Một Bài Thơ Lạ
Tình
cờ đọc được bài thơ của anh Trần Vấn Lệ trên Facebook. Bài thơ có cái tựa hơi
“điệu”: Bạn Có Thể Xé Quăng Bài Thơ Này Không Ạ? Điểm chính của tứ thơ là 2 câu
thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương:
“Lũ
chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị
quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”
Thi
sĩ họ Trần có vẻ không hài lòng với cách phát biểu “đụng chạm” của thi sĩ họ
Hoàng. [Trang
chủ: Có lẽ tác giả nhầm “Thi sĩ họ Hoàng” thực ra là thi sĩ họ Vũ (Vũ Hoàng
Chương).]
Đây
là nguyên văn bài thơ:
BẠN CÓ THỂ XÉ QUĂNG BÀI THƠ NÀY KHÔNG Ạ?
Vũ
Hoàng Chương cầm bút
Viết
hai câu thế này:
"Lũ
chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị
Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh!"
Ai
đọc không giật mình?
Dân
ta không thình lình
Chịu
một cơn nội chiến!
Bốn
Ngàn Năm Văn Hiến
Thành
một con số không!
Vũ
Hoàng Chương chắc ngông?
Chúng
ta đều chắc dại?
Ai
nhận phần sai trái
Làm
Đất Nước tan hoang?
Cuôc
chiến nào vinh quang?
Bắc
Nam chăng? Giải Phóng!
Lá
cờ bay gió lộng.
Đồng
vọng tiếng chuông ngân...
Những
cánh buồm gió căng.
Những
lòng người xẹp lép!
Ôi
chao một đôi dép,
Một
đôi mà chia hai...
Lũ
chúng ta lạc loài,
Anh
em nhìn lạ hoắc!
Vũ
Hoàng Chương người Bắc
Mà
không về Cố Huơng!
Bao
nhiêu người lạc đường
Chạy
vào Nam trú ẩn?
Hoàng
Giác tìm tổ ấm
Bằng
bài ca Chiêu Hồi!
Đã
qua chưa một thời...
Bốn
phương thành tám hướng?
Nguyễn
Cao Kỳ biết ngượng
Về
chết không chỗ chôn!
Phạm
Duy có gây ồn,
Về,
ngậm cười vĩnh viễn...
Bốn
ngàn năm văn hiến
Bốn
ngàn năm...một ngày!
Vũ
Hoàng Chương loay hoay
Viết
hai câu đứt ruột!
"Lũ
chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị
Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh"
Một
giang sơn tan tành
Đếch
có ai trách nhiệm!
Niềm
vui ngày một hiếm
Nỗi
buồn ngày thênh thang!
Bạn
có thể xé quăng
bài
thơ này, không ạ?
Cho
tôi hôn trên má
một
miếng...buồn lê thê!
(Trần Vấn Lệ)
Một Hiểu Lầm
Nhà
thơ Trần Vấn Lệ nghĩ rằng nhóm chữ “Lũ chúng ta” trong 2 câu thơ của Vũ Hoàng
Chương bao gồm cả mình (và cả dân tộc Việt Nam) nên “nổi trận lôi đình” tuôn ra
những câu thơ đầy nghĩa khí:
Vũ
Hoàng Chương cầm bút
Viết
hai câu thế này:
"Lũ
chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị
Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh!"
Ai
đọc không giật mình?
Dân
ta không thình lình
Chịu
một cơn nội chiến!
Bốn
Ngàn Năm Văn Hiến
Thành
một con số không!
Vũ
Hoàng Chương chắc ngông?
Chúng
ta đều chắc dại?
Bài
thơ của anh Trần Vấn Lệ khá hay, đặc biệt, cảm xúc mạnh mẽ, nóng hổi. Tuy
nhiên, ở đây tôi không bình thơ mà chỉ xoay quanh điểm anh Trần Vấn Lệ hiểu lầm.
Hai
câu thơ đó nằm trong bài Phương Xa của Vũ Hoàng Chương và trong ngữ cảnh ở bài
thơ đó nhóm chữ “Lũ chúng ta”có nghĩa hoàn toàn khác.
Và
bây giờ xin phép “dài dòng văn tự” một tý để một là, biện minh cho thi sĩ họ
Hoàng, và hai là, nói vài lời công đạo cho thơ.
Bài Thơ “Say Đi Em” Và
Thành Sầu Của Vũ Hoàng Chương
Tập
thơ Say của Vũ Hoàng Chương xuất bản năm 1940 – có nghĩa là bài thơ Say Đi Em
được viết trước đó.
Nho
học đã lụi tàn. Khoa thi Hương cuối cùng là khoa Mậu Ngọ (1918), tổ chức tại
trường Thừa Thiên. Sau khoa thi Hương này, ngày 28/12/1918, vua Khải Định ra chỉ
dụ bãi bỏ khoa cử ở Việt Nam. Khoa thi Hội và thi Đình cuối cùng được tổ chức
năm 1919. Những người thi đỗ có bằng nhưng không được bổ nhiệm chức vụ gì. (1)
Cha
mẹ Vũ Hoàng Chương, cũng như rất nhiều bậc cha mẹ thuộc hàng quan lại, khá giả
thời bấy giờ, ở vào thế tấn thối lưỡng nan.
Một
là, giữ lấy chút tiết tháo kiểu quân tử Tàu, thà để con lông bông chịu dốt chứ
không thèm hợp tác với ngoại bang.
Hai
là, cho con theo Tây học để mở mang kiến thức, có cơ hội thăng tiến trong xã hội
mới. Họ, hầu hết, đã chọn con đường thứ hai. Vũ Hoàng Chương nhờ thế, đỗ Tú Tài
Pháp ban toán năm 21 tuổi (1937).
Năm
1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ, đi làm Phó Kiểm Soát Sở
Hỏa Xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh – Na Sầm. (2)
Vào
năm 1935, Hà Nội tuy sống dưới chế độ bảo hộ của thực dân Pháp nhưng có một bộ
mặt rất thanh bình, vui vẻ, trẻ trung.
Nhà
cầm quyền đang cố tình dung túng các cuộc ăn chơi phóng túng để người ta quên
đi biến cố đàn áp tàn bạo vừa qua. (Năm 1930, Nguyễn Thái Học và mười hai liệt
sĩ VN Quốc Dân Đảng khác phải lên đoạn đầu đài ở Yên Bái, sau đó là chiến dịch
lùng sục bắt bớ ở nhiều nơi).
Đồng
thời để ru ngủ thanh niên nên các trà đình, tửu điếm, các tiệm nhẩy đầm, các
nhà hát ả đào (còn gọi là hát cô đầu) và các tiệm hút thuốc phiện mọc lên nhan
nhản. Người ta đua nhau ăn diện, nhiều cậu công tử Hà Thành diện đúng mốt
Paris, tay sách can đi bên cạnh các cô gái tân thời, phấp phới áo dài Lemur
Nguyễn Cát Tường.(3)
Vũ
Hoàng Chương ngoài việc bắt buộc phải theo Tây học để tiến thân, còn cắn phải
miếng mồi “ru ngủ” của người Pháp. Ông cũng lao vào những thú vui trác táng -
rượu, thuốc phiện, nhảy đầm và cả gái nữa. Về điểm này, Trong Thi Nhân Việt
Nam, Hoài Thanh đã có một đoạn khá đầy đủ:
Người
say đủ thứ: Say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn
"hơn" cổ nhân những thứ say mới nhập cảng: Say thuốc phiện, say nhảy
đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: Say
thơ.(2)
Như
vậy, “thành sầu” của Vũ Hoàng Chương là nỗi sầu đất nước bị ngoại bang đô hộ,
dân tộc bị chúng làm tha hóa, băng hoại bằng đủ mọi âm mưu thâm độc.
Trớ
trêu thay, chính ông lại góp tay, giúp sức cho bộ máy cai trị ấy, chính ông lại
lậm vào những cuộc chơi trác táng do chúng đặt ra, không những tự làm hỏng mình
mà còn làm gương xấu cho lớp trẻ, rường cột của tương lai dân tộc.
Ông
cảm thấy tội lỗi, tủi nhục, uất ức và chất ngất buồn sầu. Là người có liêm sỉ,
ông đã can đảm nói lên sự thật:
Lũ
chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị
quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể
vô tận xá gì phương hướng nữa
Thuyền
ơi thuyền, theo gió hãy lênh đênh.
(Phương Xa)
Nỗi
tủi nhục buồn sầu đó bắt rễ, ăn sâu rồi cao lớn như một bức tường thành sừng sững
trong tâm hồn nhà thơ – đã trở thành điểm mấu chốt trong tứ thơ của thi phẩm
Say Đi Em. Ông đã mượn rượu với ý định đánh sập thành sầu:
Nhưng
em ơi! Đất trời nghiêng ngửa
Mà
trước mắt thành sầu chưa sụp đổ
Đất
trời nghiêng ngửa
Thành
sầu không sụp đổ, em ơi.
và đã thất bại.
Như
vậy, nhóm chữ “Lũ chúng ta” trong 2 câu thơ làm anh Trần Vấn Lệ hiểu lầm rồi nổi
giận thật ra chỉ gồm Vũ Hoàng Chương và nhóm bạn “lạc loài dăm bảy đứa”“cùng hội
cùng thuyền” cùng sở thích – trong đó có những sở thích hạ phẩm giá con người
và làm suy yếu đất nước, ô nhục dân tộc.
Chính
vì thế cái “lũ” ấy mới có mặc cảm “Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”.
Còn
anh Trần Vấn Lệ bây giờ và hàng mấy mươi triệu dân Việt Nam lúc đó chẳng liên
quan gì đến chuyện “ruồng bỏ”, “khinh bỉ” cái “lũ” ấy cả. Hơn nữa, “Quê Hương Việt
Nam, Mẹ Việt Nam” có bao giờ “ruồng bỏ”, “khinh bỉ” những đứa con của mình đâu;
dù có thế nào đi nữa vẫn mở rộng vòng tay thương yêu ôm chặt đàn con bất kể
ngoan hiền hay hư hỏng.
Tôi
không biết nhóm bạn “cùng hội cùng thuyền” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương thuở ấy
thế nào chứ chính ông thì đã quay lại đường ngay nẻo chánh.
Ông
sống nửa cuộc đời còn lại của mình như một đứa con ngoan hiền, đã dậy dỗ và nêu
gương sáng cho lớp trẻ. Đặc biệt, ông đã sáng tác và để lại cho kho tàng văn
chương Việt một khối lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị.
Kết Luận
Một
bài thơ đã viết ra và phổ biến thì dù ai đó có đập tan máy tính hay xé nát văn
bản nó vẫn còn đấy. Bài thơ của anh Trần Vấn lệ - vì một chút hiểu lầm – nên tứ
thơ đã “đi lạc”. Mà sự “đi lạc” này khá rõ ràng, chỉ cần “quay lại” nhìn lại kỹ
một chút là sẽ nhận ra. Là tác giả, anh có quyền “đường ta ta cứ đi”, thiên hạ
nói gà nói vịt gì cũng mặc kệ.
Nhưng
anh cũng có thể quay lại nói vài câu để sòng phẳng với độc giả và thi sĩ Vũ
Hoàng Chương (dù ông đã khuất bóng).
Nếu
anh làm được như vậy thì mai đây có dịp gặp nhau trên đường đời tôi cũng sẽ chẳng
ngại ngùng gì mà không chìa má cho anh hôn “một miếng”. Có điều đó không phải
là “miếng hôn buồn lê thê” (chữ của Trần Vấn Lệ) mà sẽ là nụ hôn thấm đậm tình
bạn bè - những người cùng hết lòng yêu văn chương thi phú.
(Bài
viết có lấy ý và mượn vài đoạn trong Say Đi Em - Một Bài Thơ Tới Bến của cùng
tác giả)
PHẠM ĐỨC NHÌ
phamnhibintho.blogspot.com
…………………
CHÚ
THÍCH:
1/
(Chi Tiết Thú Vị Về Khoa Thi Nho Học Cuối Cùng, Chí Đức, kienthuc.net.vn)
(https://kienthuc.net.vn/tham-cung/chi-tiet-thu-vi-ve-khoa-thi-nho-hoc-cuoi-cung-405397.html)
2/
(Vũ Hoàng Chương, Wikipedia.org)
(https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Ho%C3%A0ng_Ch%C6%B0%C6%A1ng)
3/
(Thiên Tình Sử Của Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương - Phần 1, Phạm Thị Nhung, Cỏ Thơm)
(http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=103&Itemid=1)
Vài Bình Luận Trên Facebook
Châu Ly
Đã
đọc " Một Hiểu Lầm Đáng Tiếc" của nhà bình luận Nhi Pham.
Bài
viết thuyết phục, phân tích rõ ràng , cặn kẽ bối cảnh của hai câu thơ "Lũ
chúng ta..." của Vũ Hoàng Chương.
Cũng
đã đọc bài thơ Bạn Có Thể Xé Quăng Bài Thơ Này Không Ạ? của nhà thơ Trần Vấn Lệ.
Bài
ngũ ngôn "nóng hổi" (theo nhận định NP), thật hay.
Đang
chờ nghe tiếng nói của anh TVL và bạn bè.
Thật
thú vị!
Vấn Lệ Tran
Thua
anh Pham Đức Nhi,
Tôi
biết ơn anh hồi âm cho điều tôi mong đợi. Tôi nhận phần "ẩu tả" của
tôi. Tôi đã đến bờ bên kia của con sông u mê và lâu nay tôi vẫn mong thấy nơi
tôi rời xa. Bên này đồng hay bên kia đồng chắc cũng bao la như mặt một con
sông, tôi nghĩ vậy.
May
nhờ có anh tôi thấm thía hai câu trong bài Đăng Trình của Vũ Hoàng Chương:
"Trên
đà tốc độ siêu thanh ấy
Gõ
nhịp mà ca Thiên Nhất Phương!".
Tôi
ở một phương trời lạ cứ đau đáu một phương trời quen! Cai lạ thì biết rồi mà
cái quen thì... không biết bởi vì mình “thiên-nhất-phương”.
Những
lời anh "bình" giúp tôi tỉnh ngộ. Tôi xin cúi đầu nhận lỗi với Vũ
Hoang Chuong, nhận lỗi với những người đọc bài thơ "ẩu tả" của tôi. Từ
nay về sau, tôi dặn tôi phải cẩn thận. Lời thì thổi bay mà tội thì phải trừng
phạt dù sự trừng phạt có nhẹ tênh thì mình vẫn là người có tội. Tôi biết ơn
anh, tôi biết ơn anh!
Ha Thai
Xin
đồng ý với anh Phạm Đức Nhì. Thường đọc bài của anh Nhì, anh luôn thẳng thắn.
Cũng
xin thán phục anh Trần Vấn Lệ đã khiêm tốn xét lại mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét