Đã
6 tháng nay Dị Nhân Văn Thùy biệt tăm, VT lần xuống thành phố Thủ Dầu Một tìm
nhà con gái của ông nhưng không thấy. Chả hiểu ông bị tai biến hay đã ra đi? Nhớ
Văn Thùy VT xin đăng lại bài:
THƠ VE GÁI KIỂU VĂN THÙY
Việt Thắng
“Thơ
tình không có tuổi”, câu cửa miệng đó ngẫm ra rất đúng. Dị Nhân Văn Thùy là một
điển hình trong làng thơ hiện nay. Các tập thơ ông đã xuất bản, hoặc những tập
thơ chép tay phô tô, phần nhiều là những bài thơ nói về tình yêu. Những từ ngữ,
tứ thơ ỡm ờ như kiểu khẩu ngữ, khi đọc độc giả cũng phải phì cười và suy ngẫm về
một kiểu thơ Văn Thùy, không hề lầm lẫn với thơ người khác được. Có lần Văn
Thùy cho tác giả xem những bức ảnh của ông đã chụp, đáng chú ý có bức ảnh nhìn
các cô thiếu nữ phơi phới xuân xanh đang bá cổ, ôm vai hôn vào gò má nhăn nheo,
sâu hóm,và lởm chởm những tóc và râu của ông. Nhìn vào số điện thoại ghi sau tấm
ảnh (Văn Thùy có tật rất hay quên).Việt Thắng gọi vào hỏi:
- Xin lỗi, cho anh hỏi thật cô em nhé: Văn Thùy già cóp thùng thiếc, râu tóc bù xù như rễ tre, các em tươi hơ hớ như thế mà hôn nổi à?
Đầu
máy đằng kia cười giòn như ngô rang:
- Này
ông anh ngố ơi, em đâu phải hôn Văn Thùy, mà em hôn đây là hôn thơ Văn Thùy đấy chứ.
Nhớ
có lần Văn Thùy chở Việt Thắng đi Hà Nội chơi, tới ngã tư Trôi ghé vào nhà bạn
thơ đại tá Nguyễn Chính. Uống chưa cạn ấm trà, ông đã vỗ vai Việt Thắng:
-
Này cậu ở đây chơi với Nguyễn Chính, mình phải lại thăm cô Lan yêu thơ mình ở ngõ
phố trên.
Việt
Thắng cứ nghĩ ông đi vài giờ sẽ về, nào ngờ đến nửa đêm; thấy cô gái chở ông về
trong trạng thái nửa tỉnh, nửa say ông còn cố thanh minh:
- Tại các em cứ bá cổ, ôm vai ép choa uống
nhiều quá nên mới say thế này đây.
Thơ
Văn thùy có cái gì mà các cô lại mê như vậy? có lẽ do từ ngữ sấn sổ, dân dã táo
bạo như những chàng lực điền thôn quê; nhưng qua cách dùng từ ngữ vận dụng vốn
ca dao, đã đưa câu thơ tục tĩu mà rất thanh ấy đi vào lòng người chăng?
Thành
ngữ có câu “Gái một con, thuốc ngon nửa điếu”, có lẽ người đàn bà sinh nở cơ thể
cũng nảy nở cái vẻ đẹp trời cho. Ở tuổi thất thập Văn Thùy cũng biết vị trí
nhan sắc của mình, nên ông chỉ dám ve vãn gái một con:
Ra
ngõ gặp gái một con/ Xòe tay động đậy kéo mòn con ngươi.../ Sao đành làm gái một
con/ để cho phỗng đá liếc mòn con ngươi.../ Em đi mấy bước nữa rồi/ dẫm chồng
lên vết hôn hồi mới yêu.../ Tại em không bẹp khuôn xuân, tôi đành chặt tuổi bát
tuần làm ba...
Viết
về thói trăng hoa và những cuộc tình của người đời, ông dùng những từ ngữ thô
thiển, tếu táo mà cũng rất thơ:
Gái
sề mà đẹp nhất vùng, khối chàng ế vợ đùng đùng lên cơn, Cụ ông ấy khỏe nhất
thôn, Lắm bà phốp pháp nổi cơn trốn chồng.../ em đi tát nước be bờ, nhớ đừng té
cái ngẩn ngơ cho người.../ Vừa ban thông điệp yêu đương/ Bỗng dưng cả bộ dát
giường động kinh.../ Có gì mạnh đến lạ thường/ yêu suông đến bốn chân giường
còn hai...
Theo quy luật tự nhiên, vạn vật sinh ra
cũng thoái hóa dần theo thời gian; chả hiểu ở tuổi thất thập, chân chậm, mắt mờ
và ngay cả mảng yêu đương theo bản năng cũng héo úa. Vậy mà trong mảng thơ ‘tán
gái”, khi độc giả đọc không hề nghĩ Văn Thùy đã ở tuổi bảy mươi:
Trách
em cứ đẹp cứ xinh/ để tôi cứ xé mắt mình làm ba.../ Sờ sờ sống giữa thế gian/
Chỉ riêng con mắt chết oan vì tình.../ Vướng vào đôi mắt lá răm/ Một giây liếc
trộm mười năm đắm đò/ Chết chìm giờ vẫn còn lo/ Người ta cứu hộ chỉ mò mắt
em.../ Áo gì cứ mỏng mòng mong/ Thế này
thì đến phải lòng mất thôi.../ cho tôi sờ áo một lần/ Đêm nay bất chấp tử thần
gọi tên...Si mê đến thế là cùng.
Chốn
cửa thiền linh thiêng Văn Thùy cũng không kiêng nể, những từ ngữ ỡm ờ chẳng ai
dám trách Văn Thùy sỗ sàng:
Em
ăn mày Phật cửa chùa/ Tôi thành hành khất bốn mùa yêu chay.../ Từ ngày em quét
sân chùa/ Cau trong vùng cứ mất mùa liên miên.../ Thơ tình lén đọc ngoài chùa/
Mắt người xa lạ bỏ bùa mắt tôi.../ Em
nguyền khổ hạnh ăn chay/ Tôi thề uống cạn đắng cay cõi trần.../ Yêu đương chọn
gió cuối mùa/ Ngày dưng cũng chọn góc chùa thỉnh kinh.../ Cây muốn lặng gió chẳng
đừng/ Trách ai đem chiếc lược sừng tặng sư/ Hồi chuông nhịp mõ hững hờ/ Bụng
mong thoát tục đầu mơ tóc dài...
Con
người sống trên thế gian làm sao tránh khỏi quy luật “Sinh lão bệnh tử”. Văn
Thùy đã liệu trước khi ra đi; chỉ mong những bóng hồng ông đã thầm yêu trộm nhớ
cho một ân huệ:
Một
mai hóa cát bụi rồi/ Mong em đốt vía cho tôi áo này...
Nếu
mai này nhà thơ Dị Nhân Văn Thùy trở về với cát bụi. Có lẽ rất nhiều
bà, cô yêu thơ Văn Thùy khóc lóc nuối tiếc, và họ cũng chả tiếc gì một manh áo
đốt vía cho ông.
Sài
gòn 01/01/2015
VIỆT THẮNG
(Hình ảnh minh họa lấy trên mạng
internet).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét