Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

MỜI ĐỌC PHẠM ĐỨC NHÌ / Châu Thạch

 



(Trả lời bài “Châu Thạch: Một kiểu bình thơ tai hại” của Phạm Đức Nhì)

 

       Đôi lời phi lộ của Châu Thạch:

       Vừa qua nhà bình thơ Phạm Đức Nhì có viết một bài có tựa đề là “Châu Thạch - Một Kiểu Bình Thơ Tai Hại” đăng trên trang tranmygiong.blogspot.com và chắc sẽ còn đăng trên nhiều trang nữa. Châu Thạch tôi xin công khai bài viết của Phạm Đức Nhì để bạn đọc nhận định. Bài viết của anh Nhì rất nặng nề, Châu Thạch không cải cọ phiền phức vì tuổi cao rồi, chỉ xịn có ý kiến thô thiển ngắn gọn như sau:

       1- Anh Phạm Đức Nhì viết:

       “Châu Thạch bình thơ chỉ nhìn một phía. Khi bình thơ Châu Thạch chỉ nhìn về một phía Tứ thơ. Còn phần thi pháp – để thẩm định giá trị nghệ thuật của bài thì lờ đi”

2- Châu Thạch xin phép trả lời:

       Vấn đề nầy Châu Thạch đã trả lời anh Nhi từ năm 2018 rồi. Xin trích lại một vài đoạn như sau:

       “Vừa qua nhà thơ Phạm Đức Nhì có viết một bài “Bình thơ không thi pháp” trong đó ông kết tội Châu Thạch, Nguyễn Bàng và Bùi Đồng là đã bình thơ không thi pháp, theo lời ông là làm cho“thơ hay thơ dở đánh lộn sòng”. Trước hết nhà thơ Phậm Đức Nhì nói loanh quanh về các định nghĩa thi pháp là gì của người xưa rồi cuối cùng anh tự định nghĩa sau đây:

       “Thi pháp (poetics) là phương pháp, quy tắc làm thơ - sử dụng vần, nhịp điệu (và các phương tiện thẩm mỹ khác của thơ) nối kết các con chữ thành một thế trận để chuyển tải thông điệp và cảm xúc của thi sĩ đến độc giả.”

       Tôi cũng đồng ý hoàn toàn với anh Nhì định nghĩa nầy nhưng tôi nghĩ theo định nghĩa nầy thì thằng cha nào bình thơ mà “không bàn thi pháp” được nhỉ? Người nào đã viết bình thơ mà có thể không bàn về việc tác giả “Xử dụng vần, nhịp diệu, nối kết các con chữ thành một thế trận để chuyển tải thông điệp và cảm xúc của thi sĩ đến độc giả”. Anh Phạm Đức Nhì nói Châu Thạch, Nguyễn Bàng, Bùi Đồng “chỉ bình tán ý tứ mà không bàn thi pháp”. Vậy cái ý tứ đó có phải là “ xử dụng vần, nhịp điệu, nối kết các con chữ thành một thế trận để chuyển tải thông điệp, cảm xúc” không nhỉ? Chẳng có nhà thơ nào mà không xử dụng những cái ấy để đưa ý tứ của mình vào. Cho nên một nhà bình thơ “bình tán ý tứ” của bài, chính là nhận xét cái tài “xử dụng vần , nhịp điêu, con chữ” của họ hay đến đâu hoặc dỡ đến đâu. Anh Nhì nói chúng tôi “bình tán ý tứ không bàn thi pháp” là chính anh đã “đánh lộn sòng con chữ” chớ không phải chúng tôi”

3- Anh Phạm Đức Nhì Viết:

“Lời bình thơ khen không chê  của Châu Thạch – Không biết vô tình hay cố ý- đã bắt người thưởng thức thơ, bên cạnh những làng hương thơm ngát, không ít thì nhiều phải “hít cái gì đó nặng mùi hôi hôi, khó chiu”. Tiếp theo anh Nhì viết những lời quá là nặng nề để chỉ trích Châu Thạch tôi, nhưng tôi không trích ra đây làm gì.

       4 – Châu Thạch xin phép trả lời:

      Có khi nào anh Phạm Đức Nhì chịu ăn một cái bánh vứa thơm lại vừa thúi không nhỉ? Bài thơ cũng như cái bánh, nó có thi vị thơm thì mới viết lời bình, còn trong thơ có mùi thúi thì không ai viết làm gì. (Trừ bài thơ Mẹ Chưởi nhận được giải thưởng cao của Hội Nhà Văn Việt Nam mà nó dỡ quá nên thiên hạ mới đem ra bình cái thúi của nó thôi). Chắc chắn trên đời nầy không ai cầm cái bánh vừa thơm vừa thúi mà ăn thì cũng không có ai lấy bài thơ vừa có “hương thơm” vừa “nặng mùi hôi hôi, khó chịu” mà bình, trừ anh Phạm Đức Nhì chắc ăn được thứ bánh đó nên bình được thứ thơ đó (KKK xin lỗi)

5- Anh Phạm Đức Nhì kết luận Bài viết của mình:

       Kết luận: “Không bàn thi pháp”. “Chỉ khen không chê” – hai thương hiêu đặc biệt của nhà bình thơ Châu Thạch- đã gây tai hại không ít cho “làng thơ” Việt Nam. Một số bạn đọc gần gũi anh. Quý mến cách bình thơ của anh, như đã giải thích ở trên, đã hoặc sẽ dần dần trở thành những người thưởng thức thơ khuyết tật.

Không biết anh Châu Thạch có nhận ra là mình “tay đã nhúng chàm” hay không? Có nghĩ đến việc”làm gì đó” để chuộc lỗi lầm, “cải thiện tình hình” hay không? Hay vẫn cứ tiếp tục con đường cũ, làm hoen ố tâm hồn lớp trẻ yêu thơ Việt Nam?

Chúng ta hãy chờ xem”

6- Châu Thạch xin trả lời:

Trước hết cảm ơn anh Nhì đưa con Dế già Châu Thạch bay lên tới Thiên Đàng bởi những câu “gây tai hại cho làng thơ Việt Nam”. Dế Châu Thạch chỉ gáy ở làng xã nên xin bỏ dép chạy trước sự công kênh khiếp đảm của anh.

Sau nứa xin trả lời: Trước viết sao sau viết vậy, vì Châu Thạch được quá nhiều các bậc đàn anh cây cao cổ thụ trên văn thi đàn, nổi danh từ trước năm 1975  tại miền Nam yêu thương, khuyến khích, khen ngợi. Những vị ấy là bậc thầy của Phạm Đức Nhì, chẳng lẽ Châu Thạch ngu hay sao mà đi nghe Phạm Đức Nhì sử dại mà không gnhe theo các vị ấy. KKK.

       7- Cuối cùng mời qúy vị mở đường link tranmygiong.blogspot.com đọc bài của nhà bình thơ Phạm Đức Nhì cho rõ hơn, khen hay chê tùy mối vị. Châu Thạch tôi xin cúi đầu nghe. Cảm ơn./.

 

       Châu Thạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét