Trần Mỹ Giống
Những câu phương ngôn còn truyền tụng trong dân gian như “Đậu phụ Thủy
Nhai, Tú tài Hanh Thiện”, “Xứ Đông Cổ Am, xứ Nam Hành Thiện”, “Thần
Chuyên, thánh Nguyện, trạng nguyên Thu”(1)... là sự ghi nhận về truyền
thống văn hiến, học hành đỗ đạt nổi tiếng của làng Hành Thiện (nay thuộc
xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Kể từ năm 1552 đến năm
1919, làng Hành Thiện đã có 352 người đỗ từ Tú tài đến Tiến sĩ trong
các khoa thi Nho học.
Thời kỳ phát khoa nhất của Hành Thiện là thời Nguyễn. Từ năm
1807 đến năm 1918, triều Nguyễn tổ chức 47 khoa thi Hương, lấy đỗ Cử
nhân 5232 người. Làng Hành Thiện có nhiều học trò dự thi, “mỗi khoa có
chừng 200 người”(2), khoa nào cũng có người đỗ. Tính riêng dưới triều
Nguyễn, làng Hành Thiện có 145 người đỗ Tú tài (nhiều người đỗ “kép”,
“mền”, “đụp” nên có tới 309 lượt người đỗ Tú tài), 85 người đỗ Cử nhân
trong đó có 7 người đỗ tiếp đại khoa. Tỷ lệ người đỗ đạt của Hành Thiện
rất cao so với tỉnh Nam Định (khoảng 400 lượt người đỗ Cử nhân) và huyện
Giao Thủy cùng thời kì. Huyện Giao Thủy (bao gồm hai huyện Xuân Trường
và Giao Thủy hiện nay), dưới triều Nguyễn, không kể Hành Thiện thì chỉ
có 22 người đỗ Cử nhân, 1 người đỗ Tiến sĩ.
Giáo sư Philippe Langlet Trường Đại học Paris (Pháp) đã nhận xét: “Làng có nhiều Cử nhân nhất ở đồng bằng Bắc bộ từ 1802 đến 1884 (Hành Thiện) thuộc về Giao Thủy” (3).
Hành Thiện có 4 người đạt danh hiệu Giải nguyên là Nguyễn Hữu Lợi (khoa Nhâm Tý 1852), Đặng Vũ Thực (khoa Mậu Dần 1878), Nguyễn Âu Chuyên (khoa Kỷ Mão 1879), Đặng Văn Nhã (khoa Đinh Dậu 1897) và 4 người đạt danh hiệu Á nguyên là Đặng Ngọc Toản (Mậu Thìn 1868), Phạm Ngọc Chất (Giáp Tuất 1874), Đặng Văn Nguyện (Kỷ Mão 1879), Đặng Vũ Cao (Ất Mão 1915).
Thời Nguyễn, tỉnh Nam Định có 31 người đỗ đại khoa thì làng Hành Thiện đã chiếm tới 7 người. Đó là các vị: Phó bảng Đặng Kim Toán (đỗ Ân khoa Mậu Thân 1848), Phó bảng Đặng Đức Địch (đỗ khoa Kỷ Dậu 1849), Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (đỗ khoa Bính Thìn 1856), Phó bảng Nguyễn Âu Chuyên (đỗ Ân khoa Giáp Thân 1884), Tiến sĩ Đặng Hữu Dương và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (đỗ khoa Kỷ Sửu 1889), Phó bảng Phạm Ngọc Thụy (đỗ khoa Tân Sửu 1901).
Sau khi đỗ đạt có 83 người ra làm quan. Nhiều người giữ các chức vụ cao trong chính quyền triều đình Nguyễn như Lễ bộ Thượng thư Đặng Đức Địch, Công bộ Thượng thư Nguyễn Xuân Phiêu, An Tĩnh Tổng đốc Đặng Kim Toán, Tuần phủ Đặng Xuân Bảng, Công bộ Thị lang Đặng Xuân Huyên, Bố chánh Bắc Ninh Nguyễn Âu Chuyên, Án sát Hà Nội Đặng Hữu Dương, Đốc học Bình Định Nguyễn Xuân Tháp... Đa số họ có nhiều công lao đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, giáo dục. Những tác phẩm của họ viết về y học, văn học, lịch sử, địa lý... hiện còn đến nay là những di sản văn hóa giá trị. Nhiều tên tuổi được ghi nhận là các tác gia như Đặng Ngọc Toản (với Âm chất diễn âm ca, Quốc triều lịch khoa Hương sách tập), Đặng Vũ Kham (với Tập văn và câu đối chữ Hán), Nguyễn Xuân Chức (có Hành Thiện Đặng công hành trạng), Đặng Hữu Bằng (có Việt Nam nghĩa liệt sử), Đặng Xuân Bảng (với Sử học bị khảo, Việt sử cương mục tiết yếu, Nam sử tiện lãm, Nam phương danh vật bị khảo, Kinh truyện toát yếu, Thiện Đình thi văn tập...), Đặng Xuân Viện (với Hà phòng quản kiến, Vô danh anh hùng, Hữu danh anh hùng, Nói có sách, Thiện Đình xã chí tập... và nhiều sách chữ Quốc ngữ)...
Các nhà Nho làng Hành Thiện rất quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức, đào tạo lớp trẻ trở thành người kế tục xứng đáng với thế hệ cha anh. Hành Thiện có tới ba chục người từng làm quan giáo dục (3 giảng dạy ở Quốc Tử giám, 2 Đốc học tỉnh, 16 Giáo thụ, 9 Huấn đạo). Hành Thiện có trên hai chục trường học tư do các nhà Nho tổ chức và dạy đã thu hút hàng vạn lượt học trò trong và ngoài tỉnh theo học. Tiêu biểu là các trường học của Cử nhân Nguyễn Bá Nghi và Cử nhân Nguyễn Bá Huống (trước năm 1850), Phó bảng Đặng Đức Địch (1865 – 1874), Cử nhân Nguyễn Ngọc Quỳnh (1865 – 1880), Cử nhân Nguyễn Đôn Thi (sau 1890)... Trường của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (1894 – 1915) có tới trên 700 học trò, 30 người đỗ Cử nhân, 70 người đỗ Tú tài. Trường của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1878 – đầu TK20) có trên 1000 người theo học, 200 người đỗ từ Tú tài đến Tiến sĩ.
Hành Thiện cũng nổi tiếng có nhiều thư viện tư nhân lớn do các nhà Nho thành lập nhằm phục vụ các sĩ phu và học trò học tập. Đáng kể là các Thư viện của cụ Nguyễn Ngọc Liên, Thư viện Nguyễn Ngọc Quỳnh, Thư viện Đặng Đức Địch.... Thư viện Hy Long của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng được coi là thư viện tư nhân lớn nhất Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Thư viện này gồm 6 gian, sách xếp tới nóc nhà, thường xuyên có 5 người phục vụ, in khắc mộc bản, phát hành sách đi khắp Bắc Kỳ.
Từ xưa, Hành Thiện có quy ước các vị tân khoa đỗ cao nhất làng sẽ được giữ chức Tiên chỉ Tư văn làng. Từ năm 1848 kế tục giữ chức Tiên chỉ Tư văn làng là Phó bảng Đặng Kim Toán (1848 – 1856), Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1856 – 1910), Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (1910 – 1937), Cử nhân Đặng Vũ Oánh (1937 – 1948), Cử nhân Đặng Vũ Vỹ (1948 – 1949), Cử nhân Đặng Đức Quyên (1949 – 1950), Cử nhân Nguyễn Xuân Phong (1951 – 1954)... Hàng năm Hội Tư văn ba bốn lần mở các cuộc bình giảng thơ văn, luận đàm chính sự để luyện tập thi cử cho học trò, nhờ đó mà có nhiều người đỗ đạt. Nhiều tác phẩm thơ văn được ra đời qua các buổi sinh hoạt của Hội Tư văn. Xin giới thiệu bài “Trăng kháng chiến” trong chùm thơ của Giáo thụ Đặng Vũ Vy đoạt giải nhất cuộc thi thơ năm 1947 do Hội Tư văn tổ chức:
Thiên cung bước xuống diệt xâm lăng
Giáo sư Philippe Langlet Trường Đại học Paris (Pháp) đã nhận xét: “Làng có nhiều Cử nhân nhất ở đồng bằng Bắc bộ từ 1802 đến 1884 (Hành Thiện) thuộc về Giao Thủy” (3).
Hành Thiện có 4 người đạt danh hiệu Giải nguyên là Nguyễn Hữu Lợi (khoa Nhâm Tý 1852), Đặng Vũ Thực (khoa Mậu Dần 1878), Nguyễn Âu Chuyên (khoa Kỷ Mão 1879), Đặng Văn Nhã (khoa Đinh Dậu 1897) và 4 người đạt danh hiệu Á nguyên là Đặng Ngọc Toản (Mậu Thìn 1868), Phạm Ngọc Chất (Giáp Tuất 1874), Đặng Văn Nguyện (Kỷ Mão 1879), Đặng Vũ Cao (Ất Mão 1915).
Thời Nguyễn, tỉnh Nam Định có 31 người đỗ đại khoa thì làng Hành Thiện đã chiếm tới 7 người. Đó là các vị: Phó bảng Đặng Kim Toán (đỗ Ân khoa Mậu Thân 1848), Phó bảng Đặng Đức Địch (đỗ khoa Kỷ Dậu 1849), Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (đỗ khoa Bính Thìn 1856), Phó bảng Nguyễn Âu Chuyên (đỗ Ân khoa Giáp Thân 1884), Tiến sĩ Đặng Hữu Dương và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (đỗ khoa Kỷ Sửu 1889), Phó bảng Phạm Ngọc Thụy (đỗ khoa Tân Sửu 1901).
Sau khi đỗ đạt có 83 người ra làm quan. Nhiều người giữ các chức vụ cao trong chính quyền triều đình Nguyễn như Lễ bộ Thượng thư Đặng Đức Địch, Công bộ Thượng thư Nguyễn Xuân Phiêu, An Tĩnh Tổng đốc Đặng Kim Toán, Tuần phủ Đặng Xuân Bảng, Công bộ Thị lang Đặng Xuân Huyên, Bố chánh Bắc Ninh Nguyễn Âu Chuyên, Án sát Hà Nội Đặng Hữu Dương, Đốc học Bình Định Nguyễn Xuân Tháp... Đa số họ có nhiều công lao đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, giáo dục. Những tác phẩm của họ viết về y học, văn học, lịch sử, địa lý... hiện còn đến nay là những di sản văn hóa giá trị. Nhiều tên tuổi được ghi nhận là các tác gia như Đặng Ngọc Toản (với Âm chất diễn âm ca, Quốc triều lịch khoa Hương sách tập), Đặng Vũ Kham (với Tập văn và câu đối chữ Hán), Nguyễn Xuân Chức (có Hành Thiện Đặng công hành trạng), Đặng Hữu Bằng (có Việt Nam nghĩa liệt sử), Đặng Xuân Bảng (với Sử học bị khảo, Việt sử cương mục tiết yếu, Nam sử tiện lãm, Nam phương danh vật bị khảo, Kinh truyện toát yếu, Thiện Đình thi văn tập...), Đặng Xuân Viện (với Hà phòng quản kiến, Vô danh anh hùng, Hữu danh anh hùng, Nói có sách, Thiện Đình xã chí tập... và nhiều sách chữ Quốc ngữ)...
Các nhà Nho làng Hành Thiện rất quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức, đào tạo lớp trẻ trở thành người kế tục xứng đáng với thế hệ cha anh. Hành Thiện có tới ba chục người từng làm quan giáo dục (3 giảng dạy ở Quốc Tử giám, 2 Đốc học tỉnh, 16 Giáo thụ, 9 Huấn đạo). Hành Thiện có trên hai chục trường học tư do các nhà Nho tổ chức và dạy đã thu hút hàng vạn lượt học trò trong và ngoài tỉnh theo học. Tiêu biểu là các trường học của Cử nhân Nguyễn Bá Nghi và Cử nhân Nguyễn Bá Huống (trước năm 1850), Phó bảng Đặng Đức Địch (1865 – 1874), Cử nhân Nguyễn Ngọc Quỳnh (1865 – 1880), Cử nhân Nguyễn Đôn Thi (sau 1890)... Trường của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (1894 – 1915) có tới trên 700 học trò, 30 người đỗ Cử nhân, 70 người đỗ Tú tài. Trường của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1878 – đầu TK20) có trên 1000 người theo học, 200 người đỗ từ Tú tài đến Tiến sĩ.
Hành Thiện cũng nổi tiếng có nhiều thư viện tư nhân lớn do các nhà Nho thành lập nhằm phục vụ các sĩ phu và học trò học tập. Đáng kể là các Thư viện của cụ Nguyễn Ngọc Liên, Thư viện Nguyễn Ngọc Quỳnh, Thư viện Đặng Đức Địch.... Thư viện Hy Long của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng được coi là thư viện tư nhân lớn nhất Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Thư viện này gồm 6 gian, sách xếp tới nóc nhà, thường xuyên có 5 người phục vụ, in khắc mộc bản, phát hành sách đi khắp Bắc Kỳ.
Từ xưa, Hành Thiện có quy ước các vị tân khoa đỗ cao nhất làng sẽ được giữ chức Tiên chỉ Tư văn làng. Từ năm 1848 kế tục giữ chức Tiên chỉ Tư văn làng là Phó bảng Đặng Kim Toán (1848 – 1856), Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1856 – 1910), Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên (1910 – 1937), Cử nhân Đặng Vũ Oánh (1937 – 1948), Cử nhân Đặng Vũ Vỹ (1948 – 1949), Cử nhân Đặng Đức Quyên (1949 – 1950), Cử nhân Nguyễn Xuân Phong (1951 – 1954)... Hàng năm Hội Tư văn ba bốn lần mở các cuộc bình giảng thơ văn, luận đàm chính sự để luyện tập thi cử cho học trò, nhờ đó mà có nhiều người đỗ đạt. Nhiều tác phẩm thơ văn được ra đời qua các buổi sinh hoạt của Hội Tư văn. Xin giới thiệu bài “Trăng kháng chiến” trong chùm thơ của Giáo thụ Đặng Vũ Vy đoạt giải nhất cuộc thi thơ năm 1947 do Hội Tư văn tổ chức:
Thiên cung bước xuống diệt xâm lăng
Thống lĩnh ba quân, một chị hằng
Vác búa Ngô Cương ngăn thiết giáp
Giương cung Hậu Nghệ diệt xe tăng
Bốn bề tinh tú truyền vây kín Muôn kiếp phong ba quyết dẹp bằng
Gác bóng non tây về báo tiệp
Từ nay giặc gấu hết ăn trăng.
Nhiều nhà Nho làng Hành Thiện có công trong việc khai hoang mở đất,
được triều đình sắc phong hoặc nhân dân tôn làm thành hoàng làng. Cử
nhân Nguyễn Đôn Thi (1853 – 1935) được thờ làm Thành hoàng làng Lạc Nông
(thuộc huyện Giao Thủy). Nhị trường Đặng Vũ Kiểm được vua Thành Thái
phong làm “Thiện Thành xã phúc thần”. Nhân dân làng Tả Hành (thuộc Vũ
Thư, Thái Bình) tôn Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng làm Thành hoàng làng Tả Hành
vì công lao khai hoang lập làng. Phó bảng Nguyễn Âu Chuyên là Thành
hoàng làng Hoành Quán (thuộc huyện Xuân Trường). Cử nhân Nguyễn Duy Hiếu
là Thành hoàng làng Roãn Đông (thuộc Tiền Hải, Thái Bình)...
Nhiều nhà Nho làng Hành Thiện từng tham gia tích cực các phong trào yêu nước như Văn thân, Cần Vương, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội, Đông Kinh nghĩa thục... Giải nguyên Tri phủ Đặng Văn Nhã “chán cảnh làm quan, chỉ muốn làm giặc”(4) đã bỏ đi biệt tích. Tiến sĩ Tri phủ Nguyễn Ngọc Liên bất bái Toàn quyền Đông Dương De Lanessan, từ bỏ quan chức về nhà dạy học, nêu tấm gương sáng về tiết tháo nhà Nho. Trong phong trào Đông du do cụ Phan Bội Châu tổ chức đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, làng Hành Thiện có trên ba chục trí thức Nho học lên đường. Tiêu biểu trong số này là Đặng Hữu Bằng (tức Đặng Đoàn Bằng) đỗ thủ khoa Trường Vĩ bị Tôkiô, sau tham gia quân đội Trung Hoa dân quốc, làm đến Đại tá Tham mưu trưởng. Đặng Huy Dật (tức Đặng Tử Mẫn) làm Ủy viên Kinh tế Việt Nam quang phục hội, hy sinh trong khi tấn công các đồn binh Pháp ở biên giới. Đặng Quốc Kiều sau về nước làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chỉến tỉnh Hà Nam. Đặng Kinh Luân sáng lập Trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, trực tiếp làm Trưởng ban ám sát của Việt Nam quang phục hội. Ban ám sát của ông đã giết tên Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn và hai thiếu tá Pháp là Chapuis và Mongrand. Đặng Hữu Quỳ (tức Hồng Phấn) tình nguyện đi Xiêm La tham gia dinh điền lấy tiền ủng hộ cách mạng. Còn nhiều trí thức Nho học Hành Thiện tham gia cách mạng như Nguyễn Xuân Thức (tức Tử Trung), Đặng Xuân Mâu, Đặng Kinh Bang, Đặng Ngọc Đỉnh, Đặng Dương Đằng...
Từ sau năm 1919 nền Hán học bị bãi bỏ, nhưng truyền thống hiếu học và khoa cử ở Hành Thiện vẫn được duy trì và phát triển. Ngày nay, làng Hành Thiện có hàng nghìn người tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học, hàng trăm người có học vị Tiến sĩ, nhiều người là giáo sư, nhà văn, nhà khoa học, cán bộ cao cấp trong lực lượng vũ trang và bộ máy chính quyền với các tên tuổi lớn như Đặng Quốc Bảo, Đặng Kính, Đặng Quân Thụy, Nguyễn Sĩ Quốc, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Đặng Kính, Đặng Vũ Chư, Đặng Vũ Khiêu, Đặng Hồi Xuân, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Hữu Minh, Trường Chinh...
Nhiều nhà Nho làng Hành Thiện từng tham gia tích cực các phong trào yêu nước như Văn thân, Cần Vương, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội, Đông Kinh nghĩa thục... Giải nguyên Tri phủ Đặng Văn Nhã “chán cảnh làm quan, chỉ muốn làm giặc”(4) đã bỏ đi biệt tích. Tiến sĩ Tri phủ Nguyễn Ngọc Liên bất bái Toàn quyền Đông Dương De Lanessan, từ bỏ quan chức về nhà dạy học, nêu tấm gương sáng về tiết tháo nhà Nho. Trong phong trào Đông du do cụ Phan Bội Châu tổ chức đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, làng Hành Thiện có trên ba chục trí thức Nho học lên đường. Tiêu biểu trong số này là Đặng Hữu Bằng (tức Đặng Đoàn Bằng) đỗ thủ khoa Trường Vĩ bị Tôkiô, sau tham gia quân đội Trung Hoa dân quốc, làm đến Đại tá Tham mưu trưởng. Đặng Huy Dật (tức Đặng Tử Mẫn) làm Ủy viên Kinh tế Việt Nam quang phục hội, hy sinh trong khi tấn công các đồn binh Pháp ở biên giới. Đặng Quốc Kiều sau về nước làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chỉến tỉnh Hà Nam. Đặng Kinh Luân sáng lập Trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, trực tiếp làm Trưởng ban ám sát của Việt Nam quang phục hội. Ban ám sát của ông đã giết tên Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn và hai thiếu tá Pháp là Chapuis và Mongrand. Đặng Hữu Quỳ (tức Hồng Phấn) tình nguyện đi Xiêm La tham gia dinh điền lấy tiền ủng hộ cách mạng. Còn nhiều trí thức Nho học Hành Thiện tham gia cách mạng như Nguyễn Xuân Thức (tức Tử Trung), Đặng Xuân Mâu, Đặng Kinh Bang, Đặng Ngọc Đỉnh, Đặng Dương Đằng...
Từ sau năm 1919 nền Hán học bị bãi bỏ, nhưng truyền thống hiếu học và khoa cử ở Hành Thiện vẫn được duy trì và phát triển. Ngày nay, làng Hành Thiện có hàng nghìn người tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học, hàng trăm người có học vị Tiến sĩ, nhiều người là giáo sư, nhà văn, nhà khoa học, cán bộ cao cấp trong lực lượng vũ trang và bộ máy chính quyền với các tên tuổi lớn như Đặng Quốc Bảo, Đặng Kính, Đặng Quân Thụy, Nguyễn Sĩ Quốc, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Đặng Kính, Đặng Vũ Chư, Đặng Vũ Khiêu, Đặng Hồi Xuân, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Hữu Minh, Trường Chinh...
TMG
.....................................(1) Làng Cổ Am (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là đất văn vật của xứ Đông (tức vùng Hải Dương, Hưng Yên... ngày nay). Làng Hành Thiện nổi tiếng là đất văn vật của xứ Nam (tức Sơn Nam Hạ xưa, Nam Định... nay). Làng Thủy Nhai (thuộc huyện Xuân Trường nay) có nghề làm đậu phụ, bán khắp các chợ. Còn người Hành Thiện đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ thì không đếm xuể. “Thần Chuyên, thánh Nguyện, trạng nguyên Thu” ca ngợi ba người học trò tài giỏi của Hành Thiện là Nguyễn Âu Chuyên (19 tuổi đỗ Tú tài, 20 tuổi đỗ Cử nhân Giải nguyên, 25 tuổi đỗ Phó bảng), Đặng Văn Nguyện (đỗ Cử nhân Á nguyên cùng khoa với Nguyễn Âu Chuyên), Nguyễn Hữu Thu (tuy chỉ đỗ Tú tài nhưng nổi tiếng thông minh, học giỏi).
(2) Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục / Nguyên Ôn Ngọc.
(3) Nguồn gốc địa phương của các vị đỗ Cử nhân trong những kỳ thi Hương ở vùng châu thổ sông Hồng (1802 – 1884) / Philippe Langlet // Ngiên cứu Lịch sử. – 1994. – Số 4.
(4) Hành Thiện lịch sử và văn hóa. – H.: Hội đồng hương Hành Thiện, 1995.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét