Tôi
có nhiều thiện cảm khi đọc thơ trữ tình của nhà thơ Bùi Đăng Sinh, nhưng viết một
bài về những ngẫm ngợi của mình khi đọc thơ ông, đến hôm nay tôi mới thực hiện
được.
Khi
sống tại Thanh Xuân Hà Nội, tôi mới có dịp gần gũi và năng đàm đạo thơ với ông…
Tôi
cách nhà ông chừng ba bốn bến xe buýt. Từ đường Nguyễn Trài, rẽ theo ngõ 565
vào nhà ông chỉ dăm đoạn dao quăng, theo cách nói của người bán sơn địa Vĩnh
Phúc. Ông trụ sinh tại ngôi biệt thự song lập số 25 cuối ngõ. Tôi thích đến nhà
ông vào những buổi chiều nắng hạ nóng đến nhão người. Đây không phải là dị cảm,
mà là cái thú rất có lý…
Bước
vào ngõ 565, đi theo vệt bóng râm thẳng như một nét vẽ kiến trúc, lại tận hưởng
luồng gió mát thổi ngược chiều khiến thi nhân như lạc vào câu thơ hoài cảm năm
nào của Thi sỹ Tiền chiến Huy Cận: “Nắng chia nửa bãi chiều rồi”. Tôi thử tưởng
tượng cái vệt chia râm nắng nham nhở của vùng đất gió Lào xứ Nghệ là tạo hóa, nên
không thể dẹp bằng cái vệt chia chính tắc nhân tạo đang hiện diện trong cái ngõ
thân thuộc này!
Nhớ
lần đầu đến thăm ông, tôi đã hỏi thăm một cư dân trung tuổi sống tại đây và tôi
đã nhận được câu chỉ đường nhanh nhẩu, chắc nịch: Có phải cái ông nhà thơ người
cao ráo trắng trẻo, nói năng nhỏ nhẹ dễ nghe, có mái tóc dài nghê sỹ lúc nào cũng
mơn trớn bờ vai? Cứ thế, tôi đến tận cửa nhà ông một cách nhẹ tênh.
Nhà
thơ Bùi Đăng Sinh xuất thân là một nhà giáo dậy văn có nhiều thành công trong sự
nghiệp giáo dục. Ông thấu triệt cõi đời và kiếp nhân sinh, nên cấu tứ thơ ông
không hời hợt, thi vị hóa… Đôi khi ông không nệ từ, cốt cách diễn đạt bình dị,
mà người đọc thơ ông vẫn có cảm xúc. Mảng thơ đôi lứa của ông cũng có những nét
rất riêng, thú vị và tao nhã. Bài thơ GIÓ XUÂN là một minh chứng:
Mua
hoa chẳng biết tặng ai
Tặng
làn gió nhẹ ban mai qua phòng
Mơn
man ve vuốt cánh hồng
Hương
hoa theo gió chở lòng ta bay.
Chỉ
cần đọc chầm chậm bài thơ bốn câu có mấy lần mà lòng rạo rực, lời thơ găm chặt
vào trí nhớ. Ở Việt nam, tìm một bài thơ tình ngắn mà hay như thế cũng không
nhiều?
Đọc
THIÊN ĐƯỜNG HƯ VÔ, ta như thấy mình đang lẩn quất đâu đó? Phải chăng ta
đã từng biến thành “con rối” cho hoa nhài giật dây. Nỗi
đau trả nghiệp, hay cái vồ vập đầu đời khi mà cơ bắp dư sức bẻ gẫy sừng trâu,
nhưng dễ hoa mắt trước bóng hồng nhảy nhót. Nỗi đau phụ tình đã được nhà thơ
đón nhận một cách bình thản, trượng phu:
Hẹn thề chót lưỡi đầu môi
Trả cho người ấy, mình tôi âm thầm
Và khi mình trở lại chính mình, nhà thơ đã viết câu thơ tự răn
rất hay, âu cũng là lời răn cho bao người nữa:
Xoay vần tạo hóa trêu ngươi
Kiếp sau nguyện tránh xa người hôm nay?
Ngoài
thơ, ông còn viết báo và có một công trình nghiên cứu rât công phu về văn hóa
dân gian Vĩnh Phúc. Công trình này đã được nhận giải thưởng cấp Nhà nước.
Với
trọng trách là Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ thơ Việt Nam , Nhà thơ Bùi Đăng Sinh cùng với Ban Chủ nhiệm
và Hội đồng cố vấn đã đưa chất lượng thơ của Câu lạc bộ thơ Việt Nam đang nhích
lên phía trước!
Hà
Nội, những chiều đổ lửa, ngày 10/6/2020.
Vũ
Xuân Quản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét