Tôi
chỉ là người làm thơ và bình thơ, không có khả năng, và cũng không muốn, làm
công việc “cắt hoặc nối nhịp cầu tình yêu” cho những người tim đang rạo rực lửa
tình. Hơn nữa, tôi rất kỵ bình thơ theo yêu cầu mà chỉ bình những bài thơ tôi
thích và nghĩ là có thể đem lại một chút gì mới mẻ cho bạn đọc yêu thơ. Một lý
do nữa, bài thơ phải có gì đó hấp dẫn, gợi hứng thì bình mới… đã.
Nhưng
đọc Muốn Gởi Cho Em - bài thơ tình như một lời cầu hôn – tôi thấy khoái quá, chẳng
cần biết chị PKNH có yêu cầu hay không yêu cầu, cứ “xắn tay áo” đưa bài thơ lên
bàn mổ.
MUỐN GỞI CHO EM
Muốn
gởi cho em
chút
gió biển Galveston
để
dịu bớt cái nắng Sài Gòn gay gắt
nhưng
sợ người ta đang đi mà chợt mát
rồi
bồi hồi
nhớ
nhớ thương thương.
Những
bông hồng tươi thắm trong vườn
muốn
gởi cho em – thay những nụ hôn nồng cháy
nhưng
sợ lúc hoa tàn
em
buồn tự hỏi
“tình
mình có tàn nhanh như hoa?”
Muốn
chia sẻ với em
những
ước mơ
nhưng
sợ phải nghe
“Sao
giống của tui quá “zậy”?”
rồi
khi thơ mình nổi tiếng
tiền
tác quyền
người
ta bắt chia hai
Muốn
gởi đến em một áng mây
lại
sợ sẽ mưa làm Sài Gòn ngập nước
chưa
kịp về nhà
người
ta sũng ướt
mình
ở xa
“con
bệnh”
ai
chăm nom?
Còn
nhiều thứ nữa
muốn
gởi cho em
thứ
nào cũng rất đẹp, rất “hay”
nhưng
vẫn… sợ
thôi
thì anh sẽ bay về bên đó
thể
xác linh hồn này
giao
hết cho em.
(Phạm Hữu T)
Đọc
lướt qua độc giả dễ dàng nhận ra đây là bài thơ tình – tác giả từ khu biển Galves
ton, tiểu bang Texas (Mỹ) viết cho người yêu của mình, một cô gái Sài Gòn.
Tứ Thơ:
Bài
thơ không có ẩn dụ toàn bài nên ý với tứ là một.
Thương
nhớ người yêu, tác giả muốn gởi cho nàng mấy món quà nhưng món nào - nếu thực sự
gởi - khi đến tay người nhận cũng gây ra
“phản ứng phụ không hay” nên thay vì gởi quà, chàng quyết định sẽ bay về Sài
Gòn giao hết thể xác và linh hồn cho nàng.
Dối Trá Đời Thường Và Lối
Nói Thậm Xưng
Khác
với dối trá đời thường (trong thơ), lối nói thậm xưng là một kiểu “xạo” đầy
tính nghệ thuật. Tác giả cũng “phịa” ra những điều không thật nhưng với mục
đích “để tạo sự đột phá, thay đổi cái trật tự đời thường bằng cái phi lý mà có
lý trong nghệ thuật”.(1)
Trong
dối trá đời thường tác giả xạo và luôn có ý che dấu hành vi, lời nói giả dối của
mình. Độc giả tinh ý, có thể bằng nhiều thủ thuật khác nhau, moi ra những điều
không thật ấy. Khi bằng chứng của sự giả dối được trưng ra, độ khả tín của bài
thơ xuống rất thấp, và bài thơ hoặc là chết yểu, hoặc sống lây lất để làm trò
cười cho thiên hạ.
Ngược
lại, trong lối nói thậm xưng, tác giả không có ý che dấu mà còn công khai biểu
lộ cái xạo của mình để độc giả càng dễ nhận ra càng tốt. Cái xạo ấy không nhằm
mục đích lừa dối mà muốn đưa vào bài thơ nét khôi hài, ý nhị - thoát khỏi cái
“thường lệ” quá quen thuộc, gây cảm giác buồn chán. Tác giả phải có tài tạo ra
cái xạo đến mức phi lý nhưng cái phi lý ấy phải được dẫn đến chỗ, hoặc trở
thành, có lý trong nghệ thuật.
Nghệ Thuật Xạo Trong “Muốn
Gởi Cho Em”
Bài
thơ có 5 đoạn thì 4 đoạn - ở mức độ khác nhau – có dính dáng đến lối nói thậm
xưng.
1/ Xạo tới bến
Muốn
gởi cho em
chút
gió biển Galveston
là
một câu “xạo tới bến” vì gió từ biển Galvston (ở Mỹ) làm sao gởi về Việt Nam được?
Nhưng phần sau của đoạn thơ lại là những cái “có lý trong nghệ thuật”.
Gió
từ Mỹ gởi về:
để
dịu bớt cái nắng Sài Gòn gay gắt.
Có
lý quá đi chứ! Và hai câu kế tiếp:
nhưng
sợ người ta đang đi mà chợt mát
rồi
bồi hồi
nhớ
nhớ thương thương.
vừa
trữ tình lãng mạn - khi mượn ý của Nguyên Sa trong Áo Lụa Hà Đông - lại vừa khôi hài ý nhị. Đoạn thơ mở đầu thật
tuyệt vời.
2/ Xạo nhưng chưa “hết ga”
Những
bông hồng tươi thắm trong vườn
muốn
gởi cho em – thay những nụ hôn nồng cháy
Bông
hồng trong vườn ở Mỹ mà gởi về Việt Nam không phải là chuyện bất khả thi, nhưng
chắc chỉ những tay triệu phú, tỷ phú hoặc những nhân vật thích “chơi bạo lấy tiếng”
mới ngông nghênh kiểu đó chứ người bình thường ít ai làm như vậy. Theo tôi, đây
cũng là 2 câu thơ xạo - nhưng chưa xạo đến “hết ga”. Tuy vậy, khi kết hợp vời 2
câu sau:
nhưng
sợ lúc hoa tàn
em
buồn tự hỏi
“tình
mình có tàn nhanh như hoa?”
thì
lại là một đoạn thơ hay vì đưa trí tưởng tượng của độc giả đến một “phản ứng phụ”
rất hợp tình, đầy thương cảm và có
duyên.
3/ Lời tâm tình pha chút xạo
Muốn
chia sẻ với em
những
ước mơ
Ở
thời buổi truyền thông bùng nổ như hiện nay, liên lạc bằng điện thư, điện thoại,
messenger hay cả bằng “video chat” rất dễ dàng và thường không tốn tiền thì có
khó gì đâu việc chia sẻ những ước mơ. Theo suy đoán của tôi, hai nhân vật trong
bài thơ không phải mới quen mà “đường tình chung lối” của họ đã có một chiều
dài đáng kể.
Câu
thơ:
nhưng
sợ phải nghe
“Sao
giống của tui quá vậy?”
gợi
nhớ đến sự tích “chim sợ cành cong”. Độc giả có thể nghĩ Phạm Hữu T đang bị một
nỗi ám ảnh trong quá khứ nào đó nên giờ như con chim đã một lần bị bắn (hụt), hễ
thấy cành cong lại sợ. Theo tôi, nỗi sợ của chàng ở đây khác với nỗi sợ bình
thường của người đời mà là - một cách khéo léo - “khoe” sự “gần gũi” và ít nhiều
đã tâm đầu ý hợp của hai người. Cái hay, cái độc đáo của câu thơ là ở chỗ đó.
Nhưng
đến 2 câu sau:
rồi
khi thơ mình nổi tiếng
tiền
tác quyền
người
ta bắt chia hai
thì
đúng là mùi phét lác đã bốc lên khá cao - cứ làm như mình sắp trở thành thi sĩ
nổi danh đến nơi rồi, sợ người ta chia mất tiền tác quyền. Chúng đã kết hợp với
hai câu đầu thành một đoạn thơ xạo, khôi hài, đầy tính nghệ thuật và thật dễ
thương.
4/ Lại xạo “mút chỉ”
Muốn
gởi đến em một áng mây
Cách
nhau cả nửa vòng trái đất mà “Muốn gởi đến em một áng mây” thì nếu không là bệnh
nhân của nhà thương Chợ Quán thì cũng là một tay nói dóc “một tấc đến giời”. Vậy
mà thật lạ! Khi đọc câu thơ xạo này – câu thơ đã thay đổi những cái hợp lý quá
nhàm chán của đời thường - độc giả lại cảm thấy thích thú, sảng khoái vì nó dẫn
dắt họ vào một cuôc phiêu lưu mà chưa biết điểm đến ở hướng nào. Nhưng độc giả
không phải gồng mình, nhắm mắt “nhảy qua dòng sông nghệ thuật” với những câu
thơ “tối như hũ nút” theo yêu cầu của những người làm mới thơ quá lố hiện nay.
Ba câu thơ sau ở đây lại là hậu quả rất hợp lý của việc gởi áng mây đó:
lại
sợ sẽ mưa làm Sài Gòn ngập nước
chưa
kịp về nhà
người
ta sũng ướt
mình
ở xa
“con
bệnh”
ai
chăm nom?
Mây
làm mưa, mưa làm Sài Gòn ngập nước, làm ướt người tình, và cuối cùng là “con bệnh
ai chăm nom?” Cái phi lý ban đầu đã trở thành cái hợp lý trong nghệ thuật.
Đoạn Kết Của Bài Thơ
Ở
Mỹ, sau một thời gian hò hẹn, tình yêu đã “chín” đến một mức độ nào đó, chàng
trai không muốn cô gái tiếp tục “lửng lơ con cá vàng” mà phải quyết định có chịu
trở thành người yêu của mình, thực sự thuộc về mình hay không. Chàng sẽ chọn một
khung cảnh thích hợp, quỳ dưới chân nàng, nắm bàn tay trái của nàng và hỏi “Will
you marry me?” (Em có lấy anh không?) Nếu nàng đồng ý, trả lời “Yes” chàng sẽ
moi từ trong túi ra một chiếc nhẫn kim cương (bí mật chuẩn bị sẵn) đeo vào ngón
tay áp út của nàng. Hai người hôn nhau và từ đó, trước mắt người đời, họ là một
đôi tình nhân gắn bó.
Sau
4 đoạn thơ xạo về ý định gởi quà cho em - thật ra tác giả chỉ mượn đó làm cái cớ
để, bằng một cách lãng mạn, bày tỏ tình cảm của mình với cô gái - đoạn kết của
bài thơ:
Còn
nhiều thứ nữa
muốn
gởi cho em
thứ
nào cũng rất đẹp, rất “hay”
nhưng
vẫn… sợ
thôi
thì mình sẽ bay về bên đó
thể
xác linh hồn này
giao
hết cho em.
chính
là lời câu hôn trang trọng đó. Đơn giản, không nhẫn kim cương, không đám đông
chứng kiến nhưng là lời cầu hôn rất ấn tượng và rất đẹp.
Ngôn Ngữ, Hình Ảnh:
Ngôn
ngữ bình dị, sắc sảo nhưng dễ hiểu, dễ cảm, hình ảnh rất thơ nên độc giả đọc một
cách thoải mái, không bị khựng vì tứ thơ rất dễ bắt.
Thể thơ:
Bài
thơ được viết theo thể thơ mới với một vài phá cách. Số chữ trong câu thay đổi
tùy tiện nhưng với biên độ hẹp. Câu ngắn nhất 6 chữ:
rồi
khi thơ mình nổi tiếng
câu
dài nhất 10 chữ (2 câu):
Muốn
gởi cho em chút gió biển Galveston (Gal – ves – ton)
và:
thứ
nào cũng rất đẹp, rất “hay” nhưng vẫn… sợ
Vần:
Vần
liên tiếp, khá đều đặn. Bài thơ 20 câu, gieo 8 cặp vần mà chỉ là thông vận nên
vị ngọt của thơ vừa dịu. Hơn nữa, ý của mỗi đoạn thơ lạ, đẹp và ý nhị, gây cảm
giác thích thú cho người đọc nên bài thơ hoàn toàn không có hội chứng nhàm chán
vần.
Cảm Xúc Và Hồn Thơ
Cảm
xúc tầng 1 và tầng 2:
Do
ngôn ngữ đẹp, dễ cảm, hình tượng rất thơ nên cảm xúc ở tầng 1 khởi đầu đã mạnh.
Tác giả dùng 4 đoạn đầu để thố lộ tình mình với người đẹp, đoạn sau như một lời
cầu hôn. Thế trận như vậy tương đối hợp tình hợp lý, tạo cảm xúc mạnh hơn nữa ở
tầng 2. Thêm vào đó, hiệu ứng của lối nói thậm xưng làm tâm hồn độc giả như bồng
bềnh trên gió, trên mây, rất sảng khoái.
Cảm xúc tầng 3 (hồn thơ)
Bài
thơ gieo vần liên tiếp nên – xét về phương diện thanh âm – câu này nối câu kia,
đoạn sau nối đoạn trước, cứ như ngựa phi bon bon trên đường vì không có mô gò cản
trở. Với hình thức thơ và cách gieo vần như thế, nếu tác giả đang cao hứng và
tâm trạng tuôn chảy theo chiều dọc, chúng ta ít nhiều cũng sẽ có cảm xúc ở tầng
3. (Nếu tác giả cao hứng đến mức lạc thần trí, cảm xúc tầng 3 sẽ chính là Hồn
Thơ.) Khốn nỗi bài thơ lại chia làm 5 đoạn, mỗi đoạn là một ý riêng biệt nên
tâm trạng của thi sĩ không phát triển theo chiều dọc mà trải rộng theo chiều
ngang, không cùng hướng và cùng nhịp với nhạc điệu của bài thơ. Không có sóng
sau dồn sóng trước, chúng ta không có hồn thơ.
Tóm lại, Muốn Gởi Cho Em là bài thơ có nhiều điểm nổi bật.
Nó
viết theo thể thơ mới nhưng đã vươn tới cái vóc dáng tối ưu của thể thơ này. Số
chữ trong câu thay đổi tùy tiện không theo một quy luật nào nên tuy vần liên tiếp,
vị ngọt của thơ cũng chỉ ở mức độ vừa phải, không có hội chứng nhàm chán vần.
Bài
thơ sử dụng lối nói thậm xưng - một biện pháp tu từ rất khó nhai – không khéo,
thay vì “xạo” nghệ thuật lại biến thành giả trá đời thường. Ở đây bài thơ đã có
hai đoạn thậm xưng tuyệt vời thấm đẫm chất thơ.
Hai
đoạn 2 và 3, tuy chưa đạt hiệu ứng cảm xúc tối đa của lối nói thậm xưng (vì xạo
chưa tới bến) - nhưng chỉ ở ngữ nghĩa đời thường – đó vẫn là những đoạn thơ mới
lạ, đầy ắp chữ tỉnh, gây cảm giác ấm áp, sảng khoái cho độc giả.
Nhắn Chị Phuong Kim Ngoc
Huynh,
Thiệt
tình tôi không biết anh chàng Phạm Hữu T của chị mặt ngang mũi dọc ra sao,
nhưng đọc bài thơ của hắn thấy quá đã. Theo tôi, Muốn Gởi Cho Em “nặng” hơn một
bài thơ tỏ tình; nó vừa tỏ tình vừa lên tiếng cầu hôn – nghĩa là chàng muốn
cùng chị đi “tới bến”. Quan trọng nhất, đó là những lời chân thật - vì nếu
không chân thật khó viết được những vần thơ nhiều cảm xúc như thế. Chuyện riêng
của chị, chị tự quyền quyết định, tôi không ý kiến. Dù sao đi nữa chị cũng tốt
phước và đáng hãnh diện tự hào, đã là nhân vật chính - được thương mến và trân
trọng – trong một bài thơ hay như Muốn Gởi Cho Em.
Phạm Đức Nhì
…………….
CHÚ THÍCH:
1/ Diên Hồng Dương, Có Cái Gì Đó Sai Sai Trong Bài Phê Bình “Một Kịch Bản
Thơ “Xạo’”
https://www.facebook.com/dienhong.duong.5/posts/986680141469017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét