Thiếu nữ. Tranh: Đặng Sơn Nam
Bài
thơ "Ở lại" là một trong số các bài thơ tình hay của nhà thơ Đặng
Xuân Xuyến! Ngôn từ và hình ảnh trong bài thơ thật bạo liệt và táo bạo, đậm chất
phồn thực nhưng không hề mảy may khiêu dâm, tục tĩu.
Ở
LẠI
Thì cứ lại đây. Ngồi xuống
đây
Nhấp chén rượu thơm ủ lâu
ngày
Ngoài kia mưa gió nhiều như
thế
Ở lại đi em. Mai hãy về.
Ta biết sự đời cũng nhiêu khê
Mười hai bến nước lắm ê chề
Em về hay ở đều như thế
Ngang dọc miệng đời chẳng bớt
chê.
Thôi ở lại đây. Nghỉ lại đây
Ngực ta làm gối thật êm dầy
Tay ta làm nệm nhung rất ấm
Em quấn thân ta tựa chăn mềm.
Ta muốn đêm này em với ta
Quyện từng hơi thở trộn thịt
da
Ưu phiền cứ mặc trôi theo gió
Nào hãy cùng ta dạo bến mơ.
Hà Nội, chiều 04.09.2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
(In trong tập CƯỠNG XUÂN; Nhà
xuất bản Hội Nhà Văn 2017)
Thơ
tình của Đặng Xuân Xuyến hay đề cập đến những khía cạnh rất nhạy cảm trong tình
yêu, không mơn trớn mon men với trăng sao mây gió, nhớ nhung, thề non hẹn biển
như đa số thơ tình của các nhà thơ khác. Thơ tình của Đặng Xuân Xuyến là những
ngôn từ, những thi ảnh trần trụi với những biểu hiện cụ thể của: cắn, cấu, ghì,
xiết, rên, la... trong chuỗi hành động ân ái yêu đương, nhưng cho dù ngôn ngữ
có táo bạo, nóng bỏng, gợi dục tính thế nào thì câu chữ Đặng Xuân Xuyến dùng vẫn
tinh tế, đẹp và nhân văn, không hề gợn chút khiêu dâm ân ái thân xác tầm thường.
Đó là đặc trưng rất riêng của thơ tình Đặng Xuân Xuyến.
Lấy
ví dụ ở bài thơ khác, đó là bài thơ "Tình Nở". Cũng với những ngôn từ
bỏng cháy khát yêu, tưởng nhà thơ chỉ mô tả những ham muốn trần trụi về thể xác
để diễn tả thoả cơn khát yêu của Thị Nở - Chí Phèo nhưng ngẫm kỹ chút thôi thì
những ngôn từ ấy không hề dung tục, không hề khiêu dâm mà rất giàu tính nhân
văn. Câu "Giả ngây Nở để Chí đè cưỡng yêu" là câu thơ rất sáng với 2
từ "giả ngây" giàu tính nhân văn. Nhờ 2 từ "giả ngây" mà Thị
Nở không ngốc nghếch thô kệch và dở hơi như trong nguyên tác của nhà văn Nam
Cao. Thị Nở trong "Tình Nở" khôn hơn, e lệ phụ nữ hơn, biết giấu đi sự
khao khát ái tình khi được "Chí đè cưỡng yêu". Với 2 chữ "giả
ngây" này Thị Nở được thoát xác thành một người phụ nữ tinh ranh và rất là
đời.
Khi
bình về bài thơ “Tình Nở”, nhà Phê bình Văn học Châu Thạch có những nhận xét rất
tinh tế, công tâm:
“Tình
Nở là một bài thơ cho ta hai cảm xúc. Cảm xúc ở tâm hồn đem đến cho
ta cảm nhận hương vị của một mối tình bình dân, chân chất và mộc
mạc. Cái hương vị đó ta không tìm thấy khi đọc chính truyện của nhà
văn Nam Cao. Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã đặt vào trong sáu câu thơ ngắn
của mình những từ ngữ thích đáng như “ơn trời”, “giả ngây”, “cưỡng
yêu”, “hương tình”, “vẫn tươi” để thi vị hóa cái đêm hôm đó, làm cho
Tình Nở gây hình ảnh đẹp trong thơ và tạo ấn tượng đẹp trong lòng
bạn đọc. Cái cảm xúc trong tâm hồn mà tác giả tạo ra trong thơ làm
cho sự cảm xúc trong xác thịt bớt đi tính dục. Từ đó hơi nóng tình
dục chảy trong người khi nhớ lại cảnh ái ân đầy bản năng dưới trăng
không còn lõa lồ khó nhìn nữa, mà nó trở nên một bức tranh nghệ
thuật tả chân.
Có
thể nói, Tình Nở của Đặng Xuân Xuyến đã cô đọng thi đề, thi tứ, thi
ý trong những câu thơ súc tích. Thơ ngắn nên sức khái quát thật cao.
Sự lựa chọn để miêu tả những khoảng khắc dồn nén thật đúng lúc và
tuyệt vời. Bài thơ cũng tạo một cái nhìn mới vào truyện ngắn Chí
Phèo mà từ lâu, đã được giảng dạy ở học đường theo một định hướng
không hoàn toàn của nó.”
Khi
đọc tập thơ tình "Cưỡng Xuân" của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ,
nhà nghiên cứu Kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm cũng đã có những cảm nhận thú vị:
"Thơ của Đặng Xuân Xuyến chưa đến bực tài hoa, mà là thơ của nỗi lòng,
tình yêu và sự đớn đau trong tình yêu nâng hồn anh thành cánh chim bay đến phía
sau của chân trời tình yêu và trở về với hồn quê - Đất nhãn Hưng Yên:
Về
đi em! Về ngắm trăng buông
Câu
mái đẩy lèn sâu ký ức
Dựa
vai anh ngắm đời rất thực
Cổ
tích trầu cau đã hết nhựa rồi..
Nếu
có tài họa sĩ, tôi sẽ vẽ bức tranh đồng quê, có đôi trai gái ngồi ngắm trăng
buông. Cô gái tựa vào vai chàng trai, ngắm trăng trời và nghe trăng ở lòng thổn
thức. Nhưng vẽ “Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi” thì thật khó. Chỉ có thơ, hồn
thơ quê của Đặng Xuân Xuyến mới vẽ được. Tôi nhắm câu thơ này cho rượu thơm
hương".
Sáng
nay, 28 tháng 2 năm 2022, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến post bài thơ "Ở lại"
lên album "Thơ đã xuất bản" trên trang facebook cá nhân, có khá nhiều
lời bình luận khen ngợi bài thơ này. Bình luận của nhà thơ Thái Chung khái quát
rất chính xác về bài thơ "Ở lại" và dòng thơ tình của Đặng Xuân Xuyến:
"Thơ
tình của Đặng Xuân Xuyến trần trụi nhưng tinh tế, mạnh bạo nhưng đời thường, nhạy
cảm nhưng không tục.
Tóm
lại (bài thơ Ở Lại), tuyệt, đậm chất Đặng Xuân Xuyến.".
Hay
cảm nhận nhanh của nhà thơ Trịnh Thị Nhâm:
"Tôi
mê thơ tình của Đặng Xuân Xuyến. Đẹp! Không phải cái đẹp ngôn từ mỹ miều, những
lời có cánh, mà cái đẹp rất thật, rất đời. Yêu với niềm đam mê hừng hực, cháy bỏng,
quyết liệt. Ngay cả những câu từ tả chân về sự đụng chạm hoà quyện về thể xác vẫn
đẹp đẽ, toả sáng, ta không hề thấy bợn chút dung tục. Bài thơ rất tuyệt!"
Viết
về những ham muốn ân ái xác thịt với ngồn ngộn những ham muốn dục tính, những
khát khao nóng bỏng của tình dục:
-
"Thôi ở lại đây. Nghỉ lại đây
Ngực
ta làm gối thật êm dầy
Tay
ta làm nệm nhung rất ấm
Em
quấn thân ta tựa chăn mềm."
-
"Ta muốn đêm này em với ta
Quyện
từng hơi thở trộn thịt da"
nhưng
câu chữ Đặng Xuân Xuyến dùng lại hết sức thanh tao không gợi những ham muốn nhục
dục thấp hèn nên đọc thơ anh người đọc thấy tâm trạng sảng khoái thanh bai.
Có
lẽ "Ở lại" là một trong số ít bài thơ tình của Đặng Xuân Xuyến không
cùng lúc rơi vào 2 tâm trạng đối nghịch của nhân vật trữ tình trong thơ: yêu
hay không yêu? nóng bỏng khát khao yêu và tái tê băng giá vì yêu như thường thấy
trong thơ tình của anh.
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng
công ty 319 Long Biên - Hà Nội. Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét