Nói là "đời văn chương" nhưng ở
đây, do khuôn khổ của một bài viết - Tôi chỉ khái quát mấy nét liên
quan đến sự nghiệp thi văn của nhà thơ. Vào mùa đông vừa qua, anh đã cho xuất
bản: "TUYỂN THƠ CHỌN LỌC" Phạm ngọc Thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Một tác
phẩm thi ca hiện đại!
A. KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VĂN CHƯƠNG CỦA
NHÀ THƠ
Phạm Ngọc
Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt
nhất! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội... tiếp sang đời
một sinh viên Trường Đại học Bách khoa. Như hàng vạn thanh niên thủ đô và cả
nước - Hồi đó, hưởng ứng lời kêu gọi tổ quốc có lâm nguy! Mùa xuân 1967,
Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, rời quê hương, gia đình...
dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng
thổ lộ: Suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua
các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến
vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ, chiếm Sài Gòn 30.4.1975 - Kết thúc chiến
tranh. Mỹ rút về nước!
Trong những năm
chiến trận, chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường... vẫn giữ vững
kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới giấy phút cuối cùng. Đất
nước hòa bình. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến,
cùng các danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và bằng khen khác.
Ròi quân ngũ
trở về. Phạm Ngọc Thái tiếp tục theo học Đại học ngoại thương rồi công tác tại
ngành ngoại thương quốc tế! Tới lúc về hưu. Tuy nhiên, dù làm công việc của một
cán bộ nhưng anh vẫn dành hết tâm huyết mình với khát vọng thi ca !
Suốt ba mươi
năm sáng tác văn học - Đến nay, nhà thơ đã cho ra đời đúng 10 tập sách:
1/. Chín tác phẩm về thơ và bình
luận:
- Có một khoảng trời (1990)
- Người đàn bà trắng (1994)
- Rung động trái tim (2009)
- Hồ Xuân Hương tái lai (2012)
- Phê bình & tiểu luận thi ca (2013)
- Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn
thời đại (2014)
- Thơ tình viết cho sinh viên (2015)
- Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca
đương đại Việt Nam
(Xuân 2019)
- " Tuyển thơ chọn lọc "
Phạm Ngọc Thái (Đông 2019).
2/. Hai tiểu
thuyết:
- Tiểu
thuyết: CUỘC CHIẾN HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM (2019)
- Tiểu
thuyết CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU (hai tập). Sách chuẩn bị xuất bản trước
30.4.2020
3/. Sáng tác thành
công 5 vở kịch nói sân khấu:
*
Hai kịch bản dài:
- Bản án dưới mồ
- Số phận những hòn đá tảng.
* Ba kịch bản ngắn:
- Mối tình hoa hồng bạch
- Chuyện ở quán gốc đa
- Cánh cửa quốc tế
* Hội viên
Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô.
Nhà giáo Bùi Văn Dong - Nguyên GV Trường
Đại học Quốc gia, cũng là một CCB từng có thời cùng chiến đấu với Phạm Ngọc
Thái trên chiến trường Tây nguyên Nam Bộ, viết về nhà thơ như sau:
"Tôi biết Phạm Ngọc Thái từ thuở còn
chiến tranh. Cùng là anh lính chiến ăn rừng ngủ rú trên mặt trận Tây
Nguyên - Nam Bộ. Suốt chặng đường chinh chiến ấy, Thái ham viết nhật ký và làm
thơ. Nhiều đêm nằm với nhau bên võng giữa rừng Trường Sơn, anh thường đọc thơ
cho chúng tôi nghe. Được biết, mấy cuốn nhật ký đó đã bị mất trong bom đạn của
chiến tranh. Tác giả chỉ còn nhớ ít bài tản mạn. Cũng là một điều đáng tiếc.
Bọn lính Hà Nội của tiểu đoàn chúng tôi ra đi
hồi đó ! Hết chiến tranh, kiểm lại chỉ còn mươi đứa sống sót trở về. Chẳng ai
có thể ngờ rằng: Cái anh chàng lính trận rất ham thích thơ thuở ấy, nay đã trở
thành môt nhà thơ nổi danh trên văn đàn ".
Nhà giáo Bùi Văn Dong viết tiếp:
"Thơ Phạm Ngọc Thái rất hàm súc, kể cả
những bài viết dưới dạng triết lý đến những bài trải theo dòng cảm xúc tự
nhiên. Từ nhận thức về tình yêu và cuộc sống được trải nghiệm qua đường đời,
thấm tháp chảy vào thơ. Thơ tình thì huyền diệu, có sức rung cảm trái tim người
yêu thơ ! Thơ đời lại ôm bọc những giá trị hiện thực xã hội, cô đúc sâu sắc.
Đặc điểm cơ bản trong tính triết lý thơ đời của tác giả là vận từ đời sống dân
gian, nỗi kiếp con người. Thơ được chắt ra từ tim óc nên đọc không bị gò
ép, tạo thành bản sắc riêng của thơ anh. Nó bao chứa tính nhân sinh xã hội cùng
thế giới quan của nhà thơ ".
(Trích Tiểu luận
"Con người và thi ca" của Nhà giáo Bùi Văn Dong, in trong Tập
"Phạm Ngọc Thái - Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt
Nam", Nxb Thanh niên 2019)
-
Nói về nhân cách và tầm vóc thơ Phạm Ngọc Thái, Nguyễn Khôi - Nhà văn Hà Nội
viết:
" Qua tác phẩm và gặp con người cụ thể -
Nguyễn Khôi có cảm tưởng về tính cách như thấy ở Thái một
Vladimir Maiakovsky Việt Nam: Hiên ngang đứng trên tầm thời đại, dám
tự khẳng định mình bằng những bài thơ, dòng thơ trữ tình ( ở Maia là "phản
trữ tình ) đều vì tình yêu lớn lao. Ước vọng sâu sắc nhất của anh...
Thơ
tình Phạm Ngọc Thái... đọc không nhàm chán, vì anh luôn tạo được ý mới, tứ lạ,
ngôn ngữ thơ tinh luyện, hình tượng thơ ĐẸP và sống động. Cái "thơ"
đan trong cái "mộng" - cái "ảo" diệu huyền để hiện lên cái
thực thấm vào tâm can người đọc...
Thơ trữ tình Phạm Ngọc Thái HAY vì anh luôn
bám vào cuộc sống đầy máu thịt đang sinh sôi....
Thơ
"yêu" Phạm Ngọc Thái là tiếng lòng, tiếng con tim luôn ngân nga một
giai điệu như "mưa rơi" vào miền ký ức sâu thẳm.
Chao ôi ! Thơ là đời, là tâm huyết máu thịt
của thi sĩ. Không có tình yêu lớn lao - chân thực thì không thể có những vần
thơ tuyệt tác là thế.
- Một tài năng lớn... với những giá
trị văn học tuyệt vời!
Mong rằng "thơ Phạm Ngọc Thái" sẽ
được người đời ( trong và ngoài nước ) thưởng thức, đánh giá một cách trân
trọng, đúng mức.. "
NGUYỄN KHÔI - Hội nhà văn Hà Nội
(trích đăng trên báo Người Hà
Nội - số 28)
B. TẦM VÓC "TUYỂN THƠ
CHỌN LỌC" PHẠM NGỌC THÁI
Sách dày 368 trang với 215 bài thơ tự do
hiện đại các loại. Cấu trúc Tuyển Thơ chia ra thành 5 phần:
- Phần đầu và cuối là 122 bài thơ
tinh
- Thơ khóc con 20 bài
- Thơ viết ở nước ngoài 19 bài
- Thơ đời " 54 bài.
Nói về
tầm vóc của một "tác phẩm thi ca lớn" ? Nó "lớn" không phải
vì độ dầy của tập sách. Cũng chưa phải vì số lượng bài "thơ tuyển
chọn" nhiều... mà vì cái HAY có được trong các bài thơ, tạo nên Tầm Vóc
Lớn của tác phẩm!
(Xin
mở ngoặc nói thêm: Bên cạnh Đại thi hào Nguyễn Du và Nguyễn Trãi (dựa theo tác
phẩm "Ba thi hào dân tộc" của Xuân Diệu) - Thơ ca Hồ Xuân
Hương chỉ vẻn vẹn trong khoảng năm mươi bài, nhưng Bà vẫn được
đánh giá thuộc mấy nhà thơ lớn nhất của Việt Nam ).
BÌNH LUẬN TIẾP VỀ THƠ PHẠM NGỌC
THÁI
Vì "Tuyển thơ chọn lọc" là thi
tuyển được tinh chọn trong suốt cuộc đời nhà thơ Phạm Ngọc Thái ! Cần phải được
trình bầy, dẫn giải bằng cả một quyển sách mới mong sự thỏa đáng. Cho nên,
trong một bài viết ngắn - Tôi chỉ xin tóm bắt một số khía cạnh có tính chất
giới thiêu tác phẩm. Tổng hợp bài viết các tác giả trong đương đại từ chục năm
qua, đã bình luận về thơ hay của anh ! Nêu lên những nhận thức riêng
mình.
"Tuyển
thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các
loại: Từ thi pháp thơ hiện thực, đến tượng trưng, nhiều bài pha trộn màu sắc
thơ siêu thực - Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên
vô vàn những áng thi ca giàu cảm xúc, huyền thẳm, sâu sắc.
Nhà
bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc, trong tiểu luận với nhan đề: PHẠM NGỌC THÁI
CHÂN DUNG MỘT NHÀ THƠ TÌNH LỚN CỦA DÂN TỘC, đã viết:
"Thi
ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý
tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay
mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu
thơ. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh được hòa trộn trong khuynh hướng
của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điển
hình là thuyết " tương ứng cảm quan" của nhà thơ tương trưng bậc
thấy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) lúc đó chủ xướng".
(Trích Tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời
đại", xuất bản 2014)
Đặc biệt là thơ tình của anh, nhà văn Nguyễn
Khôi viết:
"...Thơ tình Phạm Ngọc Thái viết với một
dung lượng lớn tới vài trăm bài.... Từ trữ tình kiểu Xuân Diệu đã vượt
lên cái tượng trưng, siêu thực của Bích Khê... ".
Hơn hai
trăm bài thơ tự do hiện đại trong "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái
rất phong phú và đa sắc. Tôi chưa thấy có nhà thơ nào sáng tác được nhiều thơ
tình hay đến thế ! Nếu thống kê thì phải có tới mấy chục bài đạt loại thơ tình
thật hay, có khả năng sống trường tồn trong nền văn học nước nhà. Mỗi bài hay
một vẻ nhưng đều có thể làm rung cảm trái tim đời !
Những
năm qua, các tác giả bình thơ đặc sắc và hay của anh, đăng trên các trang mạng
Việt cũng nhiều. Sau đó được nhà thơ chọn lọc, cho xuất bản thành
sách. Thí dụ:
*
Trong tập " Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại ", 2014 -
Có cả thẩy 32 bài bình thơ hay và tiểu luận chân dung của 30 tác giả viết về
anh.
* Cuốn
"Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam ", Nxb
Thanh niên 2019: có thêm 7 bài bình thơ và tiểu luận của 7 tác giả khác.
Đến nay, tổng cộng có tới 39 tác giả là các
nhà giáo, văn nghệ sĩ... với trên 40 bài viết về nhà thơ ! Còn không ít các bài
thơ hay khác của anh được dư luận ca ngợi, chưa có người bình.
Tôi đã đọc hầu hết các bài bình thơ ấy, qua
các tập sách đã xuất bản của anh:
* Cô giáo Nguyễn Thi Xuân dạy văn tại
Trường THPT Ba Đình, Hà Nội - Bình và đánh giá bài thơ "Anh vẫn về
theo dòng lệ em tiếc nuối" hay vào hàng kiệt tác thơ tình ! Cô giáo
ví bài thơ của Phạm Ngọc Thái hay tựa như bài "Hai sắc hoa ti-gôn"
của nữ sĩ TTKH. nổi tiếng trên thi đàn thơ Việt năm xưa.
Khi
" Tuyển thơ chọn lọc " ra đời - Nhà văn Nguyễn Khôi thì
khen: "Phạm Ngọc Thái, nhà thơ tình số 1 Hà Thành "!
Còn nhận thức của tôi: "Không chỉ
riêng với Hà Thành - Phạm Ngọc Thái là nhà thơ tình số 1 của thi ca đương
đại Việt Nam !".
CÁCH THỨC PHÂN LOẠI THƠ HAY TRONG TÁC PHẨM
* Trước hết, thơ hay phải là loại thơ có
khả năng tồn tại trường cửu với tháng năm - Yếu tố cơ bản để nhận định tầm vóc
tác phẩm.
(Không phải
là loại thơ chỉ có khả năng sống một thời, hoặc chỉ có giá trị làm văn nghệ, cổ
động chính trị ):
- Thứ nhất: Thơ
tuyệt hay ?
* Thí
dụ: Đây thôn Vỹ Dạ ( Hàn Mặc Tử ), Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan ), Hai
sắc hoa ti-gôn ( T.T.KH ), Thu Điếu ( Nguyễn Khuyến ),
Thương vợ ( Tú Xương ), Tranh lõa thể ( Bích Khê ), Làm lẽ - Cảnh thu ( Hồ
Xuân Hương ) - Là thơ tuyệt hay !
- Thứ nhì: Những bài giữa thơ hay và tuyệt
hay !
Ví
dụ về loại thơ thứ nhì này - Hàn Mặc tử có ba bài thơ được văn đàn đánh
giá hay.
* Trong đó,
bài "Đây thôn Vỹ Dạ" hay nổi tiếng nhất. Đời bình luận
nhiều hơn cả: Là thơ "tuyệt hay" !
* Hai bài "Mùa xuân chín" và "Bẽn lẽn" hay nhưng
kém hơn chút, thuộc hàng: Giữa "thơ hay" và "tuyệt hay" !
- Thứ ba: Khá hay và thơ hay" !
(Phân chia
như thế để chọn các loại thơ hay đỡ khó quá! Vì sự hay mỗi bài một kiểu? Cao
thấp... cũng không bài nào giống bài nào cả?)
NHỮNG BÀI THƠ HAY CỦA "TUYỂN THƠ CHỌN
LỌC"
1/. Thơ tuyệt hay - Có 5 bài:
* Anh
vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối / Người đàn bà trắng / Váy thiếu
nữ bay / Vĩnh biệt con yêu / Làm ma em vợ.
2/. Giữa thơ hay và thơ tuyệt hay - Có 7 bài:
* EM
sống mãi bên anh / Tiếng anh gọi (viết theo giọng thơ điên Hàn Mặc Tử)
/ Em về biển / Anh đứng nhìn theo bóng chim câu /
Thương con và lời cầu nguyện thế nhân / Tiếng hát đời thường
/ Em bán xoài.
3/. Khá hay và thơ hay - 26 bài:
- Ký ức mùa thu /
Khoảng trôi trong lá / Em nghe/ Anh đau xé lòng
đành quay gót / Phố thu và áo trắng / Biển hát
/ Sáng thu vàng / Sáng xuân nay / Anh vẫn
ở bên Hồ Tây / Khóc bên Hồ Núi Cốc / Con đường phượng
đỏ / Em ơi ! Thành phố lại mưa / Mưa bay trong tiếng
chuông / Bên nấm mồ con / Những kỉ niệm bên con/
Nỗi trăn trở người đi tìm vàng / Xem tranh bán lõa thể
/ Khóc Hàn Mặc Tử / Đêm tóc đá / Một góc
Hồ Tây / Em là người tình của lính / Người thôn nữ miền
sông nước / Đêm nay trời lại không mưa / Đêm thu phố
vắng / Thời áo trắng / Dưới hàng sấu đêm và con phố
nhỏ.
* Tổng cộng Thơ hay các loại trong "Tuyển thơ
chọn lọc" Phạm Ngọc Thái là 38 bài.
Bạn đọc nào muốn thưởng lãm tác phẩm bất hủ
của nhà thơ, mà chưa có sách ? Hãy tìm đọc trên Website của Việt Nam Thư Quán!
(Nhà thơ đã
cho đăng cả Tuyển thơ ở đó ) - Mở qua link sau đây:
TÁC GIẢ KHẲNG ĐỊNH VỀ TÁC PHẨM CỦA
MÌNH
Khi
"Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngoc Thái, Nxb Hồng Đức 2019 xuất bản
- Ngày 26.12.2019, nhà thơ đã gửi một lá thư (kèm theo tác phẩm) cho
ông PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện văn học Việt Nam cùng
Ban chấp hành HNVVN - Khẳng định về tầm vóc "Tuyển thơ chọn lọc" của
mình! Lá thư dài hai trang giấy - Cuối thư, viết như sau:
"...
với "Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái - Nay tôi đã ngoài 70 xuân,
sức khỏe cũng không tốt, chắc chẳng còn sống được bao lâu nữa? Nếu để cho tôi
được nói lên tiếng nói từ trong thẳm sâu tâm tư của lòng mình, thì tôi xin nói
rằng: Trong văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ Việt Nam
đã có một Nguyễn Du - Thì thơ ca tự do hiện đại Việt Nam, cũng có Phạm Ngọc
Thái: Vâng, tôi tin chắc như vậy! Đó chính là "Tuyển thơ chọn lọc"
này.... ".
Toàn bộ
lá thư cũng được nhà thơ cho in ngay ở trang đầu tác phẩm đăng trên
Website Việt Nam Thư Quán!
(Bạn đọc bốn
phương có thể mở đọc trong link vừa dẫn trên)
Đây
không phải là lời tuyên bố chung chung trong cộng đồng ? Mà là tuyên bố của nhà
thơ trước ông Viện trưởng Viện văn học VN... với bao nhiêu tiến sĩ, giáo sư của
Viện - Một cơ quan đầu não Quốc gia nghiên cứu về văn chương !
Đồng
thời, trước Ban chấp hành với hàng trăm nhà văn, nhà thơ HNVVN.
-
Báo chí, truyền hình trong tay họ ! Đâu có phải là các ông phỗng, bù nhìn rơm
ngoài ruộng ? Để cho một nhà thơ cùng những tác phẩm để đời, giữa đất thủ đô
ngàn năm văn hiến... sừng sững tháng năm, khẳng định tên tuổi của mình !? Với
các tập sách:
- " PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG
NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI, 2014.
- " PHẠM NGỌC THÁI CÁNH ĐẠI
BÀNG CỦA THI CA
ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ",
Nxb Thanh niên 2019.
Đúng như nhà văn Nguyễn
Khôi đã nhận định về anh, rằng: " ... Nguyễn Khôi
có cảm tưởng về tính cách như thấy ở Phạm Ngọc Thái
một Vladimir Maiakovsky Việt Nam: Hiên ngang đứng trên tầm thời
đại, dám tự khẳng định mình bằng những bài thơ, dòng thơ trữ tình... " .
Tôi cũng xin đưa ra nhận định của riêng mình:
Với "Tuyển thơ chọn lọc" - Phạm Ngọc Thái có chân dung
một nhà thơ lớn ! Ngôi sao sáng của thi ca đương đại Việt Nam ! Anh
đã sáng tác được rất nhiều thơ hay, bất hủ - Thuộc hàng kiệt xuất thơ tình !
NGUYỄN THỊ HOÀNG
Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm
* Quí vị nào muốn trao đổi hoặc muốn có trên tay tập sách thi ca
"có một không hai" của nhà thơ!
- Hãy liên hệ với anh qua
facebook theo đường link sau:
Cuối cùng - Tôi xin giới thiệu hai bài thơ tình đặc sắc điển hình, rút trong
"Tuyển thơ chọn lọc" Phạm Ngọc Thái
-
Được tác giả sáng tác bằng hai thi pháp thơ hiện thực và tượng trưng khác
nhau ! Mời bạn đọc thưởng lãm:
ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI
Em nói với tôi rằng: " Muốn có một
đứa con…"
Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm
Năm tháng dáng hình em hiển hiện
Năm tháng dáng hình em hiển hiện
Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi !
Người thục nữ tôi yêu những năm cuối
cuộc đời
Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ
Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ
Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm
Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn
Tóc cũng bạc đôi phần, dẫu tim còn
khao khát
Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức
Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu…
Thì đời này, em ạ ! Có trớ trêu
Nhưng ta đã bên nhau, sưởi ấm ngày đông
rét
Anh hôn lên đôi môi em như một vầng
trăng khuyết
Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh
Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái
tim
Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt
Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát
Có rời chốn dương trần, anh không chết
đâu em !
Chỉ hóa kiếp mình tiếp cuộc trường sinh
Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong
nhân thế
Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ
Với mối tình nồng thắm của em yêu
Nếu giây phút nào em lạc bến cô liêu !
Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng
Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng
Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau
Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu
Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục
Thời trai trẻ phong trần qua chiến tranh
loạn lạc
Khi tuổi già có vợ vẫn cô đơn !
Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái
đầu xanh
Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới
Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối
Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu…
Hà Nội, 6.9.2018
( chiều thu năm Mậu Tuất )
NGƯỜI
ĐÀN BÀ TRẮNG
Người đàn bà đi trong mưa rơi
Chứa một trời thầm như hoa vậy...
.Tặng Bích Đào
*
Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng !
Em đi,về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xõa ngang vai mái hất tơi bời
Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai !
Người đàn bà, ai mà định nghĩa ?
Đường xưa đó về đây, em ơi !
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa
Em không biến thành đá để hóa Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con-đường-lông-ngỗng-trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau
Vết thương lòng không dễ đã lành
đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình, anh lại viết về em !
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
PHẠM NGỌC THÁI
* Sau đây là nguyên bản "Tuyển thơ
chọn lọc" Phạm Ngọc Thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Do chính nhà thơ đã cung cấp!
- Trang
chủ có thể gửi tặng những độc giả nào muốn thưởng lãm tác phẩm hay của anh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét