Mạc Ngôn |
1.
Khái niệm về khoa trương
Khoa trương
(hyperbole) là một từ có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp, được giải thích trong từ điển
Oxford: “Lời
nói cường điệu nhằm một tác động đặc biệt và không để được hiểu theo đúng nghĩa
đen. Ví dụ: I’ve invited millions of people to my party: Tôi đã mời hàng triệu
người đến dự bữa tiệc tôi thết”.[7, 828]
2. Các quan điểm về khoa
trương
2.1. Quan điểm của một số học giả về khoa
trương
Theo các tác
giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông thì: “Trong thực tế sử dụng ngôn
ngữ, khi cần nhấn mạnh một ý nào đó, người ta cố ý nói quá sự thật; cái việc
nói quá ở đây có thể là phóng to hoặc thu nhỏ đối người, sự vật hoặc
hiện tượng, tức đối tượng cần miêu tả. Lối nói này được gọi là khoa
trương; nghĩa là, trên cơ sở hiện thực khách quan đối với đặc trưng của sự
vật, hiện tượng, người ta tô vẽ một cách hợp tình hợp lí làm cho người đọc cảm
thấy cái điều nói ra có một ấn tượng sâu sắc nhưng vẫn chân thực có thể
tin cậy được”.[8,154]
Tác giả
Vương Hy Kiệt thì cho rằng: “Khoa trương là cố ý nói quá sự thật,
hoặc phóng to hoặc thu nhỏ sự thật. Mục đích của khoa trương là làm
cho người nghe/ đọc có một ấn tượng càng thêm sâu sắc đối với nội
dung biểu đạt của người nói/ viết. Chẳng hạn,“天无三日晴/地无三尺平” (Trời không có ba ngày nắng / Đất không có ba
thước bằng phẳng) nói về đặc điểm thời tiết và địa hình của Qúy
Châu, là lối nói khoa trương. ” [215, tr. 296]
Tác giả
Trương Huy Chi thì cho rằng: “Khoa
trương là nói quá sự thật, là phương thức biểu đạt mà vì một yêu
cầu nào đó người ta cố ý phóng to hoặc thu nhỏ hình tượng, đặc
trưng, tác dụng, mức độ, số lượng của các sự vật. Khoa trương có vẻ
như không phù hợp với thực tế, nhưng nếu vận dụng hợp lý có thể
miêu tả sâu sắc bản chất sự vật, làm tăng thêm sức hấp dẫn của ngôn
ngữ.” [9, tr.320]
Như vậy có
thể thấy, quan điểm của các nhà Hán ngữ về khoa trương là
tương đối thống nhất: nói quá sự thật trong đó có thể phóng to hoặc thu nhỏ
sự vật, hiện tượng, tức là đối tượng cần miêu tả nhằm gây ấn tượng đối với người
nghe, người đọc.
Tác giả
Đào Thản cho rằng, phóng đại (còn gọi: khoa trương, thậm xưng,
ngoa ngữ, cường điệu) là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân
lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng
nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây
ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn với nói điêu, nói khoác về
tính chất, động cơ và mục đích, phóng đại không phải là xuyên tạc
sự thật để lừa dối. Nó không làm cho người ta tin vào điều nói ra,
mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên. [2, tr. 2]
2.2. Quan điểm của người viết
về khoa trương
Theo chúng
tôi thì, khoa trương hay còn gọi là nói quá, là cường điệu quy
mô, tính chất, mức độ của những sự vật, hiện tượng miêu tả. Khoa
trương có tác dụng làm nổi bật những ý cần diễn đạt. Tuy nói
quá nhưng vẫn phản ánh được và đúng bản chất của sự vật hiện
tượng. Khoa trương luôn mang đậm phong cách và dấu ấn của cá
nhân hoặc cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn, Mạc Ngôn viết:
(1)女人们抱怨着, 弓着腰, 拉着大石磨,
轰隆轰隆, 急一阵慢一阵, 汗水滴落,
湿了磨道, 肚里噜噜响, 满腹的气体,
肚皮膨胀,
当着麻邦连屁都不敢放。麻邦的鼻子灵光如警犬, 嗅着屁味便能断定谁偷吃粮食。
《牛》
(Mồ hôi
ròng ròng, bụng sôi ùng ục đầy những hơi là hơi, bụng trương lên,
không dám đánh trung tiện nếu Mặt Rỗ có ở đấy. Mũi Mặt Rỗ thính
như chó nghiệp vụ, ngửi mùi rắm là biết người nào ăn vụng thứ gì.)
Trong số trước
chúng tôi đã phân tích khoa trương trong một số tác phẩm của Mạc Ngôn ở cấp độ
từ, ngữ (số 2/ 2018). Trong số này chúng tôi tiếp tục giới thiệu khoa trương của
Mạc Ngôn ở cấp độ câu gồm câu phức giả thiết, câu phức điều kiện, và các biện
pháp, phương tiện tu từ biểu thị khoa trương.
3. Một số cách biểu thị
khoa trương ở cấp độ câu
Câu phức điều
kiện không phải là loại câu chuyên biệt để biểu thị khoa trương. Nhưng trong lối
nói khoa trương có thể sử dụng câu phức điều kiện như một phương thức biểu đạt
hữu hiệu. Trong loại câu này, phân câu phụ biểu thị điều kiện, phân câu chính
biểu thị kết quả.
Biểu thức: 只要 … ,就…
Tiếng Việt:
Chỉ cần…. thì….
Trong loại
câu này, 只要 (chỉ cần) chỉ ra điều kiện cần và đủ, chỉ có
điều kiện như vậy thì mới có kết quả hoặc hậu quả nêu trong câu chính; trong
phân câu chính thường có sự tham gia của phó từ 就 (thì). Ý nghĩa khoa trương của câu nằm ở cả hai vế. Ví dụ:
(2) 母亲道:正是正是,只要她的手在病人身上一摸,十分病就去了七分。姑姑差不多被乡里的女人们神化 了。《蛙》
(Mẹ
nói: “Đúng là như thế, chỉ cần cô con đưa tay sờ vào người bệnh là
bệnh mười phần đã giảm đi bảy phần! Gần như cô tôi đã được thần
thánh hóa trong mắt người dân quê tôi.)
(3) 我的心被人用刀子戳伤过,只要一干活,心上的疤痕就会崩
裂,那样我就会七窍流血而死。《蛙》
(Tim tôi
đã bị người ta dùng dao đâm xuyên qua, chỉ cần làm một việc nhẹ, vết
thương trong tim sẽ vỡ ra, thế là tôi sẽ hộc máu mà chết) (Ếch)
(4) 我立刻想起奶奶说过的话,她说,人只要感到骨头缝里发冷就
隔着阴曹地府不远了。《牛》
(Tôi
thường nghĩ đến những lời bà tôi thường nói rằng, ai mà cảm thấy
những khớp xương của mình lạnh cóng là người ấy chỉ còn cách cổng
vào âm tào địa phủ một vài bước chân nữa mà thôi.) (Trâu thiến)
(5) 他十条狗命也不值小珍子一条命,只要小珍子平安无事,要我身上的肉我也割。《枯河》
(Mười cái
mạng chó của nó cũng không đáng giá bằng một mạng của cô nhà, chỉ cần cô nhà
bình an vô sự thì nếu có cần thịt trên người tôi cũng cắt.) (Sông cạn)
Lưu ý: Một số
trường hợp只要 trong phân
câu phụ có thể lược bỏ. Ví dụ:
(6) 你一笑,我就感到头晕目眩,恨 不得跪在地上,抱住你的双腿,仰望你的笑脸。。。《蛙》
(Chỉ cần em cười là tôi đã cảm thấy đầu óc mình
choáng váng, tiếc là không được quì xuống đất để ôm lấy chân em,
ngước lên và nhìn khuôn mặt đang cười của em.) (Ếch)
Trong câu phức
giả thiết nói chung, phân câu phụ nêu ra một giả thiết, phân câu chính nói rõ
trong tình huống như thế này thì kết quả mới xuất hiện. Trong khẩu ngữ thường
có các từ nối.
如 果… ,(就)…
Tiếng Việt:
Nếu ….thì….
Cấu trúc này
dùng nhiều để thề nguyền, cam kết. Ví dụ:
(7) 从那一刻起,直到现在,直至永远,我这颗心,就全部属于你了。你如果想吃我的心,我就会毫不犹豫
地扒给你。《蛙》
(Từ đó
cho đến bây giờ và có lẽ là vĩnh viễn, trái tim tôi đã hoàn toàn
thuộc về em. Nếu như em muốn nhai muốn nuốt nó, tôi sẵn sàng móc nó
ra mà không có chút do dự nào.) (Ếch)
(8) 好,我发誓:如果我泄露了王肝的秘密,就让我掉到河里淹死。《蛙》
(Được!
Tôi thề – Nếu tôi mà làm lộ bí mật của Vương Can thì tôi sẽ rơi
xuống sông chết đuối.) (Ếch)
(9) 最亲爱的,如果我为你吐血而死,你如果能开恩,到我坟头前看一眼,我
就心满意足了。 《蛙》
(Em yêu,
nếu tôi vì em hộc máu chết thì em có thể khai ân đến phần mộ tôi
nhìn thoáng qua thôi. Như thế là tôi đã toại nguyện lắm rồi.) (Ếch)
(10) 五十岁女人的脖子如果不像一截臃肿的大肠便像一段腐朽的枯木。《丰乳肥臀》
(Nói đàn
bà năm mươi tuổi cái cổ nếu không bùng nhùng như một khúc dồi thì cũng khô như
một củi mục.) (Báu vật của đời)
Cần lưu ý
là, nếu sau “要是” là động từ “是” thì một chữ “是” phải được lược bỏ theo qui luật tiết
kiệm của ngôn ngữ. Ví dụ, một người đàn bà trong “Trâu thiến” khi chồng hỏi
“nhà còn trứng không” đã dùng cấu trúc này để nhấn mạnh phủ định:
(11) 麻婶道:“鸡蛋?我要是母鸡,就给你们现下几个。”
《牛》
(Trứng
à? Nếu tôi là gà mái , tôi sẽ cố rặn ra cho ông mấy quả ngay bây giờ
– Thím Quản cong cớn.) (Trâu thiến)
Trong vế phụ,
từ nối “要是”/ “如 果” (nếu/ nếu như) có thể lược bỏ. Ví dụ:
(12) 无论如何, 你娘不能再生了, 再生她的*就拖到地上了。《蛙》
(Cho dù
thế nào thì mẹ cháu cũng không thể sinh nở được nữa, sinh nữa thì e
là tử cung của bà ấy sẽ tòi ra ngoài luôn đấy.) (Ếch)
Trong nhiều
trường hợp, vế chính cũng có thể lược bỏ từ nối 就 (thì) và thay bằng động từ năng nguyện. Ví dụ:
(13) 我要娶她做老婆, 弄不好会被她打死。《牛》
(Tôi mà
cưới cô ta làm vợ, nếu làm không tốt vai trò của người chồng chắc
là tôi bị cô ta đánh chết.) (Trâu thiến)
Nói chung,
trong loại câu phức giả thiết biểu thị khoa trương, hai vế được nói tới là hai
việc tương quan, nếu thừa nhận sự việc nói tới ở vế trước là xảy ra thì cũng thừa
nhận sự việc nói ở vế sau sẽ xảy ra. Như vậy, ý nghĩa khoa trương nằm ở vế
chính hoặc cả hai vế. Ví dụ:
(14) 计划 生育不搞不行,如果放开了生,一年就是三千万,十年就是三个亿,再过五十年,地球都要被中国人给压偏啦。
《蛙》
(Sinh đẻ
có kế hoạch không thể không thực hiện, cứ đẻ thoái mái mỗi năm tăng
ba mươi triệu nhân khẩu, mười năm là ba trăm triệu, cứ thế năm mươi năm
nữa trái đất này bị người Trung Quốc đè cho biến dạng méo mó mất
thôi.) (Ếch)
(15) 胎儿的性别, 怎么 能转换呢?我如果有这神通, 早就得了诺贝尔医学奖了是不是?《蛙》
(Giới
tính của thai nhi làm sao có thể thay đổi được? Nếu ta có phép thần
thông như vậy e rằng ta đã nhận giải Nobel y học từ lâu rồi!) (Ếch)
Trong trường
hợp mệnh đề phụ đã được đề cập tới, có thể dùng “否则” (bằng không / nếu không thì) để thay thế cho
mệnh đề phụ biểu thị ý nghĩa nếu không như vậy thì. Ví dụ:
(16) 中队长说,也幸亏了他这本日记,才让你姑姑得到了解脱,
否则,她就是跳进黄河也洗不清楚了。《蛙》)
(Trung
đội trưởng nói: - May mà có cuốn nhật kí này nên cô của cháu mới
được giải cứu. Nếu không cô ấy có nhảy xuống Hoàng Hà cũng không
tẩy hết được vết nhơ!) (Ếch)
4. Sử dụng các phương tiện
và biện pháp tu từ biểu thị khoa trương
Nhân cách
hóa là một biện pháp tu từ lấy vật bao gồm vật thể, động vật, tư tưởng hoặc
khái niệm trừu tượng làm cho chúng có diện mạo, cá tính, tính cách, hoặc tình cảm.
Nhân cách
hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ
biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc
tính, dấu hiệu không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu
tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả
năng bày tỏ kín đáo tâm tư thái độ của mình. Nhân cách hoá biểu thị
khoa trương của Mạc Ngôn có mấy loại chính sau:
4.1.1. Nhân cách hóa động vật,
thực vật
Là biến động
thực vật cũng có tâm tư tình cảm như con người. Ví dụ:
(17) 鱼儿欢快又感动地啄着你的乳头,你的双乳照亮了幽暗的水面。《丰乳肥臀》
(Đàn cá
nhỏ vui vẻ và cảm động đụng vào vú chị. Hai gò vú làm sáng bừng
mặt nước.) (Báu vật của đời)
4.1.2. Nhân cách hóa sự vật.
Là biến sự vật,
những vật vô tri vô giác cũng có tâm tư tình cảm như con người. Ví dụ:
(18) 老金终于筋疲力尽地被他摆平了, 他不顾一切地把头扎到她的怀里, 深深地把 她的乳头吸进口腔, 那股贪婪的劲头儿, 似乎要把她的整个乳房生吞掉一样。《丰乳肥臀》
(Lão Kim cuối cùng cũng kiệt sức …, cái vẻ
tham lam ấy dường như muốn nuốt chửng cả bộ ngực của cô.) (Báu vật của đời)
(19) 他看到张牙舞爪的大栏市正像个恶性肿瘤一样迅速扩张着,一栋栋霸道蛮横的建筑物疯狂地吞噬着村庄和耕地。《丰乳肥臀》
(Anh
thấy thành phố Đại Lan giơ nanh múa vuốt, phát triển với tốc độ ung
thư ác tính. Những ngôi nhà cao tầng ngỗ ngược, điên cuồng nuốt chửng
thôn xóm và đất trồng trọt.)
(Báu vật của đời)
(20) 杜大爷背靠着铁门,浑身哆嗦,哆嗦得很厉害,哆嗦得铁门都哆嗦。《牛》
(Ông Đỗ vẫn ngồi im, dựa lưng vào cổng
sắt, toàn thân đang run, không phải run nhẹ mà run lên bần bật, run đến
nỗi cái cổng bằng sắt cũng run theo.)
Trong những
câu trên, tác giả nhân cách hóa sự vật “cái vẻ tham lam muốn nuốt chửng”, rồi
“cái cổng sắt cũng run lên”.
4.2. Sử dụng phép hoán dụ
biểu thị khoa trương
Tác giả Trần
Vọng Đạo trong “修辞学发凡” (Tu từ học phát phàm) lần đầu tiên đã đưa ra định
nghĩa về phép hoán dụ: “Sự vật được nói tới tuy rằng không có điểm tương tự
với sự vật khác, giả sử khi giữa chúng còn có quan hệ không thể tách rời, tác
giả có thể mượn tên của sự vật có quan hệ đó thay cho sự vật được nói tới. Cách
mượn như vậy gọi là phép hoán dụ tu từ” [93]. Nghĩa là, không nói thẳng ra
tên người hoặc sự vật mà mượn tên của sự vật có quan hệ mật thiết với nó thực
hiện phép thay thế.
Phép hoán dụ
tu từ được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo quan sát của chúng tôi, trong
tác phẩm của mình Mạc Ngôn thường dùng hoán dụ kiểu “cái bộ phận thay cho cái
toàn thể”. Ví dụ:
(21) 我知道陈鼻这样说是出于对我 ái的嫉妒,他生在我们 村长在我们村,连条苏联狗都没见着,如何知道苏联飞行员比中国飞行员技术好呢?(莫言《牛》)
(Tôi
biết nó nói như vậy là vì nó đang đố kị với tôi. Nó sinh trong thôn,
lớn lên trong thôn, ngay cả một con chó Liên Xô cũng chưa gặp thì làm
thế nào mà biết được kĩ thuật của phi công Liên Xô hơn phi công Trung
Quốc?)
(22) 你休想, 王仁美把一面镜子摔在地上,大声喊叫着,孩子是我的,在我的肚子里, 谁敢动他一根毫毛,我就吊死在谁家门槛上。《蛙》
(Con là
của tôi, nó nằm trong bụng tôi. Ai dám động đến một sợi lông của nó tôi
sẽ treo dây lên xà nhà của người đó thắt cổ chết.)
Ở ví dụ
(23), “con chó Liên Xô” thay cho “cả nước Liên Xô”; ở (24) “một sợi lông của
nó” thay cho “cơ thể nó”. Cũng như vậy ta có thể kể ra một số ví dụ khác:
(24) 那时候我正处在爱热闹的青春前期,连村子里的狗都讨厌我。《牛》
(Thời ấy tôi còn là một đứa trẻ, chỉ
thích xem những trò vui, thích tham gia vào những chuyện ồn ào, ngay
cả chó trong thôn cũng chẳng ưa gì tôi.)
Ở đây, “chó trong thôn” cũng là bộ phận thay
cho “cả thôn” là toàn thể; ý nghĩa của câu là “cả thôn đều ghét tôi”. Lại nữa:
(25) 信中说如果他敢伤万六府三位亲人一根毫毛,胶东军区将集合全部兵力攻打平度城。《蛙》
(Trong
thư nói, nếu Sugutani dám động đến một sợi lông ba người thân của Vạn
Lục Phủ thì quân khu Giảo Đông sẽ tập hợp lực lượng toàn quân khu để
san thành Bình Độ thành bình địa)
(26) 王脚说:肖下唇你个小杂种,你要敢动王肝一指头我就挖出你的眼珠儿!《蛙》
(Vương
Cước nói: “Mày là đồ tạp chủng. Mày dám động đến một sợi tóc của
Vương Can là tao móc đôi mắt mày ra!”)
Ở đây (25)
và (26), Mạc Ngôn đã hoán dụ “một sợi lông”, “một sợi tóc” thay cho cả “cơ thể”.
Ngoài ra
chúng tôi còn nhận thấy, Mạc Ngôn còn sử dụng hoán dụ những việc bình thường nhất
thay cho những công to việc lớn hay những việc lớn lao. Ví dụ, ông miêu tả dân
quân đi chăm sóc cả những việc như “tiểu, đại tiện”:
(27)
于是大喇叭里不停地广播,让各村的 贫下中农提高警惕,防止阶级敌人的破坏活动。各个村就把所有的“四类分子”关到一起看守起来,连大小便都有武装民兵跟随。(莫言《牛》)
(Loa phóng thanh trong trong toàn bộ công xã mở hết công
suất suốt ngày đêm chỉ phát đi một
nội dung duy nhất là yêu cầu bần hạ trung nông khắp các thôn trong
toàn công xã phải đề cao âm mưu chống phá cách mạng của kẻ địch, yêu
cầu các thôn phải quản thúc thật chặt bốn thành phần phản động
trong thôn mình, ngay cả chuyện đi đái đi ỉa cũng phải có dân dân quân
đi kèm.)
4.3. Sử dụng so sánh tu từ
“X 是 Y” (X như Y) biểu thị
khoa trương
Trong văn Mạc
Ngôn, hệ từ “是” (là) có thể được
thay thế cho những từ so sánh, và đó là câu biểu thị so sánh thuần
túy.
Biểu thức : X 是 Y. Ví dụ:
(28) 无论从哪个部位看她都不像一个五十多岁的女人, 她是一朵冷藏了半个世纪的花朵。(莫言《丰乳肥臀)
(Dù nhìn ở góc độ nào thì chị ta cũng không
giống một phụ nữ ngoài 50. Chị là một bông hoa ướp lạnh suốt một phần hai thế kỉ.)
(29) 她是南极最高峰上未被污染的一块雪。雪肌玉肤,冰清玉洁,真正的,不搀假的。《丰乳肥臀》
(Chị là
khối tuyết trên đỉnh núi ở châu Nam cực, không hề vẩn bụi. Trong ngọc
trắng ngà, hoa nhường nguyệt thẹn, một cái đẹp đích thực.)
Ở đây, ta phải
hiểu là:
她如一朵冷藏了半个世纪的花朵 (Chị như
một bông hoa ướp lạnh suốt một phần hai thế kỉ.) và她如南极最高峰上未被污染的一块雪 ((Chị như khối tuyết trên
đỉnh núi ở châu Nam
cực,).
Trong
câu, (就)是vốn là một động từ phán đoán, cho nên khi được sử dụng trong
cấu trúc này, cả cấu trúc còn mang sắc thái khẳng định vốn có của động từ. Tuy
nhiên, hình thức so sánh tu từ dùng “(就)是” cũng
khác với phán đoán logic có công thức “S是 P” (S là P). Chính vì vậy, có người không cho rằng “是” là thành tố trong phép so sánh. Tuy
nhiên căn cứ vào ngữ nghĩa chúng tôi cho rằng “是” không những có khả năng biểu đạt so sánh mà còn có
khả năng biểu đạt khoa trương. Ví dụ:
(30) 姑姑感慨地说,那时所有的人都疯了,想想真如一场噩梦,姑姑说,黄秋雅是个伟大的妇科医生,即便是上午被打得头破血 流,下午上了手术台,她还是聚精会神.《蛙》
(Nhưng Hoàng Thu Nhã vẫn là một bác
sĩ sản phụ vĩ đại, thậm chí buổi sáng bị đánh cho sứt đầu mẻ
trán thì buổi chiều bà ấy vẫn đứng trên bàn mổ, bà ta vẫn tập
trung tinh thần.) (Ếch)
Ông có lần
dùng cấu trúc này để gọi bà cô trong “Ếch” là “bác sản phụ thiên tài”; ví dụ:
(31) 姑姑是天才的妇产科医生,她干这行儿脑子里有灵感,手上有感觉。《蛙》
(Phải
thừa nhận cô tôi là một bác sĩ sản phụ thiên tài, khi làm việc này
hình như trong đầu cô luôn luôn có linh cảm, tay cô có cảm giác.) (Ếch)
5. Kết luận
Khoa trương
trong các tác phẩm của Mạc Ngôn hết sức đa dạng và phong phú. Chính vì vậy nó
làm tác phẩm của Mạc Ngôn thêm hấp dẫn lôi
cuốn người đọc.
Hầu hết các
lớp từ loaị cơ bản tạo nên từ vựng tiếng Hán như động từ, danh từ, số từ, đại từ
và thành ngữ…. đều có thể sử dụng để khoa
trương.
Không chỉ ở
cấp độ từ mà Mạc Ngôn còn khoa trương ở cấp độ câu. Ngoài bổ ngữ trình độ ông
còn dung câu có cấu trúc cường điệu và thủ thuật nhân cách hóa để khoa trương
và tạo nên nét độc đáo trong văn chương. Bài viết này giới thiệu tổng quan về
khoa trương ở cấp độ câu.
Nguyễn Ngọc Kiên
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
2. Đào
Thản (1990), Lối nói phóng đại trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn
ngữ.
3. Đinh Trọng Lạc (2005), Phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt, Nxb Giaó dục.
4. Đinh
Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học tiếng Việt,
Nxb Giaó dục.
5. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn như Ý (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Anh Việt, NXB Khoa học Xã hội
8. 黄伯荣,廖序东 (2002)“现代汉语”,高等教育出版社。
9. 王希杰 (2007)“汉语修辞学”,商务印书馆。
10.张挥之(2002)“现代汉语” 高等教育出版社。
Tóm tắt: Khoa
trương là nói quá, cường điệu qui mô, tính chất, mức độ, hiện tượng của những sự
vật, hiện tượng cần miêu tả. Tuy nói quá nhưng vẫn nói được và đúng bản chất của
sự vật cần miêu tả. Khoa trương luôn mang đậm dấu ấn cá nhân hoặc cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ. Trong các tác phẩm của mình Mạc Ngôn đã sử dụng nhiều cách để biểu thị khoa trương. Ở cấp độ câu, ông sử dụng
câu phức điều kiện và câu phức giả thiết để biểu thị khoa trương. Ngoài ra ông
còn dùng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ như thủ thuật nhân cách hóa để
khoa trương. Bài viết này giới thiệu tổng quan về một số cách biểu thị khoa
trương.
Từ khóa:
khoa trương, câu phức điều kiện, giả thiết, nhân cách hóa
Abstract:
Hyperbole is the use of exaggeration as a rhetorical device of speech. It is
used to create on a situation. In the Mo Yan’ works, there appear various ways to express hyperbole.
At the level
of sentences he used conditional sentences to do that. Bisides, he uses
personisation and structrure “X 是 Y” to do exaggerate.
Keywords:
Hyperbole, exaggeration, conditional sentences, personisation, structrure “X 是 Y”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét