Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

VUA TRẦN THÁI TÔNG - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP / Trịnh Thị Nga


Nhà nghiên cứu Trịnh Thị Nga


         Di tích đền Trần - chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu, đặc biệt quan trọng trong hệ thống di sản văn hoá thời Trần ở Nam Định và cả nước. Đây là nơi thờ phụng các vị vua anh minh, những tướng tài xuất chúng, những nhà văn hóa tài ba. Công đức của các bậc quân Vương, văn thần- võ tướng đã làm vẻ vang cho đất nước ta, dân tộc ta và sống mãi trong nhân dân với một tấm lòng kính trọng.

          Hàng năm, tại khu di tích đền Trần - chùa Phổ Minh diễn ra nhiều ngày lễ liên quan đến các vị vua, các vương phi, công chúa, danh thần, danh tướng được thờ phụng, ngoài hai kỳ lễ trọng diễn ra vào tháng Giêng và tháng Tám, vào ngày Mùng Một tháng Tư  nhân dân địa phương long trọng tổ chức ngày giỗ vua, giỗ An Sinh vương mang đậm giá trị lịch sử, tôn vinh truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, của dòng họ Đông A.
          Nhân kỷ niệm 741 năm ngày vua Trần Thái Tông băng hà. Chúng tôi xin được giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp đức vua Trần Thái Tông -  vị vua mở đầu triều Trần, là người anh hùng cứu nước trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), là một triết gia và thi gia xuất sắc.
         Vua Trần Thái Tông (1218-1277) lên ngôi từ năm 1225 đến năm 1258. Tên là Trần Cảnh húy là Trần Bồ, con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218) tại hương Tức Mặc, nay thuộc thôn Tức Mặc, phư ờng Lộc Vư ợng, thành phố Nam Định.
         Khi Trần Cảnh lên tám tuổi đ ược người chú là Trần Thủ Độ lúc đó là Điện tiền chỉ huy sứ của triều Lý đ ưa vào cung nhận chức Chi hậu chính chi ứng cục hậu cần để hầu vua, sau đó kết duyên với Lý Chiêu Hoàng - nữ v ương triều Lý. Ngày 12 tháng Chạp năm Ất Dậu (1225), Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Trần Cảnh trở thành vị vua khai lập ra vương triều Trần, vua nghĩ ngay đến cố hương Tức Mặc và cho xây dựng ở vùng đất này những công trình, cung điện nguy nga, tráng lệ.
         Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7 (1231)… mùa thu, tháng 8, vua (Trần Thái Tông- TG) ngự đến hành cung Tức Mặc, dâng lễ hưởng ở tiên miếu, thết yến và ban lụa cho bô lão trong hương theo thứ bậc khác nhau”. Tiếp theo, “Năm Kỷ Hợi, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 8 (1239), mùa xuân, tháng giêng, lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội Thái phó. Sai (Chu) về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện”. Đến năm “Nhâm Tuất, Thiệu Long (1262). Mùa xuân, tháng Hai, Thượng hoàng (Trần Thái Tông- TG) ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn… Đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường, cung gọi là cung Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa. Lại làm chùa phía tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều ở cung này. Do đó, đặt sắc dịch hai cung để hầu hạ, lại đặt quan lưu thủ để trông coi”.
          Như vậy, hành cung Tức Mặc bắt đầu được xây dựng từ năm 1239 và căn bản hoàn thành vào năm 1262 với việc vua Trần đặc cách thăng cố hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường.
          Đầu năm Mậu Ngọ (1258), khoảng ba vạn quân Mông theo bờ sông Hồng ào ạt tràn vào nư ớc, vua Trần Thái Tông đã “tự làm tướng, dốc chiến đi trước, xông pha giữa tên đạn, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập quốc gia. Trần Thái Tông trở thành người anh hùng dân tộc.
           Ngay sau ngày chiến thắng quân xâm l ược, vua Trần Thái Tông đã nh ường ngôi cho con là Thái tử Hoảng (tức Trần Thánh Tông) vào ngày 24 tháng 2 năm 1258. Trần Thái Tông lui về làm Thái Th ượng hoàng và chuyên chú vào Phật học.   Những sự kiện đáng ghi nhớ với quê hương Tức Mặc vào các năm: 1231; 1239; 1258; 1262 chứng tỏ Trần Thái Tông không quên chỗ phát tích của ông bà tổ tiên.
           Trong lịch sử Phật giáo Viêt Nam, Trần Thái Tông thường được người đời ví như một ngọn đuốc Thiền học.
           Bài tựa Kinh Kim cư ơng tam muội của sách Khoá h ư lục, Trần Thái Tông nói về sự học của mình như sau: "Trẫm lo việc chăn dân, mỗi lúc gian nan th ường lăn lóc trong công việc, quên cả sớm chiều, công việc thì có hàng vạn thứ, mà thì giờ nhàn rỗi không có bao nhiêu. Siêng công việc, tiếc ngày giờ, trẫm cố học hành thêm. Chữ nghĩa thì không biết đư ợc bao nhiêu, cho nên ban đêm đến giờ khuya vẫn còn phải thức để đọc sách; học sách Nho rồi học kinh Phật".
           Kết quả của việc kiên trì học tập đã giúp nhà vua có một khả năng uyên thâm cả Nho giáo lẫn Phật học. Vì thế, những sáng tác của Trần Thái Tông có giáo lý của Nho giáo lại chứa đựng t ư tư ởng của Thiền học, nó đã thể hiện một thái độ dung hợp tam giáo. T ư tưởng Nho giáo của nhà vua đ ược thể hiện qua các sắc chỉ, đạo dụ, còn hệ tư t ưởng thiền thì thể hiện qua Thiền tông chỉ nam đ ược tr ước tác ngay từ khi Trần Thái Tông còn tại vị. Trong các trước tác, chỉ có Khoá hư lục là bộ sách hiện còn đư ợc l ưu giữ đến ngày nay, các sách còn lại phần lớn đã bị thất lạc hoặc chỉ còn lời tựa. Tác phẩm Khóa hư lục đã cho thấy Trần Thái Tông là một tác gia Hán - Nôm tiêu biểu của thời Trần. Khoá hư lục không chỉ là tác phẩm của Thiền học, mà còn là áng thơ của một thi sĩ có tâm hồn vô cùng nhạy cảm. Trong thi ca cũng như đời sống thực tại, cái chết luôn là một đề tài bất tận. Bài kệ thứ tư đã diễn tả về cái chết. Trần Thái Tông muốn thức tỉnh đời rằng: cuộc đời chỉ là một ảo ảnh giữa bão giông rồi sẽ biến mất và chỉ còn lại sự tĩnh lặng mãi mãi. Tác giả đã mư ợn hình ảnh ông chài say tuý luý trên chiếc thuyền câu nhỏ với dòng n ước trong cuồng phong d ưới ánh trăng nhằm nêu lên cuộc đời là hư ảo bất định.
Đất nổi cuồng phong cát bụi bay
Ông chài say tít mặc thuyền quay
Bốn ph ương mây tụ màu u ám
Một sóng trào dâng tiếng chuyển lay
Sầm sập trận mư a dồn dập đổ
ầm ầm xe sấm tít mù xoay
Bụi trần tạm lắng bên trời tạnh
Trăng lặn sông dài canh mấy đây.
Ngày mồng 1 tháng Bốn năm Đinh Sửu (1277), vua Trần Thái Tông băng ở cung Vạn Thọ, h ưởng thọ sáu mươi tuổi với ba mươi ba năm làm vua (1225-1258), mười chín năm lui về làm Thái Th ượng hoàng (1258-1277).
         Vua Trần Thái Tông không những là một minh quân có tài trị nư ớc biết thắng thù trong giặc ngoài, đã tạo dựng cơ sở vững chắc cho sự hưng thịnh của vương triều Trần, vua còn là một nhà thiền học xuất sắc, đặt nền móng cho thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, là một thi sĩ, một tác gia Hán - Nôm tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm ngày kỵ của vị vua đầu triều, tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường xưa nay là di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định long trọng tổ chức lễ dâng hương, tế nam quan, tế nữ quan và các nghi lễ truyền thống như lễ cúng chúng sinh, lễ cầu mát, lễ lập hạ…là những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc mang ý nghĩa tôn vinh tổ tiên nhà Trần. Cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho Quốc thái dân an. 

                Trịnh Thị Nga
Cán bộ Ban quản lý Di tích lịch sử Văn hóa
Đền Trần, Chùa Tháp, TP. Nam Định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét