Tác giả đi điền dã ở Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Kính
mời quý bạn đọc bài này!
HỒI QUỐC
Kỷ
niên xuất quốc diểu vân sa,
Thân
ký nhung an tạm đáo gia.
Thốc
thốc lâu đài không nhật ảnh,
Doanh
doanh châu thúy các thiên nha (nhai).
Chân
thành Đông Hải quy Liêu hạc,
Cảm
vọng Nam Môn nhập Trịnh xà.
Nhân
vật vô hương vô xứ vấn,
Giang
phong xuy lão lệ chi hoa.
Dịch
nghĩa: VỀ NƯỚC
Mấy
năm xa nước, (thế sự) mờ mịt như mây trên trời, cát dưới đất,
Thân
gửi ngựa trận tạm ghé thăm nhà.
(Chỉ
thấy) lớp lớp lâu đài (ở Thăng Long) trơ bóng nắng,
Những
thiếu nữ yêu kiều, quý phái (năm xưa) đều ở mỗi phương trời cách biệt.
Lòng
thành (của ta) muốn trở về biển Đông, giống như chim hạc muốn quay về đất Liêu.
Đâu
dám mong thành con rắn Trịnh để vào thành Nam Môn?
Nhân
vật (ở Thăng Long) quạnh hiu, (cho nên) chẳng biết chốn nào mà hỏi,
Gió
sông thổi mãi hoa lệ chi.
Dịch thơ:
Mấy
năm xa nước mịt mờ,
Gửi
thân ngựa trận, tạm nhờ thăm quê.
Lâu
đài trơ bóng nắng huê,
Yêu
kiều thiếu nữ bạt về nơi đâu?
Lòng
chim hạc muốn quay đầu,
Nam
Môn rắn Trịnh dám đâu tranh giành.
Hỏi
ai giữa chốn vắng tanh,
Gió
sông vi vút lay cành lệ chi.
(VŨ BÌNH LỤC dịch)
Đây
là thời điểm quân Nguyên tiến đánh Đại Việt lần thứ 3 (1288). Hốt Tất Liệt trước
đó đã phong tước AN NAM QUỐC VƯƠNG, rồi chức “HỒ QUẢNG BÌNH CHƯƠNG CHÍNH SỰ”
cho Trần Ích Tắc. TRẤN NAM VƯƠNG Thoát Hoan (Nguyên Mông) lại được cử làm Chủ
tướng, Tổng chỉ huy quân Nguyên, đem đại binh thủy bộ khoảng 50 vạn quân các loại,
hùng hổ tiến sang quyết làm cỏ Đại Việt, đồng thời đưa AN NAM QUỐC VƯƠNG Trần
Ích Tắc lên ngôi. Con trai Trần Ích Tắc là Trần An (có tài Liệu viết là Trần Dục)
mới 9 tuổi, được theo về làm Thái Tử nước An Nam (Đại Việt). Ngày 3-9 Âm lịch,
Thoát Hoan đưa quân Mông Nguyên tiến vào Đại Việt.
Hốt
Tất Liệt sai Trần Ích Tắc cùng đi với Thoát Hoan, mượn danh nghĩa đưa AN NAM QUỐC
VƯƠNG về nước. Không thể chối từ, cho nên Trần Ích Tắc đành phải “thân gửi ngựa
trận tạm ghé thăm nhà”.
Trần
Ích Tắc hiển nhiên là biết rõ nội dung câu chuyện về nước lần này, cho nên ông
mới nói rằng “tạm ghé thăm nhà” (tạm đáo gia), thế thôi.
Mà
sau “mấy năm xa nước, (thế sự) mờ mịt xa xôi như mây trên trời, cát dưới đất”.
Đó cũng là tâm lý thông thường của những kẻ lữ thứ, buộc phải rời quê hương. Vả
chăng, chắc là, Trần Ích Tắc đã chuyển xong những thông tin cần thiết về tình
hình quân Nguyên cho Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tổng
chỉ huy lực lượng kháng chiến của Đại Việt? Chẳng thế mà khi vua Trần hỏi Hưng
Đạo Đại Vương rằng năm nay đánh giặc thế nào, Hưng Đạo Đại Vương đã ung dung trả
lời “Thế giặc năm nay dễ phá”! hoặc “Năm nay đánh giặc nhàn”, như một số tài liệu
khác đã chuyển ngữ câu nói này.
Có
thể Trần Ích Tắc cũng rất tin tưởng rằng cuộc chiến lần thứ 3 này, quân Nguyên
Mông nhất định sẽ đại bại, thế nên, ông cũng muốn nhân dịp hiếm hoi này, theo
chân quân Nguyên về thăm lại quê nhà, để thỏa lòng khắc khoải mong nhớ bấy lâu
nay. Thêm nữa, cũng là để đảm bảo cho sự tin tưởng chắc chắn của Hốt Tất Liệt…
Lê
Tắc, Lê An, tướng người Việt đầu hàng, chỉ huy 5 ngàn quân hộ vệ Trần An, con
trai Trần Ích Tắc mới 9 tuổi về nước. Đạo quân này bị tướng người Tày Nguyễn Thế
Lộc chặn đánh rất quyết liệt. Nhưng Nguyễn Thế Lộc vẫn bỏ ngỏ hướng Bắc cho Lê
Tắc và Lê An hộ vệ Trần An (Trần Dục) 9 tuổi có cơ hội chạy về bên kia biên giới,
đúng vào ngày Tết Nguyên đán năm Mậu Tý (1288). Ghi lại chi tiết này, Lê Tắc viết:
“Chật vật hiểm nghèo, muôn phần chắc chết. Ngày chạy mấy trăm dặm, từ nửa đêm đến
tảng sáng đến châu (Tư Minh), vọng bái cửa khuyết, mừng Tết năm Mậu Tý”!
Người
đọc sử, nghiên cứu lịch sử ngày nay, liệu có ai suy nghĩ về chi tiết có vẻ rất
bình thường, mà lại không bình thường này chăng? Liệu có ai hình dung ra thực
chất câu chuyện Hưng Đạo Đại Vương đã “chỉ đạo” cho tướng Nguyễn Thế Lộc phải để
ngỏ hướng Bắc, để cha con Trần Ích tắc, Trần Dục được về bên kia biên giới an
toàn hay không?
Tránh
thế giặc đang mạnh, nhà Trần lại dùng kế “Thanh dã”, (vườn không nhà trống),
rút khỏi Thăng Long, chờ cơ hội phản công tiêu diệt đối phương binh hùng tướng
mạnh. Trần Ích Tắc theo chân Thoát Hoan (chỉ huy mũi chủ lực trong ba mũi tiến
công) từ châu Tư Minh, vượt qua biên giới vào Thăng Long mà không phải giao chiến
với quân Trần. Đúng hơn là chỉ gặp phải sức kháng cự không đáng kể của quân Đại
Việt. Trần Ích Tắc có dịp trở lại Thăng Long thăm nhà cũ. Đó là thời điểm cuối
tháng 12 năm 1287.
Quang
cảnh kinh thành Thăng Long hiện ra trước mắt, chỉ thấy:
Lớp
lớp lâu đài trơ bóng nắng,
Những
thiếu nữ yêu kiều quý phái (nay) đều ở mỗi phương trời cách biệt.
Chỉ
thấy kinh thành Thăng Long hoang vắng, lâu đài trơ vơ dưới ánh nắng chiều. Những
cung nữ yêu kiều, bây giờ không biết họ đang ở nơi đâu? Quang cảnh kinh thành
Thăng Long trống vắng, hoang lương buồn
bã. Cho nên, không thể không bùi ngùi, xa xót...
Thi
nhân tha hương lâu ngày than thở:
Lòng
thành muốn trở về biển Đông giống như chim hạc quay về đất Liêu,
Đâu
dám mong thành con rắn Trịnh để vào thành Nam Môn.
Thế
là sao? Đất Liêu là đất nào vậy? “Liêu hạc”, tức lấy ý từ câu thành ngữ “Hạc
quy hoa biểu”, để biểu thị sự biến thiên chìm nổi ở cõi người. Lâu đài thành
quách vẫn như xưa, mà nay thế sự đã thay đổi. Nhưng mà ta “đâu dám mong thành
con rắn Trịnh để vào thành Nam Môn”!
Chả là “Trịnh xà” tức con rắn
ở thành Nam Môn nước Trịnh. Truyền thuyết, nước Trịnh có con rắn ở ngoài thành
vào cắn con rắn ở trong thành. Rắn trong thành là yêu tinh, bị cắn chết, đó là
điềm Lệ Công sẽ được về nước. Sách AN NAM CHÍ LƯỢC của Lê Tắc chép như vậy đấy.
Chiêu
Quốc Vương Trần Ích Tắc khẳng định rằng, ông không phải là con rắn nước Trịnh,
vào thành Thăng Long để làm vua nước AN NAM (AN NAM QUỐC VƯƠNG) đâu. Ông còn có
nhiệm vụ khác, quan trọng hơn rất nhiều, ai biết?
Đã
đành rằng vậy, nhưng mà giữa chốn kinh thành vắng teo này thì biết:
Hỏi
ai giữa chốn vắng tanh,
Gió
sông vi vút lay cành lệ chi…
Thật
là ngổn ngang tâm sự, khó nói thành lời…
Lại
nhớ lại rằng, Trần Ích Tắc theo chân quân Nguyên Mông về nước, tại sao Hưng Đạo
Đại Vương không sai phục binh chặn đánh, giết chết ông ấy ngay từ cửa biên giới,
HOẶC TRÊN ĐƯỜNG TỪ BIÊN GIỚI VỀ Thăng Long, như nhà Trần đã từng thi hành “án tử”
với AN NAM QUỐC VƯƠNG Trần Di Ái? Chẳng phải là một chi tiết người đời sau phải
nghĩ ngợi, phải tự lý giải để trả lời cho chính thắc mắc của mình hay sao?
Tại
sao Nguyễn Thế Lộc chặn đánh đội quân của Lê Tắc và Lê An, lại vô tình hay hữu
ý để ngỏ hướng Bắc cho Lê Tắc và Lê An ôm đứa con 9 tuổi của Trần Ích Tắc được
sống, để chạy về phủ Tư Minh bên kia biên giới đúng vào ngày Nguyên đán năm Mậu
Tý (1288)? Liệu đã có chủ trương bí mật gì đó hay chăng?
KHÔNG
CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ ! Lịch sử đã diễn ra đúng như kịch bản chiến thuật của Hưng
Đạo Đại Vương, mà chính Trần Ích Tắc đã bí mật chuyển thông tin kế hoạch hành
quân tác chiến ở chiến dịch đặc biệt quan trọng này về Đại Việt. Tấm lòng trung
nghĩa của Chiêu Quốc Vương đã được khẳng định như vậy đấy!
VŨ
BÌNH LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét