LỠ XUÂN
-
với NTT -
Lại tiếng em cười rộn nắng
xuân
Lại ngẩn ngơ xuân mấy mươi tuần...
Ờ, ngày năm ấy, xuân chớm nhuận
Ta nỡ vụng về để lỡ xuân.
Hà Nội, 19 tháng 02-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Bốn
câu, câu nào cũng có từ xuân nhưng mỗi câu là mỗi tâm trạng, mỗi hoàn cảnh hoàn
toàn khác nhau nhưng hợp lại cả 4 câu lại tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh của
một sự hối hận tiếc nuối của chàng trai đã vô tình bỏ lỡ mất một tình yêu trong
sáng, đẹp đẽ. Điệp từ "Lại" làm tăng thêm sự tiếc nuối khi thi nhân gặp
lại "tiếng cười rộn nắng xuân" của người thiếu nữ: Một hình ảnh ấm
áp, tươi trẻ, rất đẹp nhờ chữ "rộn" đặt đúng vị trí trong câu thơ, và
hình ảnh ấy, tiếng cười ấy khiến thi nhân phải lặp lại cảm giác "ngẩn ngơ
xuân mấy mươi tuần", mà thêm lần nữa tiếc nuối, tự trách sự vụng về của
mình trong quá khứ đã để "lỡ xuân", lỡ mối duyên tình vừa "chớm
nhuận".
Thơ
của Đặng Xuân Xuyến đọc cảm như có gì anh viết nấy nhưng ngẫm kỹ thì những câu
chữ tưởng thấy sao viết vậy lại là sự bố trí tính toán hợp lý và rất đắc dụng.
Thật
tiếc khi đăng lên trang web Văn Chương Phương Nam ngày 20 tháng 01 năm 2023,
bài thơ LỠ XUÂN đã bị "biến dạng" bởi “dao kéo” của bàn tay chủ biên:
nhà thơ Phùng Hiệu khi ông tự ý "sửa" 2 câu thơ:
-
"Lại ngẩn ngơ xuân mấy mươi tuần"
thành: "Ngẩn ngơ xuân đã
mấy mươi tuần…"
-
"Ờ, ngày năm ấy, xuân chớm nhuận"
thành: "Ờ, ngày năm ấy,
xuân năm ấy"
Từ
2 câu thơ nhiều cảm xúc của Đặng Xuân Xuyến đã bị ông Phùng Hiệu thay thế bằng
2 câu văn nói ngô nghê.
Không
chỉ vậy, ông Phùng Hiệu còn sửa câu thơ “Ngón thon lùa nắng e thẹn ngại” trong
bài thơ “Tháng Giêng” rất hay, hình ảnh người thiếu nữ đẹp dịu dàng e lệ hòa quyện
giữa nắng xuân thành câu vè thật tối nghĩa: "Thon thon ngón nắng còn e ngại".
Và câu cuối “Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!” của bài thơ “Đợi Xuân” rất
hay, rất nét riêng của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến như nhà thơ Trịnh Thị Nhâm đã viết
trong bài “Bài thơ ĐỢI XUÂN của Đặng Xuân Xuyến”:
“Tôi
rất thích hai câu thơ này:
“Nâng
lên ly rượu tự mời
Uống
đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!”
Chỉ
hai dòng ngắn ngủi mà đúc kết nên hai điều rất quý giá của con người: mùa xuân
- tuổi trẻ, tình người - tình yêu! Không còn xuân, không có xuân, không có tình
yêu chỉ còn lại đơn côi - ta với ta. "Nâng lên ly rượu tự mời", ta tự
mời mình: nào uống đi, "Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi", có chút
gì đó tự giễu cợt, hơi chua chát, khinh bạc cho con người, cho cuộc đời đen bạc.
Uống rượu một mình, độc ẩm, độc thoại với lòng mình đâu còn là của riêng người
trong thơ, mà là tâm trạng đã từng xảy ra trong cuộc đời của nhiều người. Cảm
ơn tác giả đã nói hộ nỗi lòng của họ.
Bài
thơ lục bát ngắn chuẩn chỉnh. Tác giả dùng từ "chửa" rất dân dã giàu
sức biểu cảm chạm vào tâm can người đọc. Nếu anh dùng từ khác ví như từ “chẳng”
thì câu thơ "Đợi xuân xuân chửa chịu về" thành "Đợi xuân xuân chẳng
chịu về" sẽ thiếu hẳn sức gợi cảm. Hay từ "nhếch môi" trong câu
"Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi" làm nên câu kết bài thơ rất tuyệt
liền mạch, liền ý, khiến bài thơ có sự khắng khít chặt chẽ!”
thành câu vè vớ vẩn: “Uống đi
cho cạn nụ cười mép xuân?!”.
Được
biết ông chủ biên trang Văn Chương Phương Nam là hội viên hội Nhà văn Việt Nam,
từng đạt giải thưởng thi thơ của hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Mặc dù tác giả
bài thơ "Lỡ Xuân" nhiều lần đề nghị ông Phùng Hiệu gỡ chùm thơ Xuân của
Đặng Xuân Xuyến khỏi trang Văn Chương Phương Nam nhưng đến sáng ngày hôm nay
(06/02/2023) chùm thơ Xuân đó vẫn hiện diện trên trang Văn Chương Phương Nam
như lời thách thức của ông Phùng Hiệu!
Thật
buồn khi trong thế giới văn chương lại có trang web với người chủ biên có lối
hành xử khác thường như trang Văn Chương Phương Nam!
Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm
2023
VŨ
THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng
công ty 319 quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
Hành động tự sửa thơ của người khác là hành động chỉ có ở kẻ lỗ mãng, thất học, không thể có ở người có học hành chữ nghĩa, nhất là sửa thơ của người ít nhiều đã có tên tuổi trên văn đàn như nhà thơ Đặng Xuân Xuyến thì Phùng Hiệu trong trường hợp này đúng là kẻ trơ trẽn, bỉ ổi!
Trả lờiXóa