Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

6 TUYỆT PHẨM THI CA HÀNG ĐẦU CỦA PHẠM NGỌC THÁI / Tuyết Nga

        (Trích trong Thi tuyển gồm 171 bài: “15 BÀI THƠ TÌNH HAY XUẤT SẮC với 156 BÀI HAY VỪA & ĐẶC SẮC ”.

                                                                                                                  

                                        TUYẾT NGA                                                    GV Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn

 

       Mời các văn, thi sỹ cùng những nhà lý luận, phê bình văn học... muốn nghiên cứu về chân dung THI NHÂN LỚN Phạm ngọc Thái!? Hãy đọc “Thi tuyển” có đầy đủ 171 bài thơ đó của thi nhân. Đăng trong Web Việt Nam Thư Quán vnthuquan.net ở Mỹ, mở link sau:

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=912639

        Ở đây Tuyết Nga chỉ xin giới thiệu và đôi lời phân tích về: SÁU TUYỆT PHẨM THI CA HÀNG ĐẦU PHẠM NGỌC THÁI

       Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm, từng nhận định:

        “...Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà – Thơ của mọi thời đại. Đó là loại thơ có đẳng cấp cao nhất.”

 


       1.  "NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG": Cũng như "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử (thuộc trong ít bài thơ nổi tiếng nhất thế kỷ XX)... với bài "Người đàn bà trắng" của Phạm Ngọc Thái - Cả hai thi phẩm tuy ra đời cách nhau hơn nửa thế kỷ, song đều được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu... tạo nên sự huyền ảo, kỳ diệu.

       - Liệu NĐBT đã hay được như ĐTVD của HMT chưa?

       Như nhận xét: Thơ HMT nhẹ nhàng, đầy ánh trăng và thanh... dễ đi vào lòng người – Thơ PNT thăm thẳm triết luận, càng đọc càng thấy hay!? Hay ở từng câu chữ, chứa đựng những trăn trở của nhà thơ trong đó.

      Một đời thơ có được tuyệt tác thi ca như "Đây thôn Vĩ Dạ" của HMT cũng đã bất tử, danh lưu muôn đời!!!  Chưa nói là ngoài "Người đàn bà trắng", PNT vẫn còn cả ngọn thi sơn thơ hay các loại, để sánh với hàng bậc “thi nhân lớn” kiệt xuất xưa nay - Trừ Truyện Kiều vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du.

 

          NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG

 

          Người đàn bà đi trong mưa rơi

          Chứa một trời thầm như hoa vậy...

                                   (Tặng Bích Đào)

 

Chiếc mũ trắng mềm, em đội bầu trời

Khóm mây trắng bay, nghiêng trôi trên tóc

Đôi mắt em đong những áng mây

Người đàn bà trắng!

 

Em đi, về... chao những hàng cây

Hồ gió thổi lệch vành mũ đội

Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội

Xoã ngang vai mái hất tơi bời

 

Nỗi niềm thao thức

Những đêm trăng nước...

Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!

Người đàn bà ai mà định nghĩa?

 

Đường xưa đó về đây, em ơi!

Những con đường đã đầy xác lá rơi

Xác ve, xác gió và xác của mưa.

 

Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu

Anh cũng không làm chàng Trương Chi,

                                      suốt đời chèo sông vắng

Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng

Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau

 

Vết thương lòng không dễ đã lành đâu

Những đêm sao buồn, những đêm gió khát

Khúc thơ tình anh lại viết về em

Người đàn bà ngậm cả vầng trăng.

 

2.  TÌNH CA “SÁNG THU VÀNG”: Cũng được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp vào đầu thế kỷ XX, nhưng phát triển theo khuynh hướng của thuyết “Tương ứng cảm quan” do Charles Baudelaire (1821-1867), bậc thầy của trường phái thơ tượng trưng châu Âu lúc đó khởi xướng. Baudelaire đã định nghĩa trong thuyết “Tương ứng cảm quan” như sau:

        Thiên nhiên là một ngôi đền mà trong đó

                                                những cột sinh linh

        Thỉnh thoảng phát ra những ngôn ngữ mơ hồ,

        Con người đi trong thiên nhiên qua những rừng biểu tượng...

       Nghĩa là: giữa vật này với vật khác, giữa con người – cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Để phản ảnh một cách tương ứng, nhưng dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan (gọi là cảm quan), hay từ trong tâm linh, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…

      Trong ngàn năm Thăng Long có hai bài mùa thu nổi tiếng nhất, đó là "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến và "Cảnh thu" Hồ Xuân Hương... (Bài "Tiếng thu" tuyệt hay của Lưu Trọng Lư, bị cho là cóp lai hình ảnh “rừng thu...” từ bài thơ của Nhật từ thế kỷ XVI – Bởi vậy ngày nay trên văn đàn không mấy ai còn nhắc đến).

              Không thể đem “Sáng thu vàng” ra ướm thử với “Thu điếu”, hay “Cảnh thu”... của các cố nhân?... Vì hai bài thơ này theo thi pháp dòng thơ cổ, giọng điệu rất khác nhau so với “Sáng thu vàng” của PNT - So sánh sẽ khập khiễng!?

       “Sáng thu vàng” là một thiên tình ca, phảng phất phong dáng của trường ca: Vào một buổi sáng đô thành dịu mát, trong khoảng không gian thiên nhiên dựng bên câu chuyện tình như truyền thuyết.

              Về phương pháp nghệ thuật “Sáng thu vàng” được xây dựng theo nhịp điệu tựa một cánh võng mùa thu - Mới đầu còn đưa nhẹ, giọng thơ ru uyển chuyển, hình ảnh người con gái tóc xoà bay trong gió... Sang đến khổ thơ ba và bốn thì cánh võng mùa thu đã được đẩy lên bay bổng:

       …Sáng thu vàng mông mênh mênh mông

       …Sáng thu vàng xang xênh xênh xang

       Nhà thơ Nga M.Lermôntốp từng viết những câu thơ nổi tiếng, bất hủ về tình yêu với người đàn bà, dù mối tình đã qua đi:

       Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng

       Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.

       Đọc “Sáng thu vàng” của PNT đã được viết bằng một thi pháp nghệ thuật rất cao siêu: Ta thấy như cả mùa thu nghiêng chao theo người con gái, để nhắc lại một thời đôi trai gái đã từng hạnh phúc yêu nhau.

       MỘT THIÊN TÌNH CA MÙA THU HAY, CAO SIÊU NHẤT THỜI HIỆN ĐẠỊ !!!

 

           SÁNG THU VÀNG

 

              Nhớ ngày gặp lại em bên hồ gió

                                        *

 Gặp lại em một sáng thu vàng

Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố

Với trời xanh, hồ xanh gió

Gió đưa làn tóc em bay...                      

 

Sáng thu này trĩu cả hàng cây

Đô thành dịu mát

Ông lão ngồi bên gốc cây,

         bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời

Bà xúc tép váy khều khào nước

 

Một thời xa lắc

Em nghiêng chao về một thời xa

 

Người con gái đã thành chính quả

(phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha)

Đôi mắt em, bóng trúc bay xoà...

Đường phúc hậu, vầng trăng đầy nở...

Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!

 

Sáng thu vàng mông mênh, mênh mông

Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ

Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ

Và trái tim cũng không còn.

 

Sáng thu vàng xang xênh, xênh xang

Những con đường xưa tắm hơi em

Môi em cười... hoa lá nát đau thêm

Thời gian trôi, cuộc sống buồn tênh

 

Một mùa thu lá lá

Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ

Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang

Người đàn bà, em nuốt mùa thu tan.

 

3.  NHÌN TRĂNG NHỚ EM:  Theo nhận xét của Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng, về độ dài và phong dáng có thể ví hay nghiêng ngửa với tuyệt tác “Thuyền và biển”,  bài thơ hay nhất của nữ sĩ tài danh Xuân Quỳnh. Tuy mỗi bài một cách hay riêng, nhưng đều có chung cái tình lãng mạn, da diết, cháy bỏng, cuốn hút bạn đọc.

      * Người thì nói: Thơ Xuân Quỳnh triết lý sống đơn giản, dễ nhận biết, dễ vào lòng người...

      * Không ít bạn đọc lại nhận xét: Thơ PNT trác Việt, cao siêu... Nó mang tính khái quát, triết lý sâu sắc.

      Hai bài thơ như hai thỏi son đắt giá tô đẹp cho đời.

 

         NHÌN TRĂNG NHỚ EM

                           Tặng Ánh Tuyết

 

Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em

Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ

Chúng mình đến với nhau, không còn thơ bé

Nhưng lòng tha thiết yêu thương

 

Trăng giữa tháng khuyết dần, tình cứ tràn dâng

Cả tới khi không còn trăng nữa

Thì em vẫn bên vành vạnh tỏ

Đưa anh vào giấc mộng ru đêm

 

Để cùng nhau say cảnh thần tiên

Cho quên hết biển đời ngang trái

Cuộc sống mưu sinh với bao mệt mỏi

Chân trời sẽ lụi tàn, nếu chẳng có tình em

 

Ôi, mảnh trăng nhỏ bé giữa mênh mang

Vẫn soi ngập cõi không gian vô tận

Sâu tận cùng trái tim anh hưng phấn

Đêm nằm thao thức vấn vương

 

Thần thánh hiện hình trong một mảnh trăng em

Dìu anh qua phong ba, bão táp

Giữa giấc ngủ chập chờn đêm bất diệt

Anh bay về ôm lấy em thương

 

Áp môi hôn lên vầng nguyệt của Cưng

Nghe trái đất dưới thân mình rung chuyển

Thế thái nhân tình dẫu bao đổi biến

Chẳng đảng phái nào sánh được hơn

 

Cả nhân thế này chỉ một "mảnh trăng con"

Sống mãi muôn đời, dù thay bao chủ nghĩa

Thức nhớ em hoài, trăng khuất không biết nữa

Nhìn khắp thiên hà càng da diết yêu thêm.

 

4.  VÁY THIẾU NỮ BAY: Cái mà dấu trong chiếc váy của người thiếu nữ lại bao trùm lên cả hồn thời đại? Làm say đắm thế gian? Không phải chỉ bây giờ, mà từ xa xưa đến mai sau, vẫn thế.

      Với ý nghĩa chân chính, lòng ham muốn tột độ... là đỉnh cao trong sự thăng hoa của tình yêu con người! Cái hạnh phúc vô giá, niềm đam mê vô tận - Đó chính là hạt nhân của tình lứa đôi: Vừa tạo nên những sướng vui và có khi cả nỗi đau khổ!? Nó mang đến ý nghĩa thánh thiện, đức nhân ái, bao dung trong tình yêu con người.

      Không ít các nhà phê bình văn học, từng bình luận: “...Từ khi có vũ trụ cùng thế giới con người, đến nay chưa có cái gì được coi là cao hơn, vĩ đại hơn “cái ấy”!... Dù nhân loại có tiến triển đến hàng triệu năm nữa, nó vẫn vĩ đại nhất!

      “Váy thiếu nữ bay” một bài thơ hoàn hảo, có đầy đủ phẩm bích ngợi ca về cái kiệt tác của thượng đế đã ban cho con người - Nó xứng đáng là một tuyệt phẩm thi ca”!!!

 

          VÁY THIẾU NỮ BAY

              Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

              Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên

                                  (Nguyễn Du)

                                            *

Váy thiếu nữ bay để ngỏ

Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong

Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở

Tìm vào cung cấm của em

 

“Bờ bãi con người” em trổ hoa trái ngọt

Đến đế vương cũng khum gối cầu mong

Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc

Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm

 

Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại

Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian

Có phải đó khúc quân hành nhân loại

Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh

 

Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý!

Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh

Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất

Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang.

 

       HAI TÌNH THI SAU KHÔNG PHÂN TÍCH CHO BÀI BỚT DÀI

 

5. CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ

 

Em mang màu phượng đỏ ra đi

Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ

Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ

Xác ve còn bám ở thân cây.

 

Con đường phượng đỏ đêm nay

Mây lãng du bay, trời xanh vô định

Những cánh hoa rung trong hoài niệm

Nghe lòng thổn thức đâu đây

 

Phượng đã cháy lên một thời

Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất

Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết

Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!

 

Con đường tình đẫm giọt sương rơi

Gió vẫn xạc xào vi vút thổi

Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau, rồi sinh năm đẻ bảy

Thì đâu còn phượng để anh ru?

 

Em đã mang màu phượng ấy ra đi...

 

6. ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI

                                       

Em nói với tôi rằng: “Muốn có một đứa con…”

Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm

Năm tháng dáng hình em hiển hiện

Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi!

 

Người thục nữ tôi yêu, những năm cuối cuộc đời

Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ

Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ

Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm

 

Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn

Tóc cũng bạc đôi phần, dẫu tim còn khao khát

Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức

Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu

 

Thì đời này, em ạ! Có trớ trêu

Nhưng ta đã bên nhau sưởi ấm mùa đông rét

Anh hôn lên đôi môi em, như một vầng trăng khuyết

Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh

 

Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim

Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt

Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát

Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em!

 

Chỉ hóa kiếp mình, tiếp cuộc trường sinh

Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế

Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ

Với mối tình nồng thắm của em yêu

 

Nếu giây phút nào, em lạc bến cô liêu?

Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng

Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng

Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau

 

Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu

Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục

Thời trai trẻ phong trần, qua chiến tranh loạn lạc

Khi tuổi già, có vợ vẫn cô đơn

 

Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh

Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới

Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối

Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu.

 

       Tuyết Nga (giới thiệu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét