TẠ ƠN ĐƯỢC BAN RƯỢU Ở THANH CUNG
Sứ giả được ban rượu Hoàng
phong cưỡi con kỳ lân đến,
Phóng như bay đạp lên gió
cao, rũ tung bụi đường.
Rượu tiên chưng cất thành mưa
móc trên trời,
Rượu ngự phân ban để tế thần
trước mùa xuân.
Ơn vua thấm khắp nước Nam như
sóng cả,
Chúa xuân chuyển khí xuân làm
cỏ cây tươi tốt.
Bái lạy xong, thong thả hát
bài “Ký Túy”,
Ngửa mặt trông xa về nơi cung
cấm, niềm vui dâng trào.
Thơ: Trần Ích Tắc
Dịch thơ:
Cưỡi kỳ lân đến Thanh Cung,
Đạp gió cao, sứ rũ tung bụi
đường.
Rượu tiên mưa móc khác thường,
Phân ban ngự tửu trước xuân tế
thần.
Ơn vua Nam Quốc thấm nhuần,
Chúa xuân chuyển khí muôn phần
tốt tươi.
Bái xong, “Ký Túy” say lời,
Ngửa trông cung cấm, niềm vui
đang trào.
(VŨ BÌNH LỤC dịch)
Đây
là bài thơ Trần Ích Tắc thể hiện rất rõ tâm trạng vui sướng của ông, khi được
Thái Tử (Đông cung) mới lên ngôi vua, ban rượu quý ở Thanh Cung. Có lẽ, trong
thời gian giữ chức quan HỒ QUẢNG BÌNH CHƯƠNG CHÍNH SỰ (Tể Tướng), Trần Ích Tắc
có dịp gần gũi Thái Tử Thiết Mộc Nhi, người sẽ kế vị Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt.
Chúng
ta không thể biết Trần Ích Tắc đã dùng những lời lẽ gì để tác động đến ngài
Thái Tử, dẫn đến việc Thiết Mộc Nhi khi đăng quang, đã lập tức ban chiếu bãi
binh. Cho nên, việc ông được Thái Tử (vua mới) ban rượu “Hoàng Phong” đặc biệt ở
Thanh Cung, chẳng phải là một đặc ân hiếm có đấy sao? Chẳng phải là niềm vui bất
tuyệt hay sao?
Thế
nên, tác giả viết:
Sứ giả được vua ban rượu Hoàng Phong, cưỡi
con kỳ lân đến,
Phóng như bay, đạp lên gió cao, dũ tung
bụi đường.
Theo
quan niệm của người xưa, Kỳ Lân là loài vật quý trong thần thoại Trung Hoa và ở
cả một số nước phương Đông. Kỳ Lân xuất hiện thường đem lại điềm lành. Một khi
Kỳ Lân xuất hiện, đó chính là điềm đất nước thái bình.
Trần
Ích Tắc tự xem mình là sứ giả của nước An Nam (Đại Việt) được vua Nguyên Thiết
Mộc Nhi mới lên ngôi ban rượu “Hoàng Phong”, một loại rượu rất quý, vua ban cho
các quan đại thần ở Thanh Cung. Thế thì thời thiên hạ thái bình đã đến. Tin vui
cực vui, cho nên tác giả mới cưỡi con Kỳ Lân, mà “phóng như bay”, mới xông pha
“đạp lên gió cao”, “dũ tung bụi đường”. ÔI chao! Quả là một hình ảnh thơ, hình
tượng thơ hoành tráng phi thường, được phóng đại lên, để thể hiện niềm vui bất
tuyệt, niềm vui vô giá, của chính tấc giả. Không thể không vội vã trong tình huống,
trong sự kiện trọng đại có một không hai này.
Thực
ra, làm gì có con Kỳ Lân nào mà cưỡi. Chẳng qua chỉ là cưỡi con tuấn mã mà vội
vã phi đến, bay đến Thanh Cung đấy thôi. Nhưng thi nhân đã không ngại dùng nghệ
thuật khoa trương mà thơ hóa lên, tạo ra một hình ảnh kỳ vĩ, rất ấn tượng và
tràn đầy mỹ cảm. Làm sao phải vội vã như thế? Là bởi vì vua nhà Nguyên đã ban
chiếu bãi binh. Trần Ích Tắc cũng chả cần giấu đi cảm xúc chân thật của mình.
Ông
viết:
Ơn vua thấm khắp nước Nam như sóng cả,
Chúa xuân chuyển khí xuân, làm cho cỏ
cây tươi tốt.
Tại
sao ư? Khi vua Nguyên Thánh Tông Thiết Mộc Nhi lên ngôi, ngài đồng thời ban chiếu
bãi binh, đại xá thiên hạ, cũng có nghĩa rằng nước Nam ta không phải tiến hành
thêm một cuộc chiến đấu chống xâm lược, mà chắc chắn sẽ là vô cùng khốc liệt lần
thứ 4 nữa. Cho nên, nói rằng “Ơn vua thấm khắp nước Nam như sóng cả” chẳng phải
là hồng phúc của dân tộc Đại Việt ta hay sao? Chẳng phải là hạnh phúc của sinh
linh trăm họ hai nước hay sao?
Thế
nên, tác giả cho rằng:
“Ơn vua thấm khắp nước Nam như sóng cả,
Chúa xuân chuyển khí xuân, làm cho cỏ
cây tươi tốt”
Đó
là những hình ảnh ẩn dụ, đều liên quan đến việc Nguyên Thánh Tông Thiết Mộc Nhi
ban chiếu bãi binh.
Có thể nói rằng, niềm vui
trong lòng Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc là bất tuyệt. Ông có cảm giác như “rượu
tiên vua ban xuống như mưa móc kết tinh từ trên trời”. Hay là “rượu Hoàng Phong
của vua ban, kết tinh thành sương móc trên trời”, tưới khắp nhân gian. Thêm nữa,
“Chúa xuân chuyển khí xuân làm cho cỏ cây tươi tốt”. Cả vũ trụ, cùng thế giới
nhân sinh, tạo vật, đều như đang cùng nhau tươi mới lên, sáng trong hơn, ngập
tràn hạnh phúc.
Ngày
vui của nhà vua, cũng chính là ngày vui của chính tác giả, của muôn dân nước
Nam (Đại Việt) là vậy!.
Cho
nên, tâm trạng Trần Ích Tắc vô cùng sung sướng. Một sự sung sướng vô bờ, không
bút mực nào tả hết được.
Tác
giả viết:
Bái lạy xong, thong thả hát bài “Ký
Túy”,
Ngửa trông xa về nơi cung cấm, niềm vui
dâng trào.
“Ký
Túy” là một bài thơ trong “Kinh Thi”, ở phần “Đại nhã”. Nội dung thể hiện cảm hứng
vui say bất tuyệt. Chiêu Quốc Vương như
đang hát vang lên bài ca “Ký Túy”. Hiện thực như trong mơ, như một giấc mơ tuyệt
hảo.
Và
đặc biệt câu “Ngửa trông về nơi cung cấm xa vời, niềm vui dâng trào”. Cung cấm mà
Trần Ích Tắc nói ở đây, có thể ngầm hiểu là cung cấm của triều đình nước Đại Việt
ở phương Nam. Ở quê nhà, nào ai biết được sự kiện rất đặc biệt quan trọng, liên
quan đến vận mệnh quốc gia này? Ai thấu hiểu được tâm trạng vui sướng của kẻ lữ
khách là ta, đã từng phải chịu đựng biết bao đau khổ, phải khôn khéo diễn cho
tròn cái vai “vào luồn ra cúi”, nhẫn nhục bao năm nay, phải đeo cái tiếng xấu
là kẻ “hàng thần lơ láo” này được? Cho nên, giờ đây, ta phải hát vang lên cho
thỏa thích, là bởi vì niềm vui của ta đang dâng trào như sóng biển, không thể
nào kiềm chế được!
Bài
thơ âm điệu tươi vui, thể hiện tâm trạng vô cùng sảng khoái của tác giả. Chiêu
Quốc Vương Trần Ích Tắc đã bao năm lao tâm khổ tứ, nghĩ suy, hành động, khôn
khéo, vừa để bảo vệ được chính mình, gia quyến của mình, vừa hoàn thành được sứ
mệnh cao cả. Bằng trí tuệ tuyệt vời thiên bẩm, bằng tài năng văn chương và ngoại
giao kiệt xuất, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc chỉ tự xem mình là sứ giả của Đại
Việt, đã ngăn chặn được một cuộc xâm lăng Đại Việt, lần thứ Tư, chắc chắn là sẽ
vô cùng khốc liệt, đẫm máu.
Số
phận một dân tộc nhỏ bé đã được định đoạt. Sẽ không có cảnh xương chất thành
núi, máu chảy thành sông nữa. Công lao của ông, ai sánh được nào? Vinh quang của
ông, ai sánh được nào? Ấy là chưa nói cái việc ông đã âm thầm cùng con trai của
ông là Trần Hữu Lượng đã tổ chức được đội quân vũ trang hùng hậu, đánh chiếm
nhiều vùng đất, tiêu hao dần binh lực Nguyên Mông. Trần Hữu Lượng xưng Hán Đế,
lấy quốc hiệu Đại Hán, giương cờ Hán đánh nhau quyết liệt với Mông Nguyên, khiến
Mông Nguyên phải tan rã, rút chạy lên phía Bắc, thành lập triều Bắc Nguyên. Cả
hai mũi tấn công chính trị và vũ trang song hành, rất hiệu quả, khiến nhà
Nguyên tan rã… Công lao vĩ đại ấy, ai so sánh được nào?
Vũ Bình Lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét