Phiên âm:
QUÂN TRUNG ĐIỆU VONG
Điểu xuất đan tâm trạch thụ
thê,
Nhất triêu hương ngọc truỵ trần
nê.
Tiêu Hồi, Vũ Khúc tinh nhưng
Bắc,
Vân yểm dư khu nguyệt chính
tê (tây).
Lạc phố bội vong quân bất kiến,
Vạn niên kiều đoạn lộ sơ mê.
Li li yên thảo hà niên bích,
Nhẫn thính tàn xuân đỗ vũ đề.
Dịch nghĩa:
VIẾNG NGƯỜI CHẾT Ở TRONG QUÂN
Chim bay đi (để giữ) tấm lòng
son của mình, cũng phải chọn cành mà đỗ,
Một buổi sáng, cành hoa huệ
rơi xuống cõi trần bụi bặm.
Sao Tiêu Hồi, sao Vũ Khúc vẫn
ở hướng Bắc,
Ta vén áng mây che vầng trăng
tròn ở phía Tây.
Nơi bến sông Lạc, ngọc bội mất,
người chẳng thấy,
Vạn năm cầu gãy, đường đi bắt
đầu mờ mịt.
Cỏ non rậm rạp, (biết đến)
năm nào mới lên xanh biếc ?
Dằn lòng nghe tiếng chim Đỗ
Vũ kêu lúc tàn xuân.
Dịch thơ:
Con chim khôn, chọn cành mà đậu,
Cõi trần ai, hoa huệ rụng
rơi.
Tiêu Hồi, Vũ Khúc Bắc trời,
Tây phương, ta vén mây phơi
trăng tròn.
Bến sông Lạc đâu còn ngọc
quý,
Đường mịt mờ, cầu gãy từ đây.
Bao giờ biếc cỏ xanh cây?
Tiếc xuân, Đỗ Vũ hao gầy xót
đau…
(VŨ BÌNH LỤC dịch)
Sách
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ chép rằng, ngày 15 tháng 3 năm 1285, Chiêu Quốc Vương
Trần Ích Tắc đem cả gia quyến chạy sang hàng Mông Nguyên. Trước đó, Chiêu Quốc
Vương tự cho mình là Hoàng tử thông minh tài giỏi nhất trong số các Hoàng tử,
muốn được làm vua. Không thoả chí thì sinh ra bất mãn, bèn chạy sang Bắc theo
hàng nhà Mông Nguyên. Đại ý tóm tắt là vậy.
Chúng
tôi đã chứng minh đầy đủ, rằng đây chẳng qua chỉ là một cuộc trá hàng. Lãnh đạo
nhà Trần đã bí mật tổ chức một vụ tình báo chiến lược cực kỳ tinh vi, khiến Hốt
Tất Liệt đã tuyệt đối tin tưởng vào Trần Ích Tắc. Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt)
chẳng cần phải phân vân gì, đã trao ngay cho Trần Ích Tắc chức HỒ QUẢNG BÌNH
CHƯƠNG CHÍNH SỰ, (tức Tể Tướng), tham mưu chính sự bên cạnh vua Nguyên. Ở địa vị
này, Chiêu Quốc Vương có nhiều thuận lợi để thực thi nhiệm vụ vừa công khai, vừa
bí mật vô cùng khó khăn phúc tạp của mình.
Đấy là việc diễn ra sau này.
Còn đây là bài thơ Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc viết, để gửi gắm tâm sự của
ông, ở thời điểm ông đem cả gia quyến và tuỳ tùng, hàng trăm người, có thể là
còn hơn thế nữa, sang bên kia biên giới, nhằm thực hiện một nhiệm vụ mới vô
cùng khó khăn và trường kỳ, năm này qua năm khác, đời này qua đời khác và tiếp
nữa... Ở thời điểm cam go sống còn ấy của dân tộc, nếu không phải là Trần Ích Tắc,
nhà Trần không có ai làm nổi. Nói thế cho nhanh. Nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, đòi
hỏi phải là một con người tài hoa thông tuệ, văn võ song toàn, tinh thông văn
hoá phương Đông, ngoại giao tài giỏi, tính cách khoan hoà, tiết chế được cương
nhu, mới có thể làm tốt nhiệm vụ đánh giặc từ xa, đánh địch từ trong lòng địch,
khiến nhà Mông Nguyên phải tan rã…
Đấy
cũng là việc diễn ra sau này. Chiêu Quốc Vương và con trai ông là Trần Hữu Lượng
đã làm được điều đó một cách xuất sắc…
Nhưng
dẫu sao, một công việc phải hy sinh rất nhiều, đòi hỏi tấm lòng vì nước quên
thân. Hy sinh cả danh dự một Chiêu Quốc Vương triều Trần oai dũng. Biết đến khi
nào, danh dự của ông mới được phục hồi? Bài thơ QUÂN TRUNG ĐIỆU VONG, tức VIẾNG
NGƯỜI CHẾT TRONG QUÂN, chính là tâm trạng xót xa đau đớn của Chiêu Quốc Vương,
trước giờ phút bước sang bên kia biên giới, tự biến mình thành một con người
khác, sống trong một thế giới khác. Chiêu Quốc Vương tự khóc thương cho người
đã chết trong quân, ở đây, chính là ông đấy!...
Mở
đầu bài thơ luật thất ngôn bát cú, tác giả viết:
Chim
bay đi để giữ tấm lòng son của minh, cũng phải chọn cành mà đậu,
Một
buổi sáng, cành ngọc hương rơi xuống cõi trần ai bụi bặm.
Đấy
là khái quát chung về thân phận bi tráng của tác giả. Tự ví mình, hay là dùng
biểu tượng con chim phải xa tổ bay đi. Rời tổ ấm quê nhà, cả gia tộc, để bay
đi, nhưng mà vẫn phải giữ vững tấm lòng son (đan tâm), tấm lòng trung hiếu của
mình với triều đình, với đất nước. Thế nên, cũng “phải chọn cành mà đậu”. Chứ
còn sao nữa? Tuy nhiên, dầu vậy, biết vậy, nhưng lòng ta vô cùng đau xót. Kể từ
đây, từ buổi sáng hôm nay, ngày 15 tháng 3, năm 1285, “ta như cành ngọc hương
(tức cành hoa huệ) đã phải rụng rơi xuống cõi trần ai nhiều bụi bặm”. Thế đấy!
Chẳng phải là xót xa đau lòng lắm hay sao!
Thi nhân viết tiếp:
Sao
Tiêu Hồi, sao Vũ Khúc vẫn ở hướng Bắc,
Ta
vén áng mây che vầng trăng tròn ở phía Tây.
Tiêu
Hồi và Vũ Khúc là các vì sao nào vậy? Tiêu Hồi chính là 3 ngôi sao nằm ở phía
đuôi chòm sao Bắc Đẩu. Còn sao Vũ Khúc, lại chính là ngôi sao thứ 6 trong chòm
Bắc Đẩu. Ta sẽ là những ngôi sao ấy, mãi mãi sáng ở trời Bắc. Rồi ta sẽ vén lên
áng mây đang che khuất vầng trăng tròn ở phía Tây kia! Ta sẽ… Chiêu Quốc Vương
tự tin, vững lòng tin như vậy đấy!
Rồi
thi nhân tự bình luận, tự ngậm ngùi than thở với lòng mình:
Nơi
bến sông Lạc, ngọc bội mất, người đâu chẳng thấy,
Vạn
năm cầu gãy, đường xa bắt đầu mờ mịt.
Thế
là sao? Tương truyền, hay là truyền thuyết bảo rằng Sông Lạc (Lạc phố) chính là
nơi Tiên ở đó. “Ngọc bội mất”, nghĩa là ta đã mất cái danh thơm một Chiêu Quốc
Vương sáng giá nhà Trần, danh thơm một công dân nước Đại Việt kiêu hùng, mà phải
gánh chịu cái tiếng nhơ là tên PHẢN QUỐC. Ngọc bội đã mất rồi, thì còn đâu thấy
người nữa? Một tên “chiêu hồi” cũng sẽ tan biến vào khói sương lịch sử hay
chăng? Thế nên, từ đây, “Vạn năm cầu gãy” mất rồi, mà “đường lên phương Bắc
chông gai mờ mịt lắm”!...
Kết
thúc bài thơ, vẫn là những hình ảnh ẩn dụ, thầm kín. Tác giả viết:
Cỏ
non rậm rạp, năm nào mới lại lên xanh biếc?
Đành
dằn long nghe tiếng chim Đỗ Vũ kêu lúc xuân tàn.
Biết
bao giờ? Biết bao giờ thì cái thân phận của ta, như cái bãi cỏ hoang rậm rạp
kia, mới lại được tự mình biếc xanh lên, thắm mát cả trời xanh, cho thoả lòng
khát khao một đời chìm trong hoang dại? Biết đến bao giờ? Mà giờ đây đành phải
“dằn lòng nghe tiếng Đỗ Vũ kêu nát cả trời xuân”!
Ôi
chao! Những tiếng lòng đau thương thảm thiết của người con đất Việt yêu nước đến
cháy lòng, phải cất lên tiếng kêu như tiếng con chim Đỗ Vũ trước mùa xuân đang
tàn. Thử hỏi còn có đau đớn nào hơn thế?
Tại
sao lại là chim Đỗ Vũ được ví ở đây? Chim Đỗ Vũ, còn gọi là chim Đỗ Quyên, chim
Từ Quy, hay chim Cuốc Cuốc. Thời Xuân Thu bên Tàu, vua nước Cổ Thục tên là Đỗ
Vũ, mất nước, chết, biến thành con chim Đỗ Quyên, kêu ra rả ai oán rất thảm thiết.
Tuy nhiên ở đây, tác giả chỉ mượn hình ảnh con chim Đỗ Quyên để gửi gắm tâm trạng
da diết nhớ quê nhà của kẻ lữ thứ tha hương mà thôi!
Thơ
Trần Ích Tắc hầu như đều là những bài thơ ẩn dụ toàn bài. Nếu lướt qua thì
không thể hiểu nổi những dằng xé, những cung bậc đa chiều của tâm trạng thi
nhân. Và nói chung, thơ Trần Ích Tắc đều là những kiệt tác. Đương thời, và cả đến
ngày nay, nào mấy ai sánh được?
Vũ Binh Lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét