LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN
Trước
khi học đại học, KV là cán bộ tòa soạn báo QĐ. Ngày ấy có tác giả KV
rất nổi tiếng về những bài phóng sự chiến trường đăng trên báo QĐ. Một
người bạn cùng lớp cầm tờ báo QĐ có bài phóng sự của KV, đùa:
- Các bạn xem này, KV của lớp ta mới có bài đăng báo QĐ đây này!
Mọi người ngạc nhiên tò mò nhìn KV. KV đỏ mặt, ấp úng:
- Đâu có… Không… Không phải… tớ!...
Bạn bè đùa dai:
- Thôi mà, không cậu thì còn ai vào đây nữa. Cậu là phóng viên báo QĐ đi học mà…
- Chắc cậu sợ phải khao nhuận bút chứ gì!
KV lúc đầu phản đối, sau thì im lặng.
Từ đấy, cứ thấy bài báo nào ký tên KV là cánh nam sinh lại đem khoe cả lớp rằng bài viết của KV lớp ta. KV từ ngượng ngập trở nên thích thú trước sự “ngộ nhận” của bạn bè. Về sau, chính KV chủ động đem bài báo mới ký tên KV khoe bạn bè:
- Báo QĐ lại đăng bài của tớ, các cậu đọc đi…
Những lúc như thế, KV mân mê tờ báo, đọc đi đọc lại, mắt mơ màng, nét mặt sáng ngời niềm vui ngây thơ và chân thực. Nhìn KV lòng tôi trào dâng niềm thương cảm. Tôi không sao kìm lại được một tiếng thở dài…
- Các bạn xem này, KV của lớp ta mới có bài đăng báo QĐ đây này!
Mọi người ngạc nhiên tò mò nhìn KV. KV đỏ mặt, ấp úng:
- Đâu có… Không… Không phải… tớ!...
Bạn bè đùa dai:
- Thôi mà, không cậu thì còn ai vào đây nữa. Cậu là phóng viên báo QĐ đi học mà…
- Chắc cậu sợ phải khao nhuận bút chứ gì!
KV lúc đầu phản đối, sau thì im lặng.
Từ đấy, cứ thấy bài báo nào ký tên KV là cánh nam sinh lại đem khoe cả lớp rằng bài viết của KV lớp ta. KV từ ngượng ngập trở nên thích thú trước sự “ngộ nhận” của bạn bè. Về sau, chính KV chủ động đem bài báo mới ký tên KV khoe bạn bè:
- Báo QĐ lại đăng bài của tớ, các cậu đọc đi…
Những lúc như thế, KV mân mê tờ báo, đọc đi đọc lại, mắt mơ màng, nét mặt sáng ngời niềm vui ngây thơ và chân thực. Nhìn KV lòng tôi trào dâng niềm thương cảm. Tôi không sao kìm lại được một tiếng thở dài…
DỞ RỒI LẠI HAY
Hồi mới được kết nạp vào Hội VHNT địa phương, tôi
viết bài “Từ người lính kèn trở thành nghệ sĩ nhân dân” (về Nhạc sĩ Đinh
Ngọc Liên) gửi Tạp chí Văn nghệ tỉnh. Một vị trong lãnh đạo Ban biên
tập đọc xong, phán:
- Bài kém quá! Anh viết thế này thì đăng sao được. Anh phải viết thế này…
Tôi bảo:
- Không đăng được thì thôi!
Nửa năm sau, nhà nghiên cứu Hoàng Dương Chương, khi đó là Giám đốc Thư viện tỉnh, nơi tôi công tác, lấy nguyên bài viết của tôi, đứng tên đồng tác giả rồi gửi cho chính Tạp chí Văn nghệ tỉnh. Khi Tạp chí được phát hành, vị lãnh đạo biên tập ngày ấy xuýt xoa cảm ơn anh Hoàng Dương Chương:
- Em đang bí vì thiếu bài về danh nhân, vớ được bài của anh, thật là buồn ngủ gặp chiếu manh. Bài viết hay quá!...
- !!!
- Bài kém quá! Anh viết thế này thì đăng sao được. Anh phải viết thế này…
Tôi bảo:
- Không đăng được thì thôi!
Nửa năm sau, nhà nghiên cứu Hoàng Dương Chương, khi đó là Giám đốc Thư viện tỉnh, nơi tôi công tác, lấy nguyên bài viết của tôi, đứng tên đồng tác giả rồi gửi cho chính Tạp chí Văn nghệ tỉnh. Khi Tạp chí được phát hành, vị lãnh đạo biên tập ngày ấy xuýt xoa cảm ơn anh Hoàng Dương Chương:
- Em đang bí vì thiếu bài về danh nhân, vớ được bài của anh, thật là buồn ngủ gặp chiếu manh. Bài viết hay quá!...
- !!!
MỘT KỶ NIỆM
Ngày nhà giáo Việt Năm 1990 là một ngày đặc biệt
đối với tôi. Đã 25 năm rồi mà mỗi khi tôi nhớ lại ngày ấy, nước mắt cứ
trào ra. Những năm 1985 – 1995 là thời gian khốn khó nhất trong cuộc
sống của tôi. Vợ chồng tôi đều là cán bộ thư viện mà phải chạy ăn từng
bữa nuôi ba con nhỏ. Gian nhà cấp bốn của tôi bị dỡ bỏ để cơ quan lấy
mặt bằng xây dựng. Cơ quan, chính quyền không đền bù, không hỗ trợ. Ban
ngày các con tôi đi học hoặc vật vờ ngoài đường chờ hết giờ làm việc để
vào phòng bố mẹ ngủ trên bàn qua đêm. Hồi đó tôi được mời thỉnh giảng
mỗi năm 200 tiết tại Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam
Ninh. Sáng tôi đạp xe đạp 30 cây số lên thị xã Phủ Lý giảng bài, chiều
đạp xe về thành phố Nam Định để tối ra ngã ba Nguyễn Du – Lê Hồng Phong
bơm vá xe kiếm thêm mớ rau bát gạo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam, gần chục em học sinh lai nhau từ Phủ Lý về Nam Định chúc mừng thày. Con lớn tôi dẫn các anh chị ra phố gặp tôi. Các em mang hoa chúc mừng và tặng tôi 4 mét vải pô pơ lin trắng may áo. Tôi dở khóc dở cười, không biết ứng xử thế nào. Các em nhìn tôi lặng người đi, rồi tất cả bỗng sôi nổi hoạt bát tranh nhau bơm xe cho khách. Các em vừa giúp tôi bơm vá xe, vừa truyện trò vui vẻ đến 22 giờ mới đèo nhau về Phủ Lý.
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm ấy khắc sâu trong tâm khảm tôi với bao cảm xúc vui buồn không thể nào quên được. Mảnh pô pơ lin may áo đã không còn dùng được, nhưng tấm tình thày trò thì còn mãi trong tôi.
Ngày Nhà giáo Việt Nam, gần chục em học sinh lai nhau từ Phủ Lý về Nam Định chúc mừng thày. Con lớn tôi dẫn các anh chị ra phố gặp tôi. Các em mang hoa chúc mừng và tặng tôi 4 mét vải pô pơ lin trắng may áo. Tôi dở khóc dở cười, không biết ứng xử thế nào. Các em nhìn tôi lặng người đi, rồi tất cả bỗng sôi nổi hoạt bát tranh nhau bơm xe cho khách. Các em vừa giúp tôi bơm vá xe, vừa truyện trò vui vẻ đến 22 giờ mới đèo nhau về Phủ Lý.
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm ấy khắc sâu trong tâm khảm tôi với bao cảm xúc vui buồn không thể nào quên được. Mảnh pô pơ lin may áo đã không còn dùng được, nhưng tấm tình thày trò thì còn mãi trong tôi.
TMG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét