Nhân em đăng hai bài tranh luận về bình thơ của hai nhà thơ kiêm phê bình thơ Phạm Đức Nhì và Châu Thạch, có nhiều ý kiến khen chê chia làm hai phe, cụ Chu thi sĩ và cụ Phạm tiên sinh thách đố em “chê” bài “Đợi” của Vũ Quần Phương. Các cụ làm khó em rồi, nhưng vì tự ái, em cũng đành phải làm cái việc “bới lông tìm vết” vậy.
Xin
rào trước:
Mỗi
cá nhân khác nhau về trình độ, môi trường sống, nghề nghiệp, gu thẩm mỹ, góc
nhìn… nên kết quả khen chê cũng rất khác nhau. Cùng một tác phẩm, người khen ngất
trời, người chê thối đất. Điều đó là bình thường. Cần có thái độ bình đẳng và
tôn trọng với mọi ý kiến, miễn là ý kiến có lý...
Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng mang trong mình nó mâu thuẫn
nội tại của hai mặt đối lập trong sự thống nhất làm nên sự vật hiện tượng đó
như âm và dương, trái và phải, hay và dở… Bài “Đợi” của nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần
Phương, được chọn là một trong một trăm bài thơ hay, được phổ nhạc, thì cũng
không nằm ngoài quy luật chung phổ quát đó.
ĐỢI
Anh
đứng trên cầu đợi em
Dưới
chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày
xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước
chảy bên lòng, anh đợi em
Anh
đứng trên cầu nắng hạ
Nắng
soi bên ấy lại bên này
Đợi
em. Em đến? Em không đến?
Nắng
tắt, còn anh đứng mãi đây!
Anh
đứng trên cầu đợi em
Đứng
một ngày đất lạ thành quen
Đứng
một đời em quen thành lạ
Nước
chảy… kìa em, anh đợi em.
Vũ Quần Phương
Tìm
trên mạng ta bắt gặp khá nhiều bài phê bình bài “Đợi” của nhiều tác giả nhưng hầu
hết chỉ “bình”, bình một chiều, khen hay mọi nhẽ. Em không thấy bài nào “phê”
bài “Đợi”, ngoại trừ ý kiến của nhà phê bình thơ Phạm Đức Nhì chê mấy điểm nhỏ về
mặt thi pháp một cách dè dặt.(*)
Em
xin “bới lông” bài “Đợi” để tìm một vết rất nhỏ hầu các cụ:
Tâm thế của tác giả trong bài “Đợi” là tình cảm, tâm trạng của
chàng trai chờ đợi người yêu.
Xét lịch sử nước ta chủ yếu là lịch sử chiến tranh chống xâm
lược liên miên đời này qua đời khác. Người con trai ra trận. Người con gái ở hậu
phương mong ngóng chờ chồng. Biết bao chàng trai bỏ mình nơi chiến địa. Biết
bao người vợ thành góa phụ. Tâm thế trai ra trận, gái ở lại quê nhà mong ngóng
chờ chồng đã phổ biến trong nhân dân. Truyện “Nàng Tô Thị” kể về người chồng
khi biết mình vô tình lấy phải em gái ruột đã bỏ đi biệt tích. Người vợ bế con
lên núi ngóng chờ chồng đến hóa đá thành hòn Vọng Phu. Hòn Vọng Phu được dân
gian coi là biểu tượng chung thủy của người phụ nữ chờ chồng…
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương có dạy đại ý:
Sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca, vì có sự thực cho
riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời,
sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống.
Tác
giả bài “Đợi” là một chàng trai trưởng thành ở thời chiến tranh chống Mỹ, bình
thường phổ biến thì đã phải ra trận. Nhưng đây tác giả ở hậu phương, viết bài
“Đợi” kể về lần đứng trên cầu đợi người yêu, trải lòng với bạn đọc về tâm thế,
tình cảm, tâm trạng hồi hộp, khắc khoải mong ngóng người yêu của mình. Tâm thế
tình cảm đó là có thật. Nhưng cái sự thật ấy cũng chỉ là sự thật của cá nhân, sự
thật của bộ phận, của một đời, không phải là sự thật phổ quát của muôn đời... Ý
nghĩa giá trị xã hội và tính phổ quát của sự thật ở bài “Đợi” không cao.
Khi nhạc sĩ sáng tác
ca khúc "Đợi" phổ cho bài “Đợi” đã chọn viết cho giọng nữ. Các ca sĩ khi trình
bày bài “Đợi” đều đổi “ANH” thành “EM” và ngược lại. Có lẽ khi hát lên
như nguyên bản lời thơ thì ca sĩ tự thấy không phù hợp, không thuận tình cảm phổ
quát của dân ta… Họ tự ý đổi vị trí cho tâm thế tình cảm chàng trai - tác giả, thành tâm thế tình cảm của người con gái đợi chờ người con trai. Và như vậy, sự
thật mang tính phổ quát và giá trị bài thơ cao hơn gấp bội.
Tóm lại: Nhà thơ Vũ Quần Phương, với tâm thế tình cảm qua bài
“Đợi” là một chàng trai… "mặc váy!" He he he…
Xin lỗi các cụ, em góp vui thôi, không có ý coi thường nhà thơ
quê hương đâu ạ. Bằng chứng là ngày còn công tác thư viện tỉnh, bọn em đã rất
nhiều lần trọng vọng mời nhà thơ Vũ Quân Phương về nói chuyện thơ. Cụ nào không vừa lòng xin bỏ quá cho ạ.
TRẦN MỸ GIỐNG
Chú thích:
(*) https://t-van.net/pham-duc-nhi-net-dep-cua-bai-tho-doi-qua-lang-kinh-ky-thuat/
…“Đang yêu em, kiên nhẫn đứng đợi em mà “phang” vào câu “Đứng một đời em quen thành lạ” thì không “khéo”, không “tâm lý” tý nào. Dù thực tế khách quan của cuộc đời – trong nhiều trường hợp – có thể đúng như thế đi nữa câu thơ ấy cũng là “cung đàn lỗi nhịp” với đoạn thơ và cả với bài thơ.”
…“Thể thơ phân mảnh, đứt đoạn nên bài thơ không có dòng chảy
mà chỉ là 3 “vũng thơ” nằm 3 nơi.”
…“Cảm Xúc Tầng 3 (Hồn thơ): Hoàn toàn không có.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét