Ban tuyên huấn chụp ảnh kỷ niệm với Bộ chỉ huy Sư đoàn 338 năm 1979. Từ trái qua phải hàng đứng Hoàng Ngọc Bích, Trần Mỹ Giống (hai người không đội mũ) đứng bên nhau.
Năm 1979 nổ ra cuộc chiến chống giặc bành trướng Trung Quốc
xâm lược. Hồi ấy tôi làm trợ lý tuyên huấn trực tiếp phụ trách công tác câu lạc
bộ sư đoàn 338. Anh Hoàng Ngọc Bích cùng trợ lý tuyến huấn với tôi lo công tác
tuyên truyền. Hoàng Ngọc Bích viết một câu chuyện có thật (bây giờ gọi là bút
ký) nói về cuộc chiến chống giặc Trung Quốc năm 1979.
Đại
để câu chuyện kể về một nữ quân y thuộc sư đoàn 347 tên là Nhạn có bố là liệt
sĩ chống Pháp, anh trai là liệt sĩ chống Mỹ. Ngày 17 – 2 – 1979 giặc Trung Quốc
bất ngờ tấn công ta trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung. Quân ta do bị bất
ngờ nên ngay từ đầu đã thương vong nặng nề. Trạm quân y của Nhạn bị giặc tấn
công giết hại thương binh và các bác sĩ, y tá không từ một ai. Cô y tá Nhạn bé
nhỏ, mới nhập ngũ, hiền lành, đã kiên cường dùng súng tiểu liên AK và lựu đạn
chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ thương binh…
Khi bài ký được trình lãnh đạo duyệt thì bị cấm
phổ biến với lý do nội dung gây bi quan tiêu cực làm ảnh hưởng tinh thần chiến
đấu của chiến sĩ, nếu cứ tuyên truyền sẽ bị kỷ luật.
Tôi bảo Hoàng Ngọc Bích: “Tôi thấy bài viết của ông rất hay.
Câu chuyện mang tính chân thật cụ thể rất cao, có tác dụng ca ngợi truyền thống
hy sinh vì Tổ quốc, khích lệ lòng căm thù giặc của chiến sĩ… Ông cứ gửi lên Đài
tiếng nói Việt Nam
xem sao… Hoàng Ngọc Bích gửi bài đi mấy hôm thì có điện báo cho tác giả biết
“Câu chuyện về Nhạn” đã được Tất Đạt chuyển thể thành kịch truyền thanh và sẽ
phát vào buổi văn nghệ quân đội 6 giờ sáng ngày chủ nhật… Hoàng Ngọc Bích vui
nhưng cũng rất lo. Tôi bí mật kiểm tra, trực tiếp tổ chức loa đài truyền thanh
sư đoàn thật tốt, đúng giờ phát thanh văn nghệ quân đội mới mở loa hết công
suất cho toàn bộ các phòng ban nghe…
“Câu chuyện về Nhạn” được đông đảo cán bộ chiến sĩ sư đoàn
chăm chú nghe và khích lệ. Dù đã đọc câu chuyện trước, tôi nghe mà rưng rưng
xúc động…
Câu chuyện do đài trung ương phát nên lãnh đạo không thể kỷ
luật tác giả và người mở loa tuyên truyền…
Việc làm đã rồi này của tôi là một trong những nguyên nhân
tôi không được phong hàm theo chức sau đánh Tàu, và dẫn đến việc tôi bất ngờ ra
quân trở về Trường Đại học…
Hơn bốn mươi năm qua đi, nhớ lại việc này tôi không hề hối
tiếc, mà rất vừa lòng với việc mình đã làm.
Từ ngày ra quân tôi không có dịp gặp Hoàng Ngọc Bích. Tôi nói
lại chuyện này với mong mỏi tình cờ anh Hoàng Ngọc Bích đọc được hay một ai đó
biết thông tin cho anh Hoàng Ngọc Bích để tôi gặp lại người bạn một thời đồng
cam cộng khổ trong cuộc chiến chống giặc Trung Quốc xâm lược năm 1979…
17 – 2 – 2020
Trần Mỹ Giống
Chào bác Trần Mỹ Giống, chuyện thạt cảm động. Tôi cũng ở F338, song phục viên năm 1977, có tin 2/1979 có một trung đoàn của F338 đánh sang đất Trung Quốc, bác có thông tin gì về chuyện này cho tôi biết với. Cảm ơn bác, chúc bác sức khỏe, mọi điều như ý.
Trả lờiXóaĐúng vậy bác Cường a.
Trả lờiXóa