Nhà văn Phan Đạt Ninh
Chương 1: CÁI CÒ CÁI VẠC CÁI NÔNG
Câu ca dao này xuất phát từ nền văn hóa lúa nước. Cái cò, cái vạc, cái nông từ bao đời nay chúng vẫn là cò, là vạc, là nông. Hình ảnh chúng thật đẹp trong tâm trí mọi người và thật sự hoàn chỉnh trong những bức tranh thủy mặc nổi tiếng. Câu “Sao mày lội lúa nhà ông hở cò?” kiểu nói chụp mũ này khiến cò dù hiền lành đến mấy cũng phải lên tiếng “không phải cò”. Thật oan cho cò. Cò đứng trên bờ đợi “Mẹ con cái vạc nó mò cho tôi”. Cò là thứ hạng gì mà Vạc phải dâng tôm tép cho cò. Nông cũng lội ruộng sao dường như bị lãng quên? Câu ca dao vừa kín vừa hở vừa thừa vừa thiếu này nói nên điều gì? Ai cũng có quyền cảm thụ và bình luận theo cách hiểu của mình. Nhưng có điều bạn phải luôn nhớ rằng cò, vạc, nông chúng đã có mặt và sống trên đất nước Việt nam từ mấy ngàn năm. Thế kỷ của cò, vạc, nông cũng là thế kỷ của những lò gạch thủ công. Thế kỷ hai mốt làm gì có những câu ca dao hay và đẹp nói về cò, vạc, nông nữa, làm gì còn những chiếc lò gạch thủ công cổ lỗ nữa? Tất cả đã thành huyền thoại. Tất cả chỉ còn ở những đình chùa, đền đài miếu mạo xưa được quốc gia bảo tồn. Bảo tồn có nghĩa là trân trọng quá khứ, trân trọng người xưa, trân trọng gia tài ông cha ta để lại.
Ở
làng quê Nguyễn Trung cũng như bao miền quê khác có những ngôi đình lớn tuổi
ngót trăm năm. Đình xây bằng gạch đặc, mái đình lợp ngói âm dương. Thời gian
như lưỡi dao bào mòn nó. Những viên gạch lộ ra, trẻ làng dùng dao ngoáy lấy lớp
ruột đỏ, mịn như bột. Thứ bột đỏ này hòa nước ao, nước giếng tạo thành thứ màu
nước đỏ tươi và sánh. Trẻ sơn lên mặt, lên mình những tượng Quan Công, Triệu Tử
Long, thầy trò Đường tam tạng chúng nặn bằng đất sét phơi khô. Đám trẻ vô tình
phát hiện ra điều gì?
Quá
khứ là dĩ vãng.
Giữa
năm 1974 Nguyễn Trung có quyết định về làm việc tại Công ty sản xuất Gạch ngói
Sành sứ xây dựng. Công ty mới thành lập
chưa đầy một năm trên cơ sở sát nhập mười tám xí nghiệp sản xuất gạch ngói có
quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu lại. Công ty do Hoàng Xuyên làm Chủ nhiệm.
Nguyễn
Trung biết đây là một chủ trương lớn của lãnh đạo nhằm đưa ngành vật liệu xây dựng
phát triển nhanh, mạnh, đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước sau chiến tranh.
Sáng
nào Hoàng Xuyên và Nguyễn Trung cũng xuống cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất.
Nhìn dãy lò nung gạch, ngói cũ kỹ thân hình chằng buộc những thân tre, phên tre
đang nhả khói mù mịt, cảnh người lao động vận chuyển gạch, ngói, nguyên vật liệu
trong bụi bặm bằng các phương tiện thô sơ quang gánh, xe cút kít hai ông thấy
buồn. Về phòng làm việc Hoàng Xuyên pha trà để hai người uống.
- Uống
đi anh.
Mươi
phút trôi qua không thấy Nguyễn Trung trả lời, Hoàng Xuyên hỏi thêm:
-
Anh thấy tình trạng sản xuất thế nào? Con người ở đây thế nào? Công nhân? Tôi hỏi
thế có bất ngờ với anh không?
Nguyễn
Trung lạnh lùng, nét mặt đăm chiêu, trả lời:
-
Câu hỏi của anh không bất ngờ với tôi! Nó đã diễn ra từ lâu rồi. Tôi nghĩ nó phải
thay đổi!
Hoàng
Xuyên cười lớn. Những nếp nhăn trên mặt ông dường như giãn ra, biến mất. Kể từ
khi nhận chức Chủ nhiệm Công ty chưa ngày nào ông thấy mình vui và cười lớn như
hôm nay. Trong công ty nhiều người nhận xét
ông “Nét mặt Chủ nhiệm Xuyên cứ khó đăm đăm, chẳng mấy khi thấy ông ấy
cười?”. Người ta nhận xét đúng. Ông vui sao được khi cung cách làm ăn rất thủ
công, hợp tác xã lạc hậu này. Quanh ông
là mấy cái máy dập ngói, dập gạch bám đầy tro, cát. Cán bộ, công nhân tác phong
luộm thuộm, tùy tiện. Ông càng chạnh lòng hơn khi thấy ai cũng gầy, cũng suy
dinh dưỡng. Nhìn bữa ăn chỉ ngô, khoai, sắn, bột mì luộc đựng trong chiếc cặp lồng
nhôm lạnh ngắt, thức ăn là con tôm, con cá rang kho mặn, bát canh “toàn quốc,
nước chấm đại dương” của công nhân.
Để
giải thoát ưu phiền ông tự an ủi mình “Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh còn
khó khăn, cả nước là vậy.”
Mấy
phút đắm chìm trong suy nghĩ trôi qua ông bừng tỉnh lại. Ông nói với Nguyễn
Trung:
- Tình
hình này mình phải tự cứu mình. Chúng ta không thể thi đua bằng những khẩu hiệu
“Mỗi người làm việc bằng hai” bỏ sức trâu bò ra mà làm được. Làm ăn kiểu này có
hết thế kỉ cũng không ngóc đầu lên được. Phải tổ chức lại sản xuất! Phải đầu tư
trang thiết bị!
Nguyễn
Trung ủng hộ. Ông cho họp các đầu ngành, đoàn thể. Cuộc họp sẽ quyết định sinh
mệnh của công ty phát triển hay dậm chân tại chỗ hay thụt lùi. Ông yêu cầu mọi
người phát biểu thẳng thắn, dân chủ về tình hình sản xuất, rút ra ưu điểm, nhược
điểm. Ông khuyến khích mọi người nói những dự định, kế hoạch sản xuất của mình.
Trong
cuộc họp hai người phát hiện ra những suy nghĩ tích cực, tiêu cực, thậm chí chống
phá của vài thành viên. Hai ông không trách họ. Thời gian trước họ là những quốc
vương trong một tiểu vương quốc, giờ mất đi bởi sáp nhập. Họ mất đi cái tôi đã
hình thành trong máu nhiều năm. Ở tiểu vương quốc họ là tối cao, là chỉ huy, có
quyền ra mệnh lệnh quyết cái này, bỏ cái kia. Giờ họ phải cân nhắc khi nói, khi
làm trước những người ngang cấp và cao cấp hơn họ.
Những
phát biểu:
- Trước
kia một người lo cho vài chục người đã thấy mệt. Giờ lo cho cả ngàn người e
không lo nổi.
- Đất
ở đâu? Than, trấu, củi ở đâu? Vận chuyển kiểu gì? Tiền ở đâu? Toàn con số lớn!
Trước nợ người ta vài trăm, vài ngàn đồng họ cho nợ. Giờ cả triệu ai người ta
nghe. Tôi không hiểu tại sao các ông lại dồn chúng tôi lại thành đống để chết cả
đống à?
- Máy
móc thiết bị cổ lỗ, hôm làm hôm hỏng ai sửa? Tiền đâu để mua phụ tùng thay thế?
Mấy tay thợ cứng bỏ hết ra ngoài làm ăn riêng lẻ. Số còn lại trình độ phọt phẹt,
lợn lành chữa thành lợn què!
- Trình
độ công nhân thấp bởi tất cả từ nông dân mà ra, không qua trường lớp đào tạo,
người mới học người cũ, nhìn nhau mà làm. Mấy ông cán bộ kỹ thuật tinh sơ cấp,
trung cấp, có người chẳng có bằng cấp gì cũng làm kỹ thuật. Nhân lực như thế
đòi nghiên cứu khoa học? Có mà ngâm cứu!
- Chính
vì ta yếu kém nên bộ mới sáp nhập lại. Sáp nhập để làm ăn lớn. Làm ăn lớn tất
nhiên là có thu nhập lớn. Kiểu đầu tháng địa chủ cuối tháng cố nông sẽ chấm dứt.
Tôi tin lãnh đạo có tầm nhìn xa, trông rộng, chúng ta sẽ vượt qua giai đoạn
này. Muốn vậy mọi người phải đoàn kết, đồng tâm hợp lực cùng lãnh đạo. Đời tôi
làm gạch quá nhiều, sắp xuống lỗ mà vẫn gánh gạch vào lò, ra lò hai vai dày như
da cổ trâu ...
Trong
cuộc họp nhiều người chỉ ngồi yên. Nguyễn Trung đến bên nhắc:
- Các
anh chị phát biểu đi chứ, mạnh dạn lên!
- Tụi
em biết gì mà phát biểu. Thôi thì thiên lôi chỉ đâu đánh đấy!
Cuộc
họp kéo dài tận chiều. Khi về Hoàng Xuyên dặn Nguyễn Trung tối đến nhà mình
chơi.
Cuối
thu tiết trời hơi lạnh. Sương mù nhiều, không gian như mờ ảo, như muốn giấu bớt
đi những gì đã xảy ra.
Nguyễn Trung về nhà tắm qua
quýt, ăn mấy cục bột mì luộc, húp vội bát canh rồi khoác áo đến nhà Hoàng
Xuyên.
Hoàng
Xuyên:
-
Anh nghe anh em phát biểu rồi đấy. Họ quen ở ao làng giờ ra biển nên ngợp. Họ
nghĩ ra biển sẽ khó khăn, nguy hiểm vì sóng to, gió lớn. Mặt khác chủ nghĩa cá
nhân vẫn ngự trị trong họ. Cái tôi của họ còn lớn lắm. Trước tình thế này họ bất
lực phải chấp nhận. Chúng ta phải giúp họ thay đổi lối tư duy cũ! Để làm được
điều này năng suất lao động phải tăng, chất lượng sản phẩm phải tốt, đời sống
người lao động phải được cải thiện. Để đạt được điều này yếu tố con người phải
đặt lên hàng đầu. Tình cảnh này mình không thể đóng cửa làm một mình... Phải chạy!
Phải ngoại giao!
Đang
nói ông cúi mặt xuống ho khùng khục. Nguyễn Trung ái ngại:
-
Anh ho nặng đấy, chắc hít phải khói bụi nhiều.
- Ừ.
Ừ... ừ... chắc thế!
- Cơ
chừng bệnh phổi dính ráo cả không trừ một ai. Phương thức sản xuất vậy nên hậu
quả vậy là tất yếu. Mác đã từng nói phương thức sản xuất đánh giá trình độ xã hội.
Nghe
Nguyễn Trung nói đến Mác, ông tiếp lời:
- Vấn
đề là tiền lấy ở đâu để có phương thức mới?
Kinh tế cả nước làm ra không được mấy. Đồng tiền mất giá lại phải chi
vào nhiều việc lớn để ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Tiền ở đâu?
Người lao động đóng góp ư? Không ổn! Quy chế, phân cấp Bộ đã tháo bỏ phần nào
những ách tắc cho doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều rào cản rắc rối do chính các
ngành nghề mình gây ra. Muốn vay được tiền phải có tài sản thế chấp. Không có
tài sản thế chấp ngân hàng không cho vay. Tài sản mình có gì? Mấy dãy nhà cấp bốn?
Mấy cái lò Chí Phèo? Đống kho cuốc, xẻng? Tất cả đáng bao nhiêu tiền? Chẳng
ngân hàng nào dại dột cho thằng nghèo không có khả năng trả nợ vay... Chúng ta
phải chạy. Chạy bằng đôi chân của mình.
Ông
thở dài như quá mệt. Ông ngừng hồi lâu rồi nói tiếp:
-
Ngân hàng là chiếc bánh được chia thành nhiều phần. Anh nào cũng muốn xơi thì
đào đâu ra nên họ phải xem xét kỹ. Nhà sản xuất muốn vay được tiền phải có dự
án, phải có luận chứng khả thi mới thuyết phục được họ!
Nguyễn
Trung tiếp lời:
-
Đầu tuần tới anh cho họp đầu ngành, họp anh em kỹ thuật . Ta sẽ bàn chuyện
thành lập hội đồng kỹ thuật công ty, phải tập hợp họ lại. Để họ đơn phương độc
mã thế này không phát huy được thế mạnh. Việc xây dựng phương án sản xuất, luận
chứng kinh tế, luận chứng kỹ thuật anh để tôi lo. Việc nữa ta làm công văn gửi
Bộ xin kỹ sư, trung cấp xây dựng, cơ khí, điện về. Lực lượng này ta còn thiếu,
còn yếu lắm.
Ông
bắt chặt tay Nguyễn Trung lắc mạnh:
- Anh
nói đúng!
Bất
ngờ ông chuyển nhanh sang ý khác:
- Từ
mai việc theo dõi sản xuất anh lo. Anh ở vòng trong. Tôi chạy vòng ngoài. Không
chạy, không ngoại giao không ổn. Không ai tự dưng vác tiền cho mình mượn.
Nguyễn
Trung đưa tay chống cằm với nét mặt suy nghĩ mông lung.
Đêm
thu gió mát, trăng thanh.
Ngoài
trời ánh trăng như dát vàng, dát bạc xuống mặt đất.
Hoàng
Xuyên rủ Nguyễn Trung ra phố đi dạo cho bớt căng thẳng.
Một
vài chiếc xe máy bật đèn pha rú ga chạy vùn vụt trên đường.
Hoàng
Xuyên:
- Anh
có biết ở công ty mình có bao nhiêu người có xe đạp không?
- Chắc
ít lắm. Đến tôi còn chưa có.
Hoàng
Xuyên cười:
- Năm
tới thương nghiệp phân cho mình vài chiếc, tôi sẽ dành cho anh một chiếc.
- Anh
cứ đưa xuống cơ sở để anh em họ bình chọn. Tôi có đi đâu mà cần xe đạp. Công
tác xa đã có ô tô công ty.
Hai
bên phố nhà sáng ánh đèn. Tiếng nhạc từ cassette vang lên êm ái.
-
Anh có thích nghe nhạc không?
Nguyễn
Trung:
-
Tôi thích. Nhưng giờ công việc nhiều nên đành gác lại.
-
Tôi thích nghe nhạc Sô Panh, Trai cốp xki. Mô Da. Giờ thì bỏ hết!
Mải
chuyện nên hai người đi quá xa. Đến ngã tư hai người chia tay. Hoàng Xuyên về nhà. Nguyễn Trung chần chừ giây lát
rồi đi thẳng về nhà máy.
Đám
công nhân làm việc ca đêm thấy lãnh đạo đến hỏi:
-
Thủ trưởng đi kiểm tra anh em làm việc phải không?
Nguyễn
Trung:
- Ờ,
cứ cho là vậy.
- Thủ
trưởng yên tâm. Anh em chúng tôi giờ không cờ bạc như trước đâu? Trước tiền ít
sinh hư, vặt lẫn nhau, giờ công ty làm ăn có nề nếp, tiền lương khá hơn bọn em
dại gì vi phạm kỷ luật để mất việc à!
Nguyễn
Trung:
-
Anh em ý thức thế là tốt, yên tâm làm việc, tin ở lãnh đạo. Vừa qua công ty mới
mua thêm máy trộn, máy nghiền, anh em đỡ vất, sản phẩm làm ra tăng cả lượng và
chất, bán được nhiều mới có thu nhập
cao.
Ông
chợt nhớ có gói thuốc lá Điện Biên bao bạc trong túi (khách hàng biếu) lấy đưa
cho nhóm thợ.
-
Thủ trưởng không hút thuốc à?
-
Trước thì có nhưng giờ không.
- Phải
thừa nhận các thủ trưởng giỏi thật! Từ ngày sắp xếp lại tổ chức, kỷ luật lao động,
đời sống anh em được cải thiện.
- Sắp
tới công ty đầu tư thêm máy thiết bị, anh em sẽ được bồi dưỡng kiến thức chuyên
sâu, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.
- Chúng
em mong ngày đó đến sớm.
Đêm
quá khuya. Trăng đã nhạt, sao đã mờ. Ông về phòng làm việc ngồi nghĩ về Hoàng
Xuyên “Cán bộ như anh được mấy người? Anh gương mẫu, giản dị, tác phong nhanh,
nhạy bén, làm việc có kế hoạch, đặt lợi ích tập thể lên trên hết. Công của anh
lớn lắm”.
Nguyễn
Trung ngả người trên ghế. Chiếc áo ông mặc dường như đã cũ, tiếng đứt chỉ nghe “phựt
phựt”. Ông ngủ từ lúc nào.
Chương 2 : ĐOẠN TRƯỜNG MƯỜI NĂM
Một
ngày tháng 3 năm 1979 Giám đốc Hoàng Xuyên mất trong một tai nạn máy bay. Tin dữ
bay về Công ty Gạch ngói Sành sứ xây dựng. Cán bộ công nhân viên công ty thương
tiếc ông. Người ta nói với nhau trước đây mười tám xí nghiệp như mười tám cát cứ,
mười tám chiến thuyền mạnh con nào con nấy chạy. Từ ngày ông về như có một thuyền
trưởng tài năng chèo lái các chiến thuyền cùng vượt sóng to gió lớn. Người ta tỏ
ra tiếc những dự định lớn mà ông chưa kịp hoàn thành.
Thay
thế Hoàng Xuyên, Nguyễn Trung được cấp trên bổ nhiệm chức Chủ nhiệm công ty. Mọi
việc trong công ty giờ đây Nguyễn Trung phải lo liệu.
Công
nghệ sản xuất gạch thủ công ngày càng bộc lộ những hạn chế lớn không đáp ứng được tốc độ xây dựng xã hội ngày một tăng. Năm
1980 công nghệ lò nung Hoffman của Đức được nhập về Việt Nam. Sự xuất hiện của
Hoffman như báo trước ngày tận thế của lò truyền thống. Thế giới rộng lớn, tri thức loài người không giới hạn,
Hoffman phải ưu việt thế nào người ta mới nhập về. Ông và cộng sự bỏ công sức,
thời gian tìm hiểu, phân tích ưu điểm, nhược điểm của lò này. Lò Hoffman có nhiều
ưu điểm hơn lò truyền thống ít ô nhiễm môi trường hơn, giảm thiểu sự độc hại
cho người lao động. Tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất dẫn đến chi phí đầu tư
ít.Thời gian nung chín gạch có hai mươi bốn giờ trong khi lò thủ công thời gian
nung chín gạch dài hai mươi ngày. Nhược điểm thời gian chờ gạch nguội và chuyển
gạch thành phẩm ra lò mất cả tuần. Thời gian nghỉ đốt của lò lâu nên khi bắt đầu nung mẻ mới phải làm nóng
lò lại từ đầu, không tận dụng được lượng nhiệt trong lò.
Ông
chỉ đạo xây dựng một loạt lò Hoffman và đưa vào sản xuất bên cạnh các loại lò
truyền thống. Tuy nhiên sức sản xuất của công ty cũng không nằm ngoài sức khỏe
nền kinh tế cả nước giai đoạn 1976 - 1980. Khó khăn vẫn khó khăn, bế tắc vẫn bế
tắc, năng suất, chất lượng vẫn không đáp ứng được yêu cầu xây dựng ngày một lớn,
một cấp bách.
Đại
hội đại biểu toàn quốc của Đảng tổ chức tháng 12 năm 1976 khẳng định đường lối
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước với nội dung chính:
Thực
hiện sản xuất lớn. Sản xuất xã hội chủ nghĩa. Những định hướng này có tham vọng
lớn thúc mạnh con tuấn mã phải phi nhanh, phi nước đại tới đích. Sản xuất lớn
là gì? Nó phải dựa vào nền kinh tế của những đơn vị có quy mô sản xuất lớn. Sản
xuất xã hội chủ nghĩa là gì? Là nền kinh tế dựa vào hai thành phần kinh tế cơ bản
quốc doanh và tập thể.
Để
thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng thời 3 cuộc
cách mạng. Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng
tư tưởng văn hóa.
Ba
cuộc cách mạng này thực chất là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa. Việt
Nam áp dụng mô hình này thực hiện theo công thức Đảng lãnh đạo, nhà nước quản
lý, nhân dân lao động làm chủ.
Tại
đại hội 4 của Đảng đường lối này được thực hiện bằng chủ trương tiến hành phát
triển kinh tế 5 năm 1976 - 1980 theo định hướng sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thu
nhập quốc dân tăng 13% đến 14%. Năng suất lao động xã hội tăng 7,5% đến 8%.
Lương thực quy thóc đạt ít nhất 21 triệu tấn vào năm 1980.
Công
nghiệp nặng được chọn là ngành động lực chính để tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
Nhà
nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.
Kế
hoạch rất lớn. Người ta hy vọng chỉ vài năm nữa nền kinh tế cả nước sẽ thay đổi
ngoạn mục. Chiếc bánh thơm ngon được đặt trên tiệc trà sau bữa cơm trắng, có thịt,
có cá với nụ cười mãn nguyện.
Thực
tế xảy ra trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976 - 1980 gặp nhiều khó
khăn. Trước hết là nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa giảm mạnh. Đặc
biệt viện trợ từ Trung Quốc chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977 với nhiều mặt hàng
quan trọng như gạo, đường, sữa, vải, sợi, thuốc men...
Thứ
hai quân Khơ me đỏ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới nên chi tiêu quốc
phòng tăng mạnh. Tháng 1 năm 1979 Việt Nam phản công đánh sang Campuchia, chiến
tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, chi phí quốc phòng tăng vọt. Ngoài ra viện trợ
cho Lào và Campuchia cũng tăng. Nhiều nước phương tây và Nhật Bản vốn có viện
trợ cho Việt Nam cũng ngừng cung cấp viện trợ.
Thứ
ba cuối năm 1978 và cả năm 1979 đồng bằng sông Cửu Long chịu những trận lũ lớn.
Diện tích canh tác ngập úng tới năm, sáu tháng.
Thứ
tư và quan trọng là cơ chế kinh tế mới áp dụng ở miền Nam đã khiến nền kinh tế
miền Nam nói riêng, cả nước nói chung sa sút nghiêm trọng.
Trở
lại với Công ty Gạch ngói Sành sứ xây dựng. Tháng 9 năm 1979 chính phủ ra quyết
định sáp nhập hai công ty sản xuất vật liệu xây dựng miền Trung và miền Nam vào
Công ty Gạch ngói Sành sứ xây dựng, thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Gạch ngói
và Sành sứ xây dựng. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, số phận Liên hiệp không
nằm ngoài khó khăn chung cả nước. Khó khăn chồng chất khó khăn, tập thể cán bộ
công nhân viên Liên hiệp vẫn bám trụ sản xuất.
Vườn
đào Nhật Tân, vườn quất Quảng Bá tết nào cũng xanh lá, trĩu quả vậy mà lòng người
vẫn chưa an. Cái lo gần, lo xa cứ phấp phỏng trong mỗi gia đình, trong toàn xã
hội.
Tổng
hành dinh cơ quan đầu não Liên hiệp là dãy nhà cấp bốn lụp xụp ven đường,
phương tiện làm việc thô sơ, dăm chiếc máy chữ mổ cò cũ kỹ, dăm bàn tính con chạy
gỗ suốt ngày lách tách cộng trừ con số. Gian khó là vậy nhưng không ai bỏ cuộc.
Ngồi
trong phòng làm việc Nguyễn Trung thấy bóng Trần Quốc Thái ngoài sân, ông gọi:
- Thái
vào đây tớ bảo!
Nghe
tiếng sếp gọi Thái đành quay lại mặc dù đang có cuộc hẹn.
- Tôi
với cậu ra chợ Bưởi xem có cành đào, cây quất nào đẹp, hợp với túi tiền thì mua
về.
Trần
Quốc Thái một thanh niên tốt nghiệp kỹ sư silicat ở Romania về nước năm 1970 có
đủ điều kiện ở lại Hà Nội công tác trong viện nghiên cứu này hay trung tâm khoa
học nọ. Trần Quốc Thái không màng đến. Bấy giờ nhiều thanh niên có trình độ như
Trần Quốc Thái, thậm chí cao hơn tìm mọi cách ở Hà Nội làm việc. Câu cửa miệng “Lấy
tháp rùa làm tâm quay vòng tròn bán kính năm ki lô mét” là tọa độ nơi làm việc.
Trần
Quốc Thái trút bỏ mốt thời thượng áo hoa, quần loe, tóc dài, giày xì bô, mặc
lên người bộ quần áo thợ đầu quân xí nghiệp Cao Ngạn tít Thái Nguyên:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau
lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Trần
Quốc Thái chấp nhận xa Hà Nội, xa gia đình, xa bạn gái với mong muốn đem kiến
thức được đào tạo bài bản ở nước ngoài về phụng sự đất nước .
Trần
Quốc Thái cao, đẹp trai, ga lăng, lịch sự, bằng cấp, nhiều tiểu thư Hà thành si
mê. Mặc! Trần Quốc Thái cứ chúi đầu vào sách, vào đất, vào lửa nghiên cứu, tìm
tòi.
Tình đến rồi tình lại đi...
Đất
và lửa không phụ lòng người. Trần Quốc Thái trưởng thành nhanh, sau này giữ nhiều
trọng trách.
Tháng
9 năm 1987 Tổng giám đốc Nguyễn Trung về nghỉ chế độ. Nghĩ về ông là nghĩ về những
năm tháng cực kỳ khó khăn. Cả nước lo ăn, lo mặc làm gì có điều kiện để Nguyễn Trung bay xa đến
những chân trời mới, những miền đất mới, những quốc gia mới để học hỏi, để tầm
nhìn sâu, rộng. Điều khách quan này quả là thiệt thòi cho ông cho một cánh đại
bàng... Ông chấp nhận quẩn quanh cùng đất nước.
Chương 3: CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG
Ai
đã từng sống và làm việc những năm tháng này hẳn không thể nào quên thời kinh tế
cả nước không phát triển. Đời sống cả nước gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều cơ sở sản
xuất, kể cả doanh nghiệp nhà nước đứng trước nguy cơ tan rã. Các cấp cơ sở, các
đơn vị kinh tế, nhất là trong công nghiệp và giao thông vận tải, trong khi tìm
cách giải quyết khó khăn cho cơ sở mình đã tìm cách liên kết với các cơ sở bạn
để tìm nguyên liệu và cách tiêu thụ đầu ra. Người ta gọi đây là “Kế hoạch 2”,
trong khi “Kế hoạch 1” là kế hoạch do trung ương giao.
Một
số cơ sở còn tìm cách sản xuất cho thị trường tự do, gọi đây là “Kế hoạch 3”.
Kế
hoạch 2 từng bị coi là móc ngoặc. Kế hoạch 3 từng bị coi là làm ăn phi pháp. Những
suy nghĩ sai lầm đến tồi tệ này đã làm nhiều doanh nghiệp vào vòng khốn khổ,
lao đao.
Triển
khai thực hiện Nghị quyết của Hội nghị TW 6 khóa IV, Hội đồng chính phủ đã ra
Quyết định số 25-CP ngày 21 tháng 1 năm 1981 về một số chủ trương và biện pháp
nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh. Quyết định này cho
phép áp dụng chế độ “Kế hoạch 3”.
Tháng
9 năm 1987 Trần Ngọc Quang được cấp trên bổ nhiệm chức Tổng giám đốc thay Nguyễn
Trung. Ông là kỹ sư cơ khí khóa 1 đại học bách khoa Hà Nội, người đã chứng kiến
một thời gian dài của cơ chế xin cho, mệnh lệnh, sản xuất trì trệ. Ông lên làm
tổng giám đốc khi tình trạng sản xuất của Liên hiệp vẫn ì ạch dẫm chân tại chỗ,
nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng. Ông vốn người đã gầy, giờ nhận thêm
nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nên gầy, đen thêm. Ông muốn thoát khỏi tình trạng
trì trệ này nhưng bất lực. Sức nặng của cơ chế như tảng đá lớn chặn đứng mọi nẻo
đường. Ngồi trong phòng làm việc nhiều
lúc ông cảm thấy bí bách, ông muốn nhảy lên, muốn cởi phăng chiếc áo cho thoáng
nhưng không được. Cơ chế quan liêu, mệnh lệnh bó chặt hình hài ông. Ông như bộ khung
mảnh dẻ làm sao chịu được những cơn gió khô nóng của cơ chế những ngày hè táp
vào da thịt...
Nhận
thấy những sai lầm trong đường lối kinh tế, năm 1990 nhà nước mở cửa thị trường.
Chiếc vòng kim cô bao năm thít chặt trên đầu giờ được bung ra. Ông nở nụ cười.
Nhiều người đã nói về ông “Trần Ngọc Quang hiếm khi cười. Mà có cười cũng là nụ
cười gượng, cười tiết kiệm, cười nhếch miệng, cười không lớn tiếng dường như ẩn
chứa điều trăn trở của một tư duy thiết thực nhưng bị trói buộc, bị “Ám” bởi một
siêu lực hữu hình hay vô hình gì đó?”.
Thời
gian nhậm chức Tổng giám đốc ông đến cơ quan sớm hơn mọi khi, dời cơ quan muộn
hơn. Ông muốn có khoảng thời gian độc tĩnh để nghĩ kỹ, nghĩ sâu những việc đang
hình thành trong óc ông. Với ông không phải mấy đồng nghiệp trong ban Giám đốc
sát cánh bên ông, chờ đợi những quyết sách bất ngờ của ông mà là ngàn người từ
giám đốc đến công nhân các doanh nghiệp dưới quyền ông đang đứng trước những
khó khăn chưa có lời giải đáp.
Làm
thế nào để thoát khỏi khó khăn để Liên hiệp ăn nên làm ra? Ông đau đáu phải sống
trong kiểu sống vật vờ để tồn tại!
Anh
em trong cơ quan nhiều lúc thấy ông như đắm chìm trong suy nghĩ khi thấy ông chắp
tay sau lưng đi lại trong phòng, giây phút đặc biệt này anh em không đến bên
ông kể cả người thân cận nhất.
Trưởng
phòng kế hoạch mươi phút lại ra cửa xéo mắt nhìn sang phòng Tổng giám đốc xem
ông đã về chưa? Thấy cửa vẫn mở trưởng phòng quay lại lẩm bẩm với nhân viên:
- Tối
rồi mà cụ còn chưa về! Cụ ở lại lâu thế? Cụ về đi cho anh em còn về chứ! Bảy
tám giờ tối rồi bao việc đợi ở nhà, mình vợ làm sao nổi, bèo chưa lấy, chuối
chưa băm, lợn đói lại kêu ầm mà coi.
Tám
giờ hơn ông mới về. Giờ giấc riêng của ông chứ ông đâu bắt cấp dưới ở lại làm
việc theo ông. Anh em thấy ông còn làm việc nên không ai lỡ về.
Cuộc
họp giao ban các giám đốc ông nói:
- Nhà
nước mở cửa thị trường các vị nghĩ sao? Chúng ta có chuẩn bị gì không trước sự
kiện quan trọng này?
Chủ
tịch công đoàn, các phó tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp đưa mắt nhìn nhau.
Không khí cuộc họp trở nên yên lặng lạ thường.
Nhớ
lại những lần giao ban trước, giám đốc doanh nghiệp thường báo cáo sản lượng,
chất lượng sản phẩm, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, vân vân. Cuộc họp lần này
không khí căng thẳng có phần nghiêm trọng.
Ông
nói tiếp:
-
Không đổi mới là chết! Tôi và các anh ngồi đây để chờ chết hay tìm đường sống?
Ai
đó nói:
- Tìm
đường sống ai lại chờ chết!
- Muốn
sống phải đổi mới tư duy, đổi mới cung cách làm ăn!
- Các
anh nói đúng. Phải mạnh dạn đổi mới tư duy, đổi mới công nghệ.
Lời
nói của ông như một mệnh lệnh, một lời tuyên chiến. Chủ tịch công đoàn, các phó
tổng, các giám đốc doanh nghiệp bừng lên ủng hộ ông.
Bao
năm u uẩn trong bóng tối giờ ra ánh
sáng, tập thể cùng ông quyết định làm cuộc “Đại
cách mạng”. Sống, chết là phen này! Làm thì sống! Không làm thì chết!
Năm
1987 hậu quả của cuộc cải cách giá, lương, tiền đã đẩy nền kinh tế cả nước lạm
phát hơn 320%. Nền kinh tế khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, các
nhu cầu thiết yếu ăn, ở, mặc không đảm bảo. Chế độ bao cấp, phân phối, lưu
thông làm trì trệ sản xuất. Nguyên liệu sản xuất phụ thuộc nước ngoài, đầu ra của
sản xuất không có.
Quyết
định sáng suốt của ông và tập thể như cuộc “Thoát hiểm” ngoạn mục. Mũi tên sắc
nhọn được đặt vào cánh cung, dây cung khỏe, căng chờ giây phút bung ra.
Cuộc
“đại cách mạng” được thực thi và đã tạo ra bước ngoặt lớn. Một loạt dự án lớn
thực hiện thành công.
Thành
công đầu là việc nghiên cứu, lắp đặt lò nung Tuynel do kĩ sư Đinh Quang Huy chủ
trì và các cộng sự được đưa vào sản xuất gạch trong toàn Liên hiệp, đem lại hiệu
quả lớn.
Tiếp
theo là nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy sứ vệ sinh, nhà máy gạch ốp lát Ceramic lần
lượt đưa vào sản xuất.
Nói
về kính Đáp Cầu người ta nghĩ đến Phó tổng giám đốc Liên hiệp, Trưởng ban quản
lý công trình kính Đáp Cầu Nguyễn Hữu Phúc. Với chiếc xe u oát ông ngược xuôi hết
bộ này bộ kia, công ty này công ty kia giải quyết những khúc mắc xảy ra ảnh hưởng
đến tiến độ. Ông đi nhiều, làm việc nhiều, đôi giày cosigin ông đi, chiếc áo
jackets ông mặc dường như than thở “Cụ ơi, sao cụ hành em đến thế! Bao năm em
phục vụ cụ đến vẹt cả đế, nhăn cả da mà cụ không thương? Cụ cứ để em vậy sao?
Còn em cụ cứ mặc diễn hết mùa đông này sang mùa đông khác. Cụ chung tình quá, cụ
làm em xúc động, em đi khóc đây!”
Nguyễn
Hữu Phúc là người chắt bóp chi tiêu những việc không cần thiết. Cán bộ nhiều lần
tháp tùng ông đi công tác Hà Nội đến giờ ăn trưa bảo ông đi ăn phở, ông bảo về
nhà ông ăn cơm cho tiết kiệm. Cơm vợ ông xếp sẵn trên bàn với đĩa dưa muối, tôm
rang, bát canh, chén nước mắm ớt, có thế.
Chiếc
tủ lạnh, bếp điện trang bị cho ông, ông cũng không dùng. Ông bảo dành cho ngày
nhà máy kính vào vận hành.
Nhiều
cán bộ dưới quyền ông, làm việc bên ông nhận xét “Mỗi lần đi công tác với cụ
Phúc là mỗi lần khổ vì tham công tiếc việc, vì ăn uống khổ.”
Đưa
nhà máy kính vào sản xuất, cấp trên cử kỹ sư Trần Đức Tâm về làm giám đốc. Ông
tốt nghiệp đại học chuyên ngành silicate ở Liên xô. Với trình độ tổ chức, quản
lý giỏi nên chỉ một thời gian ngắn ông đã đưa nhà máy vào hoạt động nề nếp,
khoa học. Các phòng ban, phân xưởng hoạt động đều tay. Công nhân làm việc đúng
giờ, trách nhiệm. Cảnh quan nhà máy sạch đẹp như công viên.
Kính
làm ra bán chạy, lương người lao động cao. Mỗi khi công nhân kính Đáp Cầu ra chợ
mua thực phẩm, người ta nói với nhau “Công
nhân kính Đáp Cầu có khác, lương cao tiền nhiều toàn mua cá to, thịt bò, thịt lợn
cả tảng. Công nhân may 10, thuốc lá Bắc Sơn, Máy xay hoàn cảnh khó khăn, lương
thấp chỉ dám mua dăm ba lạng.”
Kính
Đáp Cầu làm ra tiền, tiền nhiều không thể “ăn” một mình. Công ty đã chi viện
cho doanh nghiệp trong Liên hiệp đang gặp khó khăn.
Năm
1995 Tổng giám đốc Trần Ngọc Quang về nghỉ chế độ. Kỹ sư, giám đốc Đinh Quang
Huy được bổ nhiệm Tổng giám đốc. Đinh Quang Huy vốn là thầy giáo, cốt cách ở
ông toát nên vẻ đĩnh đạc, ung dung, thư thái, mô phạm. Bên ông là Hội đồng quản
trị đứng đầu là Chủ tịch Trần Đình Thể người tốt nghiệp đại học nước ngoài về
có tư tưởng Canh Tân, phong cách làm việc cụ thể, khoa học. Đây là thời kỳ song kiếm hợp bích . Giai đoạn
1995 - 2000 đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mặc dù cùng chịu tác động của khủng
hoảng tài chính - kinh tế khu vực 1997 - 1999, thiên tai nghiêm trọng xảy ra
liên tiếp đặt nền kinh tế cả nước trước những khó khăn khốc liệt nhưng Tổng
công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng vẫn trên đà phát triển. Một loạt dự án mới đi
vào sản xuất với đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp xuất sắc:
Công
ty Đầu tư phát triển Hạ tầng; Công ty xuất nhập khẩu; Trường đào tạo; Công ty Tư
vấn; Công ty Sen vòi; Công ty khoáng sản; Công ty Gạch men Thăng Long; Công ty
gạch Bá Hiến; Công ty kính nổi; Công ty gạch Tiên Sơn; Công ty gốm Hạ Long.
Sự
ra đời Công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng là tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo
Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, sự đón đường chính xác cho kế hoạch làm
ăn lớn sau này.
Những
tháng năm này là bản giao hưởng hoành tráng của tập thể cán bộ công nhân viên Tổng
công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng. Nhà bác học lỗi lạc Newton từng nói “Tôi
không có gì tài giỏi cả, chỉ là tôi đang đứng trên vai của những người khổng lồ”
lời nói của Newton thật xứng đáng dành cho hai ông Trần Đình Thể và Đinh Quang
Huy.
Người
ta không vui, không ngợi ca sao được khi mười năm một loạt dự án lớn thành công
đưa vào vận hành sản xuất. Mai Minh Xưởng Chủ tịch công đoàn Công ty Gốm Hạ
Long vui như tết trong đêm văn nghệ “Mười mấy năm nay chúng tôi mong đợi giờ mới
có niềm vui thế này. Công ty làm ăn phát đạt, có của ăn của để. Có tiền chúng
tôi sẽ đầu tư thêm thiết bị, mở rộng sản xuất. Bạn bè, quan khách đã có dịp đến
gốm Hạ Long hẳn không bao giờ quên được con người, cảnh quan nơi đây. Một doanh
nghiệp ba bề bốn bên là đất, là gạch, là ngói mà khuôn viên sạch sẽ, phong cảnh
thơ mộng.
Có
người nói vui Mai Minh Xưởng “bẻm môi, bẻm mép”. Không bẻm môi, bẻm mép không
được. Ngồi ì cục thịt ra là “Hỏng”. Kế hoạch sản xuất năm, Nghị quyết Đại hội
công nhân viên chức đã thể hiện rạch ròi cụ thể. Không nhanh, không nhạy thực
hiện các phong trào thi đua thì gay, thì “Hỏng ăn”.
Chủ
tịch công đoàn Công ty kính Đáp Cầu Nguyễn Minh Phố hoàn toàn ngược lại với Chủ
tịch công đoàn Gốm Hạ Long. Ông không ăn to nói lớn mà thủ thỉ, sâu sắc, nhân
văn.
Ai
đó đã hỏi ông “Sao kính Đáp Cầu phải chuyển tiền giúp công ty nọ?”. Ông cười trả lời “Kính Đáp Cầu không thể sống
cho riêng mình. Phải nghĩ đến người khác.”
Chủ
tịch Công đoàn Tổng công ty Đỗ Văn Hồng nói “Đoàn tàu chạy băng băng trên đường
thép, đầu tàu có khỏe, một toa tàu trục trặc sẽ phải dừng lại”. Quan điểm nhân văn này là đã được các đời Chủ
tịch sau này Nguyễn Bá Khiên; Nguyễn Mạnh Đạt; Nguyễn Quý Tuấn gìn giữ.
Thật
hài hòa, thật lô gích khi tổ chức công đoàn, chính quyền là mối quan hệ chiến
lược, toàn diện.
Mùa
xuân về với đất nước cũng về với mỗi doanh nghiệp trong Tổng công ty Thủy tinh
và Gốm xây. Mùa xuân mùa của sinh sôi. Ai đã đi hết, đi đủ tất cả các doanh
nghiệp của Tổng công ty hẳn là người may mắn, người có nhiều niềm vui nhất.
Mồ
hôi đổ xuống, cả ngàn lao động có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc thì dịp trăng thu
Giám đốc Hoành Bồ tiếp rượu Ba kích các thầy trường đào tạo về bồi dưỡng, đào tạo
lớp công nhân mới trên BÁT GIÁC LẦU giữa hồ nước trong xanh, nghe tiếng cá quẫy
lúc chia tay thật ý nghĩa.
Chương 4: ĐẠI HỢP XƯỚNG
Tổng
giám đốc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng giai đoạn 2005 - 2007 là ông
Nguyễn Trần Nam. Ông là Tổng giám đốc có thời gian tại vị ngắn. Ông lên Bộ giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Ông là người
có công đóng góp lớn cho công nghệ sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh, phụ kiện sứ
vệ sinh cao cấp của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng.
Người
thay thế ông là kỹ sư xây dựng Nguyễn Anh Tuấn. Ông trưởng thành từ Giám đốc
công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng.
Dường
như những thế hệ Tổng giám đốc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng có truyền
thống kế tục phải là người thật xứng đáng có tài, có đức mới ngồi vào vị trí
quan trọng này. Chẳng thế mà thế hệ trước thế hệ sau không có ai đứt gánh giữa
chừng bởi kém tài kém đức. Người xưa từng nói “Chọn mặt gửi vàng” thật chính
xác.
Tổng
giám đốc Tổng công ty Viglacera - CTCP Nguyễn Anh Tuấn đời thường ông bình thường
như bao người khác. Tuy nhiên ông vẫn có điều gì đó khác biệt từ ánh mắt, nụ cười,
câu nói? Ở ông như ẩn ý của tài hoa, độc đáo, toàn thiện và toàn mỹ. Nguyễn Anh
Tuấn là cháu ngoại nhà văn Nguyễn Tuân tác giả tập truyện ngắn và tùy bút “VANG
BÓNG MỘT THỜI” nổi tiếng thế kỷ trước. Chất nghệ sĩ dường như phảng phất trong
ông. Quan sát khi ông hút thuốc, hay uống rượu trong những dịp liên hoan tổng kết
năm, ông thường “lơ mơ say” để tìm ra, nhận ra những gì đó trước mắt hoặc ẩn hiện
đâu đó trong thì tương lai? Ông “lơ mơ say” để tỉnh. Ông tỉnh để thực hiện những
hoài bão lớn. Nói về ông là nói về thiên thời địa lợi nhân hòa. Thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành và trên đường hoàn thiện.
Môi trường đầu tư và kinh doanh được mở rộng, cải thiện, các yếu tố thị trường,
các loại thị trường hình thành và phát triển mạnh. Doanh nghiệp cổ phần trở
thành hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh phổ biến. Năm 2014 Tổng công ty
Viglacera đổi thành Tổng công ty Viglacera - CTCP. Đây là thời điểm quan trọng
để thực hiện thành công tầm nhìn chiến lược đã được định hình từ giai đoạn 1995
- 2005 bằng sự ra đời Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng ngày 7 – 5 - 1998.
Tổng
công ty Viglacera - CTCP với mục tiêu “Trở thành doanh nghiệp đa quốc gia, hoạt
động sản xuất kinh doanh trên 02 lĩnh vực cốt lõi là: sản xuất kinh doanh các
loại vật liệu xây dựng đồng bộ, cao cấp, chất lượng hàng đầu Việt Nam và đầu tư
kinh doanh bất động sản đa lĩnh vực”.
Viglacera
- CTCP là nhà đầu tư, phát triển hạ tầng có tên tuổi, nhiều khu công nghiệp nằm
ở những vị trí vàng như Tiên Sơn; Yên Phong (Bắc Ninh); Hải Yên; Đông Mai (Quảng
Ninh); Phong Điền (Thừa Thiên Huế); Tiền Hải (Thái Bình); Phú Hà (Phú Thọ); Đồng
Văn IV (Hà Nam).
Để
có thể xây dựng được thương hiệu mạnh như ngày nay, Tổng công ty Viglacera -
CTCP đã đồng thời thực hiện tốt các yếu tố: Chất lượng sản phẩm; Đổi mới công
nghệ; Thân thiện môi trường; Trách nhiệm với xã hội; Năng lực quản trị; Khả
năng lãnh đạo; Kết quả kinh doanh. Nửa
thế kỷ hoạt động với bao thăng trầm lịch sử, các thế hệ lãnh đạo từ Tổng công
ty đến lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên và các thế hệ người lao động đã
không ngừng phấn đấu vì mục tiêu Viglacera lớn mạnh, vươn xa với sản phẩm mang
thương hiệu Viglacera.
Năm
2021 Viglacera tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu đạt hơn 11.194
tỷ đồng, tăng 16,6%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.279 tỷ đồng, tăng hơn 90 tỷ đồng
so với năm 2020.
Trước
sự lớn mạnh của Viglacera - CTCP, ông Trần Quốc Thái nguyên Phó tổng công ty bồi
hồi nhớ lại “...Bấy giờ ngành sản xuất gạch ngói vất vả lắm, làm chỉ đủ trả
lương công nhân. Cơ quan ngày xưa ở 43B Hoàng Hoa Thám là ngôi nhà cấp 4 lụp xụp...
Hồi ấy tôi phụ trách đối ngoại của Tổng công ty lần đầu tiếp xúc các đối tác nước
ngoài. Trong khi các đối tác thể hiện sự chuyên nghiệp, sang trọng, ai nấy đều
hồng hào béo tốt thì anh em chúng tôi lại gầy guộc, đen đủi, thiếu và yếu cả về
kinh nghiệm, kiến thức. Do vậy chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều”. Ông Trần Quốc
Thái hiếm khi nói về cái “Tôi” của ông. Ông không thích bởi ông cũng chỉ là hạt
phù sa trong muôn tỷ hạt phù sa bồi đắp lên những cánh đồng màu mỡ, những xóm
làng trù phú của châu thổ sông Hồng. Ông không nói về ông nhưng người khác sẽ
nói về ông. Cả triệu người đã nhìn, đã yêu thích ba ngọn lửa hồng trong nền trời
xanh. Ai cũng nhận đấy là LÔ GÔ của Viglacera, mấy ai biết tác giả là ai ? Là bộ
ba Trần Ngọc Quang; Trần Quốc Thái; và một họa sĩ. Cả triệu người nói Viglacera
đến mức thành thạo, nhưng chắc nhiều người không biết Trần Ngọc Quang, Trần Quốc
Thái là đồng tác giả đặt ra tên gọi ấy.
Phó
tổng giám đốc Trần Quốc Thái người cống hiến đời mình cho đất, cho lửa. Chuẩn bị
cho ngày về nghỉ chế độ, buổi tổng kết năm của Tổng công ty tại sân khấu lớn Mỹ
Đình ông làm tổng đạo diễn. Dàn nhạc guitar hiện đại chơi những bản nhạc
CLASSIC, ROMANCE nổi tiếng người nghe thú vị. Chủ ý của ông gửi trong từng bản
nhạc ấy: Viglacera xứng đáng ở tầm cao của văn minh nhân loại, của thế giới hiện
đại.
Trước
ngày nghỉ hưu ông về làm hiệu trưởng trường cao đẳng Viglacera. Bằng nhãn quan
sâu sắc, ông đã làm một việc từ trước chưa ai làm. Ông thay đổi nội dung thuần
túy ngày 20 tháng 11 chỉ là kỷ niệm thành “Hội nghị đào tạo” mang tầm vóc lớn,
thiết thực, thu hút các ban ngành từ trung ương, tỉnh thành, doanh nghiệp về
trao đổi, đóng góp trí lực, vật lực cho nhà trường để nhà trường tiếp cận với
nhiều thông tin cần thiết, đáp ứng những yêu cầu khắt khe, tầm vóc khu vực.
Viglacera
vững vàng trong hiện tại, tươi sáng cho tương lai. Đầu tư, đào tạo thế hệ cho
tương lai là gạch nối với phát triển kinh tế. Mỗi năm hàng trăm sinh viên ra
trường đáp ứng yêu cầu khắt khe của sản xuất. Hàng trăm cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Viglacera đã làm và hướng
tới sự hoàn thiện các thế hệ vừa hồng, vừa chuyên. Viglacera là tình, là nghĩa,
thủy chung, có trước có sau. Thành công không thể đến dễ dàng và không thuộc về
một cá nhân nào bởi vinh quang đó thuộc về công sức tập thể, trước là những lớp
cán bộ lãnh đạo như bác Xuyên, bác Trung, anh Quang, anh Huy, anh Thể, anh Nam
và những thế hệ nối tiếp đầy xuất sắc hôm nay.
Nếu
mai này có điêu khắc gia nào thiện ý dựng bức phù điêu lớn về Viglacera để đặt ở
nơi trang trọng, chắc không thể quên những huân chương, huy chương cao quý nhà
nước trao tặng cho Viglacera trong suốt hành trình lao động và cống hiến gần nửa
thế kỷ.
(Thành
phố Hồ Chí Minh những ngày cuối năm 2023)
PHAN
ĐẠT NINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét