quan Bảo vệ bản quyền Việt Nam…– Nói rồi ông lục tìm đưa cho tôi văn bản liên quan đến vụ kiện tụng đạo thơ này.


Lê Hồng Thiện
     2- Tôi đã bị ông Phạm Trường Thi đạo văn”

    “Tôi là: Lê Hng Thiện, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện đang sinh sống tại thị xã Hưng Yên – tỉnh Hưng Yên. Tôi kính đề nghị Báo Văn nghệ trẻ một việc như sau:
       Cách đây 30 năm, Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có in bài thơ “Hoa sen” của tôi viết cho thiếu nhi. Sau này bài “Hoa sen” còn được các tuyển thơ chọn in lại. Tôi cũng đưa bài này vào tập “Nắng trong vườn” của mình. Bài thơ ấy như sau:

      HOA SEN

Lấy thân làm bấc
Lấy nước làm dầu
Hoa thành ngọn lửa
Đỏ hồng bên nhau

Bông vươn lên trời
Bông in mặt nước
Bông chìm, bông nổi
Trông đẹp cả đôi

Mặc mưa, mặc nắng
Không gì chở che
Thắp suốt mùa hè
Thơm tròn ba tháng.

           Thời gian gần đây vô tình tôi có trong tay tập thơ “Cây mùa hè, cây mùa đông” của ông Phạm Trường Thi hiện đang công tác tại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định. Tôi đọc thì bỗng giật mình phát hiện ra bài “Đèn sen” trong tập của ông Thi rất giống bài “Hoa sen” của tôi. Nó giống cả về ý tưởng, hình ảnh, hình tượng, cách ví von. Ông Phạm Trường Thi chỉ khôn khéo làm cho nó có vẻ khác đi về hình thức: Bài “Hoa sen” của tôi viết theo thể thơ bốn chữ, bài “Đèn sen” của ông Thi viết theo thể lục bát. Hai câu cuối ông Thi thêm hình ảnh đàn cá đua bơi, mở hội dưới trời đèn sao thì nó cũng không che đậy được sự giống nhau giữa hai bài thơ. Bài “Đèn sen” của ông Phạm Trường Thi như sau:

              ĐÈN SEN

      Hoa sen như thể ngọn đèn
Cuống sen là bấc, buông trên mặt hồ
      Đèn sen ngọn nhỏ, nhọn to
Dầu là nước, chẳng bao giờ cạn vơi
      Trong hồ đàn cá đua bơi
Ngày ngày mở hội dưới trời đèn sao.
 
Tôi rất mong báo công bố bài viết này của tôi để bạn đọc thấy được một kiểu đạo thơ rất tinh vi đang thịnh hành. Qua báo Văn nghệ trẻ tôi muốn Hãng bảo hộ quyền tác giả của Hội Nhà văn Việt Nam vào cuộc phân định giúp. Với ông Phạm Trường Thi tôi mong một lời xin lỗi của ông trên báo và đề nghị ông kể từ nay không đưa bài “Đèn sen” vào bất cứ tập thơ nào nữa.

       3- Năm 2011 trang Trannhuong.com đăng bài Thư ngỏ gửi các Văn Nhân Nam Định, có nhắc tới vụ kiện Phạm Trường Thi đạo thơ của Lê Hồng Thiện. Ngay sau đó, trang Trannhuong.com đăng thư của nhà thơ Lê Hồng Thiện nói về vụ này như sau:   

Kính gửi: ông Trần Nhương
         Tôi là Lê Hồng Thiện, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hưng Yên.
Vừa qua tôi có đọc trên Trannhuong.com có bài của một số anh em văn nghệ sĩ Nam Định gửi một bức thư ngỏ cho tôi (Lê Hồng Thiện) trong đó có đoạn:
            “Hiện nay công chúng yêu thơ ở Nam Định lưu truyền một văn bản “Tôi đã bị ông Phạm Trường Thi đạo văn...”. kí tên nhà thơ Lê Hồng Thiện”.
            Nội dung cụ thể và nguồn gốc bức thư này tôi sẽ trình bầy khi cần thiết.
           Để trả lời bạn đọc và một số anh em văn nghệ Nam Định hiểu rõ vấn đề trên, tôi xin được công bố những tư liệu sau: (hiện nay trong tay tôi đang giữ)
            I- Bài thơ “Hoa sen” của tôi được công bố đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Hải Hưng ( tỉnh Hải Hưng cũ) vào năm 1974, sau đó đăng ở Báo Văn Nghệ số ra ngày 31-5-1976, đăng cạnh bài thơ Gà Trống của nhà thơ Văn Đức Khiêm. Sau đó bài thơ Hoa sen của tôi được in trong tập “Trăng của mỗi người” do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Hưng xuất bản năm 1988. Năm 1989, tập thơ “Trăng của mỗi người” là tập thơ duy nhất được nhận giải thưởng về thơ của Hội nhà văn Việt Nam (giải C, không có giải A,B) nên nhiều báo đưa tin “trăng của mỗi người” đạt giải A là như vậy. Các giải còn lại là văn xuôi.
           II- Bài thơ “Đèn sen” của ông Phạm Trường Thi, in ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội số tháng 6 năm 1980, sau đó in trong tập “Cây mùa hè, cây mùa đông” do nhà xuất bản Thanh niên 1994. Tiếp đó được in trong tập “Quà tuổi thơ” do nhà xuất bản Lao Động in năm 2004 (nhóm biên soạn, tuyển chọn gồm: Phạm Trọng Thanh, Trần Đắc Trung, Phạm Trường Thi, Vũ Minh Nam).
            Kính thưa ông Trần Nhương và bạn đọc!
            Khi đọc được trên Trannhuong.com bức thư ngỏ, tôi định không lên tiếng và công bố nhng tư liệu này, nhưng thiết nghĩ: Bảo vệ những “đứa con” tinh thần của mình được “lành lặn” đó là trách nhiệm không của riêng ai! Trước hết là ở những người cầm bút. Có lẽ bạn đọc quan tâm đã tự tìm được câu trả lời “Ai đạo” và “Đạo ai”?
            Xin cảm ơn Trannhuong.com

  Thứ 4 ngày 23/3/2011
  Địa chỉ:Lê Hồng Thiện
Email:lehongthien_hungyen@yahoo.com.vn
  ĐT:03213.863.116
  Dđ:0974.811.620

 
Phạm Trường Thi

            4- Sau đó nhà thơ Lê Hồng Thiện còn gửi thư nội dung tương tự tới BCH Hội VHNT Nam Định, yêu cầu xử lý kỷ luật Phạm Trường Thi. Vụ việc được đưa ra xem xét nội bộ trong Ban thường vụ và ban kiểm tra của hội. Trong cuộc họp này một số hội viên có thư tố cáo Phạm Trường Thi tội khai man lý lịch và đạo văn cũng được mời như Nhà văn Trần Thị Nhật Tân, Nhà văn Lưu Tuấn Hùng, Nhà thơ Chu Đình An… Tôi được mời với tư cách quan sát viên để trả lời bạn đọc qua blog TMG. Thành phần chính là Chủ tịch Trần Đắc Trung, Phó chủ tịch kiêm TBT Văn Nhân Phạm Trường Thi, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đăng Thanh, Trưởng phòng hành chính Trần Văn Sản, Ban kiểm tra gồm Hoàng Dương Chương, Hoàng Ngọc Trúc, Bùi Văn Khang. Chủ trì Hội nghị là Nhà nghiên cứu Hoàng Dương Chương.
Hội nghị có hai quan điểm đối lập nhau: Một là căn cứ hai bài thơ xác định đúng là đạo văn. Một bên bảo vệ Phạm Trường Thi, phủ nhận đạo văn. Thanh tra viên Bùi Văn Khang trình bày rằng ông cùng Phạm Trường Thi sang tận nhà Lê Hồng Thiện ở Hưng Yên, kết quả mang về một tờ giấy chữ viết tay có chữ ký của Lê Hồng Thiện xác nhận “Không ai đạo văn ai, đây chỉ là hai tư tưởng lớn gặp nhau”. Nhà thơ Chu Đình An đòi xem tờ giấy nhưng nhà thơ Bùi Văn Khang không cho xem với lý do “Đưa cho các ông để các ông xé đi à?”
Kết quả, về vụ đạo văn hội nghị không đi đến một kết luận nào.

Tôi tiếp thu tinh thần hội nghị, soạn bài đưa lên blog theo đúng tinh thần HAI TƯ TƯỞNG LỚN GẶP NHAU. Bất ngờ tôi được tin Phạm Trường Thi vu cáo tôi trong hội nghị BCH rằng Chủ tịch đã quyết định không được phép đăng mạng nhưng tôi vẫn đăng để làm mất danh dự Thi…

Ai đúng ai sai, tư cách người ta thế nào thì bây giờ đã rõ. Nhưng tôi cứ lởn vởn trong đầu: Tại sao các bê bối đạo văn thường diễn ra trong số các nhà văn Việt Nam? Tại sao khi đã đạo văn người ta cứ bảo là những tư tưởng lớn gặp nhau? Ai biết xin trả lời giúp tôi với.

TMG

1 nhận xét: