Sửa thơ, dù tác giả muốn hay không, đồng ý hay không, cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Có
bài thơ bị đè ra mông má, sửa chữa rồi bằng thủ thuật nào đó cho xuất hiện ở chỗ
này, chỗ khác với bộ mặt mới là chuyện thường xảy ra. Tác giả không được thông
báo.
Đó
là lý do khi trích dẫn một câu thơ, một đoạn thơ để hỗ trợ cho bài viết của
mình người chơi thơ có trường hợp phải chọn lựa một trong số nhiều phiên bản của
bài thơ xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau.
Có
một vài “tụ điểm văn chương” còn tự cho mình cái quyền “biên tập” bài tác giả gởi
đăng (trong đó có thơ).
Chính
tôi cũng có lần, thấy bài thơ mới trình làng của mình, thoắt một cái, đã xuất
hiện trên diễn đàn này, trang web nọ với dung nhan đã qua “viện thẩm mỹ miệt vườn”.
Nhưng
bên cạnh lối sửa thơ thô bạo và khuất tất đó cũng có những người tham dự vào việc
sửa thơ một cách lịch sự và quang minh chính đại. Họ liên lạc trực tiếp với thi
sĩ hoặc viết bài công khai đưa ra “đề nghị sửa thơ” của mình.
Trong
quãng đời chơi thơ tôi rất may mắn nhận được nhiều “đề nghị sửa thơ” trong đó
có hàng chục lần tôi chấp nhận lời đề nghị với lòng biết ơn sâu sắc.
Sau
đây là hai trường hợp làm thí dụ:
1/ Bờ Vẫn Quá Xa
……………….
Ở
Mỹ, tôi quen vợ chồng người Hoa
vợ
cô giáo, chồng luật sư
yêu
nhau tha thiết
nhưng
định mệnh trớ trêu, oan nghiệt
cô
vợ bị hiếp dâm
ít
lâu sau đẻ thằng con
đen
như cột nhà cháy
Anh
chồng ôm mặt khóc như điên như dại
chạy
ra khỏi phòng sanh
vợ
tay nắm chặt thành giường
ngất
lịm
Trở
về nhà
cô
vợ trẻ người Hoa
đã
có thể cho đi đứa con khác màu da
để
mỗi ngày người chồng
khỏi
thấy vết thương lòng
bị
chà đi, xát lại
(một
đoạn trong Bờ Vẫn Quá Xa, Phạm Đức Nhì)
Có
2 đề nghị:
1/
Thêm “nén lòng” sau “đã có thể”
2/
Thêm “gạt nước mắt” sau “đã có thể”
Tôi
đã chấp nhận đề nghị 2.
Đoạn
thơ trở thành:
Trở
về nhà
cô
vợ trẻ người Hoa
đã
có thể gạt nước mắt
cho
đi đứa con khác màu da
để
mỗi ngày người chồng
khỏi
thấy vết thương lòng
bị
chà đi, xát lại
Nhóm
chữ “gạt nước mắt” nhấn mạnh nỗi đau của người
mẹ phải cho đi “đứa con ngoài ý muốn” để bảo vệ tình vợ chồng và hạnh phúc gia
đình sau này.
Trong
câu thơ nguyên bản tôi (Phạm Đức Nhì) chú ý đến chuyện “có thể” mà quên nỗi đau
của người mẹ phải từ bỏ đứa con.
Người
đề nghị sửa thơ là một “trung niên nam tử hán”. Không ngờ anh lại thấu hiểu tâm
tình của người mẹ sâu sắc đến như vậy. Hay tại tôi hời hợt quá chăng?
Tôi
đã may mắn được gặp anh ở Quận 8 Sài Gòn để mời anh ly cà phê để tỏ lòng biết
ơn.
2/ Bản Tình Ca Hai Con Suối Nhỏ
Lắm
lúc muốn làm thơ
về
mối tình hai đứa
(mối
tình nào chẳng nên thơ em nhỉ?)
nhưng
sao anh vẫn cứ ngại ngùng
Có
một khúc sông
nơi
gặp nhau của hai con suối nhỏ
anh nghe
trong làn nước
tưởng như im lìm đó
có tiếng em thì thầm.
Em
ơi! Làn nước trong xanh
từ
hai con suối chúng mình đổ lại
sẽ
trăm năm chảy mãi
góp
cho đời
muôn
khúc nhạc du dương
Ôi
tuyệt vời
những
tiếng nhạc yêu thương
Phạm
Đức Nhì
Có
người đề nghị sửa đoạn thơ thứ hai thành:
Có
một khúc sông
nơi
gặp nhau của hai con suối nhỏ
có
người nghe
trong
làn nước
tưởng
như im lìm đó
tiếng đôi ta to nhỏ tự tình
Theo
chị - vâng, người sửa thơ năm ấy là một phụ nữ tuổi khoảng 6 bó – nơi khúc sông
đó giờ không chỉ có tiếng thì thầm đơn lẻ, quạnh quẽ của người con gái mà là tiếng
to nhỏ tự tình đầm ấm, yêu thương của đôi tình nhân đang tha thiết yêu nhau.
Tôi
copy bài thơ với vóc dáng mới qua một trang khác rồi đọc đi đọc lại vài lần. Và
nhận ra “nét đẹp” của tứ thơ giờ đây không phải chỉ quanh quẩn nơi đôi tình
nhân mà lan tỏa rộng khắp.
Các
bạn không cần lên rừng xuống biển, đội đá vá trời mới có thể đóng góp cho nhân
quần, xã hội. Cứ tìm “một nửa” tâm đầu ý hợp của mình rồi hết lòng yêu thương.
Khi làm việc, khi chơi đùa, lúc rưng rưng lệ, lúc cười râm ran, cả những lúc
“có bốn chân giường gẫy một còn ba”, rôi sinh con đẻ cái, tạo dựng một gia đình
đầm ấm.
Chỉ
cần như thế thôi là các bạn đã như hai con suối nhỏ gộp lại.
“Góp
cho đời muôn khúc nhạc du dương
Ôi
tuyệt vời những tiếng nhạc yêu thương”
Tôi
nhìn bài thơ trên màn hình laptop mà lòng sung sướng tự hào vì đã được “trời
cho” sở hữu một thi phẩm có thi pháp trong sáng và tứ thơ thấm đẫm tính nhân
văn.
Tôi
hỏi địa chỉ của chị để, nếu có dịp, đến thăm, tặng chị chút quà đền ơn. Nhưng
chị cương quyết chối từ.
ANH BẰNG SỬA THƠ YÊN THAO
1/ Đổi Tựa Đề
Nhạc
sĩ Anh Bằng khi phổ nhạc bài thơ Nhà Tôi của Yên Thao đã đổi tựa đề bài thơ
thành Chuyện Giàn Thiên Lý.
Xin
được phép lập lại một điểm quan trọng đã viết trong một bài khác:
“Tựa
đề là một chữ hay một nhóm chữ chỉ ra cái cốt tủy của toàn bài.”
Nhà
Tôi là tâm trạng hồi hộp, lo âu của một người lính trước giờ nổ súng mà mục
tiêu của trận đánh lại chính là ngôi làng bên kia sông, có căn nhà nơi những
người thân yêu nhất của mình, bà mẹ già và cô vợ trẻ, đang cư trú.
Như
vậy tâm điểm của tình thương yêu, nỗi lo âu của người lính là căn nhà (và những
người trong đó). Giàn thiên lý chỉ là một bộ phận “ngoại vi”, nằm ở góc vườn,
không quan trọng lắm so với căn nhà.
Giả
sử sau trận đánh, giàn thiên lý bị sập mà ngôi nhà còn nguyên thì tác giả cũng
mừng rỡ, coi đó là đại phúc cho gia đình. Nhưng nếu căn nhà cháy đổ (gây thương
vong cho người thân) thì dù giàn thiên lý vẫn đứng vững, sự mất mát, nỗi đau buồn
cũng dâng cao đến tột cùng.
“Giàn
thiên lý” chỉ được nối với khung cảnh bài thơ bằng một sợi tơ mong manh; tác giả
có thể thay nó bằng nhóm 3 chữ khác mà bài thơ không tăng giảm giá trị bao
nhiêu. Trong bài này nó chỉ được “nhân tiện” đưa vào ở “giờ thứ 25” để câu cuối
bài thơ được trọn vẹn:
Nhà
tôi ở cuối Thôn Đồi
Có
giàn thiên lý, có người tôi thương.
2/ Đổi “Vùng Giặc Đóng” thành “Vùng Lửa
Khói”
Tôi
đứng bên này sông
Bên kia vùng giặc đóng
là
2 câu mở đầu bài thơ của Yên Thao.
Khi
phổ nhạc bài thơ nhạc sĩ Anh Bằng sửa lại:
Tôi
đứng bên này sông
Bên
kia vùng lửa khói
Trước
hết, đưa nhóm chữ “vùng lửa khói” vào không ăn khớp với thực tế trận địa; chưa
nổ súng thì làm gì có “lửa khói!”
Hơn
nữa, chi tiết làng tôi là “vùng giặc đóng” khiến việc đánh bật trại giặc để chiếm
lĩnh mục tiêu trong một trận đánh có cả pháo binh sẽ rất nguy hiểm cho căn nhà
và những người sống trong đó. Điều này làm nỗi lo của người lính lớn hơn, khơi
dậy nơi người đọc cảm xúc mạnh hơn. Anh Bằng đã làm tứ thơ dở đi rất nhiều khi
thay nhóm chữ trên.
Như
vậy, khi phổ nhạc bài thơ Nhà Tôi, nhạc sĩ Anh Bằng đã (ít nhất)“vụng” ở hai chỗ:
1/ Lấy một hình tương “ngoại vi”, phụ thuộc để làm tựa đề cho bản nhạc (Chuyện Giàn Thiên Lý) trong khi
cái tựa Nhà Tôi của thi sĩ - chỉ ra cái cốt tủy của toàn bài – thì lại bỏ đi.
2/ Đổi “Bên kia vùng giặc đóng” thành “Bên kia vùng lửa khói” vừa sai lạc thực tế trận địa vừa giảm nỗi
lo sợ của người lính và do đó làm nhẹ cường độ cảm xúc khơi dậy trong lòng người
đọc.
TÔ ĐÔNG PHA SỬA THƠ VƯƠNG
AN THẠCH
Vương
An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu
rất lạ:
Minh
Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng
Khuyển ngọa hoa tâm
Dịch nghĩa:
Trăng
sáng hót đầu núi
Chó
vàng nằm (trong) lòng hoa
Thi
hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu
núi và chó vàng làm sao nằm trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối
cho đúng nghĩa hơn.
Minh
nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng
khuyển ngọa hoa âm
Dịch nghĩa:
Trăng
sáng soi đầu núi
Chó
vàng nằm (dưới) bóng hoa
Chuyện
sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm
Tô thi hào một chức quan ở Hải Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới khám phá ra ở địa
phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi, và có một loại
sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa!
Và
người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột
và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.”
Theo
tôi, việc Tô Đông Pha sửa thơ không có gì là “xớn xác, bồng bột” hết. Người đọc
thơ, bình thơ – trong thế giới thơ rộng lớn - không thể biết và không có bổn phận
phải biết những chi tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra ở một địa phương nhỏ bé.
Chính
thi sĩ - để hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ - phải chú thích để
người đọc biết, hiểu những chi tiết, sự việc có tính chất địa phương ấy. Lỗi và
trách nhiệm ở đây nằm trên hai vai Vương An Thạch chứ không phải Tô Đông Pha.
TÔI (PĐN) ĐỀ NGHỊ SỬA THƠ
NGUYỄN BÍNH
Gợi, Không Kể (Show, Don’t Tell) Là Gì?
Gợi,
Không Kể là một kỹ thuật viết trong đó câu chuyện và các nhân vật có liên quan
với nhau thông qua các chi tiết và hành động cảm tính chứ không phải là sự
trình bày, tóm tắt.
Nó
thúc đẩy một phong cách viết cuốn hút hơn cho người đọc, cho phép họ “ở cùng
phòng” với các nhân vật.
(Show,
Don’t Tell là biện pháp tu từ phát xuất từ Tây Phương, dịch là Gợi, Không Kể
cũng hơi gượng nên tôi xin phép được dùng nguyên chữ gốc cho chính xác. Mong độc
giả thông cảm.)
Show
minh họa, trong khi Tell chỉ phát biểu (thông tin chính trong một câu chuyện.
Thí
dụ:
Tell:
Nghe
đồn đám cưới cô ấy to lắm.
Show:
Nhà
giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà
gái ăn chín nghìn cau
Tiền
cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Trong
thí dụ trên, nếu tác giả chỉ Show, không Tell – không nói gì đến “to” hay “nhỏ”
hết - thì người đọc vẫn “thấy” được đám cưới to đến mức nào. Mà lại còn sinh động
hơn, chi tiết hơn chữ “to” đơn lẻ.
Tóm lại,
Tell:
Tóm tắt hay tường thuật theo lối chỉ kể cho người đọc biết điều xảy ra.
Show:
Dùng sự mô tả và hành động để giúp người đọc trải nghiệm câu chuyện.
Show, Don’t Tell Trong “Giấc Mơ Anh Lái Đò”
Bài
thơ Giấc Mơ Anh Lái Đò có 14 câu (lục bát) được chia thành 4 ý nhỏ như sau:
1/ Hai câu đầu:
Năm
xưa chở chiếc thuyền này
Đưa
cô sang bãi tước đay chiều chiều
Đây
là khởi điểm của mối tình đơn phương. Tác giả chỉ nói đến công việc đưa đò kiếm
sống của mình nhưng cũng đồng thời vẽ nên khung cảnh, hoàn cảnh được tiếp xúc,
gần gũi với cô gái: Gặp nàng, biết nàng trong mối quan hệ chủ thuyền và khách
đi đò qua bãi. Thủ pháp Show, Don’t Tell đã bắt đầu lộ diện.
2/ Sáu câu kế tiếp:
Để
tôi mơ mãi mơ nhiều
“Tước
đay xe võng nhuộm điều ta đi
Tưng
bừng vua mở khoa thi
Tôi
đỗ quan trạng vinh quy về làng
Võng
anh đi trước võng nàng
Cả
hai chiếc võng cùng sang một đò”
Tác
giả không nói gì về tình yêu nhưng khi người đọc nghe chàng tâm sự là đã đưa cô
gái vào trong cả giấc mơ “vinh quy bái tổ” của mình thì hiểu ngay rằng chàng đã
yêu cô say đắm. Show, Don’t Tell đã rất khéo và rõ nét.
3/ Bốn câu kế tiếp:
Đồn
rằng: Đám cưới cô to
Nhà
giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà
gái ăn chín nghìn cau
Tiền
cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Chữ
vụng nhất và theo tôi, làm giảm giá trị của cả đoạn thơ là chữ “to”. Chính chữ
“to” đã để lộ ý của tác giả trong đoạn này và đã làm thủ pháp Show, Don’t Tell
thất bại. Ngay câu đầu độc giả đã biết đám cưới của cô gái to rồi. Ba câu kế tiếp
chỉ làm rõ nghĩa thêm cho chữ “to” mà thôi. Cái thú được bất ngờ bật ra câu:
“À! Đám cưới cô ấy to như thế đấy” không còn nữa. Ý đã bị lộ.
4/ Hai câu Kết:
Lang
thang tôi dạm bán thuyền
Có
người giả chín quan tiền, lại thôi
Trong
khi cả cơ nghiệp của anh lái đò – là chiếc thuyền – đem gạ bán thì người ta chỉ
trả có chín quan tiền. Hai câu thơ chỉ nói đến việc dọ giá bán thuyền nhưng đã
ngầm chứa khoảng cách giầu nghèo ghê gớm giữa anh lái đò và tình địch của mình.
Và hậu quả là nỗi đau đến xé tâm can về mối tình vô vọng đã đổ ập xuống đầu anh
lái đò đáng thương. Show, Don’t Tell ở 2 câu kết thật tuyệt vời.
Giá Trị Nghệ Thuật Của “Giấc Mơ Anh Lái Đò”
Ngôn
ngữ thơ đẹp một cách bình dị, câu cú đơn giản nhưng vững chắc về mặt ngữ pháp.
Các ý nhỏ trong bài thơ tự động gắn chặt với nhau một cách tự nhiên, không cần
những chữ nối (liên từ) hoặc câu nối. Bốn đoạn Show, Don’t Tell thì 3 đoạn
thành công, đặc biệt hai câu kết - một thủ pháp Show, Don’t Tell xuất sắc.
Bài
thơ, không những chỉ nổi trội về mặt thi pháp mà còn thành công về mặt cảm xúc.
Tứ thơ chảy nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng thành dòng rõ rệt. Đến cuối bài cảm xúc
dâng lên cao ngất; nỗi đau của mối tình vô vọng như một cơn mưa lớn đổ ập xuống
tràn ngập tâm hồn anh lái đò. Bài thơ, rất khéo, kết thúc ở cao trào.
Tiếc Cho Nguyễn Bính
Mỗi
lần đọc lại hoặc ngâm nga bài Giấc Mơ Anh Lái Đò trong đầu tôi lại hiện ra một
câu hỏi: “Tại sao một tài thơ hiếm có như Nguyễn Bính lại vô ý đến độ đưa chữ
“to” rất “thô”, rất vô duyên ấy vào bài thơ?”
Chỉ
cần tác giả “giấu” được chữ “to” thì 3 câu kế tiếp sẽ đóng vai trò cung cấp
thông tin để từ đó người đọc tự nhận ra “À! Đám cưới cô ấy to thật”. Đoạn thơ sẽ
trở thành Show, Don’t Tell một cách tự nhiên.
Ba
câu kế tiếp không còn là những anh “thợ vịn”, đưa vào để “làm việc phụ” mà sẽ
trở thành những công nhân lành nghề, có đóng góp quan trọng cho công trình Giấc
Mơ Anh Lái Đò.
Mà
giấu chữ “to” thì thiếu gì cách. Với kỹ thuật thơ nhuần nhuyễn như Nguyễn Bính
chẳng lẽ không nghĩ ra được một câu lục có vần “o” mà vắng bóng chữ “to”?
Chẳng
hạn (đơn giản nhất):
Đồn
rằng đám cưới của cô
Giả
sử Nguyễn Bính giấu được chữ “to” bằng câu lục (mà câu “Đồn rằng đám cưới của
cô” của tôi là thí dụ) thì chỉ riêng về mặt thi pháp, 4 đoạn Show, Don’t Tell
cũng thừa sức đưa Nguyễn Bính và Giấc Mơ Anh Lái Đò lên một trong những chỗ ngồi
rất trang trọng giữa vườn thơ tươi đẹp của nhân loại.
Với
vóc dáng ấy, Giấc Mơ Anh Lái Đò có đến 4 đoạn liên tiếp – không có liên từ hoặc
câu nối - sử dụng thủ pháp Show, Don’t Tell hoàn hảo. Không những thế, toàn bài
thơ - tất cả 14 câu, 98 chữ - đều nằm gọn dưới vùng phủ sóng của Show, Don’t
Tell, không một chữ nào lọt ra ngoài.
Trong
kho tàng thơ ca Việt Nam, cho đến lúc tôi viết những dòng chữ này, CHƯA một thi
phẩm nào, với cùng độ dài ấy, sử dụng thủ pháp Show, Don’t Tell tuyệt vời đến
như vậy.
Chữ
“to” ấy đã làm đoạn 3 mất đi danh hiệu Show,
Don’t Tell và đáng tiếc nhất là do đó, tác giả đã để vuột khỏi tay chiếc huy
chương vàng dành cho thi sĩ có Thi Phẩm Hoàn Toàn
Show, Don’t Tell.
Kết Luận
Có
những “thủ thuật” sửa thơ thô bạo, khuất tất nhưng cũng có kiểu (đề nghị) sửa
thơ lịch sự, quang minh chính đại, cho phép “người đề nghị sửa thơ” và thi sĩ
có thể nắm tay nhau đi đến tận cùng giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Vừa
làm thơ, vừa bình thơ nên đối với việc sửa thơ, tôi có mặt ở cả hai phía. Vừa
cho vừa nhận. Cho đi cũng khá nhiều và nhận lại cũng không ít.
Cái
lợi ích của việc “đề nghị sửa thơ” là có khi chỉ một chữ, một nhóm chữ, một câu
thơ cũng đủ tạo thành chiếc cầu kết nối những tâm hồn đồng điệu.
Phạm
Đức Nhì
Tôi đọc bài viết, đọc thêm một lần nữa. Cám ơn tác giả bài viết vì đây như một bài học phong phú!
Trả lờiXóaNhư vậy là bài viết của tôi đã có chút hữu ích cho độc giả. Cám ơn anh đã bình luận.
Xóa