TRANMYGIONG.BLOGSPOT.COM
Chuyện đạo văn, thậm chí phải gọi là chép văn thì tôi gặp nhan nhản hàng ngày. Tôi cũng nhiều lần phải ngả mũ chào văn của chính mình mà người khác ký tên tác giả, đến mức phát chán. Đáng buồn là chuyện đạo văn lại thường xảy ra trong giới nghiên cứu phê bình, các tác giả có học hàm, học vị, hội viên Hội nhà văn… Có tác giả cứ vô tư đạo tư liệu và thậm chí chép bài của tác giả khác trên mạng, trong sách báo để in vào sách của mình hoặc mình đồng tác giả. Các vị chịu trách nhiệm biên tập thì hoặc vô trách nhiệm, hoặc kiến văn thấp hẹp mà không phát hiện đạo văn, vô tình đồng lõa với đạo văn... Đạo văn đã thành bệnh ung thư ở nước ta rồi chăng?
HỘI
NHÀ VĂN VN NÓI GÌ VỀ NGHI ÁN TÁC GIẢ TRẺ ĐẠO VĂN?
Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trao giải
thưởng Tác Giả Trẻ vào ngày 9/1 rất long trọng, vì có sự tham dự của Chủ tịch
nước Nguyễn Xuân Phúc. Hội Nhà văn Việt Nam có sự đồng hành tài trợ kinh phí của
Tập đoàn Thaco để thiết lập giải thưởng Tác Giả Trẻ theo tiêu chí riêng.
Thế nhưng, ngay lần đầu tiên Hội Nhà văn
Việt Nam trao tặng giải thưởng Tác Giả Trẻ đã xảy ra vụ ồn ào liên quan đến cuốn
sách “Phê bình phân tâm học phía những ám ảnh nghệ thuật” của Vũ Thị Trang.
Ngày 24/1, Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh – Trưởng phòng Văn học Việt Nam đương đại của Viện
Văn học đã gửi đơn đề nghị đến Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam với yêu cầu
“xem xét vấn đề vi phạm bản quyền tác giả của Vũ Thị Trang, xem xét lại việc
trao giải thưởng Tác giả Trẻ cho Vũ Thị Trang để đảm bảo liêm chính khoa học và
đạo đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu khoa học”.
Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh cho biết đề tài
nghiên cứu khoa học của mình đã bị tác giả Vũ Thị Trang (cũng có học vị Tiến
sĩ) đưa vào cuốn sách “Phê bình phân tâm học phía những ám ảnh nghệ thuật” từ
trang 199 đến trang 272. Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh khẳng định “nội dung cơ bản ở phần
3 của cuốn sách vẫn là những phần tôi đã viết, trong đó có đoạn tôi đã công bố
trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 10/2015 và trong bài Trả lời phỏng vấn đăng
trên trang Zingnew ngày 11/6/2018”.
Đồng thời, Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh cũng gửi
kèm cho Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam những tài liệu liên quan. Thế nhưng,
chờ đợi mãi không thấy phản hồi, Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh đã sốt ruột lên tiếng trên
trang Facebook cá nhân vào ngày 14/3, khiến dư luận dậy sóng.
Sau một ngày công chúng xôn xao xung quanh
cuốn sách “Phê bình phân tâm học phía những ám ảnh nghệ thuật” bị tố đạo văn,
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có “Thông báo về Giải thưởng Tác giả trẻ
2021” vào tối 15/3.
Hội Nhà văn Việt Nam tuyên bố: “Với Giải
thưởng Tác giả trẻ, các hội đồng sơ và chung khảo đã thực hiện đúng quy trình
và qui chế giải thưởng. Quan điểm của BCH Hội Nhà văn Việt Nam là luôn bảo vệ sự
trung thực, minh bạch, độc lập trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật; không chấp
nhận và kiên quyết phản đối những sản phẩm vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, là tổ chức hội nghề nghiệp, Hội Nhà văn Việt Nam không có chức năng
và thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về vi phạm bản quyền tác phẩm văn học.
Vì vậy, Ban chấp hành Hội Nhà văn đã làm việc với một số cơ quan hữu quan đề
nghị phối hợp làm rõ những nội dung Tiến sĩ Đỗ Hải Ninh đề cập trong Đơn đề nghị.
Hiện nay, công việc này đang được khẩn
trương tiến hành. Ngay sau khi những vấn đề trên được làm sáng tỏ, Hội Nhà văn
Việt Nam sẽ có quyết định phù hợp với quy định của pháp luật, thể lệ Giải thưởng
Tác giả trẻ và thông báo rộng rãi tới bạn đọc”.
Nguồn: NNVN
http://trannhuong.net/.../hoi-nha-van-vn-noi-gi-ve-nghi...
………………………………
VÌ SAO NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA
TÔI “XUẤT HIỆN” TRONG SÁCH “PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC PHÍA CỦA NHỮNG ÁM ẢNH NGHỆ
THUẬT” CỦA TS. VŨ THỊ TRANG? / Đỗ Hải Ninh
PHẦN
1:
1.Mãi đến tận tháng 1 năm 2022 tôi mới
tiếp cận được cuốn sách "Phê bình phân tâm học phía của những ám ảnh nghệ
thuật" của Vũ Thị Trang – cuốn sách nhận tặng thưởng của Hội đồng Lý luận
phê bình VHNT giành cho các tác phẩm LLPB VHNT xuất bản năm 2020 và nhận giải
Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ nhất, năm 2021. Khi đọc đến Phần
III “Ám ảnh tự do - xung đột giữa những cái tôi trong tự truyện Việt Nam đương
đại” (tr.199 - tr. 272) thì tôi “tá hỏa” vì trong phần này Vũ Thị Trang đã lấy
rất nhiều kết quả nghiên cứu của tôi trong đề tài cấp Bộ “Tự truyện và tiểu
thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” nghiệm thu năm 2019 mà
không hề chú thích hay xin phép tôi.
2.Từ tháng 11 năm 2017, tôi nhận được
email của Vũ Thị Trang mời tham gia đề tài cấp Bộ “Tự truyện và tiểu thuyết Việt
Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” do Vũ Thị Trang làm chủ nhiệm, các
thành viên tham gia là Đỗ Lai Thúy, Đỗ Hải Ninh, Nguyễn Mạnh Tiến, Nông Thị
Nhung, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, tổ chức chủ trì đề tài là Học viện Khoa học xã hội
(Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) (Ảnh 1). Tháng 7 năm 2018 tôi gửi Trang 2 nội dung
thanh toán theo như Thuyết minh và dự toán kinh phí. Sau đó, để hướng tới mục
tiêu xuất bản chuyên luận mà Trang đề ra, tôi đã suy nghĩ, góp ý điều chỉnh về
nội dung chương 2 cho phù hợp với mục tiêu khoa học và cấu trúc tổng thể của đề
tài (Ảnh 2). Trang đã gửi email nhờ tôi viết phần này và khẳng định là xong đề
tài sẽ in một cuốn chuyên khảo “phần ai viết thực chất vẫn để đúng tên người ấy.
Phần kinh phí thì trừ kinh phí ngoài và các tọa đàm sẽ chia 3 đúng như dự kiến
ban đầu” (tôi nhấn mạnh) (Ảnh 3). Tôi đã viết toàn bộ phần “Tự truyện Việt Nam
đương đại nhìn từ phê bình phân tâm học” và đã gửi cho Trang qua email phần viết
này (file 50 trang) ngày 21.2.2019. Trang nhận phần viết này với lời nhắn “em
nhận được rồi, thôi em cứ ốp nguyên si vào nhé, hôm nào đi bảo vệ chị qua nghe
với em xem có ai góp ý gì về chị em chỉnh sửa vậy”(Ảnh 4) và Trang đã đưa toàn
bộ phần này vào chương 2 của Báo cáo tổng hợp để đưa nghiệm thu cấp Học viện
Khoa học xã hội.
Sau khi nghiệm thu đề tài cấp Học viện
KHXH, nhận được góp ý của Hội đồng, tôi đã tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa và liên
tiếp gửi lại cho Trang các bản bổ sung, chỉnh sửa để nghiệm thu cấp Viện Hàn
lâm KHXH. Trong Báo cáo tổng hợp của đề tài “Tự truyện và tiểu thuyết Việt Nam
sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” khi đưa ra nghiệm thu tại Hội đồng cấp
Viện Hàn lâm KHXH, mặc dù Trang có điều chỉnh tên các mục, viết thêm vài đoạn
nhưng nội dung cơ bản của chương 2 “Tự truyện Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê
bình phân tâm học” là do tôi viết.
3.Sau khi nghiệm thu đề tài, Vũ Thị
Trang đã đưa công trình tập thể này in tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội với tên
sách là “Phê bình phân tâm học: Phía của những ám ảnh nghệ thuật” nhưng chỉ đề
tên một mình Vũ Thị Trang là tác giả trên bìa sách. Chương 2 tôi viết trong đề
tài Trang đã đổi tên khác, đảo vị trí các đoạn văn và thêm thắt một số đoạn mà
không hề xin phép và gửi lại văn bản để tôi xem. Nội dung cơ bản vẫn là những
phần tôi đã viết, trong đó có đoạn tôi đã công bố trên Tạp chí Nghiên cứu văn học
số 10/2015 (Ảnh 5) và trong bài Trả lời phỏng vấn đăng trên trang Zingnews ngày
11/6/2018 (Ảnh 6) nhưng cả cuốn sách Vũ Thị Trang không hề có một dòng chú
thích về việc lấy phần viết của tôi trong đề tài cấp Bộ đưa vào sách cá nhân.
Trong ảnh và link dưới đây chỉ là vài đoạn đã công bố trên báo chí - một phần
nhỏ so với hơn 40 đoạn văn (khoảng hơn 11.700 chữ (mười một nghìn bảy trăm chữ)
Trang lấy từ chương 2 tôi đã viết trong đề tài cấp Bộ, có đoạn dài tới 2-3
trang.
Từ khi sách ra, Trang không trao đổi gì
và không gửi sách cho tôi. Khi tôi nói rằng tôi vẫn chưa nhận được sách thì Trang
trả lời sách phát hành hết rồi, không biết tìm mua sách của mình ở đâu, “không
còn sách để tặng những người quan trọng nhất”(!). Đến tháng 1/2022 tôi mới tiếp
cận được cuốn sách này và phát hiện Trang đã sao chép nhiều đoạn, nhiều trang từ
phần viết của tôi đưa vào sách cá nhân.
Link bài trả lời phỏng vấn của Đỗ Hải Ninh trên Zingnews từ tháng 6/2018: https://zingnews.vn/tu-truyen-khong-can-than-se-thanh-tu...
PHẦN 2:
1.Đề tài cấp Bộ “Tự truyện và tiểu thuyết
Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” được thực hiện trong 2 năm và
tôi chỉ viết chương 2 “Tự truyện Việt Nam đương đại nhìn từ phê bình phân tâm học”
nhưng quá trình nghiên cứu không hề đơn giản. Từ lúc gửi sản phẩm đầu tiên là 2
nội dung chuyên đề thanh toán được ghi trong Hợp đồng đến Báo cáo tổng hợp cuối
cùng trước lúc nghiệm thu, tôi đã gửi cho Trang nhiều văn bản, mỗi lần đều có
chỉnh sửa, bổ sung (bản gửi ngày 27.7.2018, bản gửi ngày 21.2.2019, bản gửi
ngày 20.5.2019, bản gửi ngày 1.6.2019).
Cấu trúc chương mục trong Thuyết minh đề
tài của Vũ Thị Trang được Viện Hàn lâm KHXH VN phê duyệt ngày 8.6.2017, 43
trang, gồm 3 chương: Chương 1: Ba khuynh hướng phê bình phân tâm học; Chương 2:
Hình tượng tác giả trong tự truyện Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm
học tiểu sử; Chương 3: Ám ảnh nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam Việt Nam
sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học văn bản. Chương 2 trong Thuyết minh đề
tài của Trang (từ tr.32 -34) có cấu trúc như sau (Ảnh 1, 2,3,4,5,6), :
2.1. Ý thức về cái tôi cá nhân và
cái tôi xã hội của tác giả trong tự truyện
2.1.1. Ý thức về cái tôi cá nhân;
2.1.2. Ý thức về cái tôi xã hội;
2.2. Bản năng về “sự trú ngụ an
toàn” của tác giả trong tự truyện
2.2.1.Hình tượng tác giả trong tự
truyện;
2.2.2. Điểm nhìn nghệ thuật trong
xây dựng hình tượng nhân vật tự truyện
Trong bản Thuyết minh, tôi được phân
công viết 2 mục 2.1.1 và 2.2.2 trong số 4 mục của chương 2. Ngày 27 tháng 7 năm
2018, tôi đã gửi Trang 2 nội dung trên để thanh toán. Trong nội dung 2.1.1, có
một số đoạn đã được Trang đưa vào sách "Phê bình phân tâm học, phía của những
ám ảnh nghệ thuật" (Ảnh 7,8,9,10,11).
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề
tài, tôi nhận thấy chương 2 trong Thuyết
minh là cách nghiên cứu tiếp cận tự truyện từ thi pháp học với các khái niệm hạt
nhân như hình tượng tác giả, điểm nhìn nghệ thuật, trong khi mục tiêu của đề
tài là tiếp cận từ phê bình phân tâm học. Vì vậy, tôi đã gửi email góp ý cho
Trang thay đổi cấu trúc chương này, kèm theo diễn giải về các nội dung (Ảnh
12). Trang nhận được góp ý của tôi về việc cấu trúc lại chương 2 thì gửi mail đề
nghị tôi viết phần này và khẳng định là xong đề tài sẽ in một cuốn chuyên khảo
“phần ai viết thực chất vẫn để đúng tên người ấy. Phần kinh phí thì trừ kinh
phí ngoài và các tọa đàm sẽ chia 3 đúng như dự kiến ban đầu”(Ảnh 13). Tôi đã tiếp
tục phát triển 2 nội dung nghiên cứu và gửi lại cho Trang toàn bộ phần "Tự
truyện Việt Nam đương đại nhìn từ phê bình phân tâm học" gồm 50 trang (tức
là toàn bộ chương 2 của Báo cáo tổng hợp) vào ngày 21 tháng 2 năm 2019 (có file
kèm theo, tên file: TỰ TRUYỆN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC
BẢN SỬA 20.2.2019),(Ảnh 14), nội dung bao gồm các mục:
1.Giới thuyết về tự truyện (từ tr1
– tr 19)
2.Tự truyện Việt Nam sau 1986
nhìn từ phê bình phân tâm học (tr 19 –50)
2.1. Hình tượng tác giả trong tự
truyện (tr 19 -35)
2.2. Ý thức về cái tôi và những
ám ảnh nghệ thuật (tr 35-50).
Cái tôi sáng tạo (tr 38 -41), Ám ảnh
tự do (tr 41- 44, Ám ảnh trò diễn (tr 44- 47), Ám ảnh tính dục (tr 47 -49)
Do yêu cầu cần bám sát Thuyết minh ban đầu
của đề tài, nhưng triển khai theo hướng phê bình phân tâm học như tôi đã góp ý
cho Trang trong mail (tên chương 2 Trang đặt là “Hình tượng tác giả trong tự truyện
sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học”), nên tôi đã chuyển nội dung nghiên cứu
theo hướng phê bình phân tâm học vào các tiểu mục 2.1 và 2.2, vì vậy khi gửi lại
phần viết này cho Trang tôi có nhắn “Em ơi chị đã cố đảo nhưng nó vẫn hơi lệch
một tí, vì cái phần Hình tượng tác giả ấy, muốn khớp là phải có thêm tí lý thuyết
hình tượng tác giả nữa xong rồi uốn cho vào khuôn khổ đó, nhưng làm thế thì cần
phải thêm thời gian”. (Ảnh 14) Cũng xin nói thêm, sở dĩ phải có phần “Giới thuyết
về tự truyện” vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là tự truyện, nhưng các tác phẩm
được tôi chọn khảo sát có khi được định danh là tiểu thuyết (Thượng đế thì cười,
Chuyện kể năm 2000), có khi được gọi là hồi ký (Chiều chiều, Cát bụi chân ai),
hoặc chỉ ghi là hồi ức (Cô bé nhìn mưa), hơn nữa, tôi chủ định tập trung nghiên
cứu các tác phẩm có tính văn chương nhiều hơn chứ không dàn trải vì số lượng tự
truyện rất nhiều.
2.Trang đã đưa phần viết này vào
Báo cáo tổng hợp với lời nhắn: “Em nhận được rồi, thôi em cứ ốp nguyên si vào
nhé…”. Sau khi nghiệm thu đề tài ở cấp cơ sở, Trang gửi lại cho tôi toàn bộ Báo
cáo tổng hợp cùng với ý kiến đóng góp của Hội đồng và đề nghị tôi sửa chữa theo
góp ý (email ngày 22 tháng 4 năm 2019). (Ảnh 15)
Tôi đã liên tiếp gửi lại Trang
các bản báo cáo tổng hợp qua email với những bổ sung, chỉnh sửa như bản “Báo
cáo tổng hợp đề tài cuối cùng 16.5.doc” vào ngày 20 tháng 5 năm 2019, tiếp đó
là “Báo cáo tổng hợp ngày 24.5.2019” qua email vào ngày 01.6 năm 2019. Trong đó tôi bỏ chữ “Hình tượng tác giả”
trong tên chương 2, chỉ để tên chương là "Tự truyện Việt Nam sau 1986 nhìn
từ phê bình phân tâm học", từ trang 86 -146 (file Báo cáo tổng hợp ngày
24.5) và tôi đặc biệt chỉnh sửa kỹ ở các nội dung:
2.2.1. Tự truyện Việt Nam đương đại
nhìn từ phân tâm học tiểu sử tr 98 – 113;
2.2.2. Tự truyện nhìn từ Phê bình
phân tâm học văn bản, tr.113 – 134, bao gồm: Cái tôi sáng tạo và cái tôi xã hội
tr. 116 -120,
Ám ảnh tính dục tr. 120 -124,
Ám ảnh tự do tr.124 -128,
Ám ảnh trò diễn tr.128 -131.
Các nội dung này thực chất chính
là các mục mà tôi đã gửi mail góp ý cho Trang ngay từ ngày 11/8/2018 (Ảnh 12),
sau khi được Hội đồng nghiệm thu cấp Học viện KHXH thông qua, tôi mới chính thức
đặt tên như đã dự định.
Trong Báo cáo tổng hợp lưu trữ tại Cục
thông tin khoa học và công nghệ QG, Trang đã điều chỉnh tên một số tiểu mục
trong chương 2 (tr 75 -129) (Ảnh 16, 17):
2.2. Từ cái Tôi của người nghệ sĩ
trong tự truyện Việt Nam sau 1986 (nhìn từ Phê bình phân tâm học tiểu sử) tr 92
2.2.1. Cái Tôi xã hội tr. 95 -101
2.2.2. Cái Tôi sáng tạo
tr.101-111
2.3. Đến những Ám ảnh nghệ thuật
trong tự truyện Việt Nam sau 1986 (nhìn từ Phê bình phân tâm học văn bản)
2.3.1. Ám ảnh tính dục – sự phóng
chiếu của cái Tôi cá nhân, tr.113 -117
2.3.2. Ám ảnh tự do – sự phóng
chiếu của cái Tôi sáng tạo, tr.117 – 121
2.3.3. Ám ảnh trò diễn – sự phóng
chiếu của cái Tôi xã hội, tr.121 - 125
Mặc dù có điều chỉnh tên các tiểu
mục, bổ sung thêm vài ba đoạn nhưng thực chất nội dung của toàn bộ chương 2 vẫn
giống như trong “Báo cáo tổng hợp ngày 24.5.2019” tôi đã gửi cho Trang ngày
01/6/2019.
3. Khi in sách “Phê bình phân tâm
học Phía của những ám ảnh nghệ thuật”, Trang đưa thêm nội dung của luận án tiến
sĩ vào sách thành 4 phần (2 chương của luận án là: Phần I “Ba khuynh hướng phê
bình phân tâm học”, Phần II “Ba chiều kích không gian ám ảnh nghệ thuật trong
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”). Chương 2 “Tự truyện Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê
bình phân tâm học” trong đề tài thì Trang đổi tên thành Phần III “Ám ảnh tự do
– xung đột giữa những cái tôi trong tự truyện Việt Nam đương đại” (Ảnh 18, 19)
Tuy tên các tiểu mục đã được thay
đổi, có viết thêm một số phần, đảo vị trí các đoạn và một số chỗ diễn đạt lại
nhưng Trang đã sao chép các đoạn tôi viết đưa vào sách với khoảng hơn 40 đoạn,
tương đương hơn 11.700 chữ, chiếm khoảng hơn 60% của Phần III trong sách “Phê
bình phân tâm học phía của những ám ảnh nghệ thuật”. Tôi chỉ đưa một vài ảnh dẫn
chứng (Ảnh 20, Ảnh 21)
Trang cũng lấy 33 đơn vị trong
Danh mục tác phẩm khảo sát do tôi soạn đưa vào Phụ lục 1 của sách (Ảnh 22,
23,24).
PHẦN 3
Sau khi phát hiện những nội dung
nghiên cứu của mình xuất hiện trong sách “Phê bình phân tâm học phía của những
ám ảnh nghệ thuật”, tôi soát lại Tài liệu tham khảo, Lời giới thiệu, Lời nói đầu
và cả cuốn sách thì không hề thấy có chú thích nào về việc cuốn sách này thoát
thai từ đề tài cấp Bộ « Tự truyện và tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê
bình phân tâm học » mà tôi có tham gia để từ đó phát triển thành sách cá nhân
mang tên Vũ Thị Trang. Tôi gọi điện hỏi Trang vì sao lấy các phần viết của tôi
đưa vào sách mà không có chú thích, không đề tên tôi thì ban đầu Trang đổ lỗi
cho người biên tập đã tư vấn cho Trang bỏ tên tôi ra khỏi sách, vì trong sách
Trang đưa thêm 2 chương luận án tiến sĩ vào. Khi tôi yêu cầu Trang phải có đính
chính công khai về việc sử dụng các phần viết của tôi thì Trang nói giờ sách đã
phát hành hết, không còn quyển nào, chờ đến khi tái bản sẽ tách sách làm 2 cuốn,
1 cuốn Trang viết riêng để tên Trang, 1 cuốn viết chung thì để đồng tác giả.
Tôi không đồng ý vì cuốn sách cần phải đính chính là cuốn xuất bản đầu lần đầu
này, và nếu không đính chính ngay tại đây thì sẽ ảnh hưởng đến những công bố
khoa học của tôi. Rồi Trang bổ sung lý do cho việc từ chối đính chính, rằng
sách này thuộc bản quyền của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội nên sách không phải chỉ là của Trang(!).
Để làm rõ thực chất những lý giải
trên của Trang, tôi kiểm tra lại bản lưu Báo cáo tổng hợp đề tài “Tự truyện và
tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” (bản pdf) tại Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thì không thấy có tên của các thành
viên tham gia thực hiện đề tài. Tôi cũng gọi điện cho người biên tập để hỏi lại
cho rõ về việc tư vấn “bỏ tên tôi ra khỏi sách” thì anh ấy phủ nhận việc này.
Trước những điều bất thường rất
rõ ràng như thế, tôi đã gửi mail yêu cầu Trang xin lỗi tôi và cần phải đính
chính công khai thì Trang thách thức “chị cứ làm đơn gửi VASS (Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam) và GASS (Học viện Khoa học xã hội) đi ạ, tôi nghĩ những
bản lưu hợp đồng và kinh phí, nội dung chuyên đề sẽ được lưu tại hai nơi này. Từ
giờ trở đi bất kể đúng sai, tôi sẽ không nói thêm một lời nào. Tuy nhiên chị
không nên lôi những người không liên quan vào việc này tránh làm phiền đến họ”.
(Email ngày 19 /1/2022). Thái độ bất hợp tác này của Vũ Thị Trang khiến tôi buộc
phải làm đơn đề nghị gửi đến các cơ quan liên quan để giải quyết vấn đề xâm phạm
bản quyền, đó là Học viện Khoa học xã hội – tổ chức chủ trì đề tài, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội – cơ quan xuất bản cuốn sách, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam – cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề tài khoa học, Viện Văn học – cơ quan
chuyên môn sâu nhất về nghiên cứu văn học, nơi tôi và Vũ Thị Trang cùng công
tác. Ngoài ra tôi cũng gửi đơn đến hai tổ chức đã trao giải cho cuốn sách là Hội
đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam.
Các đơn đề nghị tôi đã gửi từ ngày 24 tháng 01 năm 2022.
Đến ngày 14.3.2022, sau khi tôi
công khai câu chuyện trên facebook và báo chí đưa tin về sự việc, Vũ Thị Trang
tuyên bố với báo chí sẽ đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học xã hội lập tổ thẩm định
chuyên môn để giải quyết. Đây là điều mà tôi đã mong mỏi từ ngày 24 01.2022 khi
tôi gửi đơn đề nghị đến 6 cơ quan, tổ chức và tiếp tục gửi đơn lần 2 đến Học viện
Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Văn học, Viện Hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam vào 21.02.2022 mà đến nay vẫn chưa có cơ quan, tổ chức nào
giải quyết dứt điểm.
Đỗ Hải Ninh
Nguồn: FB Đỗ Hải Ninh https://www.facebook.com/haininhph
……….
SÁCH CHUYÊN KHẢO ĐƯỢC TRAO GIẢI “ĐẠO VĂN”
CỦA CHÍNH NGƯỜI VIẾT LỜI GIỚI THIỆU?
TTO
- Cuốn sách chuyên khảo Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật
của TS Vũ Thị Trang (Viện Văn học) trong khi chờ phân xử về việc sách bị tố
"đạo văn" thì tiếp tục được phát hiện lấy nhiều đoạn trong sách của
PGS.TS Đỗ Lai Thúy.
Nhiều
đoạn trong cuốn Phê bình phân tâm học Phía của những ám ảnh nghệ thuật được cho
là giống y hệt trong cuốn sách Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy - Trớ trêu, ông Thúy chính là người viết lời giới
thiệu cho cuốn sách dường như đã "đạo" từ sách của ông.
Như
Tuổi Trẻ đã phản ánh trong số báo ngày 15-3, cuốn Phê bình phân tâm học - Phía
của những ám ảnh nghệ thuật của TS Vũ Thị Trang mới đây bị TS Đỗ Hải Ninh (cũng
ở Viện Văn học) tố đã "đạo văn" toàn bộ 1 chương do bà Ninh viết
trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Tự truyện và tiểu thuyết Việt Nam sau
1986 nhìn từ phê bình phân tâm học.
Đề
tài nghiên cứu này thuộc Viện Khoa học xã hội do bà Trang chủ nhiệm đề tài, làm
cùng với 5 người khác trong đó có bà Đỗ Hải Ninh và PGS.TS Đỗ Lai Thúy.
Bà
Trang phủ nhận "đạo văn" và khẳng định chỉ đưa vào sách phần bà viết,
còn phần bà Ninh viết thì bà Trang đã cắt bỏ khi in sách. Điều khẳng định này của
bà Trang từng được Học viện Khoa học xã hội xác nhận trong công văn trả lời bà
Ninh, nhưng bà Ninh không đồng ý.
Bà
Trang cho biết vừa có đơn lên Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đề nghị
phân xử vụ việc và từ chối trả lời thêm. Tuổi Trẻ đã liên hệ với Viện hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam và đang đợi câu trả lời.
Nhưng
sau phản ảnh của bà Ninh, cuốn sách còn được phát hiện "đạo" nhiều đoạn
trong cuốn sách Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (NXB Hội Nhà Văn, Nhã
Nam 2011) của Đỗ Lai Thúy, trong đó có những phần "trích dẫn" nguyên
văn cả trang sách.
Những
vi phạm này của cuốn sách Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ
thuật nằm trong mục 2.2.2 Lê Tuyên và thế hệ kế cận (thuộc chương 2 Tiếp nhận
phân tâm học và phê bình phân tâm học ở Việt Nam), lấy từ chương 9 Phê bình
phân tâm học thuộc phần 2 cuốn sách kể trên của Đỗ Lai Thúy.
Có
thể thấy chương 2 Tiếp nhận phân tâm học và phê bình phân tâm học ở Việt Nam
trong cuốn sách của bà Trang điểm lại lịch sử phê bình phân tâm học ở Việt Nam,
từ người đặt nền móng đầu tiên là Trương Tửu cho tới Lê Tuyên và thế hệ kế cận,
trong đó bà Trang đặc biệt tập trung vào Đỗ Lai Thúy mà bà đánh giá là có sự
thành công vượt bậc trong việc sử dụng phê bình phân tâm học văn bản trong các
công trình của mình.
Chương
sách dành nhiều dung lượng để nhắc những nghiên cứu, phê bình của Đỗ Lai Thúy
trong cuốn sách Bút pháp của ham muốn của ông.
Tuy
nhiên, từ trang 93 đến trang 98 trong cuốn sách của bà Trang hầu như là những
đoạn văn của Đỗ Lai Thúy trong cuốn sách kể trên. Cụ thể, trang 93, 94 chép
nguyên xi các đoạn ở trang 229, 230 trong sách của Đỗ Lai Thúy.
Đoạn
dài gần 3/4 trang 95 trong sách bà Trang chép từ trang 234 trong sách của Đỗ
Lai Thúy. Trang 96 sách bà Trang chép từ trang 236 sách Đỗ Lai Thúy và vài đoạn
trong trang 97, 98 sách bà Trang chép từ trang 239, 240 sách ông Đỗ Lai Thúy.
Dư
luận đặt câu hỏi lớn về việc PGS.TS Đỗ Lai Thúy viết lời giới thiệu cho cuốn
sách của bà Trang có tới 6 đoạn dài chép từ sách của mình mà không biết, hay
còn có những "cắc cớ" khó nói giữa những người trong cuộc và nó không
hiếm trong chuyện làm khoa học ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khoa học xã hội.
Hiện
bà Trang và ông Thúy đều từ chối trả lời về vấn đề này.
Hội
đồng Phê bình lý luận văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam, là
hai đơn vị đã trao giải cho cuốn sách của bà Trang, cho biết đang đợi kết luận
của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam mới đưa ra quyết định với giải thưởng
đã trao.
Tuần
này, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam sẽ bàn cụ thể và đợi kết luận của đơn vị
có chức năng để giải quyết vụ việc trên tinh thần "làm đến nơi đến chốn, sự
thật phải là sự thật".
Nguồn:
Tuổi trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét