1.
Trong buổi nói chuyện Văn Học thường kỳ hôm Thứ Bảy tuần rồi, nhiều bạn trẻ muốn nghe tôi nói một chút về Thơ Đặng Xuân Xuyến.
Tôi
bảo: - Các bạn ạ, thực tình tôi không biết nhiều về nhà thơ Đặng Xuân Xuyến.
Nên nếu phải nói về thơ Đặng Xuân Xuyến thì quả thật là mông lung - bởi thơ anh
ấy bao trùm nhiều đề tài và thể loại….
-
Sao thầy lại dùng từ “bao trùm”?
-
Vâng. Là bởi vì ở bất kỳ đề tài hay thể loại nào thơ anh ấy cũng đều để lại nhiều
ấn tượng và cảm xúc sâu sắc trong lòng độc giả. Thực sự là thơ hay đấy! Và các
bạn đừng quên Đặng Xuân Xuyến còn là nhà viết tản văn kỳ tài nữa nhé.
Do
vậy, hôm nay tôi chỉ xin giới thiệu thoáng qua về THƠ TÌNH YÊU của Đặng Xuân
Xuyến cùng các bạn. Bài nói chuyện hôm nay chỉ là suy nghĩ của riêng cá nhân
tôi.
Có
một số bạn trẻ ở cuối phòng đề nghị:
-
Thầy nói về bài thơ HOA NHÀI đi thầy…
HOA NHÀI
Lần đầu đến thăm tôi
Cô mang theo một đóa hoa nhài
Hoa bình dị
Tôi mỉm cười
Nhìn mây bay
Hờ hững.
.
Rồi lần sau
Cả những lần sau
Cô không mang thay đổi sắc
màu
Vẫn bình dị những đóa nhài nho
nhỏ
Và tôi cười
Hờ hững ngó mây trôi.
.
Rồi một chiều cô không đến
thăm tôi
Một ngày đông hoa nhài không
nở
Tôi ngơ ngẩn bên thiếp hồng để
ngỏ
Ngó mây trời tôi đếm bâng quơ
Tôi trách cô vội bước sang đò
Không thương nhớ những cánh
nhài nho nhỏ
Thấm trong tôi hương nhài nỗi
nhớ
Tôi trách mình hờ hững ngó
mây trôi
Tôi
bảo: - Vâng. Bài này hình như Đặng Xuân Xuyến viết tận năm 1990, tặng cho một
người tên H.H.Ph.
Một
bạn nói: - Dạ vâng. Nhưng mà gần đây có nhiều bài viết về bài thơ này hay lắm.
Thầy đọc chưa?
-
Tôi chưa đọc các bạn ạ. Nhưng tôi nghĩ các bạn đọc những bài ấy là đủ rồi. Ý tưởng
của tôi chắc cũng không có gì mới lạ hơn đâu!
2.
Thế
rồi trước sự yêu cầu của khán phòng. Tôi nói về bài thơ Hoa Nhài của Đặng Xuân
Xuyến.
-
Các bạn ạ, nếu đúng Đặng Xuân Xuyến viết Hoa Nhài vào năm 1990, lúc anh ấy còn
trẻ, thì có thể nói đó là một chuyện lạ đấy!
Lạ
bởi sự già dặn của tình, của ý, của ngôn ngữ.
Lạ
bởi tác giả đã mang đến cho chúng ta không khí, hơi thở và phong cách của văn
chương, phảng phất giọng tình yêu của thi ca - âm nhạc của hơn 80 năm trước -
thập niên 1940.
Một
ví dụ tiêu biểu, thuở đó chúng ta biết đến nhạc sỹ Hoàng Quý (1920 - 1946) với
tuyệt phẩm Cô Láng Giềng viết năm 1943, năm ông mới 23 tuổi - Các bạn nghe thử
nhé.
CÔ LÁNG GIỀNG
Hôm naу trời xuân bao tươi thắm.
Ɗừng gót phiêu linh về thăm
nhà.
Ϲhân bước trên đường đầу hoa
đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang
cười.
.
Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm.
Đôi mắt trong đen màu hạt huуền,
Làn tóc mâу chiều cùng gió
ngàn dâng sóng
Xao xuуến nỗi niềm уêu...
Ϲô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến
tôi.
Giâу phút êm đềm ngàу xưa kia
khi còn ngâу thơ.
Ϲô láng giềng ơi!
Tuу cách xa phương trời
tôi không hề.
Quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về.
Ɲăm xưa khi tôi bước chân ra
đi.
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường
Vi.
Ɛm nói rằng em sẽ chờ đợi
tôi.
Đừng nói đến phân lу.
Ϲô láng giềng ơi!
Ɲaу bóng hoa bên thềm
đã thắm rồi.
Ϲhân bước vui bên bờ đường
quê.
Ɛm có haу chăng giờ tôi về...
Ϲô láng giềng ơi!
Ɲaу mối duуên thơ đành đã lỡ
rồi.
Ϲhân bước xa xa dần miền quê.
Ai biết cho bao giờ tôi về...
3.
Dừng
một chút, uống xong tách trà, tôi tiếp tục câu chuyện - trong khán phòng im lặng
lắng nghe:
-
Điểm tương đồng đầu tiên mà chúng ta có thể thấy giữa nhạc xưa và bài thơ Hoa
Nhài là hai từ xưng hô: TÔI và CÔ.
Kế
đến là tương đồng về hoa; nhạc là hoa Tường Vi, thơ là Hoa Nhài.
Rồi
cùng nói về một mối duyên tình không trọn.
Nhưng
tương đồng lớn nhất có lẽ là cả nhạc và thơ đều sử dụng một Không Gian Đa Thời
làm bối cảnh. Nghĩa là một không gian mà thời nào câu chuyện đặt vào cũng hợp cả!
-
Thầy à. Trước đây có ai viết thơ viết nhạc - ngụ Tình qua Hoa chưa?
-
Nhiều chứ! Nhưng gần gũi nhất với bài thơ Hoa Nhài của Đặng Xuân Xuyến có lẽ là
tuyệt phẩm Hoa Nở Về Đêm viết năm 1962, của nhạc sỹ Mạnh Phát (1926 - 1973), mà
đoạn cuối như thế này:
“Một
người tìm vui mãi tận trời nào giá lạnh hồn đông
Một
người chợt nghe
gió
giữa mênh mông rót vào trong lòng
Và
một mình tôi chép dòng tâm tình
tặng
người chưa biết một lần
Vì
trong phút ấy tôi tìm mình thì thầm
Giờ đã gặp được MỘT NỤ HOA NỞ VỀ ĐÊM”
4.
Tôi
nói:
-
Các bạn ạ. Hoa Nhài cũng là một loài hoa nở về đêm!
Hoa
màu trắng, lá xanh ngời, hương thơm tuyệt vời, hoa quanh năm, nhưng nở về đêm.
Trong
đời sống, trong ca dao, tục ngữ và trong văn chương bác học của Việt Nam cũng
nhắc nhiều đến loài hoa này.
Hoa
Nhài cũng là Quốc Hoa của nhiều nước như Philippines, Indonesia, Pakistan,
Tunisia…
Hẳn
các bạn còn nhớ cuộc Cách Mạng Hoa Nhài - Jasmine Revoltion - xảy ra năm 2011 tại
Tunisia…
-
Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến có ngụ ý gì không khi MƯỢN hay ẨN DỤ qua hình tượng Hoa
Nhài?
-
Tôi nghĩ là KHÔNG! Và cũng không cần MƯỢN hay ẨN DỤ gì cả!
Bởi
một trong những đặc điểm của thơ Đặng Xuân Xuyến - đặc biệt là thơ tình yêu -
là THẬT!
Người
thật, vật thật, hoa thật, tình thật và cảm xúc thật!
Và
đó chính là điều khiến Đặng Xuân Xuyến và thơ anh thu hút, quyến rũ tâm hồn và
thi tính nơi độc giả đến thế!
Và
đó chính là điều giải thích vì sao Đặng Xuân Xuyến và thơ anh - cả tản văn của
anh nữa - lại có sức thu hút, quyến rũ tâm hồn và thi tính nơi độc giả lớn đến
thế!
Trong
Hoa Nhài, tác giả CHỈ tập trung kể về một đoạn tình yêu của mình, vậy thôi!
.
5.
Các
bạn hãy đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ:
Lần
đầu đến thăm tôi
Cô
mang theo một đóa hoa nhài
Hoa
bình dị
Tôi
mỉm cười
Nhìn mây bay
Hờ hững.
Các
bạn ạ. Đoạn thơ này muốn nói gì vậy?
Chỉ
giản dị là, giới thiệu một người con gái đến THĂM, nghĩa là có QUEN TRƯỚC và
quen khá thân, mới dám đến nhà như vậy.
Nhưng
sự HỜ HỮNG của chàng trai không phải bây giờ mới có, mà có từ trước đó. Chính
vì vậy cô gái mới đánh liều tìm đến!
-
Thầy ơi. Đám mây bay xuất hiện ở đây làm gì vậy?
-
Đặng Xuân Xuyến muốn “tô đậm” thêm sự hờ hững của chàng với cô gái tội nghiệp
kia thôi.
Đó
cũng là dấu hiệu để nàng nhận ra thái độ của chàng.
Còn
những nụ cười vô hồn, bâng quơ của chàng phần lớn là để giết thời gian, chỉ một
chút xíu xiu là cho phải phép với nàng.
.
6.
Chúng
ta hãy xem tiếp khổ thơ thứ hai:
Rồi
lần sau
Cả
những lần sau
Cô
không mang thay đổi sắc màu
Vẫn
bình dị những đóa nhài nho nhỏ
Và
tôi cười
Hờ hững ngó mây trôi.
Ngay
lần đầu đến thăm, là một phụ nữ, hẳn nàng đã biết sự hờ hững của chàng. Nhưng lỡ
yêu rồi, nàng lại đi thăm, đi thăm và lại đi thăm với hình dáng cũ, loài hoa
cũ, cùng một tình yêu ngày càng tan vỡ, ngày càng tuyệt vọng đớn đau!
So
với lần đầu, thay đổi duy nhất của chàng ở các lần đến thăm sau của nàng, là
thay “NHÌN mây bay” thành “NGÓ mây trôi”.
Đặng
Xuân Xuyến đã thay đổi tu từ để diễn tả một sự miễn cưỡng và chán chường, mà
không cần dùng những lời lẽ nặng nề để biểu đạt sự CHỐI TỪ một tình yêu!
Khả
năng dụng ngữ thượng thặng đó của Đặng Xuân Xuyến khiến những ngôn từ ngỡ như
kín đáo bình thường đó thành ra một thứ sắc như dao cắt lặng lẽ trái tim nàng
thiếu nữ hoa nhài.
.
7.
Khổ
thơ thứ ba:
Rồi
một chiều cô không đến thăm tôi
Một
ngày đông hoa nhài không nở
Tôi
ngơ ngẩn bên thiếp hồng để ngỏ
Ngó
mây trời tôi đếm bâng quơ
Sự
hững hờ của chàng trai đã dẫn đến một đoạn kết: cô gái hoa nhài không đến nữa!
Chỉ có chiếc Thiếp Hồng đến!
“Ngơ
ngẩn” là chuyển biến tâm lý thực của chàng. Mây như ngừng bay, như ngừng trôi
trước mắt chàng.
“Đếm
bâng quơ” chuyển biến từ tâm lý hụt hẫng bối rối sang hành động vô thức!
-
Chàng đếm gì vậy?
-
“Đếm”, hay nhớ lại, những lần cô đến thăm trong tuyệt vọng! Hết rồi!
.
8.
Khổ
thơ cuối:
Tôi
trách cô vội bước sang đò
Không
thương nhớ những cánh nhài nho nhỏ
Thấm
trong tôi hương nhài nỗi nhớ
Tôi
trách mình hờ hững ngó mây trôi
Giờ
đây mới đến lúc chàng lên tiếng phân bua.
Rằng
cô sao VỘI sang ngang.
Rằng
cô sao KHÔNG THƯƠNG hoa nhài.
Các
bạn có thấy cô gái ấy có VỘI không?
Thưa
rằng, sự thực là cô đã TRÌ HOÃN việc rời đi bao nhiêu tháng trời bởi THƯƠNG,
không phải thương hoa nhài, mà thương chàng trai phũ phàng!
Chàng
cũng tự trách mình. Nhưng nỗi nhớ đã muộn màng, đã quá muộn màng.
Như
bài cổ thi của Bạch Cư Dị:
Hoa
phi hoa
Vụ
phi vụ
Dạ
bán lai
Thiên
minh khứ
Lai
như xuân mộng kỷ đa thời
Khứ
tự triêu vân vô mịch xứ
Bản
dịch của Nguyễn Đại Hoàng:
Chẳng
phải là hoa, chẳng phải sương
Nửa
đêm em đến, sáng lưu hương
Đến
như giấc mộng xuân bao độ
Đi
tựa mây xa, lạc xứ buồn…
Nàng
như đóa hoa nhài nở nửa đêm xuân, đến bên chàng, và trước khi trời sáng đã đi rồi,
đến và đi như một giấc mộng, như một làn mây viễn xứ. Bỏ yêu thương ở lại.
Vâng
nàng đã đi rồi, cô gái hoa nhài dạo nọ đã đi rồi.
.
9.
Bài
thơ Hoa Nhài tôi đã nói xong rồi, mà những bạn trẻ còn mãi ngồi trầm mặc.
Bỗng
nhiên một bạn nữ trẻ ngồi ở góc phòng đưa tay hỏi tôi:
-
Thầy nhận xét thế nào về chàng trai trong bài thơ Hoa Nhài? Và đó có phải là Đặng
Xuân Xuyến không?
-
Dưới góc độ Tâm Lý Học và Phân Tâm Học mà nói, tình cảm của chàng trai là có thể
hiểu được. Thực ra đó là SỰ THÀNH THỰC của chàng!
-
???!!!
-
Vâng. Chàng không thể giả vờ yêu được. Luyến tiếc và ân hận về thái độ thì có.
Còn Tình yêu thì không thể cưỡng cầu.
Thứ
nữa, nhân vật nam trong bài thơ có thể là Đặng Xuân Xuyến, nhưng cũng có thể tượng
trưng cho một thế hệ thanh niên thuở đó. Yêu và không yêu đều phân minh, rạch
ròi.
-
Vì sao?
-
Bởi sau này, như chúng ta biết, nếu thực Yêu, nhà thơ họ Đặng có những bài thơ
mà nồng độ và cường độ tình yêu là hết sức mãnh liệt nồng nàn - yêu chết được!
Thí
dụ bài Đừng Đi:
ĐỪNG ĐI
Ở lại đi
Một đêm thôi
Một đêm thôi, ở lại
Ta xin người ở lại, chỉ một
đêm
Ngoài kia trời lướt khướt
sũng đêm
Ta tí tách trong này mơ hồ từng
giọt rỏ
.
Ta nào khóc. Chỉ là ta quá nhớ
Những chiều Thu ai tết tóc
bên thềm
Rãi trăng vàng ai ríu rít hằng
đêm
Và ai nữa khiến ta từng ngộp
thở.
.
Ta xin đấy. Ngoài kia là những
gió
Hun hút đêm, hun hút ánh đèn
mờ
Người ở lại.
Đừng đi!
Đừng đi!
Ta sợ
Bảy năm trời thoáng chốc chỉ
là mơ.
Và
ngay “thái độ” chia tay cũng khác nhiều, trong bài thơ Chia Tay, vô cùng tha
thiết:
CHIA TAY
Chia tay nhé
Đừng buồn em nhé
Chút nắng chiều vội vã chạy từ
lâu
Em đừng tiếc gió chiều bảng lảng
Ánh hoàng hôn tím sẫm chân trời
Em đừng tiếc phút giây ngóng
đợi
Đừng tiếc chiều đếm lá vàng
rơi.
.
Chia tay nhé
Đừng buồn em nhé
Ánh hoàng hôn vụt tắt lâu rồi
Em nhớ đến bến sông ngày ấy
Nhặt cho anh câu hát lỡ quên
Em hãy đến gốc đa đầu ngõ
Xóa dùm anh dòng chữ mộng mơ.
.
Chia tay nhé
Đừng buồn em nhé
Đêm tàn canh
Vọng tiếng ơi đò
Qua bến cũ đừng nghe sóng dội
Cũng đừng nhìn ghế đá tuổi
thơ
Dẫu lòng em day dứt vô bờ
Câu ca cũ
Con đò chiều
Và gió chiều bảng lảng
Em hãy nhớ giờ là kỷ niệm
Dư âm buồn
Day dứt cũng thế thôi
Ta chia tay
Đêm hết đã lâu rồi.
Và
còn nhiều bài thơ nữa. Không nói hết hôm nay.
.
10.
Buổi
nói chuyện đã hết rồi, mà có nhiều bạn còn nấn ná tiếc rẻ: - Thầy ơi. Thì ra tụi
con đọc thơ Đặng Xuân Xuyến lâu rồi, mà dường như chưa hiểu lắm. Bây giờ mới biết
là thật tuyệt vời!
Tôi
an ủi: - Không phải chỉ là các bạn thôi đâu! Có dịp ta sẽ nói thêm nhé!
Xin
cảm ơn anh - nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Xin cảm ơn quý thân hữu và các bạn.
Trân
trọng!
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG (Nhà giáo, Dịch
giả)
Địa chỉ: 31/4D Nguyễn Ảnh Thủ,
Hiệp Thành,
Quận 12, thành phố Hồ Chí
Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét