Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

NGUYỄN CHÍ DŨNG ĐẠO VĂN TRẦN ĐĂNG KHOA / Nam Thắng Chu Đình An


Nhà thơ Chu Đình An



            Trong cuốn Tuyển tập thơ 5 năm (2010 – 2015) của Bộ môn Thơ Hội VHNT Nam Định, (Nxb. Hội Nhà văn, 2014), tại trang 27 in bài “Đồng vọng không lời” của Nguyễn Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng giám khảo bộ môn thơ Giải thưởng VHNT Lương Thế Vinh 2006 – 2010) có hai câu thơ như sau:
                 Cái gì còn thì sẽ còn thôi
          Cái gì mất tưởng bền lâu cũng mất
          Hai câu này lặp 4 lần ở bốn khổ mỗi khổ bốn câu, chiếm tỉ lệ 50% số câu của bài thơ.




             Trong cuốn “Thơ chọn lọc” của Trần Đăng Khoa (Nxb. Văn hóa Thông tin, 2002) in bài Trường ca: “Khúc hát người anh hùng”, tại Khúc bốn – Khúc nước lửa, trang 264 có câu:
                    Cái còn thì vẫn còn nguyên
           Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan!...
           Cuối bài có ghi rõ: “Viết xong tại làng Điền Trì, hè lớp 9, năm 1974)









           Rõ ràng hai câu của Nguyễn Chí Dũng và hai câu của Trần Đăng Khoa là đạo ý - tứ - lời của nhau. Thiết nghĩ người cầm bút có lương tâm không thể phủ nhận sự đạo văn trong trường hợp này. Vậy ai đạo văn ai? Chẳng lẽ ông Nguyễn Chí Dũng tuổi ngoại thất tuần lại đi chôm chỉa xào xáo thơ của cậu bé thần đồng thơ ca cả nước biết tên Trần Đăng Khoa?

           Án tại hồ sơ, cứ theo năm xuất bản của hai cuốn sách trên thì rõ ràng tuyển thơ của Bộ môn thơ ra đời sau tác phẩm của Trần Đăng Khoa thời gian khá xa. Hơn nữa, trong lời nói đầu cuốn Tuyển tập thơ 5 năm (2010-2015) của Bộ môn thơ (nghe nói chính Nguyễn Chí Dũng viết thuê cho Bộ môn thơ) đã nói rõ: “Khác với nhiều tuyển tập thơ trước, tuyển tập này chỉ nhằm giới thiệu các sáng tác mới của đội ngũ những cây bút thơ Hội VHNT hiện đang sống, học tập, làm việc tại Nam Định quê hương”.

           Vậy là đã rõ ràng:
           Nguyễn Chí Dũng đạo thơ Trần Đăng Khoa!

        Nam Định, 13 - 6 - 2015
  NAM THẮNG CHU ĐÌNH AN
Hội viên Bộ môn thơ Hội VHNT Nam Định

1 nhận xét:

  1. Lỗi đạo thơ Trần Đăng Khoa rõ như nhìn thấy cổng pháp đình trước măt. Người đạo thơ phải có lời xin lỗi với nhà thơ TĐK & bạn đọc cả nước. Đó là nhân bản của người cầm bút. VŨ Xuân Quản

    Trả lờiXóa