Tư liệu
TRẦN MỸ GIỐNG
TRẦN MỸ GIỐNG
Việc học ở trường lớp mà có bằng cấp để được thăng quan tiến chức là
chuyện bình thường. Người không có bằng cấp gì mà được giao trọng trách
nhà nước, cống hiến được nhiều cho dân cho nước mới là chuyện hiếm có.
Nguyễn Xuân Phiêu là một trường hợp như thế.
Nguyễn Xuân Phiêu (1859 – 1936), người làng Hành Thiện, huyện Giao Thuỷ (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là Cử nhân Công bộ Thị lang Nguyễn Xuân Huyền, anh là Cử nhân Tri huyện Nguyễn Xuân Thống, nhưng Nguyễn Xuân Phiêu không có một bằng cấp, học vị gì. Từ nhỏ ông đã ham tìm hiểu những kỹ thuật ứng dụng trong đời sống của phương Tây, tỏ ra có năng khiếu về kỹ thuật thực hành. Ông rất khéo tay nên được các chùa và nhà thờ trong huyện nhờ làm các vật gia dụng.
Năm 1881, ông được cha tiến cử với vua. Vua nể Quan Thị lang Bộ Công mà nhận cho ông vào làm việc trong cơ quan của cha mình với chức Thừa biện Công bộ, một chức quan nhỏ được giao việc một thời gian và chỉ có quyền thừa hành các việc được giao mà không được phép bàn bạc. Ông làm việc rất mẫn cán và thông minh nên được Tự Đức cử đi học các khoa kỹ nghệ của Tây Âu ở nước ngoài. Trước khi ông đi học, Tự Đức khuyến khích: “Hễ học tập được kỹ nghệ một nước thì lấy lệ Cử nhân bổ dụng, kỹ nghệ hai nước thì lấy lệ Tiến sĩ bổ dụng, kỹ nghệ ba nước thì lấy lệ Hoàng giáp bổ dụng”. Điều này chứng tỏ Tự Đức rất coi trọng kỹ nghệ Tây Âu. Đối với người Việt Nam thời đó, các môn kỹ thuật chính xác của phương Tây là môn kỹ thuật cao và mới lạ.
Sau 6 tháng nghiên cứu thực tế tại Hồng Công và Xinhgapo, bằng trí thông minh hiếm có và sự chăm chỉ chịu khó học tập, Nguyễn Xuân Phiêu đã nắm được nhiều kỹ thuật mới của phương Tây. Về nước, ông chế ra 2 khẩu súng (một khẩu kiểu của Anh, một khẩu kiểu của Pháp), mô hình một chiếc tàu Xàlup, một cái đồng hồ kiểu Anh dâng lên vua để báo cáo kết quả học tập của mình. Một người không có bằng cấp khoa học, chỉ bằng con đường tự học mà chế tạo được những vật tinh xảo không kém gì kỹ thuật châu Âu thì thật là một nhân tài.
Nguyễn Xuân Phiêu xin vua cho thành lập các xưởng Bách công kỹ nghệ ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Biện Sơn để chế tạo vũ khí, đóng tàu thuỷ, nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc bờ cõi, nhưng không được triều đình chấp nhận. Vua chỉ phong cho ông chức Chủ sự Công bộ.
Đến năm 1886, Nguyễn Xuân Phiêu được giao nhiệm vụ mở xưởng đúc tiền niên hiệu Đồng Khánh. Năm 1887 ông được phong làm Bang biện Nha đúc tiền Quốc gia. Năm 1894 ông được cử ra Thanh Hoá mở Nha Thông Bảo (tức Nha đúc tiền) ở Cẩm Thuỷ và làm Bang tá nha này. Năm 1901 triều đình triệu ông về Huế, giao trông coi việc đóng tàu và sửa chữa tàu. Ông phát huy sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được vua ban cho áo gấm có thêu hình 9 con rồng, lại sai ông chế tạo xe hơi và các đồ ngự dụng.
Năm 1906 ông làm Hộ lý Cục Nông Công kỹ nghệ. Năm 1911 ông chuyển làm Hộ lý Trường Bách công. Có thể coi ông là Hiệu trưởng đầu tiên của trường kỹ nghệ nước ta. Ông còn được triều đình tín nhiệm giao cho phụ trách sửa chữa các công trình trong Nội điện. Công việc hoàn thành mỹ mãn, vua thưởng cho ông 500 lạng bạc nhưng ông chỉ nhận 200 lạng đủ thanh toán tiền công cho thợ. Năm 1915 ông phụ trách tu sửa điện Thái Hoà. Việc hoàn thành, ông được ban Nhị hạng kim khánh và được thăng Tham tri bộ Công. Năm 1916 ông lại được thăng Thượng thư bộ Công.
Năm 1918 ông nghỉ hưu, mở trường dạy học ở quê. Nghỉ hưu rồi ông vẫn được vua ưu ái. Năm 72 tuổi ông còn được vua mời về triều dự Chưởng yến.
Là người không có học vị, bằng cấp gì mà Nguyễn Xuân Phiêu phấn đấu trở thành quan Thượng thư bộ Công, có nhiều đóng góp thiết thực về kỹ nghệ phục vụ đất nước. Sự học của ông không câu nệ hình thức mà chủ yếu là con đường tự học, quan trọng nhất là thực học. Ông là tấm gương sáng cho các thế hệ con cháu noi theo… Cái thực học không bằng cấp của cụ Nguyễn Xuân Phiêu còn hơn chán vạn các tiến sĩ giấy giữ cương vị cao nhan nhản trong cơ quan nhà nước hiện nay…
Nguyễn Xuân Phiêu (1859 – 1936), người làng Hành Thiện, huyện Giao Thuỷ (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là Cử nhân Công bộ Thị lang Nguyễn Xuân Huyền, anh là Cử nhân Tri huyện Nguyễn Xuân Thống, nhưng Nguyễn Xuân Phiêu không có một bằng cấp, học vị gì. Từ nhỏ ông đã ham tìm hiểu những kỹ thuật ứng dụng trong đời sống của phương Tây, tỏ ra có năng khiếu về kỹ thuật thực hành. Ông rất khéo tay nên được các chùa và nhà thờ trong huyện nhờ làm các vật gia dụng.
Năm 1881, ông được cha tiến cử với vua. Vua nể Quan Thị lang Bộ Công mà nhận cho ông vào làm việc trong cơ quan của cha mình với chức Thừa biện Công bộ, một chức quan nhỏ được giao việc một thời gian và chỉ có quyền thừa hành các việc được giao mà không được phép bàn bạc. Ông làm việc rất mẫn cán và thông minh nên được Tự Đức cử đi học các khoa kỹ nghệ của Tây Âu ở nước ngoài. Trước khi ông đi học, Tự Đức khuyến khích: “Hễ học tập được kỹ nghệ một nước thì lấy lệ Cử nhân bổ dụng, kỹ nghệ hai nước thì lấy lệ Tiến sĩ bổ dụng, kỹ nghệ ba nước thì lấy lệ Hoàng giáp bổ dụng”. Điều này chứng tỏ Tự Đức rất coi trọng kỹ nghệ Tây Âu. Đối với người Việt Nam thời đó, các môn kỹ thuật chính xác của phương Tây là môn kỹ thuật cao và mới lạ.
Sau 6 tháng nghiên cứu thực tế tại Hồng Công và Xinhgapo, bằng trí thông minh hiếm có và sự chăm chỉ chịu khó học tập, Nguyễn Xuân Phiêu đã nắm được nhiều kỹ thuật mới của phương Tây. Về nước, ông chế ra 2 khẩu súng (một khẩu kiểu của Anh, một khẩu kiểu của Pháp), mô hình một chiếc tàu Xàlup, một cái đồng hồ kiểu Anh dâng lên vua để báo cáo kết quả học tập của mình. Một người không có bằng cấp khoa học, chỉ bằng con đường tự học mà chế tạo được những vật tinh xảo không kém gì kỹ thuật châu Âu thì thật là một nhân tài.
Nguyễn Xuân Phiêu xin vua cho thành lập các xưởng Bách công kỹ nghệ ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Biện Sơn để chế tạo vũ khí, đóng tàu thuỷ, nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc bờ cõi, nhưng không được triều đình chấp nhận. Vua chỉ phong cho ông chức Chủ sự Công bộ.
Đến năm 1886, Nguyễn Xuân Phiêu được giao nhiệm vụ mở xưởng đúc tiền niên hiệu Đồng Khánh. Năm 1887 ông được phong làm Bang biện Nha đúc tiền Quốc gia. Năm 1894 ông được cử ra Thanh Hoá mở Nha Thông Bảo (tức Nha đúc tiền) ở Cẩm Thuỷ và làm Bang tá nha này. Năm 1901 triều đình triệu ông về Huế, giao trông coi việc đóng tàu và sửa chữa tàu. Ông phát huy sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được vua ban cho áo gấm có thêu hình 9 con rồng, lại sai ông chế tạo xe hơi và các đồ ngự dụng.
Năm 1906 ông làm Hộ lý Cục Nông Công kỹ nghệ. Năm 1911 ông chuyển làm Hộ lý Trường Bách công. Có thể coi ông là Hiệu trưởng đầu tiên của trường kỹ nghệ nước ta. Ông còn được triều đình tín nhiệm giao cho phụ trách sửa chữa các công trình trong Nội điện. Công việc hoàn thành mỹ mãn, vua thưởng cho ông 500 lạng bạc nhưng ông chỉ nhận 200 lạng đủ thanh toán tiền công cho thợ. Năm 1915 ông phụ trách tu sửa điện Thái Hoà. Việc hoàn thành, ông được ban Nhị hạng kim khánh và được thăng Tham tri bộ Công. Năm 1916 ông lại được thăng Thượng thư bộ Công.
Năm 1918 ông nghỉ hưu, mở trường dạy học ở quê. Nghỉ hưu rồi ông vẫn được vua ưu ái. Năm 72 tuổi ông còn được vua mời về triều dự Chưởng yến.
Là người không có học vị, bằng cấp gì mà Nguyễn Xuân Phiêu phấn đấu trở thành quan Thượng thư bộ Công, có nhiều đóng góp thiết thực về kỹ nghệ phục vụ đất nước. Sự học của ông không câu nệ hình thức mà chủ yếu là con đường tự học, quan trọng nhất là thực học. Ông là tấm gương sáng cho các thế hệ con cháu noi theo… Cái thực học không bằng cấp của cụ Nguyễn Xuân Phiêu còn hơn chán vạn các tiến sĩ giấy giữ cương vị cao nhan nhản trong cơ quan nhà nước hiện nay…
TMG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét