Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

NÊN GIỮ NGUYÊN TÊN GỌI PHƯỜNG NĂNG TĨNH (Trao đổi về việc đặt tên đường) / Hoàng Dương Chương

 

Nhà nghiên cứu Hoàng Dương Chương


        Theo như thông tin chúng tôi nhận được thành phố Nam Định từ 25 phường, xã sẽ sáp nhập thành 12 phường, xã:

1-    Phường Cửa Bắc

2-    Phường Cửa Nam

3-    Phường Lộc Hạ

4-    Phường Lộc Hòa

5-    Phường Lộc Vượng

6-    Phường Mỹ Xá

7-    Phường Ngô Quyền

8-    Phường Quang Trung

9-    Phường Trần Hưng Đạo

10- Phường Trường Thi

11- Phường Vị Xuyên

12- Xã Nam Phong (trước 2030)

 



       Vài nét về lịch sử tên các phường của thành phố Nam Định:

 

Tháng 7 năm 1954 giải phóng thành phố, hòa bình lập lại UBND thành phố Nam Định lập ra 4 khu phố (Khi cách mạng thành công 1945 đến trước ngày Pháp đánh chiếm UBHC TP…lập ra 8 khu phố)

Giải phóng thành phố (1-7-1954) UBND TP. Nam Địnhđã lập ra 4 khu phố gọi theo số thứ tự khu phố 1 đến khu phố 4.

Năm 1957 thành phố Nam Định nhập vào tỉnh Nam Định. Thành phố tách thành 8 khu phố (gồm 53 khối phố, sau đó sáp nhập thành 29 tiểu khu). Từ 29 tiểu khu sáp nhập lại thành 10 tiểu khu rồi đặt thành tên các phường là:

1     Phường Cửa Bắc

2     Phường Năng Tĩnh

3     Phường Nguyễn Du

4     Phường Phan Đình Phùng

5     Phường Quang Trung      

6     Phường Trần Đăng Ninh 

7     Phường Trần Hưng Đạo

8     Phường  Trần Tế Xương

9     Phường Trường Thi

10   Phường Vị Xuyên 

Và 7 xã là : 1/Lộc An, 2/Lộc Hạ, 3/Lộc Hòa, 4/Lộc Vượng. 5/Mỹ Xá, 6/Nam Phong, 7/Nam Vân

 

Năm 1984 từ 10 tách thành 15 phường

1.    Phường Cửa Bắc

2.    - Phường Bà Triệu

3.    - Phường Năng Tĩnh

4.    - Ngô Quyền

5.    - Phường Nguyễn Du

6.    - Phường Phan Đình Phùng

7.    - Phường Quang Trung  

8.    - Phường Trần Đăng Ninh     

9- Phường Hưng Đạo 

10 -Phường  Trần Tế Xương

11   - ………..Hạ Long

12 -Phường Trường Thi

13 - ………  Văn Miếu

14-Phường Vị Xuyên 

15- ………  Vị Hoàng

         7 xã ngoại thành

Năm 2014 nâng thành 20 phường với 5 xã.

Năm 2019 nâng thành 22 phường với 3 xã.

 

       Như vậy là:

Phường Ngô Quyền tách ra từ phường Năng Tĩnh.

Phương Bà Triệu tách ra từ phường Của Bắc.

Phường Vị Hoàng trách ra từ phương Vị Xuyên.

Phường Văn Miếu tách ra từ phường Trường Thi.

Hai phường Trần Tế Xương và Hạ Long được giải thể, vậy tại sao các phường Cửa Bắc, Vị Xuyên, Trường Thi được giữ nguyên tên, còn phường Năng Tĩnh lại bị mất tên mà thay bằng phường Ngô Quyền trước đó phường Ngô Quyền được tách ra từ phường Năng Tĩnh.

Quả là không thể lý giải vấn đề này về lịch sử địa danh (duy lý?)

Địa danh dù là phường hay xã cũng đều là quê hương.

Quê hương bao giờ cũng có cội nguồn, nó là gốc rễ của lòng yêu nước, là niềm tự hào của những người không quên cội nguồn bản quán.

Cội nguồn lịch sử địa danhNăng Tĩnh đã có 5 thế kỷ. (phường Ngô Quyền mới có lịch sử địa danh 36 năm (1984-2022).

Tiến sĩ Trần Xuân Vinh người làng Năng Tĩnh (Năng Lự) đỗ tiến sĩ năm Cảnh thống 2 (1499) đời vua Lê Hiển Tông còn để lại bài thơ "Năng Lự Thành hoàng miếu" về quê mình như sau 

Nguyên văn:

能慮城隍廟

古時陳瑩健溪回

後有黎家二子來

揚舍改為能慮邑

南州建屋得舒懷

年餘四十人由記

事未千秋禮亦哀

鳥盡弓藏從古有

忠臣名將故縲災      

Phiên âm:

Năng Lự thành Hoàng miếu

Cổ thì Trần Oánh Kiện Khê hồi

Hậu hữu Lê gia nhị tử lai

Dương Xá cải vi Năng Lự ấp

Nam châu kiến ốc đắc thư Hoài

Niên dư tứ thập nhân do ký

Sự vị thiên thu lễ diệc ai

Điểu tận cung tàng tòng cổ hữu

Trung thần danh tướng cổ lụy tai.

Dịch thơ:                 

Trần Oánh đến từ Kiện Khê

Họ Lê hai vị đã về mở mang

Dương Xá lập Năng Lự làng

Yên lòng đôi chút đất Nam dựng nhà

Mới hơn bốn chúc năm qua

Nên trong lễ bái tỏ ra bùi ngùi

Hết chim, cung bỏ đi rồi

       Trung thần danh tướng mấy người hiểu đây.

 

Tóm tắt lịch sử địa danh Năng Tĩnh:

 

Theo các tài liệu hiện có trong thư viện tỉnh Nam Định cho ta thấy địa danh Năng Tĩnh ban đầu có tên là trại Năng Lự (能慮 - nghĩa là còn tư lự - lưỡng lự) sau mới đổi tên thành Năng Tĩnh.

       Người mở ra trại Năng Lự ở đất Dương Xa là Trần Oánh, ông  là con của Trần Lựu một công thần nhà Hậu Lê. Những người theo Trần Oánh từ Kiện Khê về đây đã lập đền (nay là đền Bản Tỉnh) thờ bà Thủy Tiên công chúa quê ở Kiện Khê là vợ thứ của Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Sau khi Tể tướng Lê Sát bị chết oan, một số công thần đã rời bỏ kinh thành đi tìm nơi cho hậu thế sinh sống. Hai con của Lê Sát cũng thay tên, đổi họ rồi về ở đất Năng Lự này sinh sống. 

Địa giới làng Năng Tĩnh xưa rất rộng từ bến Đò Quan, Đò Bái đến giáp đất Gia Hòa, Mỹ Trọng, Trọng Đức, Kênh vòng đến Vị Hoàng (Vị Xuyên). Đình làng Năng Lự ở phố Hàng Nồi (nay là Nguyễn Thiện Thuật) khi đình di dời về phía Tây (nay là đất trường Hồ Tùng Mậu), thì trên nền đất đình cũ ấy dân Hàng Nồi đã dựng đình Hàng Nồi.

       Năng Tĩnh có Trường thi Hương nổi tiếng thời Nho học.

       Người dân Năng Tĩnh giàu lòng yêu nước. Pháp đánh Sơn Trà.  Cụ cử Trần Đăng Rĩnh (cử nhân võ) đã luyện tập 40 trai làng nhập vào đoàn quân nghĩa sĩ của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị lên đường vào Huế xin đánh giặc. Khi giặc chiếm đóng thành phố Nam Định, người Năng Tĩnh còn rử (nhử) lính Pháp vào làng diệt hàng chục tên. Ngày 15-12-1898 Pháp đã bất ngờ sập vào làng bắt chém.một lúc 25 người      

       Khi người Pháp mở rộng nhà máy sợi đã chiếm đất Năng Tình, dân làng phải lùi dần về phía Tây. Năng Tĩnh có nhà ga xe lửa là nơi quân ta (Vệ quốc đoàn) đã chiến đấu dũng cảm trong 86 ngày đêm với quân Pháp có trang bị vũ khi tối tân. Trên đất Năng Tĩnh năm 1953 đã có đánh độn thổ tập kích bãi tập bắn bia của quân ngụy – Bảo hoàng.

       Đất Năng Tĩnh còn có Tiến sĩ nho học, có người sớm tham gia hoạt động cách mạng (Nguyễn Thanh Tuyết) có nhà thơ văn Trần Dần... và còn rất nhiều sự tích của địa danh Năng Tĩnh.

       Kiến nghị  xin giữ  nguyên tên gọi của phường Năng Tĩnh.

       Xin đọc thêm các bài ở các cuốn sách sau:

       1- Thành Nam xưa / Vũ Ngọc Lý (TỦ - UBND TP. Nam Định 1995). - Bài:  Làng Năng Tĩnh (trang 69 đến  trang 80)

2- Thành Nam địa danh và giai thoại / TU – HĐND – UBND Tp. NĐ. - Bài:  Làng Năng Tĩnh xưa (trang 157 đến  trang 161)

       3- Địa danh Thành Nam xưa và nay / Hoàng Dương Chương, Ngô Thị Thơm, Tống Hạnh (Sở VHTT & DL - Thư viện tỉnh Nam Định). -  H.- Thanh niên. 2021. - Bài:  Làng cổ Năng Tĩnh  (trang 301 đến  trang 311)

       4- Địa danh Nam Định / Hoàng Dương Chương . - H.: Thế giới, 2023. - Bài:  Làng Năng Tĩnh (Năng Lự) (trang 296 đến 397).

 

Hoàng Dương Chương

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét